Những gốc gỗ lũa có tuổi đời trăm năm được vớt lên từ đáy sông Tiền được đại gia miền Tây cho thợ điêu khắc thành những tác phẩm vô cùng độc đáo, quý giá.
Đại gia miền Tây sở hữu 'báu vật' vớt lên từ đáy sông Tiền
Những gốc lũa cổ thụ được trục vớt lên từ dưới đáy sông Tiền, theo thời gian và bị nước bào mòn, người ta không còn phân biệt được chúng là loại cây gì nên họ gọi là gỗ lũa.
Các gốc gỗ lũa có tuổi đời trăm năm được anh Nguyễn Văn Nghỉ (43 tuổi, ngụ huyện Chợ Mới, An Giang) “phù phép”, điêu khắc thành một bộ sưu tập độc nhất vô nhị ở miền Tây.
Sau khi được trục vớt lên, những gốc gỗ lũa được thợ sáng tạo thành những tác phẩm tuyệt đẹp (Ảnh: Thiện Chí) |
Hiện anh Nghỉ sở hữu gần 40 tác phẩm nghệ thuật có kích thước "khủng", gồm: hai bộ 12 con giáp, tượng Phật, hòn non bộ, bức tranh dài 24,5m, căn nhà toàn gỗ lũa, bàn khắc tranh 3D, bộ bàn ghế... Các tác phẩm điêu khắc rất sinh động, có hồn như được gửi gắm những câu chuyện của thời gian.
Độc đáo nghề chằm áo tơi gần 200 năm tuổi ở Hà Tĩnh
Theo Báo Dân Trí, Hà Tĩnh có một làng gắn bó với nghề chằm (may, đan) áo tơi gần 200 năm qua. Nghề chằm tơi ở làng Yên Lạc được làm quanh năm nhưng nhiều nhất là từ tháng 3-6 âm lịch.
Trải bao thăng trầm, nghề chằm áo tơi vẫn được duy trì và lưu giữ nét riêng độc đáo. Chiếc áo tơi không chỉ giúp che đi cái nắng như đổ lửa, cái rét buốt mà còn giúp nhiều nông dân ở đây có thêm một nguồn thu nhập trong cuộc sống.
Nguyên liệu quan trọng nhất để làm nên một chiếc áo tơi chính là lá tơi, ngoài ra còn có lá cây tro (cây cọ), dây mây. Để hoàn thiện một chiếc áo tơi phải mất gần 2 tiếng đồng hồ. Đối với nhiều người nông dân ở Hà Tĩnh thì chiếc áo tơi được xem như là vật bất ly thân khi ra đồng. Chiếc áo giúp họ chống lại cái nắng như đổ lửa hoặc là cái rét cắt da, cắt thịt.
Quán bò bít tết bàn ủi độc nhất vô nhị ở Sài Gòn
Không giống món bít tết thông thường, không cần đến xoong chảo, thịt bò ở một quán ăn tại Sài Gòn được nướng trực tiếp bằng bàn ủi con gà.
Ý tưởng sử dụng bàn ủi con gà được chủ nhà hàng ấp ủ từ lâu. Vốn dĩ chủ quán là người yêu thích những món đồ cổ nên đã nghĩ ra cách nướng chín miếng thịt bò theo cách riêng này.
Bò bít tết bàn ủi (Ảnh: GiadinhNet) |
Nguyên liệu của món bò bít tết ở đây được đưa đến tận bàn, đi kèm chiếc bàn ủi hình con gà truyền thống 'nóng hổi'. Thực khách sẽ tự đặt bàn ủi lên miếng bò ướp sẵn gia vị, chín tái, chín vừa hay kỹ tùy theo sở thích của mỗi người... Bít tết bàn ủi có giá khoảng 300.000-400.000 đồng/suất.
Món phở chua kì lạ ở Hà Giang
Nhắc đến ẩm thức ở cao nguyên đá Hà Giang, du khách thường nhắc đến những món ăn như thắng cố, mèn mén, cháo ấu tẩu, rượu ngô, chè Shan Tuyết… mà không nhiều người biết đến món phở chua cũng nổi tiếng không kém tại đây.
Phở chua được du nhập vào các tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng,... từ sau đời Mãn Thanh (Trung Quốc) cách đây khoảng hơn 300 năm. Ngày trước phở chua chỉ được dùng trong đám cỗ nhưng đến nay nó trở thành một món điểm tâm sáng được yêu thích của nhiều người ở Hà Giang.
Cái cốt yếu tạo nên phong vị của phở chua chính là nước dùng chua ngọt. Nước dùng đặc biệt được tạo nên bởi một loại dấm thật chua hòa với đường, cùng với bột sắn quấy sệt thêm một chút gia vị - tất cả được đun sôi lên và quấy đều tay.
Độc lạ món "trứng vịt lộn bóp" ở Huế
Theo Báo Dân Trí, trứng vịt lộn là món ăn quen thuộc với người dân Việt Nam, trứng thường được ăn kèm với rau răm, gừng và chút gia vị. Nhưng tại TP. Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế) lại có một quán chuyên bán trứng vịt lộn với cách chế biến mới lạ, tạo nên một cảm giác thích thú thu hút người ăn với tên gọi "Trứng vịt lộn bóp".
Trứng vịt lộn bóp là món ăn mới lạ (Ảnh: Dân Trí) |
Trứng lộn bóp sẽ được bóc vỏ sau đó trộn với các gia vị như hành tây, muối tiêu, mắm gừng, chua ngọt, riềng, rau răm, dưa gang, lá chanh, hạt tiêu tươi, ớt, tỏi... để người ăn có thể thưởng thức, cảm nhận được vị mới lạ của trứng vịt.
Món ăn "siêu thối" ít người dám thử của đồng bào Tây Bắc
Da trâu thối, hay còn gọi là năng min, là một món ăn đặc trưng của người Thái vùng Tây Bắc. Nguyên liệu để làm ra món ăn này là da con trâu. Lọc sơ chế xong, da trâu được đem gói lá chuối ủ khoảng hai ngày tùy điều kiện thời tiết. Sau một thời gian ủ, da trâu bốc mùi được đem rửa sạch thì lông sẽ rụng hết. Người ta đem miếng da đi phơi, rồi dùng nấu canh, nấu hoa chuối hoặc nướng tùy sở thích.
Da trâu thối (Ảnh: Ytimg) |
Với người dân địa phương, đây là một đặc sản có mùi vị đặc trưng. Nhưng đối với nhiều người, chỉ nghe thấy tên và ngửi thấy mùi đã không muốn thưởng thức món ăn độc lạ này. Song đây lại là món đặc sản đối với những người thích khám phá hương vị "độc lạ".
Chàng trai miệt vườn "phù phép" rác thải thành tranh đắt tiền
Quần jean cũ, bẹ chuối, vỏ tràm... đều là những thứ bỏ đi nhưng qua bàn tay tài hoa và sự sáng tạo của một chàng trai ở Kiên Giang đã biến thành những bức tranh có giá trị.
Năm 2004, anh Lê Hoàng Nhân (sinh năm 1982, ở xã Đông Hưng B, huyện An Minh, Kiên Giang) đã tái chế chất liệu vỏ tràm thành những bức tranh đặc sắc. Năm 2019, chàng họa sĩ xứ tràm lại cho ra đời những bức tranh làm từ bẹ chuối, vải jean rất bắt mắt. Năm 2020, anh Nhân tiếp tục sáng tạo tranh làm từ vải jean.
Từ những chiếc quần jean sờn cũ, bạc màu bỗng chốc trở thành những bức tranh lạ mắt khi qua bàn tay của anh Nhân. Đến nay, anh Nhân đã làm hơn 1.500 bức tranh vỏ tràm, hơn 50 bức tranh bẹ chuối và 30 bức tranh từ vải quần jean cũ.
Hạnh Nguyên (Tổng hợp)
Đại gia miền Tây sở hữu 'báu vật' vớt lên từ đáy sông Tiền
Những gốc gỗ lũa vớt lên từ sông Tiền được đại gia miền Tây cho thợ điêu khắc thành những tác phẩm vô cùng độc đáo, ai nhìn cũng mê.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét