Nhiều tiểu thương kinh doanh tại nhà đã nghĩ ra cách để đồ ăn vào chậu sau đó người mua bỏ tiền vào chiếc xô bên cạnh nhằm hạn chế tiếp xúc và tập trung đông người.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều tiểu thương kinh doanh tại nhà ở khu chợ tạm 7,2 ha Vĩnh Phúc (Ba Đình, Hà Nội) đã nghĩ ra cách để đồ ăn vào chậu sau đó người mua bỏ tiền vào chiếc xô bên cạnh nhằm hạn chế tiếp xúc và tập trung đông người.
Trước đó, ngày 11-5, UBND TP Hà Nội đã ban hành công văn số 1408/UBND-KGVX yêu cầu chính quyền các quận, huyện, thị xã giải tỏa các chợ cóc, chợ tạm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch Covid-19.
Theo ghi nhận tại chợ tạm 7,2 ha Vĩnh Phúc (quận Ba Đình, Hà Nội), lực lượng chức năng đã căng dây, treo biển thông báo yêu cầu các tiểu thương chợ tạm đóng cửa để phòng chống dịch Covid-19 và gần như các tiểu thương và người dân sinh sống ở đây đều đồng thuận chấp hành lệnh tạm đình chỉ hoạt động.
Video ghi nhận nhiều tiểu thương kinh doanh tại nhà ở chợ tạm 7,2ha Vĩnh Phúc
Trước tình hình trên, nhiều tiểu thương kinh doanh tại nhà đã nghĩ ra cách để đồ ăn vào chậu sau đó người mua bỏ tiền vào chiếc xô bên cạnh nhằm hạn chế tiếp xúc và tập trung đông người.
Những người dân đến đây mua hàng đều phải đứng sau hàng rào chắn không được tiếp xúc quá gần và phải giữ đúng khoảng cách tối thiểu là 2 m. Hiện tại, ở khu vực buôn bán ở gần khu chợ tạm, nhiều hộ kinh doanh tại nhà đã chuẩn bị nước sát khuẩn để những khách hàng đến đây sử dụng.
Cửa hàng nhà ông Nguyễn Văn Long (SN 1970, quận Ba Đình, TP Hà Nội) đặt xô, chậu trước cửa hàng: "Mỗi ngày, cửa hàng tôi phục vụ rất nhiều khách hàng và không biết được tình trạng sức khoẻ của họ ra sao. Mình chuẩn bị đồ để tiền và hàng như thế này để hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp. Mỗi ngày, gia đình đều khử khuẩn xô chậu từ 2 đến 4 lần để đảm bảo an toàn nhất có thể".
|
Khu vực hàng rào chắn, người mua hàng không được vượt qua và phải đứng bên ngoài |
Bà Nguyễn Thị Diệp (59 tuổi, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, TP Hà Nội) cho biết, người dân nói chung và gia đình bà rất đồng tình ủng hộ việc chợ tạm 7,2 ha tạm thời đóng cửa sau khi thành phố yêu cầu giải tỏa các điểm chợ cóc, chợ tạm để phòng, chống dịch .
"Đây không phải lần đầu những người dân như chúng tôi đối mặt với việc chợ đóng cửa. Cũng như mọi lần, tôi và người dân ở đây rất ủng hộ việc làm này của chính quyền trong việc phòng, chống dịch Covid-19. Mong sao dịch bệnh sớm qua nhanh để cuộc sống người dân được trở lại bình thường"- bà Diệp nói.
Tất cả các tiểu thương tại chợ tạm 7,2 ha Vĩnh Phúc đều chấp thuận đóng cửa để phòng chống dịch Covid-19
Những mặt hàng của các tiểu thương được bọc kĩ bằng tấm bạt lớn chờ ngày mở trở lại
Hàng rào chắn được lực lượng chức năng quây dọc nơi các tiểu thương kinh doanh tại nhà
Biển thông báo tạm dừng hoạt động được lực lượng chức năng đặt khắp nơi tại chợ tạm 7,2ha
Người dân đến đây mua hàng ở các của hàng bán tại nhà đều phải đứng ở phía bên ngoài có hàng rào chắn
Nước sát khuẩn được nhiều tiểu thương kinh doanh tại nhà đặt trước cửa cho khách đến sử dụng
Độc đáo với kiểu kinh doanh của nhà ông Long tại chợ tạm 7,2 ha, khi đặt một chậu đựng đồ bán cho khách lấy, còn một thùng bên cạnh đựng tiền khách bỏ vào.
Biển thông báo "Bán đậu mang về, cách nhau 2 mét, xin cảm ơn" tại cửa hàng nhà ông Long
Khi khách hỏi mua, những miếng đậu được ông Long để vào xô cho khách
Khách hàng lấy đậu phụ từ chậu và bỏ tiền vào xô. Cứ như thế, kiểu kinh doanh độc đáo thời Covid-19 này đã được người dân sử dụng
Tiền của khách hàng hàng đặt vào xô sau khi lấy đồ
(Theo Người Lao Động)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét