Thứ Ba, 1 tháng 6, 2021

Vải tươi hái tận vườn ship tận nhà

Không chỉ các sàn thương mại điện tử, các công ty chuyển phát cũng tham gia tiêu thụ vải thiều theo hình thức mua hộ. Vải tươi sẽ được hái tại vườn, sau đó chuyển phát bằng máy bay, giao hàng tận TP.HCM trong ngày.

Hải Dương và Bắc Giang là hai tỉnh đang có vải thiều vào mùa thu hoạch.Theo báo cáo của UBND tỉnh Bắc Giang, niên vụ vải năm 2021, toàn tỉnh có 28.100 ha trồng vải thiều, sản lượng ước đạt 180.000 tấn, tăng 15.000 tấn so với năm trước và bắt đầu thu hoạch chính vụ từ ngày 10/6-20/7.

Những năm gần đây, 70% sản lượng vải Bắc Giang được xuất khẩu ra nước ngoài, đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp như hiện nay, các thương nhân Trung Quốc không thể nhập cảnh vào vùng vải để thu mua khiến cho vải Bắc Giang có thể rơi vào tình trạng ứ đọng, khó tìm đầu ra.

Nhiều sàn thương mại điện tử, công ty chuyển phát nhanh đã tham gia vào hỗ trợ bà con nông dân tiêu thụ nông sản. Công ty dịch vụ chuyển phát Nasco vừa thông báo chương trình mua hộ vải Thanh Hà (Hải Dương) gửi đi toàn quốc. Theo đó, vải được hái từ sáng sớm, vận chuyển bằng đường hàng không đảm bảo vải hái và giao trong ngày giữ được tươi ngon như tại vườn. Hình thức mua hộ theo combo 5, 10, 15kg,... Theo giới thiệu của Vasco Express, đây là loại vải sách hái tại vườn có uy tín, đảm bảo quả to, sáng mã, chất lượng cao.

{keywords}
Hải tươi được hái tận vườn (Ảnh: D.Anh)

Tương tự, Viettel Post đặt mục tiêu sản phẩm vải Bắc Giang sẽ đến tay khách hàng trên toàn quốc chỉ từ 6 giờ đến 48 giờ sau thu hoạch. Theo đó, đơn vị này sẽ “chơi lớn” khi tổ chức kết nối hệ thống xe tải đa điểm và liên tục từ Bắc Giang tới tất cả các tỉnh thành trên toàn quốc. Hệ thống xe lạnh sẽ được huy động tối đa để vận chuyển vải, đặc biệt đối với các lô lớn chuyển vào miền Trung và miền Nam sẽ được vận chuyển bằng đường bay.

“Việc vận chuyển nông sản đảm bảo chất lượng đòi hỏi mức chi phí cao hơn nhiều so với các hàng hóa thông thường. Tuy nhiên, để hỗ trợ người nông dân Bắc Giang, cũng như người tiêu dùng trên toàn quốc được sử dụng sản phẩm vải chất lượng tốt nhất, Viettel Post sẽ giảm chi phí chuyển phát đồng giá toàn quốc chỉ 15.000 đồng cho 5kg”, ông Hưng cho hay.

Tương tự, Lazada cũng triển khai giao vải tươi tại thị trường Hà Nội và TP.HCM chỉ trong vòng 2 giờ sau khi khách đặt. Trong khi đó, Công ty Rồng Đỏ vừa là đơn vị đầu mối thu mua, vừa trực tiếp hỗ trợ hậu cần vận chuyển, kho lạnh, đóng gói đảm bảo quy cách để đưa sản phẩm tươi đến tay người tiêu dùng.

Vietnam Post sẽ tận dụng triệt để lợi thế về mạng lưới trải rộng, nguồn nhân lực đông đảo và đặc biệt là hệ thống phương tiện thu gom, vận chuyển để phát nhanh chóng các sản phẩm. Qua đó vừa đảm bảo tối ưu hóa chi phí vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm tươi, sạch đến tay người tiêu dùng trong thời gian sớm nhất.

Trước mắt, Vietnam Post đã lựa chọn 3 nông sản có tính mùa vụ đầu tiên của người nông dân tại 3 miền Bắc, Trung, Nam để đưa lên sàn. Cụ thể là vải thiều của Hải Dương, dưa hấu của Quảng Bình và mít Thái của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Hệ thống phương tiện thu gom vận chuyển của Vietnam Post sẽ giúp lưu thoát nhanh chóng các mặt hàng nông sản

Hàng trăm tấn vải được tiêu thụ

Theo ghi nhận, với sự hỗ trợ của các nền tảng thương mại điện tử, lượng vải tiêu thụ tại các địa phương khá lớn. Theo Sendo, sàn này đã tiêu thụ được 15,5 tấn vải thiều Thanh Hà sau 4 ngày mở bán. Sendo sẽ tiếp tục hỗ trợ nông dân Bắc Giang xúc tiến đưa vải thiều Lục Ngạn lên sàn đầu tháng 6.

{keywords}
Nhiều đơn vị đảm bảo giao hàng nhanh chỉ trong 2 tiếng (Ảnh: D.Anh)

Sàn thương mại điện tử Voso.vn của Viettel Post, dưới sự chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Bộ Công Thương, đã đưa sản phẩm vải đặc sản Bắc Giang lên sàn vào ngày 28/5 với mục tiêu tiêu thụ 100 tấn vải/ngày. Một ngày sau khi vải Bắc Giang được đưa lên sàn Vỏ Sò, đơn vị này cho hay đã có hơn 1 tấn được khách đặt mua trước. Giá của vải u hồng hiện được đăng bán chỉ từ 36.000 đồng/kg.

Việc đưa vải thiều lên sàn thương mại điện tử không chỉ là hướng đi để tiêu thụ vải trong ngắn hạn mà có thể là giải pháp phát triển kênh phân phối có lợi nhất cho người nông dân.

Đánh giá hiệu quả đưa nông sản lên sàn, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), đưa sản phẩm nông sản lên sàn là một nỗ lực lớn của các bên. Trên thực tế, cơ quan này đã phối hợp với các sàn kết nối với các chuỗi cung ứng, đảm bảo hệ thống hậu cần (kho bãi) đáp ứng yêu cầu kinh doanh trên thương mại điện tử.

"Việc đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử tạo thêm một kênh phân phối bền vững cho sản phẩm tiềm năng của các địa phương. Bên cạnh đó, hoạt động này sẽ góp phần nâng cao năng lực chuyển đổi số cho các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và đặc biệt khuyến khích tinh thần "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", ông Phú cho biết.

Thời gian tới, cơ quan chức năng cùng với các sàn sẽ tiếp tục đưa các sản phẩm đặc sản mùa vụ của nông dân lên sàn qua đó hỗ trợ người dân tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, hướng đến sự phát triển bền vững.

Bảo Anh

Hàng từ tâm dịch Bắc Giang đổ về, dân Hà Nội xuyên đêm ngóng đợi

Hàng từ tâm dịch Bắc Giang đổ về, dân Hà Nội xuyên đêm ngóng đợi

Vải thiều, dưa hấu, dưa lê, bí đao... Bắc Giang đang ồ ạt về Hà Nội. Không chỉ đội nắng giữa trưa, người dân Thủ đô còn xuyên đêm hỗ trợ nông dân Bắc Giang tiêu thụ nông sản.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét