Chị em có thể bảo quản lá chanh tươi trong ngăn đông tủ lạnh hoặc để bên ngoài nơi thoáng mát đối với lá chanh khô.
Lá chanh là lá của cây chanh, có hương thơm đặc trưng khi vò hoặc thái nhỏ. Tùy theo giống chanh mà hình dạng lá có thể khác nhau: Lá của cây chanh ta có hình trứng, nhìn giống lá cam với chiều dài từ 2.5 - 9cm, lá của cây chanh Thái có hình ngọn giáo hoặc xoan thuôn, có thể nguyên hoặc xuất hiện khía răng ở phần mép, lá có màu xanh thẫm và cuống lá cánh rất rộng, phiến lá to.
Lá chanh Thái. |
Về hương vị, lá chanh Thái có mùi thơm nồng hơn lá chanh ta, chua hơn mà không bị đắng hoặc mất mùi hương khi nấu quá lâu. Vì thế nó trở thành lá gia vị sử dụng trong ẩm thực Thái Lan như súp Thái, chả cá Thái, lẩu Thái,…
Lá chanh có thể dùng tươi hoặc khô tùy theo nhu cầu sử dụng. Chị em có thể bảo quản lá chanh tươi trong ngăn đông tủ lạnh hoặc để bên ngoài nơi thoáng mát đối với lá chanh khô. Ngoài ra, lá chanh già, người ta thường bỏ gân, cuống lá và xé nhỏ lá để tránh bị đắng, rồi phơi khô và đập nhuyễn trước khi sử dụng.
Tại Việt Nam, người dân thường quan tâm và sử dụng đến quả chanh hơn là lá chanh. Ít ai nghĩ rằng, lá chanh là nguồn thu nhập lớn và ngỡ ngàng khi biết lá chanh được rao bán với giá khoảng 7 USD/1 oz, tương đương 25g, trên trang Amazon. Theo đó, 100g lá chanh có giá khoảng 28 USD (635.000 đồng) và 1kg sẽ có giá khoảng 6,35 triệu đồng.
Lá chanh được rao bán với giá khoảng 7 USD/1 oz, tương đương 25g, trên trang Amazon. |
Với lợi nhuận lớn thu được từ sản phẩm này, từ vài năm trước, lá chanh đã được một số công ty thu gom hàng chục tấn xuất khẩu sang thị trường châu Âu và thu về cả triệu USD.
Theo đó, lá chanh được sử dụng rộng rãi trong nhiều món ăn khác ở phương Tây, được xuất sang thị trường châu Âu với 2 dạng: dạng gia vị được đóng gói chung với sản phẩm riềng, ớt hiểm và sả cây, mang lại hương vị hoàn chỉnh của món lẩu Thái; dạng bao gói lá chanh nhỏ và được cấp đông hoàn toàn.
(Theo Gia đình & Xã hội)
Lá rụng bờ rào bỏ đi không ai dùng, sang nước ngoài bán đắt đỏ
Nhiều loại lá ở Việt Nam bị coi là phế phẩm, thường bỏ đi hoặc nếu bán thì cũng "rẻ như cho". Nhưng sang tới nước ngoài chúng lại rất có giá trị và được bán với giá cao ngất ngưởng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét