Một mình nuôi con mà bà mẹ trẻ 9X tuổi vẫn có thể cho con theo học trường mầm non chất lượng. Đây là điều khiến hội chị em không khỏi ngỡ ngàng.
Nhân vật chính trong câu chuyện khó không tưởng nhưng lại là thật này là chị Hải Yến (Đống Đa, Hà Nội).
Chị Yến sinh năm 1994, hiện đang làm mẹ đơn thân, một mình nuôi con gái 4 tuổi.
Chị Yến làm nhân viên văn phòng với mức lương 8 triệu/tháng. Chị kết hôn năm 2014. Nhưng sau 2 năm chung sống, vợ chồng chị không tìm được tiếng nói chung nên quyết định chia tay.
Lúc đó con chị mới được 8 tháng tuổi. Theo quy định của tòa, mỗi tháng chồng cũ sẽ gửi chị 3 triệu tiền phụ cấp nuôi con.
Bà mẹ đơn thân 9X trẻ trung Hải Yến chia sẻ cách chỉ tiêu hàng tháng của mình. |
Chị tâm sự, sau khi ly hôn, cuộc sống của chị khá chật vật bởi với mức thu nhập 8 triệu + 3 triệu tiền phụ cấp của chồng là 11 triệu. Trong đó riêng chi phí vào con đã mất 5 triệu. Tiền bỉm sữa 3 triệu, tiền gửi trẻ 2 triệu, tiền nhà 2 triệu, còn lại là các khoản chi tiêu ăn uống, xăng xe đi lại.
Chị Yến kể: "Mất gần 1 năm sau khi li dị, mình chấp nhận sống với mức thu nhập như thế. Sau mình nghĩ, nếu chỉ dựa nguyên vào duy nhất đồng lương thì tương lai hai mẹ con rồi sẽ chẳng biết đi vào đâu. Tháng nào chưa hết tháng cũng đã hết tiền.
Hầu như không tháng nào là không phải vay của bà ngoại vì con mình nó hay ốm nên trong tháng phát sinh nhiều khoản chi tiêu vào thuốc men viện phí lắm. Vậy là mình cùng với mấy người bạn tìm mối trái cây sạch bán online. Có hàng đều, khách quen tin dùng hàng tháng mình cũng kiếm thêm được 7, 8 triệu".
Cùng với việc kiếm thêm thu nhập, mình cũng lên kế hoạch chi tiêu cụ thể hàng tháng cho hai mẹ con. Cũng nhờ có kế hoạch chi tiêu khoa học, chị Yến đã tiết kiệm được hơn rất nhiều, chủ động trong kinh tế, đặc biệt nhất là chị còn lo được cho con học trường mầm non chất lượng trong thành phố.
Hiện thu nhập bình quân trên 1 tháng của chị Yến là 16 triệu, chị lập bảng chi tiêu cụ thể từng tháng như sau:
Mỗi tháng trừ hết chi phí chị sẽ để ra được 3 đến 4 triệu. Chị Yến cho biết, biết khoản tiền tiết kiệm mỗi tháng để ra không được nhiều nhưng trong thời gian con nhỏ, tạm thời chị chấp nhận rồi cố gắng cày bảy buôn bán kém thêm. Tháng nào làm ăn tốt cũng để ra được thêm vài triệu nữa.
Theo kinh nghiệm của chị Yến, để duy trì được mức chi tiêu này, chị luôn tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc đặt ra ban đầu của mình.
1. Không chi tiêu lạm phát
Chị Yến kể, ngày trước chị chi cũng chi tiêu bốc đồng, theo cảm hứng lắm. Nhìn thấy gì thích kiểu gì chị cũng sẽ mua cho bằng được. Ngược lại bây giờ trước khi rút tiền khỏi ví, chị luôn suy nghĩ xem khoản đó có nhất cần thiết phải chi không. Vì chị hiểu chỉ cần tiêu quá tay lập tức các khoản chi khác sẽ bị kéo theo. Cuối tháng chị lại phải khốn đốn lo tiền. Ý thức được điều đó nên chị chi tiêu tiết kiệm hẳn.
2. Tự nấu ăn
Tự nấu ăn giúp chị Yến tiết kiệm cả kinh tế lẫn thời gian lại đảm bảo sức khỏe. (Ảnh minh họa) |
Theo kinh nghiệm của chị Yến, việc tự nấu ăn sẽ giúp chị tiết kiệm được cả chi phí và thời gian mà lại yên tâm về sức khỏe trước tình hình thực phẩm bẩn.
3. Lên danh sách trước khi mua sắm, 1 tuần chỉ đi chợ 1 lần
Chị Yến cũng chia sẻ, trước đây chị có thói quen mua vô tội vạ các sản phẩm trong siêu thị chỉ vì cảm thấy thích hoặc hứng thú mà không hề tính toán trước xem nó có thực sự cần thiết cho cuộc sống của mình hay không. Điều này dẫn đến tình trạng cháy túi vì lỡ vung tay quá trán.
Sau chị đã rút ra kinh nghiệm: "Trước khi đi chợ mình luôn lập trước một danh sách các thứ cần phải mua. Và chắc chắn mình chỉ mua những thứ đó. Nếu khi tới chợ, siêu thị mới phát sinh nhu cầu mua một sản phẩm nào đó hoặc chỉ vì thấy ưng mắt, mình sẽ cân nhắc thật kĩ mới đưa ra quyết định".
Đồng thời, chị luôn thực hiện nguyên tắc 1 tuần chỉ đi chợ duy nhất 1 lần vào cuối tuần. Chị tận dụng 2 ngày cuối tuần ở nhà sơ chế qua thực phẩm cất vào tủ lạnh, trong tuần mang ra dùng dần. Như thế vừa tiết kiệm thời gian, lại vừa rất tiết kiệm kinh tế.
4. Tận dụng hết đồ ăn trong tủ lạnh, không để lãng phí thức ăn
Một nguyên tắc nữa được chị Yến áp dụng trong cách chi tiêu, quản lý tài chính là luôn luôn sử dụng hết đồ ăn tích trữ trong tủ lạnh, tuyệt đối không bỏ phí. Bao giờ trong nhà thật sự hết thực phẩm, chị mới đi chợ.
(Theo Nhịp Sống Việt)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét