Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

Giảm giá thịt lợn: ‘Ông lớn’ bắt tay để cắt giảm khâu trung gian

Sau cuộc họp với Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ngày 30/3, 15 doanh nghiệp (DN) chăn nuôi lớn của Việt Nam đồng loạt cam kết giảm giá thịt lợn hơi về bình quân 70.000 đồng/kg từ ngày 1/4 tới.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu đảm bảo nguồn cung thực phẩm, không để tình trạng găm hàng, đẩy giá, gây tâm lý hoang mang trong bối cảnh dịch Covid-19 căng thẳng.

Tích hợp chuỗi giá trị thịt để giảm bớt các khâu trung gian

Ông Vũ Anh Tuấn - Phó Tổng giám đốc Công ty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam cho biết, giá thịt lợn lên cao thời gian qua là yếu tố cung-cầu, khi nguồn cung thịt lợn bị hạn chế vì dịch tả lợn châu Phi. Theo ông Tuấn, trong khi C.P bán giá 75.000 đồng/kg, nhưng thị trường vẫn bán 82.00-85.000 đồng/kg. Nếu tính giá lợn hơi chỉ 75.000 đồng/kg, giá thịt lợn ra thị trường chỉ hơn 100.000 đồng/kg, nhưng do nhiều nấc trung gian, nên thịt lợn đến tay người tiêu dùng cũng trên 140.000 đồng/kg trở lên. 

Đại diện Tập đoàn Masan- đơn vị đang cung ứng dòng thịt mát MEATDeli qua chuỗi trên 3.000 siêu thị Vinmart, Vinmart+, cửa hàng, đại lý cho biết, trong tuần qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhu cầu mua thịt mát tăng đột biến gấp 4-5 lần, trong khi Masan hiện chỉ đáp ứng được 1/4 con số đó.

Theo đại diện của Masan, trong bối cảnh dịch Covid-19, người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn các sản phẩm chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng từ các nhà cung ứng uy tín, nhất là với các sản phẩm tươi sống. Tuy nhiên, lúc này, khi mọi sự chú ý đều đổ dồn về Covid-19 và dịch tả lợn châu Phi vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt, để tháo gỡ được khó khăn về nguồn cung, các DN cần chung tay.

{keywords}

“Chính phủ, Bộ NN&PTNT cần định hướng để các DN chăn nuôi lớn như CP, Dabaco, De Heus, Japfa có thể cùng ngồi lại với Masan để bàn phương án hợp tác, phối hợp cùng nhau trong toàn chuỗi cung ứng, giải quyết đồng bộ từ nguồn cung, khâu giết mổ đến đưa sản phẩm ra thị trường, tiến tới giảm thiểu các khâu trung gian đẩy chi phí lưu thông, tăng giá bán”, đại diện Masan kiến nghị.

Masan là DN đầu tiên tại Việt Nam hoàn thiện chuỗi nông nghiệp khép kín 3F từ sản xuất thức ăn chăn nuôi, hệ thống chuồng trại tiêu chuẩn, nhà máy chế biến và sản phẩm thịt mát đạt tiêu chuẩn châu Âu thương hiệu MEATDeli. Cộng với hệ thống bán lẻ VinMart và VinMart+, Masan là đơn vị sở hữu kênh phân phối thịt lợn đóng gói có thương hiệu lớn nhất hiện nay.

{keywords}

Theo Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, hiện rất ít DN xây dựng được chuỗi khép kín như Masan. “Lắm khâu trung gian là một nút thắt trong chuỗi thịt lợn. Do vậy, muốn giảm, các DN phải làm chuỗi khép kín mới kéo chăn nuôi và tiêu dùng càng gần với nhau được”, ông Cường nói.

Nhìn xa hơn, chỉ khi các DN lớn phối hợp với nhau, người tiêu dùng sẽ được tiếp cân với nguồn đạm động vật chất lượng, kiểm dịch chặt chẽ. Masan là đơn vị tiên phong đưa đề xuất, qua đó, mỗi DN sẽ tham gia một phần trong chuỗi khép, thịt mát MEATDeli và hệ thống VinMart, VinMart+ sẵn sàng tham gia liên kiết này để bình ổn thịt trường thịt lợn. 

{keywords}

Ngay sau buổi làm việc với Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ, Bộ NN&PTNT, 15 DN chăn nuôi lớn của Việt Nam như: C.P, Dabaco, Masan, Mavin, Japfa, CJ Vina…cam kết giảm giá lợn hơi về bình quân 70.000 đồng/kg từ ngày 1/4 tới.

“Việc giảm giá thịt lợn không chỉ là chia sẻ, mà còn là văn hóa, đạo đức, nhiệm vụ chính trị của DN, trong việc chia sẻ lợi ích của người tiêu dùng, người chăn nuôi, đồng thời để đảm bảo kinh tế vĩ mô”, Phó Thủ tướng nói.

Liên kết vì phát triển bền vững

Thịt lợn hiện là vẫn là mặt hàng thực phẩm đặc biệt quan trọng, chiếm từ 65-70% trong cơ cấu bữa ăn của người Việt Nam.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, trong chiến lược chăn nuôi tới đây, sẽ giảm cơ cấu thịt lợn xuống 65-67%, sau đó tiếp tục giảm xuống 61-62%, cùng đó đẩy tỷ lệ tiêu dùng gia cầm (gà, vịt…), thủy sản (tôm, cá..), thịt trâu bò và các loại thực phẩm khác lên.

“Chúng ta không thể nói giảm là giảm được ngay, vì đó là thói quen tiêu dùng, cùng đó khả năng cung-cầu và đi liên với công nghiệp chế biến…mới điều chỉnh được”, ông Tiến nói.

Do vậy, trước mắt, Bộ NN&PTNT sẽ tập trung các giải pháp để tăng nguồn cung thịt lợn, trong đó có đẩy mạnh tái đàn, tăng đàn, nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và hạ nhiệt giá thịt lợn xuống.

Theo Thứ trưởng Tiến, đến nay 99% số xã bị dịch cả lợn châu Phi đã qua 30 ngày không phát sinh dịch mới. Với gần 110.000 lợn giống ông, bà, cụ, kỵ cùng khoảng 2,62 triệu lợn nái, cùng các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học ngày càng được phổ biến nhân rộng và siết chặt…là nền tảng giúp quá trình tái đàn, tăng đàn trong giai đoạn đới.

Theo Bộ NN&PTNT, năm nay cả nước sẽ phấn đấu 3,9 triệu tấn thịt lợn. Trong đó Quý I/2020 khoảng 810.000 tấn, Quý II/2020 là 950 nghìn tấn, Quý III là hơn 1 triệu tấn và Quý IV gần 1, 1 triệu tấn. Nếu theo tính toán như vậy, đến cuối Quý II, đầu Quý III cơ bản đáp ứng được khoảng 90% nhu cầu thịt lợn.

Liên quan đến chuẩn bị nguồn lợn giống cho giai đoạn tới, đại diện Tập đoàn Masan cho biết, đơn vị này đang tập trung đầu tư tái tạo và bảo tồn các giống lợn cụ kị. Tuy nhiên, để các “ông lớn” hội tụ, Masan kiến nghị Chính phủ, Bộ N&PTNT có cơ chế phát triển để tập hợp các DN cùng đầu tư, gây giống, phát triển đàn lợn ở Việt Nam, nhất là giống lợn quý, tốt.

Ngoài ra, trong bối cảnh dịch Covid 19 đang lan ra toàn cầu, nhiều nước đã có lệnh cấm xuất khẩu lương thực. Vì thế, đại diện Masan cũng đề xuất, Việt Nam cần sớm triển khai ký hết các hợp đồng thương mại với Mỹ để nhập khẩu nguồn nguyên vật liệu thức ăn chăn nuôi.

Vĩnh Phú

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét