Bắt đầu từ ngày 1/4/2002, sẽ dừng thí điểm taxi công nghệ. Theo đó, sẽ có một vài quy định mới mà tài xế taxi công nghệ cần phải lưu ý.
Xe phải dán phù hiệu
Kể từ 1/4, các đơn vị kinh doanh vận tải và phương tiện kinh doanh vận tải đang tham gia Kế hoạch thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng (theo Quyết định 24/QĐ-BGTVT ngày 7/1/2016) sẽ phải dừng hoạt động thí điểm.
Theo quy định tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ 1/4/2020), các đơn vị này buộc phải chủ động lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp với đơn vị mình: hoặc trở thành đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải, hoặc trở thành đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng.
Taxi công nghệ như Grab... phải dán phù hiệu |
Theo đó, nếu các đơn vị lựa chọn hình thức kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng (loại hình taxi công nghệ đang hoạt động thí điểm) ngoài việc dán phù hiệu xe hợp đồng cố định ở mặt trong kính trước của xe, còn phải dán cố định cụm từ "xe hợp đồng" làm bằng vật liệu phản quang trên kính phía trước và kính phía sau xe với kích thước tối thiểu là 6cm x 20cm để nhận diện và quản lý.
Đối với taxi, ngoài phù hiệu xe taxi dán cố định trên kính trước thì được quyền lựa chọn giữa việc gắn hộp đèn có chữ taxi cố định trên nóc xe hoặc dán cố định cụm từ "xe taxi" làm bằng vật liệu phản quang trên kính phía trước và kính phía sau xe, với kích thước tối thiểu 6cm x 20cm.
Hợp tác với đơn vị cung cấp xe
Điều 35 Nghị định 10/2020/NĐ-CP nêu rõ: đơn vị chỉ cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải...
Bên cạnh đó, các đơn vị này chỉ được cung cấp dịch vụ phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải cho đơn vị kinh doanh vận tải, đã được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; phương tiện đã được cấp phù hiệu, biển hiệu và đảm bảo các quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải đối với từng loại hình vận tải theo quy định. Không cung cấp dịch vụ phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải cho đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, kinh doanh vận tải khách du lịch sử dụng để xác nhận đặt chỗ cho từng hành khách đi xe, bán vé hoặc thu tiền đối với từng hành khách đi xe dưới mọi hình thức.
Nếu các đơn vị này muốn quyết định giá phải kết nối với phần mềm của doanh nghiệp/hợp tác xã kinh doanh vận tải nơi lái xe đăng ký để doanh nghiệp/hợp tác xã quyết định giá theo phần mềm. Hoặc tự các đơn vị cung cấp phần mềm phải đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Xe đang thí điểm phải cấp lại phù hiệu
Quyết định 24/QĐ-BGTVT cho hay, xe tham gia thí điểm phải gắn phù hiệu xe hợp đồng và đáp ứng đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật đối với loại hình xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng.
Xe đang thí điểm phải cấp lại phù hiệu |
Song Nghị định 10 năm 2020 lại quy định đối với xe hợp đồng có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái xe), đã được cấp phù hiệu hoặc biển hiệu theo quy định tại Nghị định số 86/2014/NĐ-CP phải thực hiện cấp lại phù hiệu theo quy định tại Nghị định này và dán cố định trên xe ô tô kinh doanh vận tải.
Việc xin cấp lại phù hiệu này bắt buộc phải thực hiện xong trước ngày 1/7/2021.
Các loại hình xe công nghệ sẽ phải lựa chọn mô hình hoạt động từ 1/4/2020 và có thể sẽ phải đăng ký kinh doanh như một đơn vị vận tải, nếu muốn tiếp tục các chức năng hiện tại. Nhưng cũng từ ngày này, Grab hay các đơn vị đang thực hiện thí điểm theo Quyết định 24 sẽ được phép hoạt động ở các tỉnh thành, không chỉ bó buộc theo điều kiện thí điểm trước đây.
Tài xế taxi được ký hợp đồng lao động và đóng BHXH
Điểm a khoản 3 Điều 34 Nghị định 10/2020 nêu rõ, đơn vị kinh doanh vận tải phải có trách nhiệm: Ký hợp đồng lao động, đóng các loại bảo hiểm, tổ chức khám sức khỏe định kỳ và thực hiện đầy đủ các quyền lợi của người lao động (bao gồm cả lái xe, nhân viên phục vụ trên xe) theo quy định của pháp luật về lao động.
Điều này đồng nghĩa, mọi tài xế taxi sẽ được ký hợp đồng lao động, được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành.
Ngoài ra, để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, nghị định này còn yêu cầu đơn vị kinh doanh vận tải phải tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho lái xe, nhân viên phục vụ trên xe; cấp thẻ nhận dạng lái xe cho lái xe của đơn vị.
Anh Tuấn (Tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét