Thứ Năm, 14 tháng 5, 2020

Loài cua trắng bóc, to tướng, thịt vô cùng thơm ngon hút hồn bà nội trợ Việt

Cua pha lê được mệnh danh là là loài cua ngon nhất thế giới. Loại cua này có màu trắng sữa nên nhiều người còn gọi là cua “bạch tạng”.

Cua pha lê Úc được đánh giá là cua ngon nhất thế giới. Chúng sống ở sâu dưới đáy đại dương và phân bố chủ yếu ở khu vực các vùng biển hoang sơ ở Tây Úc.

Gần đây, sự xuất hiện loài cua này khiến thị trường hải sản sôi động trở lại. Cua pha lê có mai to, màu trắng trong như một khối pha lê dưới đáy đại dương với kích cỡ lớn, từ 1,5kg - 2,5kg/con.

{keywords}
Với giá bán từ 2 - 2,5 triệu đồng/kg, tính ra để được thưởng thức một con cua pha lê, người mua phải bỏ ra vài triệu đồng.

Chúng có giá bán khá đắt đỏ, từ 2 - 2,5 triệu đồng/kg, như vậy người mua phải bỏ ra vài triệu, tương đương gần một chỉ vàng chỉ để thưởng thức một con cua pha lê.

Với mức giá đắt đỏ như thế những tưởng không mấy ai dám đặt mua để ăn nhưng hoàn toàn ngược lại, bạn muốn ăn loài cua này thì phải đặt trước cả tuần, mà đặt rồi cũng chưa chắc đã mua được bởi không phải lúc nào hàng cũng về được. Không đặt kịp là không có mà ăn.

{keywords}
Muốn nhập được cua pha lê thì phải có giấy phép nhập cua từ Chính phủ Úc và giấy phép của các cơ quan chức năng Việt Nam. Thủ tục nhập cua khá phức tạp nên nhiều vựa hải sản không nhập được loại cua này

Lý do khiến loài cua này ở Việt Nam đắt đỏ hơn các loài cua khác là do rất ít vựa hải sản có thể nhập được loại cua này về bán vì thủ tục nhập khẩu phức tạp và số lượng cua có hạn.

Hầu hết cua pha lê được vận chuyển bằng máy bay về Việt Nam. Mỗi lần nhập các vựa cua chỉ nhập được khoảng 300 – 400kg nhưng vẫn "cháy hàng".

{keywords}
Cua pha lê hấp lên nó không chuyển qua màu đỏ cam như những loại cua khác mà nó vẫn giữ y nguyên màu trắng. Chất lượng thịt thì vô cùng thơm ngon.

Cua pha lê được đánh bắt sống, vận chuyển về đến các nhà máy đóng gói và sau đó được vận chuyển đi khắp nơi trên thế giới theo tiêu chuẩn khắt khe của Úc (AQIS), Mỹ (FDA / HACCP) và Châu Âu EU.

(Theo Gia đình & Xã hội)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét