Thứ Năm, 31 tháng 10, 2019

VinID Pay bắt tay VNPAY phủ sóng 60.000 điểm chấp nhận thanh toán ở VN

VinID Pay và VNPAY vừa trở thành đối tác chiến lược trong việc cung cấp các giải pháp thanh toán điện tử. Sự kiện đã nâng tổng số điểm chấp nhận thanh toán của VinID Pay lên đến con số 60.000 trên toàn quốc.

VinID Pay là ví điện tử tích hợp trong VinID - siêu ứng dụng của Tập đoàn Vingroup với 8 triệu thành viên. Trong khi App VinID đang ngày một phát triển mở rộng với vai trò là trợ lý đắc lực cho tất cả khách hàng trong cuộc sống hàng ngày từ việc tích điểm, tiêu điểm trong hệ sinh thái Vingroup; “đi chợ” ngay tại nhà với Scan&Go, mua vé các sự kiện thể thao, giải trí… thì tính năng VinID Pay cung cấp giải pháp toàn diện và nhanh chóng việc thanh toán tại 2.400 siêu thị VinMart/cửa hàng VinMart+; thanh toán hoá đơn điện, nước, truyền hình, internet, nạp tiền điện thoại…

Trong khi đó, VNPAY-QR là hình thức thanh toán qua mã do Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VNPAY) phát triển, hiện đi đầu trong việc cung cấp các giải pháp thanh toán điện tử. QR Pay được tích hợp sẵn trong ứng dụng Mobile Banking của các ngân hàng cho phép quét mã thanh toán. VNPAY đang cung cấp dịch vụ cho hơn 20.000 doanh nghiệp với hơn 50.000 điểm chấp nhận thanh toán trên toàn quốc.

{keywords}

Việc hợp tác giữa VINID và VNPAY đã giúp gia tăng mạng lưới các điểm chấp nhận thanh toán của 2 bên lên con số 60.000 điểm trên toàn quốc. Như vậy, bên cạnh hơn 2.400 điểm trong hệ sinh thái Vingroup, 8.000 cửa hàng thanh toán bằng VinID Pay QR, chủ thẻ VinID còn có thể giao dịch tại hơn 50.000 điểm chấp nhận thanh toán bằng mã VNPAY-QR tại các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, nhà hàng, thời trang, giải trí, du lịch, vận chuyển… trên toàn quốc.

Để sử dụng tính năng thanh toán này, người dùng chỉ cần mở ứng dụng VinID, chọn tính năng Quét mã để quét mã VNPAY-QR của cửa hàng, sau đó nhập số tiền và thanh toán ngay trên điện thoại một cách nhanh chóng, tiện lợi và đặc biệt là an toàn với tính bảo mật cao.

{keywords}

Phát biểu nhân sự kiện hợp tác, ông Trần Đình Thành - Phó Giám đốc phát triển sản phẩm của VNPAY cho biết: “VinID Pay hiện đã liên hết với hệ thống 34 ngân hàng trên toàn quốc cùng với sự bổ trợ hoàn hảo của hệ sinh thái Vingroup. Việc hợp tác chiến lược với VinID Pay sẽ giúp chúng tôi hoàn thiện nhu cầu thanh toán điện tử, đồng thời mang đến những trải nghiệm thanh toán mới, hiện đại và tiện ích cho khách hàng.”

Ông Vũ Quang Tùng - Tổng Giám đốc Công ty VinID Pay cũng chia sẻ: “Hợp tác với VNPAY không chỉ mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng của cả 2 bên mà còn góp phần cùng Ngân hàng Nhà nước thúc đẩy thanh toán điện tử, hướng đến nền kinh tế không tiền mặt, mang lại những lợi ích tích cực cho người dân và xã hội".

Nhân sự kiện này, từ 31/10/2019, khách hàng thanh toán lần đầu qua ví VinID Pay sẽ được hoàn tiền lên tới 50% (tối đa 200.000 đồng) khi mở ứng dụng VinID quét mã code VNPAY-QR để thanh toán tại 60.000 điểm chấp nhận thanh toán của VNPay và VinID Pay.

Khách hàng đã từng giao dịch qua ví VinID Pay cũng sẽ được hoàn tiền 50% tối đa 80.000 đồng. Chi tiết truy cập http://id.vin/WAM

Minh Tuấn

‘Cuộc đua’ ngân hàng số - TPBank chiếm thế với Ngân hàng tự động 24/7 Livebank

Dẫn đầu trong cuộc đua ngân hàng số, TPBank chỉ mất 3 năm để thành lập gần 150 điểm ngân hàng tự động 24/7 LiveBank trên toàn quốc, với khoảng 2 triệu lượt khách hàng, tổng số giao dịch hàng nghìn tỷ đồng.

Cuộc “cách mạng” trong ngân hàng số

Với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thói quen tiêu dùng cũng thay đổi, đặc biệt với những thị trường có dân số trẻ, ưa thích công nghệ chiếm tỷ lệ cao như tại Việt Nam. Theo đó, khách hàng sử dụng công nghệ ngày càng gia tăng. Về phía ngân hàng, chính nhu cầu thay đổi từ phía người dùng kéo theo sự chuyển dịch mạnh mẽ của ngành ngân hàng trong dịch vụ ngân hàng số. 

Thống kê tại Việt Nam hiện có 70 tổ chức tín dụng trong hệ thống đã triển khai cung ứng các dịch vụ thanh toán qua Internet, 35 tổ chức cung ứng các dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động. Giá trị giao dịch tài chính qua kênh Internet đã đạt trên 7 triệu tỷ đồng và 300 nghìn tỷ đồng giao dịch qua điện thoại di động.

{keywords}

Và có tới 70% người tiêu dùng lên mạng Internet để tìm thông tin trước khi mua sắm, 82% người tiêu dùng sử dụng điện thoại di động để quyết định mua gì ngay khi đang ở trong siêu thị, cửa hàng. Trong vài năm trở lại đây, số lượng người sử dụng ngân hàng điện tử đã tăng gấp 4 lần.

Khi các ngân hàng trên thị trường trên thị trường rục rịch phát triển các tính năng mới trên website, trên các ứng dụng điện thoại, trên ATM thì năm 2017, TPBank đã ra mắt LiveBank - ngân hàng tự động 24/7 có thể thực hiện gần như đầy đủ các giao dịch như một chi nhánh truyền thống. Đến nay trên 2/3 giao dịch của ngân hàng này đã được thực hiện tại LiveBank qua đó tiết giảm một lượng lớn chi phí nhân sự, chi phí quản lý và tiết kiệm tối đa thời gian, tiền bạc cho khách hàng.

Chỉ sau 3 năm thực hiện, hiện ngân hàng này đã có gần 150 điểm LiveBank trên toàn quốc, với khoảng 2 triệu lượt giao dịch thành công, tổng số tiền giao dịch đạt hàng nghìn tỷ đồng. Khoảng 60% giao dịch của LiveBank diễn ra ngoài giờ hành chính và luôn luôn nhận được tư vấn từ nhân viên từ xa.

Đầu tư vào LiveBank là một bước đi lâu dài

Nhận định về xu hướng phát triển ngân hàng số, một chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng, phát triển ngân hàng số tác động đến rất nhiều yếu tố, một là giảm chi phí hoạt động của ngân hàng, tăng tính chuyên nghiệp, năng suất lao động, năng lực cạnh tranh; đồng thời, ngân hàng số cũng giúp tăng cơ hội kinh doanh mới, nhất là các sản phẩm dịch vụ tài chính mới, đáp ứng nhu cầu của khách hàng theo xu hướng hiện nay.

Với LiveBank, nếu mới tính toán thì chi phí công nghệ đầu tư ban đầu khá lớn, nhưng bù lại, hệ thống này của TPBank hoạt động 24/7, đáp ứng được cả nhu cầu giao dịch của khách hàng ngoài giờ hành chính hay ngày nghỉ, lễ, Tết nên chi phí trung bình cho 1 giao dịch tại LiveBank cũng không cao hơn nhiều so với phương thức giao dịch truyền thống.

TPBank cũng không ngừng nâng cao trải nghiệm khách hàng, gia tăng thêm nhiều dịch vụ có thể thực hiện ngay tại LiveBank, cùng với việc khách hàng đã quen với mô hình giao dịch tự động này, số lượt giao dịch tại LiveBank tăng lên, trong tương lai, chi phí này sẽ còn giảm hơn nữa.

Đối với khách hàng, mỗi giao dịch tại LiveBank chỉ mất khoảng 5-7 phút cho một giao dịch mở tài khoản, nhận thẻ ATM, mở sổ tiết kiệm, dưới 1 phút cho mỗi giao dịch nộp/rút tiền. Trong khi đó, tại các chi nhánh ngân hàng truyền thống, người dùng có thể mất thời gian gấp 3 lần. Và trong khi các chi nhánh, quầy giao dịch ngân hàng chỉ phục vụ trong giờ hành chính thì LiveBank có thể “làm việc” không ngừng nghỉ, 24/24h và suốt 365 ngày/năm.

Ra mắt lần đầu tiên vào năm 2017, tốc độ phát triển mạng lưới LiveBank của TPBank tăng nhanh gấp 4 lần so với tốc độ phát triển của một chi nhánh truyền thống. Chỉ trong vòng 3 năm, TPBank đã phát triển được gần 150 ngân hàng tự động LiveBank trên toàn quốc. Tính đến hết tháng 7/2019, ngân hàng ghi nhận số lượng giao dịch trên LiveBank tăng 26% so với đầu năm, trên 60% giao dịch diễn ra ngoài giờ hành chính, tổng giá trị giao dịch đạt hàng nghìn tỷ đồng.

Cũng cần nói thêm rằng, đầu tư vào công nghệ không có nghĩa chỉ dừng lại ở những đầu tư ban đầu, mở một LiveBank và cứ thể thu tiền về trong những năm sau. Như tại TPBank, mọi dịch vụ liên tục được nâng cấp và phát triển để phù hợp với nhu cầu của người dùng.

Mới đây, TPBank đã cập nhật thêm các tính năng cho phép thực hiện giao dịch bằng vân tay tại LiveBank, trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam cho phép khách hàng thực hiện tất cả các giao dịch với công nghệ nhận dạng sinh trắc học tại ngân hàng tự động.  Hiện tại, khách hàng đã có thể sử dụng công nghệ sinh trắc học này với gần như đầy đủ mọi giao dịch tại ngân hàng tự động này như nộp tiền vào tài khoản, rút tiền, mở thẻ ATM nhận ngay, chuyển khoản liên ngân hàng, thanh toán hóa đơn …

Sử dụng vân tay tuy đơn giản nhưng có mức độ an toàn đặc biệt cao. Theo TGĐ TPBank Nguyễn Hưng LiveBank được trang bị nhiều camera hơn một quầy giao dịch truyền thống, được trang bị các thiết bị nhận diện sinh trắc học, nhận diện khuôn mặt, dual camera nhận diện thực thể sống; và ghi lại toàn cảnh giao dịch, hình ảnh được lưu trữ lâu dài, tăng thêm độ an toàn cho cả khách hàng và ngân hàng, giúp phòng chống gian lận.

Với những nỗ lực số hóa mạnh mẽ, tạo ra nhiều giá trị mới cho ngành Tài chính Ngân hàng Việt Nam, tăng khả năng phục vụ và nhận được sự hài lòng của khách hàng, đầu tháng 9/2019 TPBank được VDCA vinh danh là Ngân hàng xuất sắc trong chuyển đổi số. TPBank được đánh giá là đại diện đầu tiên và thuyết phục nhất để nhận giải thưởng này.

LiveBank cũng được ghi nhận là “Ngân hàng tự động tốt nhất Việt Nam”, giải thưởng do The Asian Banker - một tổ chức đánh giá và xếp hạng hàng đầu của Châu Á trao tặng.

Ngọc Minh

Tin chứng khoán ngày 1/11: Quang Hải thăng hoa, một năm 2 kỷ lục, đại gia Đỗ Quang Hiển ghi dấu ngàn tỷ

 Tham vọng lớn mang đến cho ông Đỗ Quang Hiển (Bầu Hiển) những thành công lớn trong hàng chục năm qua. 

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) của ông Đỗ Quang Hiển (Bầu Hiển) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3/2019 với lợi nhuận tiếp tục lọt top những ngân hàng có lợi nhuận ngàn tỷ.

Trong 9 tháng đầu năm, theo báo cáo, SHB ghi nhận lãi trước thuế đạt 2.260 tỷ đồng, tăng 11,3% so với cùng kỳ và đạt gần 74% kế hoạch cả năm.

Tổng tài sản tăng 10,5% so với đầu năm lên 357 ngàn tỷ đồng; vốn huy động cũng tăng ở mức tương tự lên 331 ngàn tỷ đồng; dư nợ cho vay tăng 18% lên 253 ngàn tỷ đồng…và tỷ lệ nợ xấu được duy trì ở ngưỡng an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. 

Tổng CTCP Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội (BSH) do ông Đỗ Quang Hiển làm chủ tịch cũng ghi nhận mức tăng trưởng 75% sau 9 tháng đầu năm 2019 với doanh thu đạt 1.000 tỷ đồng.

Mới đây, Tập đoàn T&T của ông Hiện, đơn vị đứng sau SHB và BSH đã hợp tác Tập đoàn Dầu Khí của Nga để cùng phát triển các dự án năng lượng tái tạo, điện khí LNG tại Việt Nam, với tổng đầu tư các dự án khoảng 4,5 tỷ USD; hợp tác với Gen X Energy (Mỹ) đầu tư dự án Trung tâm nhiệt điện khí hóa lỏng LNG, bến chuyên dụng và kho khí hóa lỏng LNG - Cái Mép Hạ..

{keywords}
Bầu Hiển tiếp tục lập kỷ lục với lĩnh vực bóng đá.

Gần đây, ông bầu chịu chơi kín tiếng Đỗ Quang Hiển, chủ tịch Ngân hàng SHB, dồn dập đón tin vui không chỉ từ lĩnh vực tài chính mà từ cả lĩnh vực bóng đá.

Hà Nội FC của ông Đỗ Quang Hiển vừa hoàn tất cú đúp danh hiệu năm 2019. Sau khi giành chức vô địch V-League, ở trận đấu diễn ra 31/10 chiều Hà Nội FC đã lội ngược dòng khi vượt qua đội chủ nhà Quảng Nam trên sân Tam Kỳ với tỷ số 2 - 1 để giành cúp Quốc gia lần đầu tiên trong lịch sử.

Năm 2018 được đánh giá là năm thành công nhất với bóng đá Việt Nam. Năm 2019 cũng có những khởi đầu tốt đẹp. Trong hành trình của những chiến thắng đó, Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội của Bầu Hiển và Hoàng Anh Gia Lai của Bầu Đức đóng góp phân lớn đội hình ra sân.

Bầu Hiển âm thầm đứng sau những cái tên con cứng như Quang Hải, Đình Trọng, Duy Mạnh, Đức Huy… sau hơn 1 thập kỷ đến với bóng đá.

Cũng giống Bầu Đức, Bầu Hiển vẫn đang chi ngàn tỷ cho bóng đá. Gần đây, Tập đoàn T&T sẽ bắt tay với ông lớn xây dựng Bouygues (Pháp) để xây mới sân vận động Hàng Đẫy với tổng giá trị 250 triệu Euro (tương đương khoảng 307 triệu USD). 

Ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức) gặp nhiều khó khăn hơn với Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai và chuyển nhượng khá nhiều mảng lớn gồm bộ mảng bất động sản đất vàng tại Myanmar (HALG Land) và một phần mảng nông nghiệp sang cho tỷ phú Trần Bá Dương. Tuy nhiên, đóng góp của Bầu Đức cho bóng đá cũng lớn không kém Bầu Hiển với những học trò cưng đang đóng góp cho đội tuyển Việt Nam như Văn Toàn, Tuấn Anh, Công Phượng…

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), VN-Index tăng nhẹ và lấy lại được mốc 1.000 diểm. Một số mã blue-chips tác động tích cực tới thị trường như: bộ 3 cổ phiếu Vingroup, Vinhomes, Vincom Retail của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Bảo Việt, Vinamilk, VietJet.

Nhiều công ty chứng khoán (CTCK) tiếp tục đưa ra các dự báo thận trọng.

Theo Chứng khoán SHS, việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) quyết định tiếp tục giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp đã có những tác động tích cực đến tâm lý nhà đầu tư trong nước giúp lực cầu được duy trì trên thị trường. Tuy nhiên, áp lực cung tại vùng giá cao từ nhà đầu tư vaanx khas mạnh.

Dự báo, trong phiên giao dịch cuối tuần 1/11, VN-Index có thể sẽ hồi phục để thử thách lại ngưỡng kháng cự tâm lý quanh 1.000 điểm. Nhà đầu tư trung và dài hạn tiếp tục nắm giữ danh mục để tận dụng xu hướng đang dần tích cực của thị trường. Nhà đầu tư ngắn hạn nếu đang nắm giữ danh mục có tỷ trọng cổ phiếu cao có thể tiếp tục canh những nhịp test lại ngưỡng 1.000 điểm để bán chốt lời dần và hạn chế mua mới trong giai đoạn này.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 31/10, VN-Index giảm 2,07 điểm xuống 998,82 điểm; HNX-Index giảm 0,7 điểm xuống 105,19 điểm. Upcom-Index giảm 0,03 điểm xuống 56,23 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt 250 triệu đơn vị, trị giá 4,7 ngàn tỷ đồng.

V. Hà

'Lách' nâng lãi suất huy động tiền, kỷ lục 10.2%

Sau khi đua tăng lãi suất huy động, bị Ngân hàng Nhà nước dọa xử phạt, các ngân hàng lại tăng lãi suất bằng cách phát hành chứng chỉ tiền gửi, cộng thêm lãi suất bên ngoài cho khách hàng.

Nâng lãi suất lên 10,2%/năm

Gần đây, khách hàng thường xuyên nhận được cuộc gọi từ ngân hàng B. mời chào tham gia gửi tiết kiệm theo dạng mua chứng chỉ tiền gửi để hưởng lãi suất cao. Theo đó, mệnh giá tối thiểu đối với khách hàng cá nhân là 10 triệu đồng, nếu gửi 24 tháng, lãi suất là 9,5%/năm; gửi 36 tháng, lãi suất là 9,8%/năm; 48 tháng, lãi suất là 10%/năm; 60 tháng, lãi suất là 10,2%/năm. 

Chứng chỉ tiền gửi là một loại giấy tờ tương tự sổ tiết kiệm, do ngân hàng phát hành để chứng nhận quyền sở hữu đối với một khoản tiền gửi có kỳ hạn. Khi mua chứng chỉ tiền gửi, khách được lãi suất cao nhưng không được rút trước hạn, chỉ được nhận lãi theo quý, năm hoặc ngày đáo hạn theo quy định của từng ngân hàng. Nếu có nhu cầu vốn, khách hàng có thể thế chấp tại chính ngân hàng phát hành, bán lại chứng chỉ tiền gửi hoặc chấp nhận lãi suất không kỳ hạn.

Nhân viên ngân hàng B. còn tư vấn, đó là lãi suất niêm yết công khai, nếu khách hàng đến gửi, sẽ được tham gia chương trình khuyến mãi cộng thêm lãi suất. Số dư càng cao, sẽ được cộng thêm lãi càng nhiều hoặc tặng thêm lãi suất theo số tuổi 1-2%, cộng 0,5-0,7%/năm cho kỳ gửi tiền đầu tiên…

Việc phát hành chứng chỉ tiền gửi với lãi suất cao đang có xu hướng phổ biến. Các ngân hàng thường nâng cao lãi suất nhằm thu hút khách hàng thông qua các chương trình khuyến mãi, hoặc hạ giá trị mệnh giá của chứng chỉ này.

Chẳng hạn, Ngân hàng VIB phát hành chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn 61 tháng, trả lãi 12 tháng với lãi suất 9,1%, số tiền gửi tối thiểu 10 triệu đồng. Tại VietABank, nếu gửi 13 tháng, lãi suất là 8,1%/năm, nhưng vào các đợt khuyến mãi, khách hàng gửi 7 tháng, cũng được lãi suất 8,3%; gửi 12 tháng, lãi suất là 8,7%; khách đến tại quầy, sẽ được tư vấn gửi theo chương trình khuyến mãi 15 tháng với lãi suất 8,95%/năm.

{keywords}
Nhiều ngân hàng phát hành chứng chỉ tiền gửi với lãi rất cao để tăng nguồn vốn huy động

Baoviet Bank hạ mệnh giá chứng chỉ tiền gửi xuống rất thấp, khách dễ dàng tham gia với mức chỉ 1 triệu đồng. Lãi suất tại ngân hàng này khá hấp dẫn, tới 8,4% cho các kỳ hạn 6-15 tháng, khách được trả lãi cuối kỳ hoặc hằng quý. Tại Ngân hàng Sacombank, khách có thể mua chứng chỉ tiền gửi với mệnh giá chỉ 1 triệu đồng, thời hạn 84 tháng, được hưởng lãi suất 8,6%...

Gây bất ổn thị trường

Theo các chuyên gia, các ngân hàng nâng cao lãi suất huy động bằng cách phát hành sản phẩm chứng chỉ tiền gửi với lãi suất cao là muốn huy động được vốn trung, dài hạn ổn định. Ngân hàng sẽ dùng nguồn vốn dài hạn này để cho vay lại hoặc phục vụ một mục đích kinh doanh khác bởi điều kiện đi kèm với chứng chỉ tiền gửi là không được rút trước khi đáo hạn. 

Việc tăng lãi suất huy động giữa các ngân hàng sẽ gây áp lực lên lãi suất cho vay. Hiện nay, đã có ngân hàng nâng lãi suất vay mua, xây sửa nhà, vay mua ô tô lên 13-13,5%/năm, thậm chí lãi suất cho vay tiêu dùng, thẻ tín dụng còn cao hơn nhiều, lên đến 40-50%/năm.

“Việc tăng lãi suất vay tác động không nhỏ đến những người vay mua bất động sản, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ - vốn ít có điều kiện tiếp cận các ngân hàng lớn (lãi suất cho vay thấp). Lãi suất vay cao kéo theo việc gia tăng chi phí sản xuất khiến không ít doanh nghiệp gặp khó khăn. Việc các ngân hàng tăng lãi suất huy động là cạnh tranh không lành mạnh, là hành vi bị nghiêm cấm, theo Luật Các tổ chức tín dụng. Nhưng do luật không quy định mức lãi suất bao nhiêu bị xem là vi phạm, không có cơ sở xử phạt nên các ngân hàng mặc sức tìm cách lách” - chuyên gia tài chính ngân hàng, tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu nhận xét.

Theo thống kê của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, từ đầu tháng 8/2019, đã có khoảng 19 ngân hàng trung ương của các nước hạ lãi suất cơ bản. Trong khi đó, lãi suất tại Việt Nam vẫn tiếp tục đi ngược xu hướng trên, chỉ có các ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước điều chỉnh giảm 0,5-1% lãi suất cho vay ngắn hạn ở các lĩnh vực ưu tiên. Nhưng việc giảm lãi suất cho vay này chưa thể tạo ra đợt giảm lãi suất chung trong hệ thống ngân hàng và toàn diện cho các lĩnh vực.

Theo Ngân hàng Nhà nước, thời gian qua, đã xuất hiện hiện tượng các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi bằng VNĐ nhanh và khá lớn ở một số kỳ hạn hoặc triển khai các sản phẩm chứng chỉ tiền gửi với mức lãi suất cao. Việc tăng lãi suất này tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển lành mạnh của hệ thống ngân hàng, tạo ra diễn biến tâm lý tiêu cực trên thị trường, có nguy cơ dẫn đến cuộc đua về lãi suất huy động giữa các tổ chức tín dụng, gây bất ổn thị trường tiền tệ.

Trước tình hình này, Ngân hàng Nhà nước đã có công văn yêu cầu các ngân hàng duy trì lãi suất ổn định hợp lý, chấp hành quy định về lãi suất tiền gửi, nếu vi phạm, sẽ bị xử lý nghiêm. 

(Theo Phụ nữ TP.HCM)

Tháng 11 giá gas tiếp tục tăng

Từ đầu năm đến nay giá gas đã bảy lần tăng với tổng mức 69.000-69.500 đồng/bình 12 kg.

Công ty Gas Pacific Petro, City Gas, EFF Gas cho biết từ ngày 1-11 sẽ tăng giá bán lên 3.000 đồng/bình 12 kg. Giá bán lẻ đến người tiêu dùng không vượt quá 327.000 đồng/bình 12 kg.

Tương tự, Petrolimex Gas SaiGon cũng tăng 3.000 đồng/bình 12 kg, giá bán lẻ đến người tiêu dùng tại TP.HCM là 330.500 đồng/bình 12 kg.

{keywords}
Nhiều công ty gas đồng loạt tăng 3.000-3.500 đồng/bình 12 kg.

Trong khi đó, Công ty TNHH MTV Dầu khí TP.HCM (Saigon Petro) tăng 3.500 đồng/bình 12 kg. Giá bán lẻ tối đa đến người tiêu dùng là 333.500 đồng/bình 12 kg.

Các công ty cho biết giá gas thế giới tháng 11 công bố 437,5 USD/tấn, tăng 10 USD/tấn so với tháng trước. Vì vậy các công ty điều chỉnh tăng tương ứng.

Như vậy, từ đầu năm đến nay giá gas đã bảy lần tăng với tổng mức 69.000-69.500 đồng/bình 12 kg.

(Theo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh)

Gom 800 kg lòng lợn tươi ướp lạnh đã chuyển màu đen, hôi để bán kiếm lời

Đội Quản lý thị trường số 1 vừa phát hiện 800kg lòng lợn tươi ướp lạnh không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y.

Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn cho biết, Đội Quản lý thị trường số 1 vừa phối hợp với Đội cảnh sát giao thông Công an thành phố Lạng Sơn tiến hành kiểm tra xe ô tô tải Biển kiểm soát 29C-473.29 do ông Nguyễn Xuân Trọng trú tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội điều khiển.

Theo thông tin từ cơ sở thì nghi xe tải trên đang vận chuyển hàng hóa có dấu hiệu vận chuyển hàng hóa vi phạm do đó Đội Quản lý thị trường số 1 đã yêu cầu kiểm tra hàng hóa trên xe.

{keywords}
Số lượng lòng lợn đã bốc mùi hôi tanh, chuyển màu đen bị lực lượng chức năng tỉnh Lạng Sơn phát hiện 

Kiểm tra tại hiện trường lực lượng quản lý thị trường đã phát hiện trên xe có 13 thùng nhựa chứa 800 kg lòng lợn tươi ướp lạnh, không có tem vệ sinh thú y, bao bì đánh dấu đã qua kiểm tra thú y, không có hóa đơn chứng từ, không có giấy kiểm dịch vệ sinh thú y. Điều đáng lưu ý, khi tiếp xúc với không khí một số sản phẩm đã chuyển thành màu đen, bốc mùi hôi, tanh rất khó chịu.

Làm việc với cơ quan chức năng, ông Nguyễn Xuân Trọng khai nhận là chủ của số hàng hóa nêu trên, số hàng hóa này được ông Trọng thu mua gom tại thành phố Hà Nội vận chuyển lên Lạng Sơn bán kiếm lời.
 
Theo đó, trị giá lô hàng theo khai nhận của chủ hàng là 20 triệu đồng. Nhận thấy số lòng lợn trên không thể đủ điều kiện tiếp tục cho lưu hành trên thị trường nên Đội Quản lý thị trường số 1 đã lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt ông Nguyễn Xuân Trọng 13 triệu đồng, buộc ông Trọng tiêu hủy số tang vật vi phạm trên theo đúng quy định của pháp luật trước sự giám sát của các cơ quan chức năng.

(Theo Viet Q)

Có nên bỏ việc làm công ăn lương để kinh doanh riêng?

Hiện nay, nhiều người cho rằng làm công ăn lương chỉ mang đến mức thu nhập vừa đủ sống, muốn giàu phải kinh doanh riêng. Tuy nhiên, công việc kinh doanh lại khá bấp bênh và nhiều rủi ro không lường trước được.

Vậy có nên bỏ việc làm công ăn lương để kinh doanh riêng?

Theo nhiều người, “phi thương bất phú”, công việc làm công ăn lương chỉ mang đến mức thu nhập vừa đủ sống, nếu biết cách chi tiêu hợp lý có thể để ra được một khoản tiết kiệm nho nhỏ. Tuy nhiên, nếu như kinh doanh riêng có quyền tự chủ và linh hoạt hơn làm công, có thể làm giàu nhanh chóng thì lại bấp bênh và nhiều rủi ro không lường trước được.

Sau 5 năm làm việc tại một ngân hàng lớn với mức lương hơn 20 triệu/tháng, chị Hải Yến (Mỹ Đình, Hà Nội) quyết định nghỉ hẳn việc để mở cửa hàng hoa quả sạch. Chị cho biết, công việc kinh doanh của chị khá thuận lợi. Nếu như 1 tháng có 30 ngày thì doanh thu trong 2 ngày đầu tháng của chị đã đủ chi phí thuê cửa hàng, điện nước, nhân viên… 28 ngày còn lại là tiền nhập hàng và tiền lãi.

“Tính ra thu nhập của tôi gấp 5-6 lần khi còn làm tại ngân hàng, mà lại không phải mệt đầu, phải lựa thái độ của sếp để làm việc. Sắp tới tôi sẽ tuyển một giám đốc kinh doanh lương từ 30 – 35 triệu/tháng để cùng tôi phát triển một chuỗi cửa hàng hoa quả sạch!”, chị Yến cho biết.

{keywords}
Có nên nghỉ làm công ăn lương để kinh doanh riêng?

Cũng giống chị Hải Yến, chị Ngọc Hà (Hai Bà Trưng, Hà Nội), sau 11 năm làm kế toán tại một công ty cổ phần lớn đã quyết định nghỉ việc để mở nhà hàng hải sản. Chị cho biết, trước khi quyết định nghỉ việc chị phải đắn đo, trăn trở rất nhiều. Vì mức lương lúc đó của chị khoảng hơn 30 triệu/tháng, mức thu nhập mơ ước của nhiều người. Sau một năm kinh doanh nhà hàng, chị cho rằng quyết định nghỉ việc là đúng đắn. Bởi hiện giờ thu nhập của chị cao gấp 5-6 lần khi còn đi làm công, thậm chí có tháng gấp 10 lần.

Tuy nhiên, chị Hà cho rằng, không phải ai cũng phù hợp với việc kinh doanh, buôn bán. Công việc này không hề dễ như nhiều người tưởng. Vì thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, nhà nhà kinh doanh, người người kinh doanh đủ các mặt hàng, thế nên sự cạnh tranh cực kỳ khốc liệt.

“Nếu như làm công cứ làm đủ 8 giờ là được về nghỉ thì người làm kinh doanh không có giờ giấc cố định, có khi phải làm 12-16 tiếng/ngày, thậm chí làm cả thứ 7, chủ nhật. Hơn nữa, làm kinh doanh rất áp lực đặc biệt là trong 6 tháng đầu. Áp lực về doanh thu hàng ngày, như tôi nếu một ngày không đủ 20 khách đến cửa hàng sẽ lỗ. Áp lực về chiến lược kinh doanh, làm sao để nhiều khách hàng biết đến nhà hàng hơn, khách đến rồi làm sao để họ quay lại… Rồi áp lực về kinh tế gia đình, nếu như thất bại thì các con tôi sẽ sống thế nào, có khổ theo mình không. Thế nên công việc kinh doanh chỉ phù hợp với những người có quyết tâm, chịu khó, có sự chuẩn bị kỹ càng trước. Còn nếu không, chỉ nên đi làm công đến khi về hưu, tiền tích góp gửi ngân hàng, nếu dư có thể mua thêm đất để dành cho con cái”, chị Ngọc Hà phân tích.

Trên thực tế, nhiều người đã có những “bài học đắt tiền” khi thực hiện mong muốn làm chủ của mình. Anh Thành Trung (Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ: “Trước đây tôi làm nhân viên cho một doanh nghiệp với mức lương 12 triệu/tháng. Thấy nhiều bạn bè kinh doanh thành công, có người thu nhập đến 200 – 300 triệu/tháng nên tôi cũng quyết định nghỉ việc để kinh doanh riêng.”

“Vừa rồi thấy thị trường homestay nở rộ, tôi vay bố mẹ, bạn bè, người thân hơn 200 triệu đồng để “khởi nghiệp” kinh doanh homestay. Cứ nghĩ là “ngon ăn”, 1 tháng phải kiếm được 20- 30 triệu là ít vậy mà “đời không là mơ”. Lượng khách đến kín phòng trong tháng chỉ khoảng 60%. Thu nhập các tháng cao điểm thu nhập của tôi chỉ vào khoảng 6-8 triệu. Tháng thấp điểm có khi còn không có khách”, Anh Trung cho biết.

Bên cạnh đó, do vốn không nhiều nên anh Trung phải tự làm hết các công việc ở homestay, từ lễ tân đến dọn phòng, kể cả cọ bồn cầu. “Nếu như đi làm công sở chỉ 8 tiếng/ngày, thì ra kinh doanh có khi tôi phải làm lượng thời gian gấp đôi, rồi làm cả đêm hôm khi khách đến check-in muộn. Bỏ nhiều thời gian công sức mà thu nhập còn thấp hơn đi làm thuê. Nên sau 6 tháng tôi sang nhượng lại homestay. Lỗ hơn 100 triệu, quay trở lại xin làm nhân viên văn phòng”, anh Trung chia sẻ.

Theo anh Trung, hiện giờ mức lương làm công cũng không phải quá thấp. Mức lương vị trí của anh hiện nay khoảng từ 10 – 15 triệu. Nếu chỉ chi tiêu cho mình anh, mỗi tháng anh có thể tiết kiệm được 3 – 5 triệu. Còn với vị trí trưởng phòng của anh, lương hiện nay khoảng 30 - 40 triệu.

“Nếu kiên trì đi làm công tại một doanh nghiệp, cố gắng phấn đấu, tích lũy kinh nghiệm, kiến thức để lên được vị trí trưởng phòng hay giám đốc thì mức thu nhập cũng rất cao, mà lại không nhiều rủi ro như kinh doanh”, anh Trung nhận định.

(Theo Dân Việt)

Rợn người hình ảnh ếch Trung Quốc 'ngập' sán bán ở chợ dân sinh

Ăn thịt ếch có thật sự an toàn, bổ dưỡng hay không khi mà không chỉ ếch Trung Quốc mà ếch đồng cũng có thể nhiễm sán?

Nhắc đến các món "đặc sản" của người Việt, không thể nào quên nhắc đến thịt ếch. Quả thật, thịt ếch từ lâu đã được mệnh danh là "thịt gà đồng", thịt vừa ngọt, béo, dai mềm và ngon. Đặc biệt là rất tốt cho những người vừa ốm dậy, cần được bồi bổ cơ thể. Tuy nhiên, ăn thịt ếch có thật sự an toàn, bổ dưỡng hay không khi ếch đồng, ếch Trung Quốc nhiễm sán đang "ngập" chợ dân sinh?

{keywords}
{keywords}
{keywords}
Ếch được bán rất nhiều ở các chợ dân sinh

Ếch Trung Quốc nhiễm sán đe dọa sức khỏe người tiêu dùng

Theo một đoạn clip do ANTV thực hiện, tại chợ Long Biên, Hà Nội vào lúc 2h sáng ếch Trung Quốc được bán rất nhiều, với mức giá bán ra từ 55 – 60 ngàn đồng/kg - rẻ gấp 2 lần so với giá ếch đồng tại Việt Nam.

{keywords}

Theo tiết lộ của người bán, mỗi ngày có hàng trăm tạ ếch được đưa đến các nhà hàng, quán ăn. Đồng thời, người bán hàng cũng khẳng định tại đây chỉ có ếch nuôi, không có ếch đồng.

Ngoài bán hàng, tại chợ còn có dịch vụ sơ chế ếch, giá ếch đã sơ chế rơi vào 77 ngàn đồng/kg. Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên, khu vực sơ chế ếch không hề đảm bảo vệ sinh, nền đất đen bẩn, dụng cụ và nước rửa đều ngả mầu đen đặc. Bên cạnh đó, phóng viên bắt gặp nhiều túi ếch được sơ chế từ lâu, không có hạn sử dụng, đang được ướp lạnh để chuẩn bị đi phân phối đến các quán ăn.

{keywords}
{keywords}
{keywords}
{keywords}
Quá trình sơ chế ếch ngay tại chợ với các dụng cụ cũ bẩn, kém vệ sinh. (Ảnh: Cắt từ clip)
{keywords}
Túi ếch đông lạnh không có hạn sử dụng.(Ảnh: Cắt từ clip)

Ếch có nguồn gốc Trung Quốc chỉ là một phần nỗi lo, nhiều người còn sợ hãi khi biết ếch là loại động vật chủ yếu sống ở đồng ruộng, đầm lầy - những nơi có môi trường ẩm ướt, có điều kiện tốt để các ký sinh trùng gây bệnh sinh sôi, nảy nở. Những ấu trùng này có màu trắng, thường lẫn vào màu thịt ếch nên khó phát hiện.

Quá trình để 1 con ếch hình thành và phát triển có thể hiểu như sau: Cá thể nòng nọc sinh sôi trong môi trường nước chứa ấu trùng sán. Sau đó, nòng nọc tiến hóa thành loài giáp xác có sán ký sinh. Và cuối cùng là phát triển thành ếch. Ấu trùng sán vốn đã xâm nhập và cư trú trong cơ thể ếch từ quá trình phát triển vì vậy không hề khó khi tìm ra những cá thể sán đang ngọ nguậy trong vùng đùi, thịt của những chú ếch nhái.

{keywords}
Phát hiện sán trong đùi ếch. (Ảnh: Cắt từ clip)

Không những thế, trong thịt ếch còn có ấu trùng giun đầu gai, sau khi đi vào dạ dày của người, những ấu trùng này sẽ chui qua vách dạ dày và di chuyển khắp cơ thể, chui vào mắt, gan, phổi, ổ bụng… gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

"Không chỉ ếch nhập từ Trung Quốc mà ếch nuôi ở Việt Nam cũng có thể nhiễm sán"

Ếch nhập từ Trung Quốc được sơ chế không đảm bảo, có thể nhiễm sán khiến người dân hoang mang, xong PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội khẳng định: "Không chỉ ếch nhập từ Trung Quốc mà ngay cả ếch nuôi tại Việt Nam cũng có thể thể bị nhiễm sán. Bởi vì ếch là loài động vật lưỡng cư, lúc sinh sống dưới nước, lúc lại sống trên cạn. Ếch ở đất nước nào cũng có tập tính giống nhau vì vậy không chỉ ếch nhập từ Trung Quốc mới nhiễm sán".

Trước đây, từng có trường hợp người dân phát hiện sán có cả trong ếch đồng:

{keywords}
Một người dân phát hiện ra sán khi sơ chế ếch đồng.

Theo phân tích của PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, dù ăn ếch đồng hay ếch Trung Quốc đều cần phải cẩn trọng đến nguy cơ nhiễm sán. Tuy nhiên, việc người dân nhập lậu ếch Trung Quốc về bán là sai bởi việc nhập bất cứ loài động vật nào từ nước ngoài về Việt Nam đều phải trải qua kiểm định của Nhà nước, nếu không thì loài ếch nói riêng và các loại động vật nói chung được nhập về nước ta bán có thể nhiễm virus lạ, bệnh lạ.

Không chỉ Trung Quốc mà nhập bất cứ thứ gì từ nước ngoài như Mỹ, Đức, Nhật… đều cần qua kiểm định. Còn việc chưa kiểm định đã đem ra bán thì lỗi thuộc về việc quản lý lỏng lẻo và người dân quá liều lĩnh nên đã nhập "bừa" về kiếm lời.

Ngoài ra, vị chuyên gia cho biết ếch nuôi nhân tạo có thể sẽ an toàn hơn ếch đồng bởi khi đó người nuôi chủ động về năng suất, chất lượng và giảm thiểu khả năng nhiễm sán. Tuy nhiên, ngày nay người dân vẫn chuộng ếch thả rông hơn vì loại ếch này chắc thịt, vị thơm ngon hơn.

Vậy người dân có thể tiếp tục ăn thịt ếch hay không?

PGS. TS Thịnh cho biết dù ếch là động vật lưỡng cư nhưng không phải tất cả ếch đều nhiễm sán. Ếch nhiễm sán chỉ đáng sợ khi chúng ta ăn sống hoặc chế biến thực phẩm chín và sống không tách biệt, gây lây nhiễm chéo, khiến trứng sán vào miệng và nở trong bụng.

Chuyên gia nhấn mạnh rằng chính cách chúng ta sơ chế, bảo quản kém chất lượng mới gây ra nguy cơ nhiễm sán.

{keywords}

PGS. TS Thịnh khẳng định người tiêu dùng vẫn có thể ăn thịt ếch vì đây là món ngon, có nhiều giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, dù ăn thịt ếch an toàn cần nắm vững nguyên tắc ăn chín uống sôi. Khi sơ chế người dân cần tránh dùng chung giao thớt giữa thịt chín và thịt sống kẻo lây nhiễm chéo. Khu vực sơ chế cần sạch sẽ, đảm bảo.

Chốt lại, để đảm bảo an toàn khi ăn thịt ếch, người dân cần lưu ý thêm một số điều quan trọng sau:

- Nếu nhận thấy những vùng màu trắng trên thịt cần loại bỏ những cá thể sán, hoặc khứa bỏ những vùng có sán đó. Nếu quá nhiều thì đừng nên tiếc khi loại bỏ hoàn toàn cá thể ếch đó.

- Sơ chế ếch cần làm sạch ruột và tách những đường gân chỉ trên đùi ếch để loại bỏ những ấu trùng sán ẩn ở bên trong trước khi chế biến thành món ăn. 

- Sán sẽ chết ở nhiệt độ cao, nên mọi người cần nấu thật chín kỹ thịt ếch để hạn chế giun sán ký sinh còn tồn tại trong thực phẩm, xâm nhập và gây bệnh cho cơ thể người. Tuyệt đối không ăn thịt ếch sống hay dùng thịt ếch sống đắp lên mắt để chữa bệnh đau mắt như quan niệm của một số người. Việc làm thiếu khoa học này tạo điều kiện thuận lợi cho ấu trùng sán nhái xâm nhập vào da, mắt - gây u ở mắt, làm cho bệnh nhân có thể bị mù.

Cuối cùng, các chuyên gia cũng khuyến cáo người tiêu dùng hãy cẩn thận khi lựa chọn sản phẩm và chế biến đối với loại ếch nhập lậu không rõ nguồn gốc. Nên chọn mua ếch ở nơi uy tín, sạch sẽ.

(Theo Báo Dân sinh)

'Một nhóm nước rất mạnh đang đe dọa địa vị của đồng USD'

Một nhóm gồm “những quốc gia rất mạnh” đang tìm cách xói mòn tầm quan trọng của đồng bạc xanh - một chuyên gia cảnh báo...

Suốt nhiều thập kỷ trở lại đây, đồng USD đã giữ vững vai trò đồng tiền dự trữ của thế giới, nhưng địa vị này có thể bị đe dọa bởi "những quốc gia rất mạnh" đang tìm cách xói mòn tầm quan trọng của đồng bạc xanh - một chuyên gia cảnh báo.

Trong một cuộc trao đổi với hãng tin CNBC, bà Anne Korin - đồng Giám đốc phụ trách nghiên cứu năng lượng và an ninh thuộc Viện Phân tích an ninh toàn cầu (Institute for the Analysis of Global Security) - nói rằng những quốc gia đang đi đầu trong việc gây suy yếu ảnh hưởng của đồng USD bao gồm Trung Quốc, Nga và Liên minh châu Âu (EU). Vị chuyên gia nói rằng những nước này "có động lực mạnh mẽ trong việc phi Đôla hóa"

"Chúng tôi không rõ điều gì sẽ xảy ra tiếp theo, nhưng điều mà chúng tôi thực sự biết là vị thế hiện nay của USD khó bền vững", bà Korin nói. "Đang có một nhóm nước ngày càng đông các quốc gia rất mạnh" muốn giảm ảnh hưởng của USD.

{keywords}

Một trong những lý do khiến các nước này muốn cắt giảm sử dụng đồng bạc xanh là khả năng trở thành đối tượng của quyền tài phán Mỹ nếu thực hiện giao dịch bằng USD. Khi đồng USD được sử dụng hoặc giao dịch được thanh toán thông qua một ngân hàng Mỹ, các thực thể sẽ trở thành đối tượng của quyền tài phán Mỹ, cho dù họ "chẳng liên quan gì đến Mỹ", bà Korin nói.

Bà Korin lấy ví dụ là việc Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran vào năm 2018 và tái áp các biện pháp trừng phạt kinh tế lên Tehran. Động thái này của Mỹ đặt các công ty đa quốc gia của châu Âu vào tình thế đầy may rủi trước sự trừng phạt của Washington nếu họ tiếp tục công việc kinh doanh với Iran.

"Châu Âu muốn làm ăn với Iran. Họ không muốn trở thành đối tượng của luật pháp Mỹ vì làm ăn với Iran", bà Korin nhấn mạnh. "Không ai muốn bị bắt ở sân bay vì làm ăn với những quốc gia mà Mỹ không ưa".

Bởi vậy, các nước có một "động lực rất, rất mạnh mẽ" để dịch chuyển khỏi việc sử dụng đồng USD, bà Korin nói.

Một khi ảnh hưởng của đồng USD suy giảm, các đồng tiền khác có thể thế vào vai trò mà USD nắm giữ bấy lâu nay, đặc biệt là đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã có nhiều cố gắng nhằm quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ, bao gồm đưa vào giao dịch hợp đồng tương lai dầu lửa bằng Nhân dân tệ. Cũng có nhiều nguồn tin nói rằng Trung Quốc đang chuẩn bị cho việc dùng Nhân dân tệ, thay vì USD, để thanh toán trong hoạt động nhập khẩu dầu lửa.

Hợp đồng tương lai dầu lửa giao dịch bằng Nhân dân tệ có thể được xem như một dấu hiệu cảnh báo sớm về vai trò yếu đi của đồng USD, bà Korin nhận định.

"90% giao dịch dầu lửa hiện nay được thực hiện bằng đồng USD", bà Korin nói. "Nếu có bất kỳ một sự suy giảm nào đó trong vai trò thống lĩnh của đồng USD trong giao dịch dầu lửa, thì đó sẽ là dấu hiệu cho thấy mọi chuyện đi theo chiều hướng phi Đôla hóa", bà Korin nói.

Tuy nhiên, vị chuyên gia cũng nói rằng giao dịch dầu lửa bằng Nhân dân tệ có thể là một điều kiện "cần" cho phi Đôla hóa, nhưng chưa phải là điều kiện "đủ" để phi Đôla hóa trở thành sự thật.

(Theo VnEconomy)

Bé gái 6 tuổi cúi nhặt từng tờ biên lai trong cây ATM khiến nhiều người lớn xấu hổ

Ý thức của cô bé còn lớn hơn rất nhiều những người lớn có thói quen vứt rác bừa bãi.


Hành động của bé gái 6 tuổi trong cây rút tiền ATM khiến nhiều người lớn xấu hổ

Đoạn clip do mẹ cô bé ghi lại đang thu hút sự chú ý trên mạng xã hội.

"Đây là con gái mình, bé mới 6 tuổi, tối qua 2 mẹ con đi rút tiền ở ATM, thấy nhiều người vứt biên lại bừa bãi, bé liền đi nhặt từng tờ rồi bỏ vào thùng rác. Thương con gái nhỏ có ý thức, mình lén lấy điện thoại quay lại.

Nhiều người lạ ghê, cái thùng rác đựng biên lai sau khi rút tiền được để ngay trước mắt, vậy mà vẫn vứt thẳng xuống sàn rồi đi", người mẹ chia sẻ.

Trong clip, cô bé thu dọn toàn bộ tờ giấy vứt đầy trên sàn. Dù còn nhỏ nhưng ý thức của em khiến nhiều người lớn phải xấu hổ.

"Bé giỏi quá, có ý thức từ nhỏ. Chẳng bù cho rất nhiều người lớn, đến chuyện đơn giản là vứt tờ giấy vào thùng rác ngay đấy cũng không làm được", thành viên Duy Hùng bình luận.

"Hành động cho thấy cháu bé được dạy dỗ nghiêm chỉnh. Nhìn bé lượm rác mà cứ nghĩ là lượm ý thức của nhiều người lớn vậy", một dân mạng khác bày tỏ.

"Đằng nào cũng vứt, vậy còn muốn in biên lai ra làm gì? Thời buổi công nghệ rồi, có lẽ thói quen dùng cây ATM cũng nên thay đổi đi thôi", nickname Thuận Đỗ góp ý.

Duy Nam

Khách Trung Quốc bị phạt tù vì giấu 60 kg lươn còn sống trong hành lý

Hai vị khách người Trung Quốc bị kết án tù vì giấu 60 kg lươn thủy tinh còn sống trong hành lý mà không khai báo.


1 triệu USD lươn thủy tinh bị đe dọa nhập lậu

Một tòa án ở Pháp hôm 30/10 đã kết án hai du khách người Trung Quốc tội buôn lậu 60 kg lươn thủy tinh còn sống cất giấu trong hành lý trên một chuyến bay tới Trung Quốc.

Lươn non châu Âu hay còn gọi là “lươn thủy tinh” vì vẻ ngoài trong suốt. Tại Trung Quốc, chúng có thể bán với giá lên đến 5600 USD/ kg. Đây cũng là hình thức buôn lậu đang bùng nổ trong thời gian gần đây.

Hôm 28/10, một phụ nữ 20 tuổi và người đàn ông 44 tuổi bị cảnh sát chặn ở sân bay Charles de Gaulle, Paris, Pháp. Hai người này đang trong chuyến bay từ thành phố Toulouse thuộc miền tây nước Pháp, quá cảnh tại sân bay ở Paris thì bị kiểm tra bất ngờ.

{keywords}
60 kg lươn sống bị cất giấu trong hành lý của khách Trung Quốc

Trong 4 chiếc vali của họ, cảnh sát phát hiện thấy những túi nilon có nước, bên trong chứa rất nhiều lươn thủy tinh còn sống. Mỗi túi nilon đều được bọc cách nhiệt.

Tòa án Bobigny gần Paris đã kết án cặp đôi 10 tháng tù treo và phạt 7000 Euro vì tội buôn lậu và tội phá hoại sự đa dạng sinh học.

Các chuyên gia cho biết, số lượng lươn thủy tinh châu Âu những năm gần đây đang sụt giảm nghiêm trọng từ nhiều nguyên nhân như ô nhiễm môi trường, đánh bắt quá mức, xây dựng công trình sông ảnh hưởng tới môi trường sinh thái của chúng.

Tại Pháp, một kg lươn thủy tinh có giá 250 Euro. Trước đó, lươn thủy tinh được Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật và thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng (CITES) liệt vào danh sách cần bảo vệ.

{keywords}
Cận cảnh một con lươn thủy tinh châu Âu

CITES cũng ước tính một nửa số lươn bị đánh bắt ở châu Âu xuất khẩu sang Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc rồi nuôi tại các trang trại.

(Theo Channel News Asia/ Dân trí)

BIDV - ngân hàng đầu tiên chấp nhận thanh toán thẻ nội địa Liên bang Nga

BIDV là Ngân hàng đầu tiên và duy nhất đã hoàn thành kết nối kỹ thuật để chủ thẻ MIR - thẻ nội địa mang thương hiệu quốc gia của Liên bang Nga có thể sử dụng thẻ để mua sắm, thanh toán tại hệ thống POS của BIDV.

Ngày 29/10, Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) cùng Công ty CP Thanh toán Quốc Gia Việt Nam (NAPAS) đã ký kết Thỏa thuận triển khai dịch vụ kết nối với Tổ chức thẻ nội địa Liên bang Nga NSPK.

{keywords}
Đại diện BIDV - PTGĐ Lê Trung Thành và đại diện NAPAS - TGĐ Nguyễn Quang Hưng ký kết Thỏa thuận triển khai dịch vụ

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lượng khách du lịch Nga đến Việt Nam tính đến hết tháng 9/2019 là 478.000 lượt, năm 2018 là hơn 600.000 lượt với mức tăng trưởng bình quân trong 3 năm gần đây đạt hơn 20%. Điều này khẳng định vai trò quan trọng trong việc triển khai dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ MIR tại Việt Nam, mang lại sự thuận tiện, an toàn cho nhà đầu tư và khách du lịch là chủ thẻ MIR khi công tác, du lịch tại Việt Nam; góp phần thúc đẩy hợp tác song phương Việt Nam và Liên bang Nga trong lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt.

Trong thời gian tới, BIDV sẽ tiếp tục mở rộng kết nối cho phép chủ thẻ MIR được sử dụng dịch vụ trên hệ thống ATM của BIDV.

NSPK là tổ chức thẻ nội địa của Liên bang Nga được thành lập và quản lý bởi Ngân hàng Trung ương Nga với 307 Tổ chức thành viên, cùng với mạng lưới chấp nhận thanh toán gồm hơn 130.000 máy ATM và 2,6 triệu máy POS. Đến nay, các ngân hàng tại Nga đã phát hành hơn 67.4 triệu thẻ thương hiệu MIR.

BIDV hiện có gần 70.000 máy POS, gần 2.000 máy ATM phục vụ hơn 100 triệu chủ thẻ nội địa của 50 tổ chức tài chính trong nước và quốc tế. Trong nhiều năm qua, BIDV đã liên tục nhận được các giải thưởng của Tạp chí tài chính quốc tế IFM với dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ trên POS/ATM. Năm 2019, BIDV đã vinh dự đạt giải thưởng Ngân hàng có dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ và quản lý dòng tiền tốt nhất Việt Nam do tạp chí uy tín Asian Banker bình chọn. Trong thời gian tới, BIDV sẽ tiếp tục phối hợp với NAPAS nghiên cứu phương án để triển khai chấp nhận thanh toán thẻ nội địa BIDV tại Liên bang Nga.

Xuân Thạch

Quốc hội điểm mặt các loại Quỹ 'đè' người dân, doanh nghiệp

Đoàn giám sát Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ ra một loạt tồn tại hạn chế ở các Quỹ tài chính ngoài ngân sách.

Đoàn giám sát Ủy ban thường vụ Quốc hội vừa có báo cáo Kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng các Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước giai đoạn 2013-2018.

Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước: Thu trăm tỷ, chi nhiệm vụ chính 225 triệu

Đoàn giám sát Ủy ban thường vụ Quốc hội cho hay, Quỹ có nguồn thu chủ yếu từ đóng góp của các doanh nghiệp và người lao động.

Quỹ có chức năng phát triển, mở rộng thì trường lao động ngoài nước và nâng cao chất lượng nguồn lao động, hỗ trợ giải quyết rủi ro cho người lao động và doanh nghiệp, song các hoạt động này hầu như không có hiệu quả.

Trong giai đoạn 2013-2018, số dư Quỹ từ đầu kỳ là 109 tỷ đồng và thu trong kỳ là 151 tỷ đồng. Thế nhưng, tổng chi trong cả giai đoạn là rất thấp, chỉ khoảng 62 tỷ đồng.

{keywords}
Quốc hội điểm mặt các loại Quỹ “đè” người dân, doanh nghiệp

Đáng nói, hoạt động mở rộng và phát triển thị trường chủ yếu là tổ chức hội thảo và chi phí đoàn ra chỉ với tổng số tiền là 225 triệu đồng; chi hoạt động đào tạo gần 4 tỷ đồng; chi hỗ trợ rủi ro hơn 32,5 tỷ đồng.

Trong khi đó chi công tác tuyên truyền qua cơ quan báo chí là 13,1 tỷ đồng và chi cho công tác quản lý là 13 tỷ đồng (chiếm khoảng 22% tổng chi).

Quỹ Phòng chống chống thiên tai: Bất cập thu chi

Qua giám sát cho thấy, Quỹ này có nguồn thu từ tiền đóng góp bắt buộc hàng năm của các tổ chức kinh tế hạch toán độc lập, doanh nghiệp (tính theo tỷ lệ tài sản) và cá nhân (1 ngày công đối với người lao động và 15.000 đồng đối với đối tượng khác) nhằm chi hỗ trợ các hoạt động phòng, chống thiên tai quy định tại Luật Phòng, chống thiên tai. Tuy nhiên, các quy định về nội dung chi của Quỹ trùng với nội dung chi từ dự phòng ngân sách nhà nước.

Bên cạnh đó, việc quy định đóng góp bắt buộc của Quỹ chưa được sự đồng tình từ các doanh nghiệp (nhất là doanh nghiệp nước ngoài) và nhân dân ở rất nhiều địa phương. Có địa phương đã tạm dừng khoản thu này, khiến tỷ lệ thu thực tế của các địa phương khá thấp so với kế hoạch.

Bên cạnh đó, với tỷ lệ và mức thu cố định, dẫn đến tình trạng các địa phương có quy mô dân số lớn số thu rất lớn, trong khi các địa phương có điều kiện kinh tế khó khăn, thường xuyên gặp thiên tai thì số thu hàng năm rất thấp. Trong khi quy định về mức chi đối với Quỹ thấp (dưới 1 tỷ đồng), dẫn đến rất nhiều địa phương có số dư Quỹ khá lớn.

Do đó, Đoàn giám sát Ủy ban thường vụ Quốc hội kiến nghị Chính phủ cần rà soát, tổng kết đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ và điều chỉnh cơ chế thu, chi bảo đảm phù hợp với thực tiễn, tránh chồng chéo với nhiệm vụ chi từ nguồn dự phòng ngân sách hằng năm của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.

Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá: Chưa hiệu quả, gây lãng phí

Qua giám sát cho thấy, nguồn thu của Quỹ chủ yếu từ đóng góp bắt buộc theo tỷ lệ phần trăm (%) trên giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc lá. Đây là một khoản thu có tính chất trùng với thuế tiêu thụ đặc biệt đánh trên doanh thu hàng hóa, dịch vụ.

Trong khi, hầu hết các nhiệm vụ chi của Quỹ trùng lặp với nhiệm vụ chi của NSNN, có 8 trong số 9 nhiệm vụ chi của Quỹ có thể giao cho các đơn vị thuộc Bộ Y tế thực hiện, như công tác truyền thông, xây dựng mô hình điểm, tổ chức cai nghiện, nghiên cứu tác hại thuốc lá,...

Mặt khác, qua giám sát, hoạt động của Quỹ chưa đánh giá được hiệu quả, dư nguồn lớn gây lãng phí nguồn lực xã hội, chưa thu hút được sự đóng góp của các tổ chức quốc tế như mục tiêu đề ra.

Vì vậy, Chính phủ cần rà soát, tổng kết đánh giá hiệu quả và sự cần thiết phải tồn tại Quỹ.

{keywords}
Quỹ bình ổn xăng dầu không còn phù hợp

Quỹ bình ổn giá xăng dầu: Không còn phù hợp

Đối với Quỹ bình ổn giá xăng, số tiền trích Quỹ được để lại tại các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu (mức trích hiện nay là 300 đồng/lít), thực chất là một khoản thu trước của người dân và doanh nghiệp.

Thực tế hiện nay cho thấy, cơ sở để bình ổn giá đã không còn phù hợp (giá cơ sở dựa trên giá CIF, trong khi sản xuất trong nước đã đáp ứng đến 90% nhu cầu, bên cạnh việc đặt ra lãi định mức và chi phí kinh doanh định mức là phi thị trường). Trong khi các đầu mối nhập khẩu xăng, dầu đã thực hiện nghiệp vụ hedging (tức là cố định giá trước để hạn chế tác động giá xăng dầu tăng, giảm).

Việc thu trước của người tiêu dùng 300 đồng/lít để tạo Quỹ là nguyên nhân gây ra lạm phát thực tế và định kỳ điều chỉnh giá là nguyên nhân gây ra lạm phát kỳ vọng. Việc sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu hiện chưa đảm bảo tính minh bạch, công khai, dẫn đến sự phản ứng của người dân. Mặt khác, theo Luật Giá, có 11 mặt hàng thuộc danh mục bình ổn giá, trong khi chỉ có mặt hàng xăng dầu có Quỹ bình ổn giá là chưa phù hợp.

Do đó, Chính phủ cần rà soát, tổng kết đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ và tiến hành sửa đổi các văn bản pháp luật có liên quan đến phương pháp tính giá cơ sở và cơ chế quản lý, sử dụng Quỹ hiệu quả, phù hợp với thực tiễn, đảm bảo công khai, minh bạch.

Quỹ dịch vụ viễn thông công ích: Nguồn thu quá lớn

Qua giám sát cho thấy, nguồn thu của Quỹ chủ yếu từ doanh thu dịch vụ viễn thông, hạ tầng mạng, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại quốc tế (với mức thu 1,5% doanh thu các dịch vụ viễn thông, từ tháng 7/2018 chỉ còn thu 0,7%). Đây là một khoản thu có tính chất là thuế bổ sung trên doanh thu đối với các doanh nghiệp viễn thông.

Ngoài ra, trong giai đoạn giám sát, tổng nguồn thu đã thu của các doanh nghiệp viễn thông là 6.776 tỷ đồng; kinh phí đã sử dụng cho việc thực hiện chức năng nhiệm vụ là 389 tỷ đồng, chỉ đạt 5,82% kinh phí đã thực thu, trong khi kinh phí chi cho đảm bảo bộ máy Quỹ là 131 tỷ đồng (tương đương 33,67% kinh phí đã giải ngân cho mục đích viễn thông công ích, 18,26% giá trị sản lượng thực hiện), tổng số CBCNV xấp xỉ 90 người.

Do dư nguồn quá lớn, Bộ Tài chính tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Quỹ hoàn trả lại vốn điều lệ 500 tỷ đồng và thu về NSNN 2.000 tỷ đồng năm 2013 và 1.327 tỷ đồng năm 2018 từ nguồn đóng góp của các doanh nghiệp viễn thông theo Chương trình 1168.

Việc đề ra cơ chế thu dẫn đến tồn Quỹ lớn, trong khi ngân sách nhà nước còn thiếu hụt và phải điều tiết nguồn thu của Quỹ về ngân sách là chưa phù hợp.

Do đó, Chính phủ cần rà soát, tổng kết đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ; tiếp tục nghiên cứu để giảm mức thu trên doanh thu từ các dịch vụ viễn thông.

Lương Bằng

Thông điệp ý nghĩa của MoMo trong ngày hội hoàn tiền 50%

Ngày hội Hoàn tiền 50% duy nhất 01/11 thể hiện nỗ lực của Ví MoMo trong việc nâng cao trải nghiệm của người dùng Việt, hướng tới thói quen thanh toán không tiền mặt.

Nỗ lực nâng cao trải nghiệm người dùng Việt

Năm 2019 đánh dấu những nỗ lực từ vĩ mô đến vi mô của cả Chính phủ, doanh nghiệp và người dân trong việc ưu tiên các giải pháp “số hoá”, đặc biệt là trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng để thúc đẩy một xã hội dần thích nghi với việc thanh toán không sử dụng tiền mặt trong những giao dịch thường ngày.

Là một trong những đơn vị tiên phong trong thanh toán di động, sắp tới đây, MoMo đem tới Ngày hội Hoàn tiền 50%. Sự kiện hứa hẹn sẽ bùng nổ trong ngày 1/11, ẩn đằng sau nhiều thông điệp ý nghĩa cho xã hội của MoMo - luôn nỗ lực nâng cao trải nghiệm của người dùng Việt hướng tới thói quen thanh toán không tiền mặt.

{keywords}
 Không chỉ đơn thuần là hoàn tiền, Ví MoMo nỗ lực từng bước để thay đổi thói quen thanh toán và sử dụng tiền mặt của người Việt

Gia tăng hình thức thanh toán tại các dịch vụ công

Không chỉ đáp ứng các nhu cầu về thanh toán các dịch vụ vui chơi giải trí, MoMo giờ đây còn tập trung tối đa vào gia tăng các hình thức thanh toán tại các dịch vụ công thông qua di động. Cụ thể, MoMo mang đến trải nghiệm thanh toán mới mẻ, tiện lợi và nhanh chóng khi đem công nghệ scan QR Code vào bệnh viện Đại Học Y Dược TP.HCM CS1 (215 Hồng Bàng, Q.5). Người dân khi tới bệnh viện có thể quên đi nỗi lo không mang đủ tiền mặt thường rất hay gặp, với MoMo, chỉ với vài bước scan QR Code, mọi việc thanh toán viện phí nội trú, ngoại trú có thể diễn ra rất dễ dàng và tiện lợi.

{keywords}
Từ ngày 10/10, người bệnh/người nhà người bệnh có thể thực hiện viện thanh toán phí Nội - ngoại trú của BV ĐHYD TP.HCM  trên Ví MoMo

Đại diện MoMo chia sẻ: Hơn ai hết, ví MoMo hiểu rõ mối quan ngại khi phải mang theo nhiều tiền mặt bên người và nỗi đau đầu khi thanh toán viện phí, hay các khoản tại bệnh viện vốn là nơi rất đông người cũng như trải qua nhiều thủ tục. Giờ đây, một hành động scan QR Code cùng thanh toán dưới 1 phút sẽ phần nào giải quyết được “nỗi đau đầu” của người dùng khi tất toán các khoản chi phí tại bệnh viện, giúp bệnh nhân và cả người nuôi bệnh an tâm điều trị, phục hồi sức khỏe.

{keywords}
TS. Thái Hoài Nam – Phó Giám đốc BV ĐHYD TPHCM (bên phải) và ông Nguyễn Mạnh Tường - Chủ tịch Ví MoMo (bên trái) cùng ký kết hợp tác triển khai đẩy mạnh thanh toán không tiền mặt tại BV Đại học Y Dược TP.HCM (ngày 10/10)

Hướng tới một xã hội “số hoá”, tương lai không tiền mặt

Theo đại diện MoMo, thông qua chương trình, MoMo mong muốn thể hiện mình là một trong những công ty tài chính công nghệ tiên phong trong việc cùng với Chính phủ thực hiện nghị quyết số 02 về thanh toán không tiền mặt cho các dịch vụ công cũng như hướng đến cuộc sống công nghiệp 4.0 - đưa thói quen dùng tiền mặt của người Việt xuống thấp nhất có thể.

Không thể không phủ nhận sự đóng góp của MoMo trong các năm đã qua, từ những điểm nộp tiền vào ví để thanh toán dễ dàng hơn cho đến sự hoàn thiện của một ứng dụng thanh toán di động tiện lợi, góp vào sự phát triển chung của ứng dụng công nghệ tại Việt Nam.

Độ phủ của MoMo giờ đây đã và đang lớn dần. Đặc biệt làn sóng hoàn tiền 50% vào ngày 01/11 hứa hẹn sẽ đem đến những trải nghiệm bùng nổ cho người dùng. Các khách hàng của Momo có thể được hoàn tối đa tới 2 triệu đồng/ tháng khi thanh toán cùng MoMo ở các điểm chấp nhận. Đằng sau hiệu ứng lan truyền cơn sốt hoàn tiền 50% này, MoMo chứng minh vị thế là ví điện tử hàng đầu Việt Nam khi mang đến những trải nghiệm thanh toán mới mẻ giúp người dùng tiếp cận thói quen thanh toán mới hướng đến một tương lai không tiền mặt.

Tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về chương trình tại: https://ift.tt/2JmVg4Y

Ngọc Minh

Giá xăng dầu giảm từ 15h ngày 31/10/2019

Liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định giảm nhẹ giá xăng dầu trong kỳ điều hành ngày 31/10.

Cụ thể, từ 15h00 ngày 31/10, xăng E5RON92 giảm 218 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 350 đồng/lít; dầu diesel giảm 166 đồng/lít; dầu hỏa giảm 121 đồng/lít; dầu mazut giảm 299 đồng/kg.

Như vậy, giá xăng E5RON92 không cao hơn 19.252 đồng/lít; xăng RON95-III không cao hơn 20.445 đồng/lít.

Giá dầu diesel không cao hơn 16.057 đồng/lít; dầu hỏa không cao hơn 15.137 đồng/lít; dầu mazut không cao hơn 12.517 đồng/kg.

{keywords}
Xăng dầu giảm giá

Tại kỳ điều hành này, liên bộ tiếp tục thực hiện mức trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với xăng E5RON92 và dầu diesel là 100 đồng/lít; xăng RON95 trích lập ở mức 300 đồng/lít, dầu hỏa trích lập ở mức 200 đồng/lít, dầu mazut trích lập ở mức 700 đồng/lít.

Đồng thời, liên Bộ ngừng chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu (kỳ trước chi 200 đồng/lít đối với xăng RON95).

Liên bộ cho rằng: Quỹ Bình ổn giá xăng dầu tiếp tục có sự gia tăng để có dư địa điều hành bình ổn giá xăng dầu các tháng cuối năm và Tết Nguyên đán, đồng thời tiếp tục duy trì mức chênh lệch giá giữa xăng sinh học E5RON92 và xăng khoáng để khuyến khích sử dụng xăng sinh học nhằm bảo vệ môi trường.

H.Duy

'Ngậm đắng nuốt cay' vì thẻ tín dụng

Nhiều khách hàng đã “ngậm đắng nuốt cay” khi phải trả những khoản lãi và phí cao ngất sau khi mở thẻ tín dụng tại ngân hàng.

Nhiều khách hàng cho biết, họ được nhân viên ngân hàng tư vấn đủ cách để mở thẻ tín dụng. Nhưng do chưa hiểu và không lường trước những trách nhiệm và chi phí phát sinh, họ "tá hỏa" khi phát hiện các khoản phí và lãi suất cao ngất phải thanh toán. Để rồi phải “ngậm đắng nuốt cay”, khi phải trả những khoản lãi và phí cao ngất vì đã lỡ ký xài thẻ.

Anh Mạnh Hùng ở Hoàng Mai (Hà Nội) kể, anh được nhân viên ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) liên hệ mời mở thẻ tín dụng. Theo giới thiệu, khách hàng mở thẻ tín dụng của VIB sẽ được hưởng nhiều ưu đãi. Chẳng hạn như hoàn tiền 6% cho chi tiêu y tế, giáo dục, thanh toán phí bảo hiểm; hoàn tiền 3% cho chi tiêu ẩm thực, xem phim,... Ưu đãi mua sắm trả góp 0% lãi suất, miễn lãi lên đến 55 ngày.

{keywords}
Sở dĩ các ngân hàng áp dụng lãi suất cao đối với thẻ tín dụng là do tính rủi ro của mảng kinh doanh này.

Đối với khách hàng đã có thẻ tín dụng của ngân hàng khác, chỉ cần cung cấp chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu là được VIB mở thẻ, bằng hạn mức so với thẻ của ngân hàng kia, không cần chứng minh thu nhập.

Anh Hùng đã mở thẻ với hạn mức tối đa 70 triệu đồng. Vừa qua, anh sử dụng thẻ tín dụng VIB để mua sắm đồ gia dụng tại tại siêu thị Điện máy HC, hết khoảng 50 triệu đồng. Sau đó, anh thanh toán cho VIB theo thông lệ, số tiền tối thiểu là 5% của hạn mức tối đa mỗi lần. Cho đến một ngày, anh giật mình vì thấy tháng trước đã thanh toán số tiền hơn 3 triệu đồng, nhưng sao kê kỳ tiếp theo, dư nợ không giảm mà còn tăng hơn 2 triệu đồng, mặc dù trong tháng anh chỉ chi tiêu thêm có 660 ngàn đồng.

Xem lại sao kê thì thấy, ngoài phần tiền lãi phải chịu tương đương 2,71%/tháng, còn thêm một khoản phí thanh toán trễ hạn lên đến gần 2,5 triệu đồng nữa. Anh Hùng cho biết, có 1 lần anh trễ hạn thanh toán vài ngày so với quy định.

Tra cứu biểu phí ngân hàng VIB thì thấy, mức phí phạt thanh toán trễ hạn lên đến 4% trên toàn bộ dư nợ hiện tại trong thẻ tín dụng. Như vậy, tính cả tiền lãi và phí lên đến 6,71%/tháng.

Anh Hùng tìm hiểu thì biết rằng, với khách hàng có thẻ chi tiêu 10 triệu đồng trong tháng, VIB sao kê từ ngày 10/7/2019 đến ngày 10/8/2019 và khách hàng thanh toán 100%, tương ứng với 10 triệu đồng đúng hạn, thì không bị tính lãi hoặc phí. Nhưng nếu khách hàng chỉ thanh toán số tiền tối thiểu là 5% của 10 triệu đồng (tương ứng 500.000 đồng) vào ngày 5/9/2019, thì phần thấu chi (9,5 triệu đồng) ngay lập tức bị tính lãi 2,71%/tháng. Nếu khách hàng lại chậm thanh toán dù 1 ngày, sẽ bị phạt 4% trên toàn bộ dư nợ hiện tại của thẻ.

Mức lãi suất 2,71%/tháng tương ứng 32,52%/năm là rất cao và phí thanh toán trễ hạn 4% trên dư nợ tối đa cũng rất cao, tổng cộng lên đến 6,71%/tháng và tương đương mức lãi suất 80,52%/năm.

Hiện có ngân hàng khác chỉ tính lãi suất với số tiền khách hàng thấu chi 2%/tháng và phí thanh toán trễ hạn từ 2-3% trên số tiền thanh toán tối thiểu theo quy định mà thôi, chứ không tính trên toàn bộ dư nợ, anh Hùng cho hay.

{keywords}
Do vậy, khách hàng chỉ nên mở thẻ khi thực sự có nhu cầu sử dụng

Trao đổi với PV.VietNamNet về sự việc này, đại diện Phòng Tiếp thị và Truyền thông Ngân hàng TMCP Quốc tế chia sẻ: Sau khi nhận được phản ánh của anh Hùng, các bộ phận liên quan đã tiến hành tìm hiểu thông tin và liên hệ với khách hàng.

VIB đã giải thích với khách hàng về khoản phí chậm thanh toán theo quy định của ngân hàng, cũng như theo thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng khi mở thẻ. Qua trao đổi với anh Hùng, VIB cũng tìm hiểu xem khách hàng có gặp khó khăn gì không trong quá trình thanh toán dư nợ thẻ hàng tháng.

Về khiếu nại của khách hàng liên quan đến mức phí chậm thanh toán, để hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng có thể thanh toán được dư nợ thẻ, VIB có đưa ra một số phương án giảm phí khi anh Hùng đóng một phần, hoặc toàn bộ dư nợ thẻ.

Anh Hùng cũng cho biết là sẽ cân nhắc thêm và phản hồi lại VIB.

Sở dĩ các ngân hàng áp dụng lãi suất cao đối với thẻ tín dụng là do tính rủi ro của mảng kinh doanh này. Theo các chuyên gia, trên lý thuyết, khi các ngân hàng cạnh tranh phát hành thẻ tín dụng, khách hàng sẽ được hưởng lợi vì có nhiều ưu đãi. Tuy nhiên, nhiều khách hàng kể rằng họ được các nhân viên ngân hàng tư vấn đủ cách để mở thẻ mà không lường trước các trách nhiệm, chi phí phát sinh.

Do đó, nhiều người đã "tá hỏa" khi phát hiện các khoản phí và lãi suất mình phải trả. Thậm chí, có người đang phải chịu những khoản nợ không đáng có, từ việc chi tiêu quá đà, hoặc quên không trả nợ ngân hàng đúng hạn.

Khi sử dụng thẻ tín dụng, là chủ thẻ đang đi vay ngân hàng một khoản tiền để tiêu dùng trước và trả nợ sau. Nếu khoản nợ được trả trong thời hạn ngân hàng quy định, chủ thẻ sẽ không phải chịu lãi. Nhưng nếu để quá hạn, chủ thẻ sẽ phải trả lãi suất cho khoản vay và phải chịu thêm mức phí phạt thanh toán quá hạn rất cao. Khách hàng cần cân nhắc kỹ, trước khi ký hợp đồng mở thẻ tín dụng mới. Chỉ nên mở thẻ khi thực sự có nhu cầu sử dụng, tránh phát sinh các chi phí không mong muốn.

Trần Thủy

Rùng mình bữa tiệc Halloween toàn “ngón tay” và “não người”

Ngoài những bộ trang phục ma quái, cách trang điểm rùng rợn, trong lễ hội hoá trang Halloween mọi người còn bày đủ các loại bánh trái mô phỏng hình ngón tay, não người, mặt quỷ,... khiến nhiều người nhìn thoáng qua phải khiếp sợ.

Halloween là lễ hội du nhập từ phương Tây vào Việt Nam những năm gần đây và được nhiều bạn trẻ rất hứng thú quan tâm. Trên thị trường, những bộ trang phục để hoá trang thành nhân vật ngộ nghĩnh, ma quái đang khá đắt khách. Giá những bộ trang phục này thường dao động từ 150.000 đồng đến cả triệu đồng mỗi bộ.

Đáng chú ý, thị trường còn xuất hiện tràn ngập các loại bánh hình ngón tay, đầu người, bộ xương, não người, bánh ma quái,... Những loại bánh này rất hút người mua vì chúng góp phần làm tăng tính rùng rợn cho lễ hội Halloween.

{keywords}
Bánh ngón tay đang khá hút khách ngày lễ Halloween

Xách trên tay một túi bánh toàn hình ngón tay người, chị Chử Thị Huyền Trang ở Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội) khoe, chị là “tay hòm chìa khoá” kiêm chân chợ búa cho cả tầng chung cư nhà chị. Hôm nay chị được giao đi mua sắm đồ trang trí và đồ ăn để tối cả tầng tham gia lễ hội Halloween.

“Trang phục người lớn, trẻ nhỏ thì của ai gia đình đó tự lo. Tôi chỉ mua mấy thứ trang trí ngoài hành lang, bánh trái các kiểu chung thôi”. Chị cho biết, món ăn được mọi người ưu tiên là những món bánh trái hợp với ngày lễ Halloween nên chị chọn mua bánh ngón tay và bánh gato não người.

Loại bánh quy ngón tay chị mua 3kg, móng tay được làm bằng hạt hạnh nhân ăn rất ngon. Còn bánh não người thì là bánh gato, bên ngoài phủ kem trang trí cho giống hình thù não người. Chị ăn thử rồi thấy rất hấp dẫn nhưng nhìn qua thì cũng có phần kinh dị. Còn lại là xúc xích ma, bánh mì quan tài… mỗi thứ một chút. Hy vọng bọn trẻ con ở tầng chung cư nhà chị đều thích, chị Trang chia sẻ.

Chị Lê Thị Nguyệt ở Thanh Xuân (Hà Đông, Hà Nội) cũng chia sẻ, buổi tối nay cơ quan chị có tổ chức lễ hội Halloween cho nhân viên nên chị vừa đặt mua một loạt các loại bánh.

{keywords}{keywords}

Năm nay bánh ngón tay phù thuỷ mọi người làm sinh động, có cả phần sốt màu trên ngón tay giống như dính máu nên chị đặt mua hẳn mấy cân. Bánh não người chị mua 3 chiếc. Ngoài ra có bánh khúc xương, bánh bí ngô, bánh linh hồn, goá phụ đen  (làm từ phô mai vừng đen giống chú nhện khổng lồ); bánh chanh ma quái,...

“Nghe tên và nhìn các loại bánh ngón tay hay não người nếu ai sợ chắc không dám ăn”, chị Nguyệt nói.

Trao đổi với PV. VietNamNet, anh Nguyễn Trần Lâm ở Đại Từ (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, nhôm qua anh đã trang trí tới hơn 60 bánh kem với đủ các loại hình thù kinh dị của khách đặt dùng cho lễ hội hoá trang.

Hôm nay, lượng khách đặt lên tới gần 80 bánh. 3 thợ trang trí của nhà anh phải làm việc hết công suất vì tất cả các khách đều muốn lấy trước 5 giờ chiều. Hiện, cửa hàng bánh ngọt của anh đã ngừng nhận đơn mới. “Toàn khách đặt bánh não người, bánh ma cà rồng, bánh sọ đầu lâu xương chéo”, anh cho hay.

Trong khi đó, chị Hoàng Thị Diễm Lệ - chủ một bếp bánh ở Trần Đại Nghĩa (Hai Bà Trưng, Hà Nội), chia sẻ, bếp của chị chỉ nhận duy nhất loại bánh quy hình ngón tay phù thuỷ. Chị bắt đầu làm và giao bánh cho khách được khoảng 1 tuần nay.

Theo đó, khách đặt ít thì khoảng 0,5kg, có khách đặt nhiều lên tới 2-3kg. Tính ra, trung bình mỗi ngày chị bán khoảng 20-30kg bánh ngón tay.

“Cái này làm vui, theo mùa chỉ có mấy ngày thôi. Chứ hết lễ hội Halloween thì hầu như không có ai mua cả. Những bếp bánh như chúng tôi cũng không làm nữa”, chị chia sẻ.

Châu Giang

Sự cố ô nhiễm nước: Kinh hoàng nước bình siêu rẻ 'hô biến' thành nước sạch

Sự cố nước Sông Đà nhiễm dầu đã đẩy thị trường nước đóng bình trở nên khan hiếm hơn bao giờ hết. Nhưng tại một xưởng sản xuất nước đóng bình tại Hà Đông, giá nước thậm chí chỉ 5 nghìn đồng bình 20 lít.

Kinh hoàng hơn nước mà rất nhiều người phải xếp hàng đứng mua lại được dùng để rửa sàn nhà, xe máy ngay tại xưởng.

(Theo ANTV/ Viet Q)

Bọ hung bán giá hơn 27 triệu đồng một con tại Nhật

Trên một nền tảng đấu giá trực tuyến, dân sưu tầm Nhật Bản tranh mua một chú bọ hung Hercules thuần chủng được nhập từ đảo Guadeloupe. Giá chốt bán lên đến hơn 27 triệu đồng.

Tài khoản tên melodious1130 trên một nền tảng đấu giá trực tuyến tại Nhật Bản gây chú ý khi rao bán một chú bọ Hercules thuần chủng. Từ mức khởi điểm 1 yen Nhật, giá của chú bọ được đẩy lên tới 62.000 yen sau 37 lượt đấu giá khi "lên sàn" ngày 28/10.

Tới lượt đấu giá thứ 39, một nhà sưu tầm đã mạnh tay chi mức giá tối đa 130.000 yen, tương đương 27,6 triệu đồng, để sở hữu chú bọ hung quý hiếm này.

{keywords}
Hình ảnh chú bọ hung Hercules thuần chủng được chốt bán với giá hơn 27 triệu đồng. Ảnh chụp màn hình. 

Chú bọ này sẽ được chuyển phát tốc hành từ tỉnh Kagawa, tỉnh có diện tích nhỏ nhất của Nhật Bản, tới tay người mua trong tình trạng còn sống. Người bán cũng ghi rõ không đảm bảo việc chú bọ chết trong quá trình vận chuyển, nhưng sẽ "bảo hành" nếu xác định bọ chết là do lỗi người bán.

Theo miêu tả của người bán, đây là một chú bọ thuần chủng với bọ bố mẹ đều là giống bọ hung Hercules, nổi tiếng là sinh vật khỏe nhất thế giới với khả năng nâng vật nặng hơn 870 lần trọng lượng cơ thể.

Chú bọ được chốt giá 130.000 yen có chiều dài 10 cm, "vòng eo" 6,8 cm, được quảng cáo là không có dị tật, toàn bộ chi đều còn nguyên vẹn.

Ngoài chú bọ Hercules đắt đỏ, nền tảng bán đấu giá này còn là nơi nhiều chú bọ cánh cứng khác lên sàn với giá khoảng 5.000 - 10.000 yen. Cá biệt có một vài trường hợp giá sẽ lên hơn 100.000 yen tùy độ quý hiếm.

(Theo Zing)

Chỉ số visa đứng cuối khu vực, nản lòng khách đến Việt Nam

Mặc dù năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam cải thiện đáng kể, song chúng ta vẫn đứng cuối bảng xếp hạng về chỉ số thị thực. Chờ lâu, phí đắt đỏ, diện miễn hẹp,... khiến khách quốc tế nản lòng khi xin visa vào Việt Nam.

Xin visa Việt Nam: Vừa lâu vừa đắt

Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) mới đây công bố Báo cáo năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu năm 2019. Theo đó, năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam cải thiện đáng kể, từ hạng 67/136 lên hạng 63/140 so với năm 2017, tăng 4 bậc. Sự tiến bộ này được ghi nhận hơn hẳn các nước trong khu vực, khi số ít tăng 3 bậc, phần lớn giữ nguyên, thậm chí còn giảm.

Trong đó, có một chỉ số quan trọng là thị thực tăng 63 bậc, từ 116 lên 53, có sự bứt phá ngoạn mục, tiến bộ nhanh nhất trong các chỉ số. Rõ ràng, 2 năm qua, chính sách về thị thực của Việt Nam được cải thiện rất nhiều, giúp ngành du lịch phần nào cởi bỏ được khó khăn, điển hình như áp dụng thị thực điện tử từ 40 lên 80 quốc gia; gia hạn miễn visa cho 5 nước Tây Âu thêm 3 năm,...

Tuy nhiên, trao đổi với báo giới, ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng ban Thư ký Hội đồng tư vấn du lịch (TAB), nhận xét, Việt Nam vẫn xếp hạng bét khu vực về chỉ số visa trong bảng xếp hạng. Ở đây có câu chuyện: Tại sao chúng ta được chấm điểm tốt nhưng ngành du lịch vẫn nói đi nói lại chuyện thị thực?

{keywords}
Ông Hoàng Nhân Chính: "Ngay cả Campuchia, Lào, khách quốc tế xin visa còn dễ hơn".

Để tìm hiểu lý do, quý 1/2019, Hội đồng tư vấn du lịch đã tiến hành khảo sát khách quốc tế đến Việt Nam, các công ty lữ hành, tổ chức phi chính phủ,... từng xin visa vào Việt Nam. Kết quả cho thấy, có nhiều vấn đề đặt ra đòi hỏi Việt Nam cần cải thiện hơn nữa về chính sách visa.

Đầu tiên là phí thị thực, theo quy định của Nhà nước là 25 USD/người. Tuy nhiên, ông Hoàng Nhân Chính cho hay, qua khảo sát, chỉ 18% số khách được hỏi nộp dưới 30 USD, còn phần lớn trên 30 USD, thậm chí có khách mất trên 90 USD, tức gấp gần 4 lần so với quy định. Điều này có nghĩa, họ phải chi những khoản phí khác, chẳng hạn như phí dịch vụ.

Hơn nữa, lượng khách quốc tế được hưởng chính sách miễn thị thực tương đối ít, chỉ 8%.

Thời gian xin thị thực khá lâu, nếu làm thị thực điện tử bình thường là 5 ngày. Song, thực tế khách phải chờ từ 6-14 ngày, hoặc trên 14 ngày cũng có.

Chưa kể, thông tin chính thức để hướng dẫn cho khách nước ngoài xin visa vào Việt Nam vẫn còn nguồn chưa đáng tin cậy. Hiện 15% số khách được hỏi biết thông tin qua đại sứ quán, 14% qua Tổng cục Du lịch, 26% qua các công ty du lịch,… còn lại là những kênh thông tin phi chính thức, hay khách phải tìm qua công cụ tìm kiếm.

Khảo sát cũng cho thấy, lượng khách đến Việt Nam theo tour từ 16 ngày trở lên chiếm rất nhiều, trong khi chính sách miễn thị thực của Việt Nam lại chủ yếu từ 15 ngày trở xuống.

Về quy trình xin thị thực, các nước khác phần lớn là dễ hơn so với Việt Nam, chỉ Myanmar là khó tương đương chúng ta. Ngay cả Campuchia, Lào, khách du lịch quốc tế xin visa còn dễ hơn. So sánh với một số quốc gia trong khu vực, chính sách visa của Việt Nam được đánh giá là chưa đủ thông thoáng và rất kém cạnh tranh.

4 vấn đề cần chuyển biến

Bộ Công an đang đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (gọi tắt là Luật Xuất nhập cảnh). Liên quan đến vấn đề thị thực, Hội đồng tư vấn du lịch đề xuất cần thay đổi 4 hạn chế chính. Ông Hoàng Nhân Chính cho hay, những khuyến nghị này đã được TAB tập hợp gửi lên Thủ tướng Chính phủ.

Đầu tiên là cải thiện thị thực điện tử (e-visa). Cần xác định rõ một trang web chính thức cho dịch vụ thị thực điện tử, do cơ quan Xuất nhập cảnh Bộ Công an. Ngoài ra, nên ưu tiên tên miền bằng tiếng Anh, trong đó có phần chuyển đổi ngôn ngữ tiếng Việt.

{keywords}
Nhờ chính sách miễn thị thực đơn phương, các thị trường khách này đều có sự tăng trưởng mạnh mẽ.

Hơn nữa, cần nâng thời hạn miễn thị thực theo mức tiêu chuẩn là 30 ngày nhằm góp phần thu hút du khách đường dài.

TAB cho rằng, thay vì đề nghị miễn thị thực 30 ngày thì trong dự thảo Luật Xuất nhập cảnh sửa đổi nên để là “miễn thị thực tối đa 30 ngày”. Như vậy, Chính phủ có thể quyết định tùy theo từng nước để áp dụng miễn thị thực 15 ngày hay 30 ngày.

Hiện nay, theo ông Chính, cơ quan chức năng lo ngại khách quốc tế trốn ở lại Việt Nam làm việc hoặc vì mục đích khác, nhưng kể cả khi miễn thị thực chúng ta vẫn có thể từ chối công dân bất kỳ nước nào nếu thấy có nguy cơ. Ví như ở Đức, một khi đã bị đưa vào danh sách đen, vi phạm luật về xuất nhập cảnh thì đương nhiên khó có cơ hội xin visa vào nước này hoặc bất cứ nước nào trong khối Schengen hay liên minh châu Âu, ông Chính dẫn chứng.

TAB cũng đề xuất bỏ quy định “Người nước ngoài nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực thì phải cách thời điểm xuất cảnh Việt Nam lần trước ít nhất 30 ngày”. Điều này giúp khách quốc tế đến và xuất cảnh Việt Nam có thể thực hiện một chuyến đi tới một nước láng giềng trong thời gian họ lưu trú.

Ngoài ra, nên cải tiến các thủ tục xin thị thực tại cửa khẩu.

Hiện nay có rất nhiều công ty, tổ chức trá hình làm dịch vụ chính thức xin thị thực cho khách du lịch và thu mức phí quá cao một cách tùy tiện. TAB đề nghị, nếu Bộ Công an đồng ý cho các công ty dịch vụ tồn tại thì cần đưa ra quy định về mức phí dịch vụ, cũng như quyền hạn trách nhiệm của họ để bảo vệ quyền lợi cho khách du lịch. Cần phân biệt rõ phí thị thực chính thức và phí dịch vụ, không nên để lập lờ, làm xấu hình ảnh du lịch Việt Nam.

Cuối cùng, thông tin và truyền thông rõ ràng, minh bạch, đầy đủ; các khái niệm, định nghĩa cần thống nhất để các cơ quan như đại sứ quán, cửa khẩu, cơ quan xuất nhập cảnh giải thích với khách. 

Liên quan đến vấn đề miễn visa đơn phương, TAB cho hay đến hết 31/12/2019, một loạt quốc gia như Nga, Nhật, Hàn Quốc, Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển sẽ hết hiệu lực.

“Chúng tôi có nhận được thông tin Chính phủ sẽ cân nhắc không gia hạn nữa, nếu đúng như vậy quả thực rất nguy hiểm”, ông Chính lo ngại. Bởi, thị trường Hàn Quốc đứng thứ 2 trong số các thị trường có khách nhiều nhất đến Việt Nam (22%), chỉ sau Trung Quốc (32%); Nhật Bản xếp thứ ba, Nga xếp thứ 5,... Lượng khách của 3 thị trường này đã chiếm 1/3 tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. 3 thị trường trên còn nằm trong số chi trả cao, hơn cả Trung Quốc và một số nước ASEAN, nếu giảm lượng khách thì đóng góp của ngành du lịch sẽ giảm ngay.

Ngoài ra, TAB đề nghị bổ sung 6 quốc gia trọng điểm về du lịch như Úc, New Zealand, Canada, Hà Lan, Thụy Sĩ và Bỉ vào danh sách miễn thị thực. “Du lịch Việt Nam cần thị trường và chính sách đơn phương miễn visa cho một số quốc gia chính là cú hích để nâng cao khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực”, TAB nhận định.

Theo TAB, trong 24 nước được Việt Nam đơn phương miễn visa miễn đơn phương 3 năm đến 30/6/2020 có 5 nước Tây Âu (Anh, Đức, Italy, Pháp, Tây Ban Nha); miễn visa đến 31/12/2019 cho 4 nước Bắc Âu (Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển), 2 nước Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc) và Nga. Đây đều là những thị trường lớn của du lịch Việt Nam (châu Âu chiếm trên 6% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam), Nhật Bản (chiếm 5,4%), Hàn Quốc (chiếm 22%), Nga (chiếm 3,9%).

Nhờ chính sách miễn thị thực đơn phương, các thị trường khách này đều có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Giai đoạn 2004-2018, lượng khách Nhật Bản tăng trung bình 8%/năm, Hàn Quốc tăng 20%/năm; Giai đoạn từ 2005-2018, lượng khách từ các nước Tây Âu tăng 9%/năm; từ 7/2015-2018, lượng khách từ các nước Bắc Âu tăng trung bình 15%/năm.

Ngọc Hà

Những ‘mảnh ghép’ đặc biệt của Masan

Với sứ mệnh cung cấp các sản phẩm và dịch vụ vượt trội cho hơn 90 triệu người dân Việt Nam, để họ chi trả ít hơn cho các nhu cầu cơ bản hàng ngày. Bức tranh kinh doanh của Masan dần tái hiện bởi nhiều tin tốt.

Lợi nhuận quý III tăng vọt

Ngày 30/10, Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2019. Ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Masan Group cho biết: “Tôi tin những mảnh ghép chiến lược sẽ dần trở nên rõ ràng vào cuối năm nay. Bức tranh sẽ rõ ràng và cho thấy lý do vì sao chúng tôi lạc quan vào triển vọng năm 2020 và xa hơn. Tại Masan, chúng tôi tập trung nguồn lực để tạo ra các giá trị mạnh mẽ trong trung hạn cho người tiêu dùng và cổ đông, thay vì theo đuổi các giá trị ngắn hạn hàng quý.”

Về kết quả kinh doanh, lợi nhuận thuần phân bổ cho Cổ đông của Công ty vào Quý III/2019 đạt 2.228vtỷ đồng, tăng 198% so với mức 748 tỷ đồng ở Quý III/2018. Trong đó, có sự đóng góp của khoản thu nhập 1 lần trị giá 1.651 tỷ đồng của Masan Resources (MSR). Đây là khoản bồi thườngđến từ vụ thắng kiện của công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo (NPMC), một công ty con do MSR sở hữu 100%, đối với Jacobs E&C Australia (Jacobs), công ty con tại Australiacủa Tập đoàn Jacobs.

{keywords}
Masan Resources phối hợp nhuần nhuyễn đội ngũ nhân sự người Việt và các chuyên gia người nước ngoài.

Cùng đó, sự bùng nổ của Masan MEATLife (MML) đã đem lại ấn tượng với hơn 40 điểm bán tại TP. HCM vào ngày 27/9/2019. MEATDeli hiện đã có mặt tại hơn 320 điểm bán tại TP.HCM và Hà Nội, bao gồm các cửa hàng MEATDeli, các đại lý và tại hệ thống siêu thị VinMart và Co-opMart. MML đang trên đà hoàn thành mục tiêu “phủ sóng” 650 điểm bán trên toàn quốc vào cuối năm nay.

Ngành đồ uống của Masan Consumer (MSC) tiếp tục tăng trưởng: Tăng 35,4% vào quý III/2019 so với quý III/2018, nhờ vào tăng trưởng 41,4% ở các sản phẩm nước tăng lực và 21,7% ở nước uống đóng chai so với cùng kỳ năm trước.

Masan Consumer Holdings (MCH): Kỳ vọng tăng trưởng doanh thu hai chữ số trong năm 2019 khi các sản phẩm cao cấp được tung ra, dự kiến đóng góp 15% - 20% tăng trưởng vào quý IV/2019 so với quý IV/2018.

Khó khăn vẫn còn nhưng hi vọng…

Masan MEATLife ra mắt thành công tại TP.HCM vào quý III/2019, sản lượng hàng năm là 6.200 tấn, tương đương với thị phần 0,3% vào tháng 9 và trên đà chiếm lĩnh 2% thị phần thị lợn trên toàn quốc vào năm 2020. Với sự hiện diện trên cả nước, cùng với hơn 650 điểm bán vào cuối năm 2019, MML đang đi đúng hướng để đạt doanh thu 500 tỷ đồng vào Quý IV/2019. Kết quả của mảng kinh doanh này sẽ chỉ được ghi nhận từ quý IV/2019 trở đi.  

Với Masan Resources (MSR), thị trườngVonfram suy giảm trong quý III/2019 nhưng đã xuất hiện các dấu hiệu hồi phục. Doanh thu trong 9 tháng đầu năm 2019 giảm 21,4% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu là do điều kiện thị trường Vonfram bất lợi và tồn kho Đồng. Công ty tin rằng thị trường Vonfram đã chạm đáy, minh chứng bởi giá APT (oxit vonfram) đã tăng trưởng 15% từ mức 195 USD/mtu vào cuối tháng 9 lên 225 USD/mtu ở thời điểm hiện tại. Công ty kỳ vọng giá cả sẽ hồi phục hơn nữa trong quý IV/2019 khi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể có những diễn biến tích cực. Công ty cũng có kế hoạch giảm tồn kho Đồng trong vòng 3 đến 6 tháng tới.

{keywords}
MSR đặt nhiều kỳ vọng vào việc mua lại mảng kinh doanh Vonfram từ công ty Đức

Masan cũng cho hay đã có kế hoạch niêm yết cổ phiếu MML trên thị trường UPCoM vào quý IV/2019. Nằm trong kế hoạch chuyển đổi sang mô hình FMCG tăng trưởng nhanh, Masan có kế hoạch niêm yết cổ phiếu MML trên sàn UPCoM nhằm mang đến tính minh bạch cho các cổ đông. Trong tháng 10/2019, Masan đã bán 1,8 triệu cổ phiếu MML cho các nhà đầu tư cá nhân trong nước và vẫn nắm giữ gần 80% tổng số cổ phiếu MML.

Ngoài việc mang đến tính minh bạch cho các cổ đông, việc đưa cổ phiếu lên UPCoM cũng là bước đi chiến lược góp phần đưa MML đạt mục tiêu IPO theo tiêu chuẩn quốc tế trên sàn chứng khoán HOSE vào năm 2022 - 2023. Điều này cũng nhất quán với chiến lược tổng thể của Masan Group nhằm niêm yết tất cả các Công ty thành viên trên các sàn giao dịch chính trong năm 2022 - 2023 để đem lại giá trị tối đa cho cổ đông.

Dự báo kết quả tài chính 2019

Theo dự báo, Masan Consumer sẽ có doanh thu thuần dự kiến tăng từ 10 - 15%. Động lực chính đến từ chiến lược cao cấp hóa ngành hàng gia vị và thực phẩm tiện lợi, tăng trưởng 2 chữ số trong ngành thức uống và thịt chế biến. Rủi ro có thể đến từ việc tung các sản phẩm mới không thành công hoặc sức mua của người tiêu dùng giảm, hoặc không thể đẩy mạnh phát triển ngành bia và cà phê.

Về Masan MEATLife, doanh thu thuần của MML dự kiến sẽ tăng từ một đến hai chữ số. Doanh thu thuần của thịt mát dự kiến sẽ đóng góp gần 10% vào doanh thu thuần hợp nhất của MML, đến từ đà tăng trưởng mạnh mẽ, sự phát triển hệ thống kênh phân phối và ra mắt các sản phẩm giá trị gia tăng mới.

{keywords}
Ngành hàng gia vị là động lực tăng trưởng của MCH

Còn Masan Resources: Doanh thu thuần của MSR sẽ phụ thuộc nhiều vào giá hàng hóa trong suốt năm 2019, mặc dù doanh nghiệp sẽ bảo vệ lợi nhuận bằng cách giảm thiểu mức tồn kho vào cuối năm để tạo ra nguồn tiền trong môi trường đấy thách thức.

Masan cũng dự kiến doanh thu hợp nhất sẽ từ 40 - 42 nghìn tỷ đồng trong năm 2019, và Lợi nhuận thuần phân bổ cho Cổ đông vào khoảng 3.5 - 4 nghìn tỷ đồng, thấp hơn so với dự báo ở Đại hội đồng cổ đông thường niên do giá hàng hóa giảm và do ảnh hưởng từ Dịch tả lợn Châu Phi.

Tính chung 9 tháng đầu năm 2019, lợi nhuận thuần phân bổ cho Cổ đông là 4.110 tỷ đồng, tăng 8,7% so với mức 3.779 tỷ đồng ở 9 tháng đầu năm 2018. Ngoài việc bao gồm khoản thu nhập một lần thuần từ MSR trong Quý 3/2019, lợi nhuận thuần này cũng bao gồm các khoản thu nhập một lần (không phải hoạt động kinh doanh chính) trị giá 1.472 tỷ đồng ở Quý 2/2018, chủ yếu do giả định bán một phần tỷ lệ sở hữu trong Techcombank (“TCB”).

Vĩnh Phú

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2019

Tỷ giá ngoại tệ ngày 31/10: USD biến động

Tỷ giá ngoại tệ ngày 31/10 diễn biến theo xu hướng đồng USD biến động khá mạnh trước những tín hiệu quan trọng của thị trường.

Ngày 31/10, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.145 đồng (không đổi). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.200 đồng (không đổi) và bán ra ở mức 23.789 đồng (không đổi).

Đầu giờ sáng 31/10, đa số các ngân hàng thương mại giữ tỷ giá ngoại tệ đồng đô la Mỹ hôm nay không đổi so với cuối giờ phiên liền trước, phổ biến ở mức 23.150 đồng (mua) và 23.270 đồng (bán).

Vietcombank và BIDV niêm yết ở mức: 23.150 đồng (mua) và 23.270 đồng (bán). Vietinbank: 23.135 đồng (mua) và 23.255 đồng (bán). ACB: 23.150 đồng (mua) và 23.250 đồng (bán).

Đầu phiên giao dịch ngày 31/10 (giờ Việt Nam), trên thị trường thế giới, tỷ giá ngoại tệ biến động mạnh. Chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 97,72 điểm.

USD đứng ở mức: 1 euro đổi 1,1111 USD; 108,90 yen đổi 1 USD  và 1,2875 USD đổi 1 bảng Anh.

Đầu giờ sáng, đồng USD trên thị trường thế giới biến động khá mạnh trước những tín hiệu quan trọng của thị trường.

Thông tin tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý 3 tăng 1,9%, cao hơn kỳ vọng của thị trường, đã giúp đồng USD mạnh lên. Báo cáo việc làm tích cực của Mỹ trong tháng 10 cũng là yếu tố đẩy đồng bạc xanh đi lên.

{keywords}
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay: USD biến động mạnh.

Trước đó, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã được dự báo sẽ cắt giảm lãi suất lần thứ ba trong năm nay với mức cắt giảm 25 điểm phần trăm sau khi kết thúc cuộc họp kéo dài hai ngày 29-30/10. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn với giới đầu tư là những tín hiệu rõ ràng hơn từ Fed cho thời gian còn lại của năm cũng như trong năm 2019.

Hiện tại, có rất ít hy vọng cho việc cắt giảm lãi suất trong cuộc họp vào tháng 12 tới. Nhiều người cho rằng Fed đã hoàn thành việc giảm lãi suất.

Tuy nhiên, đồng USD lại bị chịu áp lực giảm sau khi có thông tin trên Reuters cho rằng, thỏa thuận thương mại một phần giữa Mỹ và Trung Quốc có thể không được hoàn thành kịp thời để ký kết vào Chile vào tháng tới như dự kiến.

Trong tuần trước, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết, thỏa thuận thương mại một phần với Trung Quốc đã đi trước thời hạn, nhưng không cung cấp thêm chi tiết.

Trên thị trường trong nước phiên ngày 30/10, tỷ giá USD/VND ở một số ngân hàng phổ biến ở quanh mức: 23.140 đồng/USD và 23.260 đồng/USD.

Tới cuối phiên 30/10, Vietcombank niêm yết tỷ giá ở mức: 23.145 đồng/USD và 23.265 đồng/USD. BIDV: 23.140 đồng/USD và 23.260 đồng/USD. Vietinbank: 23.235 đồng/USD và 23.255 đồng/USD. ACB: 23.150 đồng/USD và 23.250 đồng/USD.

Tính từ đầu năm 2019, đồng đô la Mỹ trong hệ thống ngân hàng tăng 35 đồng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra.

Chốt phiên giao dịch 30/10, tỷ giá Euro đứng ở mức: 25.609 đồng (mua) và 26.533 (bán). Tỷ giá Bảng Anh: 29.699 đồng (mua) và 29.988 (bán). Tỷ giá yên Nhật ở mức 207,7 đồng và bán ra ở mức 214,2 đồng.

V. Minh

9 tháng đầu năm, Viettel Global lãi trước thuế 1.548 tỷ đồng

Tổng CTCP Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global) vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 3 và 9 tháng đầu năm.

Doanh thu quý III của Viettel Global đạt 4.531 tỷ đồng, tăng nhẹ 2% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lợi nhuận gộp tăng vọt 25% từ 1.339 tỷ lên 1.755 tỷ đồng do giá vốn của dịch vụ cung cấp giảm đáng kể.

Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu đang được cải thiện rõ rệt trong những quý gần đây và thiết lập mức kỷ lục 38,7% trong quý vừa qua.

Giá vốn của Viettel Global giảm mạnh nhờ công ty tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi là viễn thông, tăng ARPU (doanh thu trung bình trên mỗi thuê bao), giảm bớt các hoạt động mua bán thiết bị có tỷ suất lợi nhuận thấp.

Cùng với lợi nhuận từ công ty liên kết tăng 732 tỷ đồng so với cùng kỳ, Viettel Global đạt 378 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý III - tăng 527 tỷ đồng so với cùng kỳ.

{keywords}

Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu của Viettel Global giảm nhẹ so với cùng kỳ xuống xấp xỉ 12.400 tỷ đồng nhưng lãi gộp tăng thêm hơn 1.000 tỷ đồng, từ 3.452 tỷ lên 4.524 tỷ đồng.

Một nửa doanh thu của Viettel Global hiện đến từ khu vực Đông Nam Á, đạt xấp xỉ 6.400 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, tăng 24% so với cùng kỳ. Phần còn lại đến từ thị trường châu Phi (4.200 tỷ) và Mỹ Latin (1.600 tỷ).

       Doanh thu khu vực Đông Nam Á của Viettel Global bao gồm mạng Metfone tại Campuchia và Telemor tại Timor Leste. Trong 9 tháng đầu năm, thị trường Campuchia đạt hơn 4.800 tỷ doanh thu và 672 tỷ đồng LNST - tăng trưởng 91%. 

Thị trường Timor Leste đạt 605 tỷ đồng doanh thu và 184 tỷ đồng lợi nhuận - tăng trưởng 13%. Bên cạnh đó, lợi nhuận của mạng Natcom tại Haiti cũng tăng trưởng 28% lên 261 tỷ đồng. 

       Mạng Mytel tại Myamar tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng ấn tượng giúp cho lợi nhuận từ công ty liên kết tăng 1.283 tỷ đồng so với 9 tháng đầu năm 2018.

Tổng hợp các yếu tố trên, lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm tăng hơn 1.700 tỷ đồng lên 1.548 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 783 tỷ đồng.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu VGI của Viettel Global hiện dao động quanh mức giá 32.000 đồng/cp, tăng 140% so với đầu năm. Ở mức giá hiện tại, vốn hóa thị trường của Viettel Global đạt hơn 96.000 tỷ đồng (gần 4,2 tỷ USD).

Minh Ngọc