Thứ Ba, 12 tháng 5, 2020

5 kinh nghiệm tránh cảnh 'móc túi' oan uổng từ thợ sửa điều hòa

Là người thiếu kinh nghiệm, chị em rất dễ rơi vào trường hợp rủi ro lừa gạt do mánh khóe tinh ranh của các thợ sửa điều hòa để "kiếm thêm" từ dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng.

Để phòng thiệt thòi, chị em nên nắm được một số kinh nghiệm hữu ích để tránh gặp phải tình huống như trên.

Theo nhiều chị em nội trợ đã từng sử dụng dịch vụ sửa chữa điều hòa bật mí, có rất nhiều chiêu trò tinh ranh để bẫy khách hàng. 

Các chiêu trò này chủ yếu ở những công đoạn như  bơm gas, ăn gian chiều cao để tăng tiền vật tư, đem máy về sửa sau đó đánh tráo linh kiện hoặc tự ý vẽ vời những lỗi hư không có để lấy thêm tiền công.

1. Đánh lạc hướng khách hàng

{keywords}
Ảnh minh họa.

Trong quá trình sửa chữa với thợ có ý đồ xấu muốn móc túi khách hàng, họ có thể đưa ra yêu cầu chủ nhà đi lấy một số dụng cụ cần thiết để phục vụ việc thay, sửa chữa, kiểm tra điều hòa. Lý do được đưa ra có thể do quên không mang theo để nhằm đánh lạc hướng sự chú ý. 

Giải quyết: Đừng bất cẩn cho thợ sửa điều hòa có cơ hội tận dụng thời gian bạn vắng mặt để giả vờ đã thay thế sửa chữa nhưng thực chất là chưa.

2. Biện lý do hỏng hóc để lấy thêm tiền

Nếu chỉ bảo dưỡng, vệ sinh điều hòa, thợ sửa chữa sẽ khó hoặc không thể “móc” được tiền từ khách hàng. Vì thế họ sẽ phải biện lý do máy bị hỏng hóc khác như: dây đồng tiếp gas bị nứt, chất lượng dây đồng kém an toàn nên phải thay thế, van gas hở hoặc tấm vi mạch bị chết, tụ bị hỏng… để tạo cơ hội "kiếm thêm".

Giải pháp: Để phòng ngừa, chị em cần tìm hiểu về điều hòa, kiểm tra độ chính xác của những vấn đề mà họ đưa ra có đúng hay chỉ là lời nói dối. Tốt nhất nên cân nhắc kĩ trước khi để thợ sửa chữa, thay thế bất kì linh kiện gì.

3. Nói khống để hưởng lợi

{keywords}
Ảnh minh họa.

Thợ sửa điều hòa còn có thể ăn gian, nói khống về chiều dài dây nối, ống dẫn để thu lợi cho bản thân trong quá trình bạn nhờ lắp đặt. Đây cũng là "chiêu trò" được nhiều thợ sửa chữa áp dụng trong quá trình thay dây đồng và ống dẫn. 

Ngoài ra, thợ sửa chữa sẽ mua giá thấp nhưng khi lắp đặt lại nói giá cao nhằm hưởng tiền chênh lệch cũng là một mánh lời không mới. 

Giải pháp: Để không bị ăn gian, bạn phải kiểm tra lại số đo hoặc tham khảo giá trước khi thay bất cứ bộ phận nào.

4. Đưa lý do để mang máy về cửa hàng sửa nhằm thay thế linh kiện

{keywords}
Ảnh minh họa.

Nhiều thợ sửa chữa luôn tìm các lý do như không mang theo dụng cụ cần thiết hoặc có bộ phận thay thế phải về quán hoặc cửa hàng mới có nên muốn mang máy về sửa. Tuy nhiên, với chiêu trò này khả năng thợ có ý đồ xấu có thể thay đổi linh kiện máy là rất cao.

Giải pháp: Chị em nên cân nhắc kỹ trước khi cho phép họ mang máy về nhà.

5. Bơm thiếu gas

Bơm thiếu gas cũng là trường hợp gian lận phổ biến của nhiều thợ sửa chữa. Gas của máy điều hòa sẽ còn hoặc hết toàn bộ và không phải hao hụt cần châm thêm như nhiều thợ giải thích. Khi gas bị xì hết, thợ cần tìm và xử lý mối gây rò rỉ, sau đó nạp lại gas. 

Giải pháp: Chị em cần phải kiểm tra lúc bơm gas. Đặc biệt chú ý vì thợ sửa chữa điều hòa sau khi nạp gas xong thường dùng mỏ hàn lại dây đồng một cách cẩu thả nên chỉ trong một thời gian, máy lại bị rò rỉ gas. Sau đó, máy lại rơi vào tình trạng hoạt động kém vì gas đã bị xì hết ra ngoài theo lỗ thủng.

Lưu ý việc sửa chữa, bảo dưỡng điều hòa:

Nhu cầu sửa chữa điều hòa vào mùa hè, nhất là thời điểm nắng nóng đỉnh điểm sẽ tăng cao nên thời điểm tốt nhất để bảo dưỡng và sửa chữa là vào đầu và giữa tháng 4. Nếu chị em để vào đợt nắng nóng gắt thì giá cả sẽ tăng cao về cả công thợ và phụ kiện.

Ngoài ra, chị em cũng có thể tự thực hiện các thao tác vệ sinh điều hòa đơn giản mà không cần tới thợ trước khi đỉnh điểm mùa nóng diễn ra.

(Theo Nhịp Sống Việt/ Tổ quốc)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét