Nhiều loại cây quả dù chỉ mọc dại, rất phổ biến ở Việt Nam nhưng trên thế giới lại là “hàng hiếm”, trở thành thứ được săn lùng, có giá cực đắt.
1. Trái thù lù:
Hay còn gọi là trái tầm bóp hay trái lồng đèn, mọc dại ở các bờ, bụi vùng quê Việt Nam, gắn liền với tuổi thơ của bao người. Vậy mà ở Nhật Bản và Trung Quốc, trái thù lù có giá lên tới khoảng 700k/kg.
Trái thù lù ở Nhật được nhà phân phối tư vấn là để ăn, nấu canh, còn được dùng như một vị thuốc có tác dụng tiêu đờm, thanh nhiệt…
2. Tía tô
Là một loại rau gia vị dễ trồng, dễ mua ở Việt Nam, thậm chí người ta còn… cho không bán. Tuy vậy khi được xuất khẩu sang Nhật, tía tô được bán theo… lá với giá từ 500-700 đồng/lá. Một công ty Việt Nam xuất khẩu tía tô thu về hàng tỷ đồng mỗi năm.
Với người Nhật, tía tô là loại rau gia vị quan trọng, được dùng để giảm bớt mùi tanh của hải sản, ăn kèm trong các món sushi, sashimi…
3. Bèo tây
Có thể bắt gặp bất cứ vùng ao, hồ nào trên Việt Nam. Có nơi còn phải chi tiền để vớt và vứt chúng đi, nhưng khi sang Nhật loại cây này lại được bán với giá 16k/cây.
Người Nhật mua bèo tây từ siêu thị về để làm gỏi hoặc chữa một số bệnh ngoài da.
4. Rau diếp cá
Dù ở Việt Nam được ưa chuộng nhưng chúng vẫn có giá rất rẻ vì dễ trồng, mọc dại ở nhiều nơi. Khi sang Trung Quốc, rau diếp cá được bán với giá khoảng 200k/kg trong các thành phố lớn miền Nam Trung Quốc, còn thường xuyên không đủ hàng để bán.
5. Lá chanh
Trong nước “rẻ như cho”, khi sang châu Âu thì có giá lên tới 6,35 triệu/kg.
Trên trang Amazon, 100g lá chanh giá tầm 28 USD (635.000 đồng), như vậy 1kg sẽ có giá lên tới khoảng 6,35 triệu đồng.
Lá chanh Việt Nam được thị trường châu Âu ưa chuộng vì thơm, đậm đà hơn so với lá chanh từ các quốc gia khác. Khi xuất khẩu thì có hai dạng: dạng lá chanh đóng gói, đông lạnh và dạng đóng gói chung để làm gia vị lẩu.
Lý do chính có thể coi là do sự khác biệt về điều kiện địa lý, khí hậu, dinh dưỡng ở các quốc gia nên các loại cây quả (mọc dại ở Việt Nam) này lại rất khó trồng, chỉ có sản lượng cực hiếm hoặc phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước. Vì vậy mà chúng mới đắt đỏ và “cháy hàng” như vậy.
(Theo Báo Dân Sinh)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét