Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2020

Cơn sốt lan rộng, “đại gia” Mỹ muốn làm điện gió ở Lạng Sơn

Một tập đoàn lớn của Mỹ đề xuất được khảo sát thực hiện 2 dự án điện gió quy mô lớn ở Lạng Sơn với số vốn lên đến gần 20.000 tỷ.

Nguồn tin của VietNamNet cho biết Công ty TNHH GE Việt Nam vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Lạng Sơn đề nghị cho phép khảo sát để thực hiện 2 dự án điện gió với tổng công suất lên tới 418 MW.

{keywords}
Điện gió vẫn đang lên cơn sốt ở Việt Nam dù tương lai bất định liên quan đến giá mua điện.

Dự án thứ nhất là nhà máy điện gió Chi Lăng với công suất 165 MW. Công suất tuabin dự kiến là 5,5 MW/tuabin với cấp điện áp đấu nối dự kiến là 220 kV. Diện tích GE muốn nghiên cứu khảo sát là 1.434 ha, còn diện tích sử dụng đất lâu dài dự kiến là 41 ha. Tổng mức đầu tư của dự án này dự kiến là hơn 6,4 nghìn tỷ đồng (tương đương trên 280 triệu USD).

Dự án thứ hai GE muốn khảo sát là dự án điện gió Ái Quốc (nằm trên địa bàn huyện Đình Lập và Lộc Bình). Dự án này có công suất lên tới 253 MW với tổng mức đầu tư dự kiến là gần 13 nghìn tỷ đồng (tương đương hơn 430 triệu USD).

Thời gian nghiên cứu khảo sát dự kiến 2 dự án này là từ tháng 12/2020 đến tháng 12/2022. Thời gian phát điện dự kiến là 2024-2025.

Việc GE muốn khảo sát làm điện gió quy mô “khủng” ở địa bàn như Lạng Sơn là thông tin đáng chú ý bởi những năm gần đây, các dự án điện gió chủ yếu tập trung từ Quảng Trị trở vào phía Nam. Lý giải việc khảo sát ở Lạng Sơn, GE Việt Nam cho rằng Lạng Sơn là một trong những tỉnh “có tiềm năng tốt cho việc xây dựng các trang trại điện gió ở Việt Nam”.

GE là một trong những công ty Mỹ đầu tiên thiết lập chi nhánh tại Việt Nam vào năm 1993. GE Việt Nam hiện có khoảng 2.000 nhân viên. Về điện gió, GE cũng chính là một trong những đơn vị sản xuất tuabin gió lớn trên thế giới và đang cung cấp cho nhiều dự án ở Việt Nam.

Không chỉ GE, mới đây Tập đoàn BayWa r.e (Singapore) cũng có văn bản gửi UBND tỉnh Lạng Sơn đề nghị tiếp quản các hoạt động liên quan đến khảo sát, nghiên cứu, bổ sung quy hoạch 3 dự án nhà máy điện gió Lộc Bình, điện gió Cao Lộc, điện gió Văn Quan.

Công ty CP Thủy điện Sử Pán 1 cũng đề xuất nghiên cứu, khảo sát để lập hồ sơ điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đối với 2 dự án nhà máy điện gió Công Sơn và Xuân Long.

Lương Bằng

Nguồn điện trời cho: 'Thời khắc sống còn' của mơ ước tiền tỷ

Nguồn điện trời cho: 'Thời khắc sống còn' của mơ ước tiền tỷ

Việc Bộ Công Thương đề xuất kéo dài thời gian áp dụng giá FIT với điện gió nhưng giảm 20% so với mức giá hiện nay khiến nhiều nhà đầu tư trong nước “đứng ngồi không yên”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét