Với máy in 3D, người ta có thể làm ra miếng thịt bò bít tết có thớ như thịt thật từ nguyên liệu nguồn gốc thực vật. Nó có thể trở thành một xu hướng thay thế bền vững cho bít tết bò thật trong tương lai.
Sản xuất thịt bò bít tết bằng máy in 3D
Công ty khởi nghiệp Tây Ban Nha NovaMeat tuyên bố đã tạo ra món bít tết bò dựa trên thực vật bằng công nghệ in 3D đầu tiên trên thế giới, được cho là có kết cấu và hình dáng giống như một miếng thịt bò cắt thật.
Một hỗn hợp cơ bản được làm từ gạo, đậu và tảo và được cho vào một máy in 3D. Trong quá trình in, các vi sợi trong hỗn hợp nhão sắp thẳng hàng như các sợi cơ trong thịt bò thật. Sự thẳng hàng này mang lại cho các miếng bít tết một kết cấu như thịt bò thật, dù chúng không hề có thịt.
Màu sắc miếng thịt giống như thịt thật. |
Quá trình in mất khoảng 3 phút, trong lúc đó các lớp của hỗn hợp được in cẩn thận theo hình dạng một miếng bít tết. Sau khi được nướng chín, miếng bít tết nhanh chóng đổi sang màu nâu đậm và bên trong có kết cấu sợi rõ ràng của thịt.
NovaMeat cho hay, loại thịt dựa trên thực vật mới lạ này không chỉ giống với kết cấu độc đáo của bít tết thịt bò thật, mà còn giống cả màu sắc, khiến nó trở nên hấp dẫn và có thể trở thành một xu hướng thay thế bền vững cho bít tết bò thật trong tương lai.
6 tỷ bộ ghế tứ linh hàng hiếm, cất kho 30 năm không bán
Bộ bàn ghế gỗ tứ linh bằng gỗ trắc luôn được các đại gia săn đón, không chỉ bởi giá trị của gỗ mà còn vì không phải thợ nào cũng đục dám đục tay trên đó.
Bộ ghế có 17 món. |
Giá trị là thế, nhưng hiện ông Quý (Nguyễn Văn Linh, Hà Nội) không chỉ sở hữu 1 mà lên tới 4 bộ ghế gỗ trắc. Giá trị mỗi bộ cũng lên tới vài tỷ đồng. Trong đó, đáng chú ý nhất là bộ ghế nặng hơn 5 tấn gồm 17 món đồ. Theo ông Quý, nó được hoàn thành từ những năm 1990, "ngốn" hết 5 tấn gỗ trắc loại to.
Ông Quý cho biết bộ ghế này giá gần 6 tỷ đồng. Bộ ghế nhỏ cũng có giá lên tới 3 tỷ đồng.
Cặp nhung 'siêu khủng' vừa được xác lập tại Hà Tĩnh
Chiều 23/3, rất đông người dân ở huyện miền núi Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã đổ xô về nhà anh Nguyễn Thanh Bằng (xã Quang Diệm) để tận mắt chứng kiến buổi “hái lộc” cắt cặp nhung có trọng lượng khủng nhất từ trước tới nay tại thủ phủ nghề chăn nuôi hươu nổi tiếng cả nước này.
Cặp nhung 'siêu khủng'. |
Cặp nhung này đã đạt trọng lượng 3,2kg. Theo cán bộ Phòng Nông nghiệp huyện Hương Sơn, đây là cặp nhung khủng nhất, vượt cặp nhung được xem là "vô địch" trước đó của gia đình anh Nguyễn Quang Lợi (xã Sơn Lễ, cùng huyện Hương Sơn) ở mức 2,7kg.
Lạ lùng những trái bầu siêu to, khổng lồ nặng từ 15-30 kg
Ông Huỳnh Tài (60 tuổi, phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, TP. Cần Thơ) là người sở hữu giống bầu cho trái to lạ thường.
Trái bầu "siêu to, khổng lồ" do ông Tài trồng. |
Trung bình trái bầu nặng từ 15-17 kg, nếu để lâu hơn thì bầu có thể đạt trọng lượng đến 30 kg. Điều lạ là ông Tài không hề sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhưng trái bầu vẫn to lạ thường. Để tăng dinh dưỡng, ông Tài chỉ bón phân bò và khi bầu ra hoa, vào ban đêm ông thụ phấn cho chúng.
Từ khi nghe tin ông Tài có giống bầu "siêu to, khổng lồ", nhiều người khắp nơi đến nhà ông để chiêm ngưỡng. Ông Tài vẫn vui vẻ mở cửa cho khách đến tham quan và khi về còn được ông Tài cho trái để chưng và vài hạt giống đem về trồng.
Làm giàu nhờ ý tưởng lạ: Trồng lan rừng bằng khí canh, trụ đứng
Bằng cách cải tiến quy trình trồng lan rừng truyền thống, chị Nguyễn Thị Ngọc Duyên (Phước Lại, Cần Giuộc, Long An) đã chuyển sang trồng bằng phương pháp khí canh trụ đứng trong hệ thống ống nhựa và đang gặt hái những thành công nhất định.
Nhờ trồng lan rừng, chị Duyên có khoảng 1 tỷ đồng/năm. |
So với dùng phương pháp truyền trống hay thủy canh, phương pháp khí canh trụ đứng có ưu thế giảm diện tích trồng lan rất lớn. Ngoài ra, phương pháp khí canh trụ đứng còn giảm 1/2 chi phí đầu tư ban đầu. Có lợi thế sử dụng lưu lượng nước cố định tuần hoàn nên cách trồng này tiết kiệm được lượng nước tưới, giảm bớt kinh phí đầu tư và sử dụng phân thải của cá thay thế cho phân bón cho lan rừng.
Lắp điều hòa nuôi 'chuột khổng lồ', thu lãi khủng
Sau nhiều năm ăn nên làm ra nhờ thuần hóa được con dúi rừng, ông Nguyễn Văn Huân (xã Huy Bắc, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La) đã mạnh tay lắp cả điều hòa chỉ để nuôi dúi rừng. Nhiều người nói vui, ông Huân lắp điều hòa chỉ để làm mát và nuôi loài “chuột khổng lồ“ mà bỏ túi nửa tỷ đồng mỗi năm.
Ông Huân chia sẻ: Mùa nắng nóng khi nhiệt độ tăng cao, dúi đẻ rất ít. Nhiệt độ thích hợp để dúi sinh sản và phát triển tốt là từ 25oC đến 28oC. Bởi vậy, để dúi sinh sản quanh năm, ông đã lắp thêm điều hòa, quạt hơi nước trong chuồng trại.
Câu được cá lạ 'khủng', nghi sủ vàng quý hiếm
Một cần thủ ở xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, Nghệ An vừa câu được một con cá lạ nặng hơn 5kg, có vảy màu vàng óng, nghi là cá sủ vàng quý hiếm.
Con cá 3kg nghi sủ vàng. |
Còn tại Quảng Bình, một người dân ở xã Cảnh Hóa, huyện Quảng Trạch cũng vừa câu được một con cá lạ nặng hơn 3kg, có vảy màu vàng óng, nghi cá sủ vàng.
Cá sủ vàng có giá trị kinh tế rất cao do bong bóng cá được dùng làm chỉ khâu hữu cơ dễ tan trong y học nên được thu mua với giá rất cao, có thể lên tới hàng trăm triệu đồng.
Chú gà 4 chân hiếm gặp ở Thái Nguyên
Một độc giả tại xã Bình Sơn, huyện Sông Công, Thái Nguyên cho hay, trong đàn gà mới nở của anh có 1 con có 4 chân. Dù có hình dáng khác biệt nhưng sức khỏe của chú gà này hoàn toàn bình thường và ăn uống tốt.
Chú gà này ngoài 2 chân chính thì còn có 2 chân phụ mọc phía sau gần hậu môn. Đặc biệt, 2 chân phụ của chú gà này cũng có 4 ngón nhưng không thể hoạt động.
Được biết, hiện tượng gà 4 chân tuy hiếm nhưng không phải là rất hiếm. Trước đó ở một số nơi như: Hà Nội, Yên Bái, Nghệ An, Hà Tĩnh, Vĩnh Long... cũng từng xuất hiện những chú gà 4 chân. Thậm chí, có một chú gà trống 4 chân ở Hà Nội còn được trả giá lên tới 50 triệu đồng.
Hạnh Nguyên (Tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét