Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục diễn biến sôi động với thanh khoản được duy trì ở mức cao, hơn tỷ USD được chuyển nhượng mỗi phiên. Dòng tiền lớn kéo chỉ số VN-Index lên đỉnh cao mới.
Kết thúc phiên giao dịch 22/6, chỉ số VN-Index tăng thêm 7,34 điểm lên 1.379,97 điểm. Đây là mốc cao lịch sử mới sau khi chỉ số này lập đỉnh 1.377,77 điểm trong phiên cuối tuần trước.
VN-Index tiếp tục nằm trong top các chỉ số chứng khoán tăng cao nhất trên thế giới trong những tháng đầu năm và được dự báo sẽ còn tăng tiếp nhờ vào triển vọng tích cực của các doanh nghiệp chủ chốt trên sàn và dư địa tăng trưởng margin cho thị trường sẽ tốt hơn kể từ tháng 7 tới.
Trong phiên 22/6, nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục hỗ trợ tích cực cho thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu dầu khí cũng thu hút sự quan tâm của giới đầu tư.
Sự bứt phá của các cổ phiếu ngân hàng, dầu khí và một số mã bất động sản... đã góp phần giúp VN-Index lên mốc 1.380 điểm.
Cổ phiếu Vietcombank (VCB) tăng 1.000 đồng lên đỉnh cao mới: 107.600 đồng/cp; Vietinbank tăng mạnh 1.600 đồng lên 51.900 đồng/cp; HDBank của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo tăng 700 đồng lên 34.350 đồng/cp; MBBank tăng 1.350 đồng lên 42.000 đồng/cp...
Dòng tiền lớn vẫn ồ ạt đổ vào thị trường chứng khoán (ảnh minh họa) |
Cổ phiếu GAS tăng mạnh 1.900 đồng lên 94.900 đồng/cp. BSR, OIL... tăng mạnh.
Nhóm cổ phiếu chứng khoán giao dịch sôi động và tăng giá với những cái tên như HCM, VND, BSI, CTS...
Chứng khoán Việt Nam tăng mạnh lên đỉnh cao lịch sử mới trong bối cảnh chứng khoán Mỹ đêm qua tăng vọt trở lại sau vài phiên điều chỉnh. Sự hồi phục ấn tượng của chứng khoán Mỹ đã tác động tích cực tới tâm lý các nhà đầu tư tại châu Á, trong đó có Việt Nam.
Chứng khoán Mỹ hồi phục khi mà hầu hết các kênh đầu tư khác chịu áp lực giảm, từ vàng, tiền kỹ thuật số cho đến bất động sản. Theo Bloomberg Economics, giá bất động sản trên khắp thế giới đang bùng lên mạnh mẽ, cảnh báo sẽ hình thành một bong bóng bất động sản lớn nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008.
Thị trường tiền ảo chao đảo trong phiên đầu tuần, Bitcoin rơi về gần ngưỡng 30 nghìn USD (so với đỉnh cao trên 62 nghìn USD) sau khi Trung Quốc tiếp tục đưa ra biện pháp cứng rắn nhằm cấm cửa tiền số.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vừa cảnh báo một số ngân hàng quốc doanh lớn nhất nước này và Alipay về việc "điều tra và xác định" các tài khoản ngân hàng tiếp tay cho giao dịch tiền số. Ngoài ra, PBOC còn yêu cầu các định chế tài chính này chặn các loại giao dịch đó. Đây là động thái mới nhất trong chiến dịch kiểm soát thị trường tiền số của Bắc Kinh.
Hiện tại, giới đầu tư lo ngại khả năng lạm phát tăng cao trên phạm vi toàn cầu và các nước sẽ thắt chặt chính sách tiền tiền, qua đó tác động tiêu cực lên các thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, nhiều dự báo cho rằng, nền kinh tế thế giới sẽ có sự mở cửa trở lại toàn diện của gần như tất cả các nước trong năm 2022 và giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu... sẽ ổn định.
Ở chiều ngược lại, thị trường chứng khoán được cho là sẽ vượt ngưỡng 1.400 USD ngay trong quý III khi mà kết quả kinh doanh quý II của nhiều doanh nghiệp lớn, nhất là lĩnh vực ngân hàng và chứng khoán được công bố theo hướng tích cực. Sự tắc nghẽn giao dịch trên sàn chứng khoán TP.HCM được khai thông cũng sẽ góp phần đẩy thị trường đi lên.
M. Hà
Sóng mới sau hoảng loạn: Chứng khoán tăng vọt, Bitcoin chìm nghỉm
Chứng khoán Mỹ bứt phá mạnh nhất trong 3 tháng qua sau đợt bán tháo vì quyết định đảo chiều thay đổi quan điểm về chính sách tiền tệ. Đợt sụt giảm hiếm có của Bitcoin và các đồng tiền số khác góp phần đẩy cổ phiếu Mỹ đi lên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét