Thứ Năm, 3 tháng 6, 2021

Tin chứng khoán ngày 4/6: Thôi chức chủ tịch '0 đồng', CEO trẻ vững tay thương vụ nghìn tỷ

Ông Nguyễn Văn Tuấn trở nên nổi tiếng hơn so với thời còn làm chủ tịch. Những thương vụ hàng trăm tỷ giúp đại gia này chi phối DN đầu ngành trong lĩnh vực thiết bị điện Việt Nam.

Tổng CTCP Thiết bị điện Việt Nam - Gelex (GEX) cho biết, ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng Giám đốc Gelex đã hoàn tất mua vào 30 triệu cổ phiếu, nâng sở hữu từ 11,57% lên 17,7% vốn điều lệ. Giao dịch được thực hiện từ 28/5 đến 2/6/2021.

Với mức giá khoảng 20-22 nghìn đồng/cp như vừa qua, ông Nguyễn Văn Tuấn đã phải bỏ ra số tiền khoảng 600-650 tỷ đồng để sở hữu số cổ phần nói trên.

Trước đó, đại gia gốc Hà Nam này đã nhiều lần chi tiền để nâng sở hữu tại doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực thiết bị điện Việt Nam Gelex.

Sau một thời gian dài nắm giữ chức vụ chủ tịch nhưng không sở hữu cổ phiếu, giữa 2020 Nguyễn Văn Tuấn - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của doanh nghiệp đăng ký mua 15 triệu cổ phiếu Gelex, tương đương 3% tổng số lượng cổ phiếu lưu hành. Đây là thương vụ mua vào để sở hữu cổ phiếu Gelex đầu tiên và không còn được mệnh danh là  “chủ tịch 0 đồng”.

Cho tới nay, ông Tuấn đã sở hữu 86,5 triệu cổ phiếu Gelex. Tuy nhiên, ông Tuấn đã rời chức vụ chủ tịch và chỉ còn là thành viên HĐQT kiêm CEO của Gelex. Ông Nguyễn Hoa Cương hiện là chủ tịch.

Trước đó, ông Nguyễn Văn Tuấn cùng Gelex nổi lên với hàng loạt thương vụ thâu tóm nhiều doanh nghiệp nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực.

Quyết định mua cổ phiếu GEX được ông Tuấn đưa ra trong bối cảnh cổ phiếu này gần đây có tăng giá nhưng chậm hơn so với thị trường chung. Gelex luôn được đánh giá là doanh nghiệp  tiềm năng với các chỉ số tài chính tốt, hoạt động kinh doanh ổn định và đang sở hữu những thương hiệu hàng đầu ở nhiều lĩnh vực tiềm năng như Cadivi thiết bị điện, Melia khách san, logistics, nước sạch, Viglacera…

{keywords}
Ông Nguyễn Văn Tuấn.

Nhóm đầu tư đại diện bởi ông Nguyễn Văn Tuấn bắt đầu nổi lên sau vụ mua trọn hơn 122 triệu cổ phiếu GEX của Tổng công ty cổ phần Thiết bị điện Việt Nam (tương đương hơn 78,7% vốn điều lệ) trị giá hơn 2 nghìn tỷ đồng thông qua khớp lệnh trên sàn chứng khoán UPCOM trong vòng 30 phút sau mở cửa phiên giao dịch ngày 25/12/2015. Đây là số phần mà Bộ Công thương thoái vốn.

Hơn 2 năm sau đó, đầu 2018, ngày 3/1/2018, HĐQT Gelex đã có quyết định bầu ông Nguyễn Văn Tuấn giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty. Khi đó là chủ tịch nhưng ông Tuấn không sở hữu 1 cổ phiếu nào của Gelex.

Gelex sau đó đã liên tục thâu tóm các thương hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực dây và cấp điện, thiết bị điện và mở rộng thêm sang các ngành nghề kinh doanh tiềm năng khác, trong đó có hạ tầng, logistics, bất động sản và đầu tư thâu qua M&A. Trong đó, công nghiệp là lĩnh vực truyền thống và là thế mạnh của Gelex, chiếm khoảng 70% doanh số.

Vụ thâu tóm Viglacera gần đây và quyết định tấn công thêm sang mảng bất động sản công nghiệp khiến Gelex thiếu hụt dòng tiền. Gelex gần đây quyết định thoái vốn khỏi mảng logistics.

GEX có ý định đổi tên thành CTCP Tập đoàn Gelex (Gelex Group). Sau 5 năm tái cấu trúc (M&A, thoái vốn, sắp xếp các đơn vị thành viên), GEX đã trở thành tập đoàn tư nhân đa ngành theo mô hình holdings, hoạt động trong các lĩnh vực thiết bị điện, bất động sản, vật liệu xây dựng, năng lượng, nước sạch.

Năm 2021 với việc hợp nhất được Viglacera, Gelex đặt mục tiêu đặt mục tiêu tổng doanh thu 28.540 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế 1.285 tỷ đồng, tăng hơn 7% so với năm ngoái. Cổ tức tối đa 10%.

Gelex dự kiến sẽ tiếp tục tăng tỷ lệ sở hữu lên mức chi phối tại Viglacera và KCN Dầu khí Long Sơn. Với mảng năng lượng tái tạo, các dự án Điện gió Hướng Phùng 2,3 và Quảng Trị 1,2,3 sẽ vận hành thương mại vào tháng 9 tới. Công ty cũng triển khai công việc để bổ sung các dự án Điện gió Gia Lai (100MW), Điện gió Đăk Lăk (200 MW), Điện mặt trời Bình Phước (480MW), cụm Điện gió ngoài khơi Vĩnh Hải (800MW).

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), VN-Index đang hướng về ngưỡng cao kỷ lục mới: 1.370 điểm.

Theo MBS, thị trường cơ sở đang băng băng tiến đến ngưỡng 1400 điểm với quán tính tăng ngày càng mạnh mẽ khi nhóm cổ phiếu ngân hàng chưa hạ nhiệt. Nhà đầu tư cũng không mấy bận tâm đến các ngưỡng kháng cự bởi dòng tiền luôn chầu trực để được tham gia.

Các nhịp rung lắc như trong phiên 3/6 vẫn tiếp diễn tuy nhiên việc này cũng có tác dụng rũ bớt lượng hàng T+ và margin, qua đó giúp thị trường tăng bền vững hơn. Những nhà đầu tư chốt lời phiên này cũng là lực cầu tiềm năng khi thị trường đi lên.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 3/6, chỉ số VN-Index tăng 23,5 điểm lên 1.364,28 điểm; HNX-Index tăng 7,9 điểm lên 329,95 điểm. Upcom-Index tăng 1,28 điểm lên 90,67 điểm. Thanh khoản đạt 36,5 nghìn tỷ đồng.

V. Hà

Tình huống hi hữu, sàn tiền nóng Việt Nam đóng cửa vì quá nhiều tiền

Tình huống hi hữu, sàn tiền nóng Việt Nam đóng cửa vì quá nhiều tiền

Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa ghi nhận một phiên giao dịch chưa từng có trong lịch sử. Sàn HOSE đóng cửa buổi chiều do tiền đổ vào quá nhiều và hệ thống quá tải. Dù vậy, vẫn có gần 1 tỷ USD được giao dịch trong buổi sáng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét