Bốn ngân hàng gốc quốc doanh là Agribank, BIDV, Vietinbank, Vietcombank hiện là những ông lớn về quy mô hoạt động, hệ thống kinh doanh và nhân lực.
Soi số lượng nhân viên của 4 ngân hàng dựa trên các kết quả tổng hợp cho thấy: Agribank hiện có hơn 37 nghìn nhân viên, là ngân hàng có nhân viên lớn nhất. Đây cũng là ngân hàng có hệ thống lớn nhất, xuống tận cấp xã với 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch… chưa kể hàng chục nghìn tổ vay vốn liên kết phục vụ nông nghiệp và nông thôn.
Xếp tiếp theo về số lượng nhân viên là BIDV hơn 24 nghìn người, Vietinbank hơn 22 nghìn người, ít nhất là Vietcombank với hơn 19 nghìn người.
Với con số nhân sự chục nghìn người, hệ thống hàng nghìn đơn vị… chi phí quản lý hoạt động của các ngân hàng cũng lên đến con số hàng nghìn tỷ đồng.
Xét trên số tổng tuyệt đối thì Agribank là hơn 4.500 tỷ đồng tương ứng với hệ thống lớn nhất và nhân viên đông nhất. Tiếp theo là Vietcombank với hơn 3.500 tỷ đồng, BIDV là 3.200 tỷ đồng và Vietinbank hơn 3.000 tỷ đồng.
Hiện nay, Agribank vẫn chưa thể cổ phần hoá trong đó có một phần nguyên nhân là do đặc thù liên quan đến việc thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp - nông thôn, nhiệm vụ hỗ trợ xoá đói giảm nghèo bên cạnh mục tiêu kinh doanh có hiệu quả như các ngân hàng khác.
Hoạt động phần lớn ở khu vực nông thôn với các khoản vay nhỏ lẻ chủ yếu là hộ và cá nhân, lượng khách hàng lớn trên phạm vi rộng nên đến nay Agribank đang quản lý 3,7 triệu khoản vay. Bình quân mỗi cán bộ tín dụng phụ trách 1.000 món/khoản vay trên địa bàn 3 - 4 xã.
Với con số khách hàng rất lớn mà đa số người dân ở nông thôn, vùng sâu còn hạn chế ở khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng qua các nền tảng hiện đại. Do vậy, Agribank buộc phải có mô hình tổ vay vốn với con số gần 70 nghìn tổ.
Đây là lực lượng lớn không nằm trong hệ thống nhưng các hoạt động lại gắn liền và như cánh tay nối dài cho ngân hàng tới nông dân nên mỗi khi ngân hàng có sản phẩm, chính sách mới như cho vay đầu tư tàu đánh bắt xa bờ, cho vay tái canh cà phê, cho vay khuyến khích ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp… đều phải triển khai các tổ vay vốn này như là ‘người của ngân hàng’.
Các hoạt động này bao gồm chi phí cho các hội nghị phổ biến chính sách hướng dẫn thủ tục, hồ sơ khách hàng, đào tạo, hội nghị khách hàng, maketing… tính ra là một con số không nhỏ và thường lớn hơn nhiều các ngân hàng tập trung vào khối DN, cá nhân kinh doanh… tập trung ở đô thị, trung tâm kinh tế.
Tuy nhiên, nếu xét về chi phí quản lý bình quân trên số lượng lao động và trên số lượng chi nhánh/phòng giao dịch thì Agribank ở mức thấp nhất. Cụ thể, năm 2020, chi phí quản lý công vụ của Agribank hơn 4.515 tỷ đồng, số lượng lao động là 37.509. Bình quân chi 120 triệu đồng/lao động); chi phí quản lý/2.226 chi nhánh, phòng giao dịch chỉ khoảng 2 tỷ đồng.
Trong khi đó, con số chi phí quản lý cao nhất trên mỗi lao động trong nhóm big 4 lên đến 180 triệu đồng/lao động. Con số trung bình là trên 130 triệu đồng/lao động. Còn chi phí quản lý tính trên lượng chi nhánh, phòng giao dịch cao nhất là gần 6 tỷ đồng/năm, còn trung bình 2,6-2,9 tỷ đồng.
Mai Hồng
Lãi suất thấp kỷ lục: Khó được vay mới, vì sao?
Trước những làn sóng dịch COVID-19 liên tiếp, đại diện nhiều doanh nghiệp (DN), hiệp hội kiến nghị được tiếp cận với các khoản vay hỗ trợ để có thể phục hồi sản xuất kinh doanh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét