Agribank là ngân hàng (NH) duy nhất còn lại trong “big 4” Việt Nam chưa cổ phần hoá (CPH). Trong khi Vietcombank, VietinBank, BIDV đã CPH xong từ lâu thì nhà băng lớn nhất cả về tổng tài sản, lượng khách hàng, mạng lưới lại chậm gần 14 năm.
Mới đây, Agribank đã thông qua kế hoạch bán Công ty Cho thuê tài chính I (ALC I). Ngay khi có thông báo, một loạt các nhà đầu tư lớn đã đăng ký mua toàn bộ ALC I và Agribank phải tính phương án bán lựa chọn có lợi nhất.
ALC I là công ty cho thuê tài chính lớn, từng gánh khoản lỗ lớn do ảnh hưởng từ khủng hoảng tài chính toàn cầu hơn 10 năm trước nhưng quá trình tái cơ cấu đã giảm mạnh số lỗ luỹ kế xuống. Trong khi đó, ALC I được hưởng nhiều lợi thế từ NH mẹ cũng như vị thế trên thị trường tiềm năng nên các nhà đầu tư đều chấp nhận trả giá tốt và kế thừa công nợ khi chào mua.
Thương vụ bán ALC I dứt điểm ngoài việc có nguồn tiền lớn thu về để củng cố cho năng lực vốn của thì bức tranh tài chính chung của Agribank sẽ thêm phần thêm phần tươi sáng trước khi bước vào quá trình IPO dự kiến 2022.
Nhằm củng cố năng lực tài chính cho NH vừa kinh doanh, vừa gánh vác các trách nhiệm chính sách, giữa 2020, Quốc hội đã thông qua NQ bổ sung 3.500 tỷ đồng vốn điều lệ cho Agribank. Cùng đó, theo quy định, NH còn có khoản ngân sách bù đắp hơn 3.000 tỷ do đã ứng ra thực hiện các chính sách của nhà nước từ trước.
Tuy nhiên, những con số trên đây vẫn nhỏ so với quy mô hoạt động của NH này. Sau khi được cấp thêm 3.500 tỷ, điều lệ của Agrribank hiện mới 34.000 tỷ đồng. Tỷ lệ vốn điều lệ trên tổng tài sản của Agribank hiện chỉ đạt hơn 2%, vào nhóm thấp nhất của hệ thống khi các NH khác khoảng 10%.
Mới đây, Vietinbank đã được phê duyệt phương án tăng vốn gần 7.000 tỷ đồng, Vietcombank dự kiến sẽ được chấp thuận tăng vốn thêm 10.000 tỷ đồng và sau khi được tăng vốn, cả 3 NH trong nhóm “Big 4” đều có vốn điều lệ trên 40.000 tỷ đồng.
Các ngân hàng quốc doanh và nguồn gốc quốc doanh là trụ cột trên thị trường chứng khoán, nhờ lịch sử hoạt động lâu dài, quy mô lớn, mạng lới rộng khắp. |
Vốn điều lệ tăng chậm so với tốc độ tăng của tín dụng và tổng tài sản khiến cho không chỉ ông lớn NH này thiệt thòi mà chính nhà nước bất lợi trong việc thực hiện các chính sách tiền tệ, hỗ trợ kinh tế - xã hội.
Trong 5 năm qua, vốn điều lệ của chỉ tăng 5,4% nhưng tổng tài sản Agribank tăng 56,5% và lợi nhuận đã liên tục tăng. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế 2020 dù giảm nhẹ so với 2019 nhưng vẫn đạt 13.000 tỉ đồng, tăng gấp 3 lần năm 2016. Việc suy giảm lợi nhuận 2020 là do thực hiện chỉ đạo của NHNN tiết giảm lợi nhuận để hỗ trợ khách hàng và nền kinh tế khó khăn do Covid-19 và tăng trích lập dự phòng rủi ro.
Các số liệu kiểm toán hàng năm cho thấy, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của Agribank tăng hơn gấp đôi từ 7,05% năm 2016 lên 17,56% năm 2020; cùng thời điểm tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROA tăng từ 0,36% lên 0,8% tương đối hiệu quả. Vốn chủ sở hữu được bảo toàn tăng từ 49.231 tỉ đồng vào cuối năm 2016 lên 71.417 tỉ đồng vào cuối năm 2020.
Trong khi đó, nợ xấu của Agribank chốt 2020 chỉ ở mức 1,7%, thấp xa so với trần nợ xấu 3% của NHNN. Nếu ở thời điểm 31/12/2012, nợ xấu NH này ở mức 5,8%/tổng dư nợ thì đến 2015 tụt xuống 2,01%. Năm 2016 giảm còn 1,89%, 2017: 1,54%, 2018: 1,6%; 2019: 1,12%.
Con số nợ xấu 2020 có tăng lên là do những khó khăn do ảnh hưởng covid-19, thực hiện các quy định về phân loại và quản trị rủi ro nhưng vẫn ở mức dưới 2%. Trong khi đó, tỷ lệ bao phủ nợ xấu - trích lập dự phòng rủi ro và đảm bảo an toàn của Agribank tăng từ 101% năm 2019 lên 120% năm 2020.
Trong khi lợi nhuận giảm nhẹ, tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng lên thì báo cáo kiểm toán 2020 cho thấy, khoản lãi phải thu từ cho vay của Agribank là 8.634 tỉ đồng, chiếm 8,35%/tổng thu lãi từ hoạt động cho vay của NH. Con số này của 2019 là 8,81%, đã giảm 0,46%. Đây là con số được soi và cho là NH làm ‘của để dành’.
Lãi phải thu từ cho vay là những khoản vay chưa đến kỳ thu lãi tại ngày kết thúc niên độ kế toán 31/12 hàng năm và phụ thuộc vào lựa chọn của khách hàng trả lãi theo tháng, quý, 6 tháng hay 12 tháng; trả lãi trước, gốc sau hoặc lãi, gốc trả vào cuối kỳ…
Các chuyên gia kiểm toán cho biết, lãi dự thu được quy định tại Thông tư 16/2018/TT-BTC ngày 7/2018 của Bộ Tài chính là nguyên tắc hoạch toán bắt buộc phải tuân thủ. Việc ngân hàng hạch toán lãi dự thu, lãi phải thu được hiểu là lãi trong kỳ được phân bổ. Đó là lãi của các khoản nợ nhóm 1, đủ điều kiện tính lãi, không bao gồm nợ cơ cấu hay nợ nhóm 2 trở lên.
Không chỉ ở Agribank, mà các báo cáo NH khác đều thể hiện con số này, Vietcombank là ngân hàng có lợi nhuận đứng đầu thì tỷ lệ này cũng là 5,2% trong năm 2019 và 4,25% vào năm 2020. Trong khi đó, ở Agribank, nếu tính tỷ lệ lãi phải thu trên tổng cho vay với khách hàng, chỉ có 0,71% trong 2020 và năm 2019 là 0,76% tổng thu nhập từ lãi.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu NH liên tục tăng mạnh và trở thành 1 trụ đỡ của TTCK. Các NH đã CPH và lên sàn đều trở thành những DN vốn hoá lớn nhất thi trường.
Cổ phiếu Vietcombank (VCB) tăng khoảng 1,5 lần trong vòng một năm qua và hiện đang ở mức cao kỷ lục mọi thời đại: 112.000 đồng/cp. Cổ phiếu VietinBank (CTG) tăng gấp khoảng 2,7 lần trong 12 tháng qua cũng lên mức cao kỷ lục hơn 54.000 đồng/cp. Cổ phiếu BIDV cũng ở vùng cao lịch sử.
Cả 3 NH gốc quốc doanh này đều có vốn điều lệ trên dưới 40 nghìn tỷ đồng. Vốn hóa đều rất lớn. VietinBank là hơn 200 nghìn tỷ đồng (8,6 tỷ USD); Vietcombank 418 nghìn tỷ đồng (gần 18 tỷ USD); BIDV 183 nghìn tỷ đồng (7,9 tỷ USD).
TCác NH gốc quốc doanh sau khi CPH có tiềm năng rất lớn. Đây đều là các NH có quy mô vượt trội và là những trụ cột của nền kinh tế. Với mạng lưới các chi nhánh rất lớn, được xây dựng trong hàng chục năm qua, vị thế của các NH này là vượt trội. Diễn biến tăng giá cổ phiếu Vietcombank, VietinBank và BIDV trong hơn 1 năm qua cho thấy điều này. Gần đây, các CTCK đồng loạt nâng dự báo giá cổ phiếu của các NH cho dù nhóm cổ phiếu NH đã tăng mạnh trong hơn một năm qua.
Trong khi đó, Agriabnk là NH lớn nhất với tổng tài sản dẫn đầu đạt đạt tới 1,5 triệu tỷ đồng, tăng 56,5% so với năm 2016,18 triệu khách hàng và hơn 2.600 chính nhánh, điểm giao dịch nhưng 14 năm qua từ ngày có quyết định nhưng vẫn chưa thể CPH.
Với sự hấp dẫn từ sức nóng tăng trưởng đây chính là thời điểm thuận lợi thúc đẩy CPH các DN lớn của nhà nước và TTCK cũng đang cần nhiều các mặt hàng chất lượng để tăng thêm trụ đỡ và gia tăng sự bền vững.
Trên thị trường chứng khoán (TTCK), VN-Index lên đỉnh cao mới và đang hướng về ngưỡng 1.400 điểm.
Tín hiệu tích cực vào cuối phiên thứ Sáu đã kích hoạt dòng tiền lớn đổ vào thị trường giúp đà tăng mạnh hơn và đóng của ở mức cao nhất phiên. Thị trường trong nước đã bước vào sóng tăng điểm mới với sự trở lại của nhóm cổ phiếu dẫn dắt như ngân hàng, chứng khoán. Về kỹ thuật, điểm số tăng vượt đỉnh kèm dòng tiền sôi động là dấu hiệu xác nhận xu hướng tăng tiếp tục của thị trường. Với quán tính tăng như hiện nay, mốc cản 1.400 điểm hoàn toàn có thể bị chinh phục.
Đóng cửa phiên giao dịch chiều ngày 25/6, chỉ số VN-Index tăng 10,40 điểm lên 1.390,12 điểm; HNX-Index tăng 3,14 điểm lên 318,22 điểm. Upcom-Index giảm 0,2 điểm xuống 89,48 điểm. Thanh khoản đạt 23,2 nghìn tỷ đồng.
V. Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét