Thứ Sáu, 30 tháng 4, 2021

Trà chanh thống trị thị trường nước giải khát

Trà chanh là thức uống được đông đảo những người trẻ lựa chọn để giải nhiệt mùa hè. Chính vì thế mà các cửa tiệm trà chanh tại các thành phố lớn mọc lên như nấm sau mưa.

Thời tiết đã bắt đầu bước sang những ngày nóng nực, nhu cầu giải khát của mọi người đang ngày càng tăng cao. Có nhiều lý do để người tiêu dùng chọn một ly trà chanh tại các hàng quán hoặc xe đẩy vỉa hè giúp giải nhiệt cơn nóng những ngày oi ả. Chẳng hạn như giá thành của những loại thức uống này rẻ, chỉ dao động trong khoảng từ 10.000 -20.000 đồng cho một cốc. Hay các quán trà chanh thường được decor trẻ trung là không gian vỉa hè bình dân phù hợp với mọi người. 

Để mở một quán trà chanh cũng khá đơn giản, không quá cầu kì như kinh doanh trà sữa, cà phê, ... phải đầu tư số vốn có khi lên đến cả tỷ đồng thì với trà chanh chỉ cần khoảng vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng. Trong khi lợi nhuận rất lớn.

{keywords}
Trà chanh là thức uống được đông đảo giới trẻ yêu thích những ngày hè nóng nực.

Theo chia sẻ của một số chủ cơ sở, số vốn để mở một quán trà chanh có thể dao động từ 50 – 150 triệu đồng trong đó đã bao gồm các chi phí trang trí, thiết bị, nhân viên, … tùy thuộc vào địa điểm và việc người chủ muốn tự tạo thương hiệu hay mua nhượng quyền thương hiệu. Dối với việc nhượng quyền thì người này cũng tiết lộ, giá nhượng quyền thương hiện dao động khoảng 50 – 70 triệu đồng, trong khi đó giá mua thương hiệu trà sữa, cà phê có thể lên đến hàng trăm triệu có khi cả tỷ đồng. 

Cũng theo chủ một cơ sở trà chanh trên phố Đặng Văn Ngữ (Hà Nội), những ngày hè đông khách tại đây có thể bán được 3.000 – 4.000 cốc, doanh thu cao nhất lên đến 30 triệu đồng một ngày. Như vậy trung bình nếu số vốn bỏ ra khoảng 500 triệu đồng, thì có thể thu hồi vốn sau 2-4 tháng. Đến giờ, vì yếu tố cạnh tranh giữa nhiều thương hiệu, doanh thu không còn ở mức “một vốn bốn lời” nhưng đa số các cửa hàng đều giữ được doanh thu ở mức ổn định, trà chanh vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt.

{keywords}
Chính vì gây "sốt" tại phân khúc giải khát nên các thương hiệu trà chanh mọc lên rất nhiều tại các thành phố lớn.

Trong khi đó có thể thấy, mỗi khi hè đến, các quán trà chanh đều mọc lên như nấm sau mưa. Đây là địa chỉ yêu thích của những người trẻ như sinh viên, học sinh, những người đi làm. Có những con phố tại trung tâm Hà Nội, các quán trà chanh mọc lên dày đặc mỗi khi hè như Xã Đàn, Đặng Văn Ngữ (Đống Đa), Xuân Thủy, Trần Đăng Ninh (Cầu Giấy), Đào Tấn, Quán Thánh (Ba Đình)...hay quanh các trường Đại học lớn như khu Bách Khoa, Nhân Văn...

Bạn Thu Phương, sinh viên một trường Đại học cho biết, bạn thường ưu tiên chọn lựa trà chanh hơn các thức uống khác như cà phê, nước ngọt..., vì hương vị dễ uống, thanh mát phù hợp với tiết trời nóng bức. Với không gian được trang trí bắt mắt bằng các hình vẽ 2D, 3D, bàn ghế nhiều để phục vụ khối lượng khách lớn, các bạn trẻ vừa có thể check-in chụp những bức ảnh đẹp “sống ảo”, vừa có thể tụ họp bạn bè thoải mái tán gẫu. Chưa kể, nhiều chuỗi trà chanh hiện nay cũng chú trọng đến thiết kế, và có trang bị cả wifi để đáp ứng nhu cầu truy cập internet của giới trẻ.

{keywords}
Một cốc trà chanh size lớn chỉ có giá 10.000 đồng.

Tuy nhiên, liệu những loại thức uống này có thật sự ngon – bổ - rẻ. Và những cốc trà chanh có thực sự được làm từ nguyên liệu tranh tươi hay từ những nguyên liệu khác? Phóng viên Chất lượng Việt Nam online đã đi tìm hiểu về những nguyên liệu tạo nên thức uống này.

(Theo Viet Q)

Tình trạng lừa đảo thông qua giao hàng

Thành lập các công ty giao hàng để nhận chuyển phát nhanh hàng hóa, sau đó sử dụng nhiều sim điện thoại rác để đặt hàng trên các sàn thương mại điện tử. Khi hàng hóa được chuyển đến công ty, đối tượng đã chiếm đoạt số hàng hóa trên.



Vụ việc vừa được phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Công an tỉnh Phú Thọ điều tra làm rõ đã cho thấy, việc quản lý các công ty giao hàng vẫn còn nhiều kẽ hở.

Số máy tính bảng và đồng hồ Apple Watch vừa được phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Công an tỉnh Phú Thọ thu giữ. Hàng trăm mặt hàng bao gồm điện thoại di động Iphone, máy tính Macbook và đồng hồ Apple Watch trị giá trên 3,8 tỷ đồng đã được Bùi Viết Tiến, sinh năm 1986, hộ khẩu thường trú phường Bến Gót, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ lừa đảo thông qua hình thức mua hàng online qua sàn thương mại điện tử của Lazada.

Để thực hiện trót lọt các vụ lừa đảo, khoảng tháng 12/2020, Bùi Viết Tiến đã cùng với Bùi Cát Vũ, ở khu 13 xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ thành lập công ty TNHH giao hàng tốt nhất có trụ sở tại số 48 Cầu Đất, thị trấn Thanh Sơn, huyện Thanh Sơn. Cùng thời gian này, Bùi Viết Tiến và Bùi Cát Vũ còn thành lập thêm một công ty giao hàng khác tương tự tại huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là các công ty nhượng quyền của Công ty Cổ phần Vinancapital Việt Nam, địa chỉ khu Kim Chung, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Sau một thời gian ngắn đi vào hoạt động, nhận thấy việc đặt hàng từ các sàn thương mại điện tử khá dễ dàng nên Tiến đã nảy sinh ý định đặt hàng từ các sàn thương mại điện tử rồi chiếm đoạt. Để thực hiện hành vi của mình, Tiến đã sử dụng nhiều sim điện thoại rác để đặt 124 đơn hàng bao gồm điện thoại Iphone, máy tính Macbook và đồng hồ Apple, với tổng giá trị trên 3,8 tỷ đồng của công ty TNHH FLEX SPEED có địa chỉ tại phường Bến Nghé, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh thông qua phần mềm mua hàng lazada. Số hàng hóa trên công ty TNHH FLEX SPEED đã thuê Công ty Cổ phần Vinancapital Việt Nam vận chuyển; sau đó hàng hóa được chuyển đến Công ty TNHH giao hàng tốt nhất để giao cho khách hàng. Tại đây, Bùi Viết Tiến đã bán toàn bộ các sản phẩm trên để chiếm đoạt.

Đối tượng Bùi Viết Tiến khai nhận: "Em dùng sim rác để đặt hàng, sau đó lựa chọn địa điểm nhận hàng thuộc bưu cục của em giao để hàng về đúng công ty, sau đó em bán ra ngoài."

Trong xu thế phát triển của thời đại công nghệ số, việc mua hàng trên các sàn thương mại điện tử và mua hàng qua mạng Internet của người dân sẽ ngày một tăng cao. Để phòng ngừa, hạn chế tình trạng lừa đảo thông qua hình thức mua hàng hoặc các vụ việc trộm cắp, đánh tráo hàng, thiết nghĩ giữa đơn vị bán hàng và đơn vị giao hàng cần có cơ chế giám sát đặc biệt cũng như ràng buộc trách nhiệm của các bên để tránh các vụ việc lừa đảo trở thành các vụ việc tranh chấp dân sự.

(Theo ANTV)

Cách tính mức bình quân tiền lương hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Theo Khoản 2 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP thì mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội.

Đối với trường hợp tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Theo Khoản 2 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP thì mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

- 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014.

- 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.

- Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, mức tối đa bằng 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Đối với trường hợp tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Theo Điều 77 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

Cách tính mức bình quân tiền lương để hưởng bảo hiểm xã hội một lần - Ảnh 1.

- 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

- 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

- Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Trong đó, cách tính mức bình quân tiền lương tháng/thu nhập tháng được xác định như sau:

Bước 1: Xác định mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội

Người lao động yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội 1 lần năm 2021 thì xác định mức điều chỉnh theo Thông tư 23/2020/TT-BLĐTBXH như sau:

- Đối với người đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Năm

Trước 1995

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Mức điều chỉnh

5,01

4,25

4,02

3,89

3,61

3,46

3,52

3,53

3,40

3,29

3,06

2,82

2,62

2,42

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

2021

Mức điều chỉnh

1,97

1,84

1,69

1,42

1,30

1,22

1,18

1,17

1,14

1,10

1,06

1,03

1,00

1,00

- Đối với người đóng BHXH tự nguyện

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Mức điều chỉnh

1,97

1,84

1,69

1,42

1,30

1,22

1,18

Năm

2015

2016

2017

2018

2019

2020

2021

Mức điều chỉnh

1,17

1,14

1,10

1,06

1,03

1,00

1,00

Bước 2: Tính tiền lương tháng/thu nhập tháng sau điều chỉnh (L1, L2… Ln)

L1

=

Tiền lương/thu nhập làm căn cứ đóng BHXH

X

Mức điều chỉnh tương ứng

X

Số tháng đã tham gia theo từng giai đoạn

Bước 3: Tính tổng tiền lương/thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh cho toàn bộ thời gian chưa hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần (L)

Bước 4: Tính tổng thời gian đã tham gia bảo hiểm xã hội (T)

Bước 5: Tính mức bình quân tiền lương/thu nhập (Lbq)

Lbq = L/T

Ví dụ:

Một công nhân A làm cho công ty B và có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc từ tháng 1-2017 đến tháng 1-2020. Công nhân A đã nghỉ việc vào tháng 2-2020. Tháng 4-2021, công nhân A muốn nhận tiền BHXH một lần thì mức bình quân tiền lương được tính như thế nào?

Cách tính mức bình quân tiền lương để hưởng bảo hiểm xã hội một lần - Ảnh 2.

Được biết, thời gian đóng bảo hiểm của công nhân A như sau:

- Từ tháng 1-2017 đến tháng 1-/2017, mức lương đóng BHXH là: 3.500.000đ

- Từ tháng 1-2018 đến tháng 9-2018, mức lương đóng BHXH là: 3.700.000đ

- Từ tháng 1-2018 đến tháng 12-2018, mức lương đóng BHXH là: 4.040.000đ

- Từ tháng 1-2019 đến tháng 6-2019: Nghỉ không lương, không đóng BHXH

- Từ tháng 7-2019 đến tháng 1-/2019, mức lương đóng BHXH là: 4.070.000đ

- Từ tháng 1-2020 đến tháng 2-2020: mức lương đóng BHXH là: 4.300.000đ

Giải đáp:

Bước 1: Xác định mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội

Theo bảng hệ số điều chỉnh nêu trên thì công nhân A đóng bảo hiểm xã hội từ 2017 đến năm 2020 có mức điều chỉnh lần lượt là 1,10; 1,06; 1,03; 1,00.

Bước 2: Tính tiền lương tháng/thu nhập tháng sau điều chỉnh (L1, L2, …Ln)

- Từ tháng 1-2017 đến tháng 12-2017 (12 tháng):

L1

=

3.500.000

(Tiền lương/thu nhập làm căn cứ đóng BHXH)

X

1,10

(Mức điều chỉnh tương ứng)

X

12

(Số tháng đã tham gia theo từng giai đoạn)

L1 =  46.200.000 đồng

- Từ tháng 1-2018 đến tháng 9-2018 (9 tháng) .

L2 = 3.700.000 * 1,06 * 9 =  35.298.000 đồng.

- Từ tháng 10-2018 đến tháng 12-2018 (3 tháng)

L3 = 4.040.000 *1,06 *3 = 12.847.000 đồng.

-  Từ tháng 1-2019 đến tháng 6-2019: Không đóng BHXH nên L4 = 0

-  Từ tháng 7-2019 đến tháng 12/2019 (6 tháng):

L5 = 4.070.000 * 1,03 * 6 = 25.152.600 đồng.

-  Từ tháng 01/2020 đến tháng 02/2020 (2 tháng):

L6 = 4.300.000 * 1,00 *  2 = 8.600.000 đồng.

Bước 3: Tính tổng tiền lương/thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh cho toàn bộ thời gian chưa hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần (L)

L = L1 + L2 + L3 + L4 + L5 + L6 = 46.200.000 + 35.298.000 + 12.847.000 + 25.152.600 + 8.600.000 = 128.097.600 đồng.

Bước 4: Tính tổng thời gian đã tham gia bảo hiểm xã hội (T)

T = 12 tháng  + 9 tháng + 3 tháng + 6 tháng + 2 tháng = 32 tháng.

Bước 5: Tính mức bình quân tiền lương/thu nhập (Lbq)

Lbq = L/T = 128.097.600 / 32 = 4.003.050 đồng/tháng

(Theo Người Lao Động)

Kinh doanh thời trang xa xỉ second-hand

Từ một ý tưởng bị nhiều người chê là "rẻ tiền", nữ doanh nhân Fanny Moizant đã biến kinh doanh thời trang xa xỉ đã qua sử dụng thành ngành hốt bạc.

Theo thống kê về mặt hàng thời trang xa xỉ, năm 2020 trang web bán lại đồ xa xỉ Vestiaire Collective tạo nên hiệu ứng cực kỳ tốt khi đã chứng kiến ​​lượng đặt hàng tăng gấp đôi  - phần lớn nhờ vào thị trường châu Á, nơi số lượng người bán mới tăng đến 98%. 

{keywords}
Một nhân viên đang xác thực một sản phẩm Louis Vuitton đã qua sử dụng cho Vestiaire Collective. Người tiêu dùng ở châu Á cuối cùng cũng bắt đầu có ý tưởng mua hàng xa xỉ second-hand - Ảnh: Bloomberg

Người thành lập trang web này là Fanny Moizant. Tại Mỹ và châu Âu, người phụ nữ này được ca tụng vì thành công của Vestiaire Collective, trang web chuyên bán lại đồ thời trang cao cấp của cô. Nhưng ở Hồng Kông, cô đã bị soi mói vì ý tưởng "rẻ tiền" về quần áo thời trang xa xỉ. "Nhiều người cho rằng họ không muốn liên kết với các công ty bán lại. Bởi đây không phải là điều thể hiện sự đẳng cấp và sang trọng của những người vốn từ lâu sở hữu những món đồ hay thời trang đắt tiền”, Moizant, Chủ tịch và đồng sáng lập của Vestiaire, nhớ về thời gian cô bắt đầu đẩy mạnh công ty vào năm 2017. 

Nhưng điều đó cũng dần thay đổi. Người tiêu dùng châu Á đang bắt đầu "nồng nhiệt" với Vestiaire, hiện tại là ở Hồng Kông, Singapore và Australia, tiếp theo là Hàn Quốc và Nhật Bản cũng hào hứng với xu hướng này. Khối lượng đặt hàng trên trang web tăng gấp đôi trong một năm khi các nhà bán lẻ trên toàn thế giới gần như bị tê liệt vì đại dịch.

Theo Moizant, thị trường của cô phần lớn nhờ vào châu Á, nơi số lượng người bán đồ cũ  - mới tăng 98% và đơn đặt hàng tăng 122%. Đại dịch kéo theo sự bất an kinh tế nhưng lại là điều tốt cho xu hướng bán lại hàng thời trang trên toàn cầu và điều này đã đẩy ngành công nghiệp tăng giá trị 40 tỷ USD vào năm 2020.

Moizant chia sẻ, thành công của cô phần lớn nhờ những người nổi tiếng làm cho thị trường sôi động khi họ cảm thấy rằng việc sở hữu trước những sản phẩm mới hợp thời trang nhưng rồi cần phải dọn bớt đồ cũ đi để bổ sung những cái mới. Đó là một viễn cảnh khiến Moizant vui mừng. “Số lượng sản phẩm còn nằm trong tủ quần áo của người châu Á là rất lớn. Họ đã dành nhiều năm để xây dựng các bộ sưu tập hàng may mặc, túi xách, giày dép... và giờ là thời điểm để bán lại. Khu vực này sẽ tạo ra nhiều hoạt động kinh doanh hơn của Vestiaire trong năm tới, từ mức dưới 10% hiện tại", cô nói.

Vestiaire từ chối chia sẻ chi tiết về tài chính của mình cũng như doanh thu và lợi nhuận nhưng rõ ràng nó không nhỏ. Kering, chủ sở hữu của Gucci, Bottega Veneta và những ngôi nhà sang trọng khác, gần đây đã mua lại 5% cổ phần của Vestiaire, nâng mức định giá của nó lên hơn 1 tỷ USD.

{keywords}
Fanny Moizant là người đồng sáng lập Vestiaire Collective - Ảnh: Bloomberg

Trên khắp thế giới, các nền tảng bán lại trực tuyến đang thu được tài trợ và ngày càng mở rộng. Trang Poshmark có trụ sở tại Hoa Kỳ đã hướng đến Úc sau khi huy động được 277 triệu USD trong đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào đầu năm nay. Tương tự ThredUp đã huy động được 168 triệu USD trong một đợt IPO vào tháng trước, và thậm chí Nike cũng đang bắt đầu bán lại những đôi giày đã qua sử dụng.

Ở châu Á, Moizant có thể cảm ơn sự thay đổi trong cách người mua sắm nghĩ về đồ cũ. Các công ty mới nổi đã gặt hái được nhiều thành công, đảm bảo các vòng tài trợ và sự hưởng ứng của người tiêu dùng nhất là khách hàng Trung Quốc, khi họ không thể đi du lịch nước ngoài để mua sắm thì họ đã chuyển sang các ứng dụng mua sắm đồ cũ.

“Mọi người dành quá nhiều thời gian ở nhà và họ đã dần quên tủ quần áo của mình. Sau đó, họ nhận ra rằng: tại sao tôi có quá nhiều thứ mà tôi không bao giờ mặc, và rất nhiều sản phẩm vẫn còn thẻ giá treo trên móc", Charlene Ree, người có công ty thời trang ở Anh cho biết. Cô nói rằng bán hoặc mua đồ cũ là dấu hiệu của xu hướng mới và việc đánh giá đẳng cấp trên những mặt hàng xa xỉ cũng đang mờ dần. 

Nữ diễn viên người Singapore Fiona Xie - người đã làm việc với Vestiaire để bán 10 món đồ xa xỉ từ tủ quần áo cá nhân để làm từ thiện đã trở thành một trong số những người nổi tiếng đẩy mạnh xu hướng bán những món hàng đã qua sử dụng. “Châu Á có truyền thống thiên vị đối với đồ cũ. Bạn cảm thấy sự kỳ thị của xã hội, bạn cảm thấy giống như mình đi đến một tiệm cầm đồ. Giờ đây, có một sự bùng nổ các thông điệp tích cực trên mạng xã hội về lợi ích của các sản phẩm đã qua sử dụng, bao gồm khả năng chi trả và thân thiện với môi trường. Bạn dọn dẹp không gian tủ quần áo của mình trong khi bạn có thể mua sắm nhiều hơn ”, cô nói.

{keywords}
Một nhân viên kiểm tra và xác thực chiếc túi xách Hermès đã qua sử dụng trong nhà kho tại văn phòng Vestiaire Collective ở Hồng Kông - Ảnh: Bloomberg

Mặc dù ăn nên làm ra nhưng Fanny Moizant cho biết, đối với những mặt hàng xa xỉ thì việc chứng minh tính xác thực của sản phẩm là một thách thức lớn đối với Vestiaire. Theo số liệu gần đây nhất của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, Trung Quốc, Hồng Kông và Singapore chiếm 2/3 lượng hàng giả toàn cầu. Chính vì thế Vestiaire phải tuyển những chuyên gia, những từ châu Âu và Mỹ để tham gia quá trình chứng minh hàng thật. "Chúng tôi phải đảm bảo mặt hàng đủ tính xác thực trước khi gửi cho người mua. Bất kỳ ai gửi sản phẩm giả mạo để bán đều bị cảnh cáo trước và sau đó bị cấm tham gia", Fanny Moizant nói.

Fanny Moizant bật mí, chính vì thị trường mua bán sôi động nên những người mua đồ mới hiện nay cũng đã "khôn ngoan" hơn. Đó là việc họ giữ các hoá đơn như một bằng chứng mua hàng để sau này làm tính xác thực. Nhiều người nhận ra rằng hàng hóa có thể có đời thứ hai nên đã giữ gìn bao bì và biên lai ban đầu để có được giá bán lại cao hơn. 

(Theo SCMP/ Bloomberg/ Phụ Nữ TP.HCM)

Nếm đồ ăn chó mèo kiếm bộn tiền

Mục tiêu chỉ là nếm xem đồ ăn chó mèo có ngon không thôi. Nhưng quan trọng bạn sẽ không cần phải nuốt chúng, chỉ nhai và xem xét hương vị.

Để đối phó với những con thú cưng khó tính, các công ty thực phẩm chó mèo phải trả khoảng 40.000 USD đến 120.000 USD (927 triệu - 2,78 tỷ đồng) cho mỗi chuyên viên như vậy một năm.

Chỉ ngồi nếm đồ ăn chó mèo xem có ngon không, lương 2,78 tỷ đồng - Ảnh 1.

Nhiệm vụ của người làm công việc này là nếm các loại thức ăn đóng hộp dành cho chó hoặc mèo và sau đó đưa ra nhận xét nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm của hãng sản xuất.

Mark Gooley, chủ một công ty thức ăn vật nuôi, cho biết: "Nếu bạn không tự mình nếm thử thì làm sao biết thú cưng của bạn thích ăn không? Tôi muốn tìm ra khẩu vị phù hợp, nếu như con người cảm thấy ngon thì thú cưng sẽ cũng thấy ngon, vì thú cưng không thể cho tôi biết được mùi vị thức ăn như thế nào, cho nên phải tự mình thử trước mới biết được mùi vị ngon hay không. Nếu như mùi vị không ngon thì thử lại. Tôi không biết phải giải thích công việc của tôi như thế nào, chỉ cảm giác giống như nhà khoa học khùng điên".

Chỉ ngồi nếm đồ ăn chó mèo xem có ngon không, lương 2,78 tỷ đồng - Ảnh 2.

Philip Wells, người nếm chính ở công ty sản xuất thức ăn cho vật nuôi Lily's Kitchen chia sẻ ông khá thích loại thức ăn này, và chưa bao giờ gặp rắc rối gì trong quá trình làm việc. Ông giải thích rằng thịt dùng trong thức ăn sản xuất cho vật nuôi cũng phải được đảm bảo phù hợp cho con người, theo như các quy định về thực phẩm cho vật nuôi năm 2010.

Chỉ ngồi nếm đồ ăn chó mèo xem có ngon không, lương 2,78 tỷ đồng - Ảnh 3.

Ông cũng khẳng định công ty ông sử dụng "nguyên liệu sống tươi ngon giống như dành cho con người" trong tất cả các loại thức ăn cho động vật.

Tuy nhiên, Wells cũng thừa nhận có một số loại thức ăn vật nuôi trên thị trường có chất lượng rất kinh khủng. Dù không nếm nhưng mùi vị của chúng cũng "đủ khiến ông đau bụng" khi ông tiến hành một cuộc thăm dò thị trường.

(Theo GiadinhNet)

Số định danh cá nhân sẽ dùng thay thế mã số thuế

Khi mã số định danh cá nhân được cấp cho toàn bộ dân cư thì sử dụng mã số định danh cá nhân thay cho mã số thuế.

Luật Căn cước công dân 2014 nêu rõ, số định danh cá nhân chính là số căn cước công dân của công dân, được xác lập từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, dùng để kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin của công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

Theo đó, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ căn cước công dân để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong cơ sở dữ liệu quốc gia.

{keywords}

Trong khi đó, mã số thuế là một dãy số gồm 10 chữ số hoặc 13 chữ số và ký tự khác do cơ quan thuế cấp cho người nộp thuế dùng để quản lý thuế.

Khoản 7 Điều 35 Luật Quản lý thuế 2019 quy định: Khi mã số định danh cá nhân được cấp cho toàn bộ dân cư thì sử dụng mã số định danh cá nhân thay cho mã số thuế.

Như vậy, theo quy định nêu trên của Luật Quản lý thuế, khi mọi công dân có mã số định danh cá nhân, thì có thể sử dụng mã số định danh cá nhân thay cho mã số thuế. Do đó, trong tương lai gần, mã số định danh cá nhân sẽ được sử dụng thay cho mã số thuế.

Ngoài việc được dùng thay thế mã số thuế, mã số định danh cá nhân cũng sẽ được dùng thay cho bản sao các giấy tờ tùy thân khi người dân đi làm các thủ tục về nhà ở, kinh doanh bất động sản. Cụ thể, khoản 2 Điều 4 Nghị định 30/2021/NĐ-CP quy định: Trường hợp công dân Việt Nam đã được cấp số định danh cá nhân và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về đăng ký đầu tư, đăng ký doanh nghiệp được kết nối, vận hành thì được sử dụng số định danh cá nhân thay thế cho các giấy tờ liên quan đến nhân thân (bản sao giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu và các giấy tờ chứng thực cá nhân khác) khi thực hiện thủ tục liên quan đến lĩnh vực nhà ở, kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật về nhà ở, pháp luật về kinh doanh bất động sản.

Tuy nhiên, chỉ sử dụng thay nếu đã được cấp số định danh cá nhân và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về đăng ký đầu tư, đăng ký doanh nghiệp được kết nối, vận hành (theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 30/2021/NĐ-CP).

Anh Tuấn

Trắng đêm đào đất săn ve sầu non về làm món nhậu

Những ngày này, trên các cánh rừng, bản làng ở vùng cao Nghệ An bắt đầu bước vào mùa sinh sôi phát triển của ve sầu. Tận dụng cơ hội đó, người dân đã soi đèn thâu đêm săn ve về làm món ăn.

{keywords}
Tháng 4,5 là thời điểm loài ve sinh sôi và phát triển. Đây cũng là lúc người dân ở các huyện Tương Dương, Kỳ Sơn bước vào mùa săn ve về làm món ăn. Ảnh: Đ. Thọ
{keywords}
Những buổi săn ve thường diễn ra vào ban đêm nên đèn pin là dụng cụ không thể thiếu đối với mỗi người đi săn. Bởi vào thời điểm đó, ve mới ở dưới đất chui lên lột xác và không thể bay xa nên rất dễ bắt. Ảnh: Đ. Tuân
{keywords}
Loài ve thường sống trên các cây cao ven đồi gần bờ sông nên muốn săn phải có một người đàn ông khỏe mạnh leo lên rung cây để ve rớt xuống đất. Ảnh: Đ. Thọ
{keywords}
Những người ở dưới chỉ cần chú ý soi đèn là có thể nhặt ve cho vào túi. Ảnh: Đ. Tuân
{keywords}
Chị Vi Thị Điển ở bản Can (xã Tam Thái, Tương Dương) cho hay: “Năm nào cũng vào thời điểm đầu mùa ve này chị em trong bản đều rủ nhau đi bắt. Bắt ve phải đi từ lúc 7 giờ tối và có thể đến khuya, sáng. Lúc rớt xuống ve đậu khắp nơi nên muốn bắt phải thật tinh mắt”. Ảnh: Đ. Thọ
{keywords}
Một chú ve vừa mới lột xác. Theo những người săn ve, loại ve lột xác rất béo và có nhiều chất bổ dưỡng. Ảnh: Đ. Tuân
{keywords}
Mỗi đêm, mỗi người có thể săn được 4-5 kg ve. Ve sau khi được săn về thì cắt cánh, chân và đem bán hoặc dùng làm thức ăn. Ảnh: Đ. Tuân
{keywords}
Ve sầu được chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon, bổ dưỡng như xào, rang hoặc nấu măng chua... Ảnh: Đ. Thọ

(Theo Báo Nghệ An)

Robot khổng lồ thu hoạch dâu tây

Rô bốt thu hái dâu tây bằng trí tuệ nhân tạo AI, cho phép thu hoạch theo nhiều hàng cùng một lúc với những "cánh tay" nhận biết được trái mọng chín và ngắt nó một cách cực kỳ chính xác.



(Theo Dân Trí)

Giá gas giảm mạnh

Từ ngày 1/5 giá gas bán lẻ giảm thêm 19.000 đồng/bình (12kg). Đây là tháng thứ hai liên tiếp giá gas giảm với tổng mức hai đợt giảm gần 40.000 đồng/bình.

Ngày 30/4, các công ty gas công bố điều chỉnh giảm giá gas từ 1.583 - 1.604 đồng/kg (đã bao gồm VAT), tương đương 19.000 đồng/bình (12kg). Mức giá này được áp dụng kể từ 7g30 ngày 1/5/2021.

{keywords}
Giá gas liên tiếp giảm hai đợt với tổng mức giảm gần 40.000 đồng/kg

Theo đó, giá gas bán lẻ của các hãng Saigon Petro, Pacific Petro, Esgas và City Petro... dao động từ 361.000 - 384.000 đồng/bình 12kg; 1.439.000 đồng/bình 45kg và 1.599.000 đồng/bình 50kg.

Nguyên nhân giảm giá gas lần này, theo các công ty là do giá gas thế giới bình quân tháng 5/2021 là 485 USD/tấn, giảm 60 USD/tấn so với tháng 4/2021.

Tính từ đầu năm đến nay, giá gas sau ba tháng liên tiếp đứng ở mức cao trước đó với tổng mức tăng 50.500 đồng/bình 12 kg, thì đây là tháng thứ hai giá gas hạ nhiệt với tổng mức giảm gần 40.000 đồng/bình 12 kg. Như vậy, tính ra giá gas vẫn chưa trở về bằng mốc giá đầu năm 2021. Đầu năm 2021, có thời điểm giá gas tăng mạnh, giá bán lẻ lên gần 400.000 đồng/bình 12 kg.  

(Theo Phụ Nữ TP.HCM)

Vay cả tỷ mua nhà, vợ chồng trẻ phải bán gấp sau 2 năm oằn mình trả nợ

Với tâm lý muốn sớm có nhà an cư, cặp vợ chồng trẻ 27 tuổi, quê Thanh Hóa, mạnh dạn vay ngân hàng 1 tỷ đồng để mua căn nhà 1,5 tỷ ở Hà Đông. Nhưng sau đó, họ đành quyết bán nhanh để thanh khoản ngân hàng gấp.

Vợ chồng anh Nguyễn Hoàng Việt và chị Lưu Thị Thùy Chi vừa rao bán nhà, trở về kiếp đi thuê trọ vì không thể trả khoản lãi ngân hàng khủng mỗi tháng.

Kết hôn hơn hai năm nay, vợ chồng chị Chi - anh Việt có một cô con gái nhỏ 3 tuổi. Chị Chi là nhân viên content một công ty với mức lương tháng 10 triệu đồng. Còn anh Việt là nhân viên một công ty nội thất, lương tháng 15 triệu đồng. Tổng thu nhập của vợ chồng là 25 triệu/tháng.

“Hàng tháng, vợ chồng mình phải trả tiền thuê trọ là 3 triệu đồng. Ngoài ra, chúng mình cũng dành 8 triệu chi tiêu. Vợ chồng cố gắng mỗi tháng tiết kiệm được 14 triệu đồng/tháng. Tính ra, mỗi năm vợ chồng mình để dành được 156 triệu đồng chưa kể tiền thưởng Tết, thưởng quý”, chị Chi nói.

{keywords}
Cố gắng mua nhà, vợ chồng trẻ chịu áp lực trả nợ vay ngân hàng quá lớn

Hơn hai năm kết hôn, vợ chồng chị Chi đã tiết kiệm được 500 triệu đồng. Có tiền này trong tay, vợ chồng chị nhiều lần nghĩ tới chuyện mua nhà. Tuy nhiên, lo sợ áp lực vay ngân hàng số tiền lớn nên vợ chồng trẻ này vẫn nấn ná. 

Cho tới một lần, thấy người bạn cùng quê cùng ra Hà Nội đã mua được nhà bằng hình thức vay ngân hàng lên 70% số tiền nhà, vợ chồng chị Chi - anh Việt mới mạnh dạn lên kế hoạch mua nhà trả góp.

Nghĩ là làm, vợ chồng chị quyết mua một căn nhà 3 tầng với 30m2 ở sâu trong ngõ sâu tại làng Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội. “Vì căn nhà này có diện tích nhỏ, lại ở trong ngõ sâu, mảnh đất lại bóp hậu nữa nên chủ nhà bán với giá 1,5 tỷ. Vợ chồng tôi có 500 triệu nên thế chấp sổ đỏ căn nhà này để vay ngân hàng thêm 1 tỷ đồng nữa”, chị Chi nói.

Ban đầu, vợ chồng chị Chi tính toán, nếu vay thế chấp sổ đỏ 1 tỷ theo lãi suất được tính theo dự nợ gốc thì gốc và lãi phải trả hàng tháng sẽ khoảng hơn 18 triệu đồng.

“Hai vợ chồng vay thế chấp sổ đỏ 1 tỷ đồng theo mức cố định ban đầu (theo dư nợ gốc). Theo đó, tổng tiền phải trả hàng tháng = Tiền lãi phải trả hàng tháng + Tổng tiền gốc phải trả cho ngân hàng. Tiền lãi 1 tháng = Số tiền vay ban đầu x %Lãi suất. Tiền gốc trả cho ngân hàng = Số tiền vay ban đầu ÷ Số tháng vay.

Cụ thể, mình vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng 1 tỷ trong 10 năm (120 tháng) với lãi suất cố định là 1%/tháng (tương đương 12%/năm). Như vậy, mỗi tháng, số tiền lãi phải trả là: 1% × 1 tỷ = 10 triệu đồng. Số tiền gốc mình phải trả cho ngân hàng là 1 tỷ ÷ 120 tháng = 8,3 triệu đồng. Tổng tiền gốc + lãi phải trả hàng tháng = 18,3 triệu đồng. Thấy số tiền này có thể lấy từ tiền lương, tiền vợ chồng đang thuê nhà trả nợ nên mình quyết tâm mua căn nhà trên", chị kể.

Được ở nhà mới rộng rãi nhưng mỗi tháng, vợ chồng chị Chi phải nhịn ăn, nhịn mặc, thậm chí phải làm thêm việc để trả nợ. Chị Chi chia sẻ, đó là những tháng ngày vất vả, đầy áp lực và mệt mỏi. Tiền lãi thậm chí còn cao hơn tiền gốc phải trả hàng tháng.

{keywords}
Ngôi nhà lại nằm sâu trong ngõ hẹp nên khó bán

Nhiều ngày cày cuốc mệt mỏi, vợ chồng chị vẫn phải thay nhau đi làm, không dám nghỉ. Suốt 2 năm, anh chị ăn không dám ăn, mặc không dám mặc, dành toàn bộ tiền kiếm được để trả nợ.

Cứ nghĩ cố gắng oằn mình trả nợ ngân hàng là được, nhưng từ cuối năm ngoái, vợ chồng trẻ này bị vỡ kế hoạch. Chị Chi có thêm bé thứ hai ngoài ý muốn nên nghén ngẩm suốt, phải xin nghỉ làm nhiều. Vì thế, mức lương của người vợ trẻ này nhận được mỗi tháng chỉ còn khoảng 6-7 triệu đồng. 

Trong khi đó, dịch bệnh Covid-19 ập đến khiến công ty nội thất nơi anh Việt làm việc cũng đóng băng vì không có khách. Tuy chưa bị sa thải hoặc thất nghiệp hẳn, nhưng số ngày chồng chị ở nhà nhiều hơn đi làm. Có tháng, thu nhập của vợ chồng chị không đủ cáng đáng kinh tế của gia đình, chứ chưa nói đến khoản nợ ngân hàng khổng lồ.

“Chồng mình lúc này phải lo hết. Cứ ngày nào không đi làm là anh lại phải chạy xe ôm, Grab để kiếm thêm. Thế mà vẫn không đủ tiền để trả ngân hàng, phải chạy vạy vay người thân, bạn bè khắp nơi. Anh ấy vì quá áp lực kiếm tiền nên gầy rộc, mệt mỏi. Còn mình thì vừa bầu bí vừa cố gắng đi làm được ngày nào hay ngày ấy để không bị thất nghiệp. Quá mệt mỏi và hụt hơi nên hai tháng trước, tụi mình quyết định rao bán căn nhà này”, chị Chi buồn bã nói.

Tuy rao bán đúng thời điểm đất các nơi sốt ảo nhưng do nhà chị Chi trong ngõ sâu, lại bóp hậu nên khách đến xem chê đủ điều, không được giá. Vợ chồng chị Chi đành bán hòa vốn. 

“Nghĩ lại những ngày tháng trả nợ thật kinh khủng. Đấy mới chỉ là công việc của vợ chồng có trục trặc và tạm thất nghiệp. Không biết một trong 2 người hay người thân đổ bệnh thì lúc đó tính sao?", chị Chi rùng mình nghĩ lại.

Rút ra bài học, chị Chi cho rằng mua nhà hoàn toàn bằng thu nhập là bài toán khó với nhiều gia đình trẻ. Nếu còn yếu về tài chính, phải vay ngân hàng đến 50-70% thì không nên mua, mà chỉ mua nhà nếu phải ngân hàng tầm 30% số tiền. Có như vậy, người mua mới không bị áp lực trả nợ đè nặng, lại chưa lường được rủi ro phía trước.

Thảo Nguyên

Covid-19 khó lường, Việt Nam hướng tới tăng trưởng vững mạnh

Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng trở lại khá ấn tượng và được dự báo sẽ hồi phục thuộc nhóm tốt nhất bất chấp sự bùng phát trở lại của đại dịch Covid-19 ở các quốc gia lân cận.

Tăng trưởng mạnh

Báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO) 2021 vừa được công bố cho rằng, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được dự báo sẽ phục hồi ở mức 6,7% trong năm nay bất chấp sự bùng phát trở lại của đại dịch Covid-19 ở các quốc gia lân cận. Tốc độ tăng trưởng sẽ đạt 7% trong năm 2022.

Các chuyên gia ADB nhận định rằng sự hồi phục tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là nhờ thành công trong việc kiểm soát sự lây lan của virus SARS-CoV-2 và sẽ được thúc đẩy bởi ngành công nghiệp chế biến chế tạo định hướng xuất khẩu, tăng đầu tư và mở rộng thương mại.

Đà tăng trưởng kinh tế được dự báo sẽ tiếp tục, nhờ các chương trình cải cách nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và sự tham gia của Việt Nam vào nhiều hiệp định thương mại tự do với hầu hết các nền kinh tế phát triển.

Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cũng vừa nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam trong năm 2021 lên mức 6-6,3%.

Trong khi đó, theo một bảng xếp hạng mới của Bloomberg, hãng tin này xếp Việt Nam tăng 4 bậc trong danh sách các nền kinh tế có khả năng phục hồi tốt nhất hậu Covid-19 nhờ các biện pháp chống dịch hiệu quả.

Theo Bloomberg, tiêm vaccine vẫn chưa đủ để đối phó với đại dịch Covid-19, mà điều quan trọng là cần áp dụng các biện pháp phòng dịch đúng hướng, cũng như thực thi nghiêm ngặt các biện pháp. Dự báo, kinh tế Việt Nam năm nay sẽ đạt mức tăng trưởng 7,3%.

{keywords}
Việt Nam tăng trưởng vững mạnh, thuộc top tốt nhất hậu Covid-19.

Trước đó, Fitch Ratings dự báo GDP năm 2021 vẫn có thể tăng trưởng 7,5%, bất chấp dịch bùng phát đợt thứ 3. Đây là tốc độ tăng trưởng cao hơn đáng kể so với mức 2,91% của GDP năm 2020.

Các chuyên gia kinh tế Oxford Economics cũng cho rằng, việc đạt thành tích tốt trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 đã giúp đà phục hồi về nhu cầu nội địa tại Việt Nam không bị gián đoạn.

Theo Oxford Economics, thương mại và hoạt động sản xuất đang là động lực thúc đẩy phục hồi kinh tế hậu Covid-19 trong khu vực ASEAN-6. Công ty tư vấn này lạc quan về triển vọng tăng trưởng đối với Việt Nam và xem Việt Nam là quốc gia này có thể hưởng lợi nhiều hơn từ thương mại toàn cầu trong quá trình phục hồi.

Đại diện Oxford Economics  cho rằng, triển vọng tươi sáng của kinh tế Việt Nam nhờ đà phục hồi về nhu cầu nội địa không bị gián đoạn.

Nguy cơ tiềm ẩn

Trước đó, tờ báo Anh Strifeblog đăng bài nhận định cho rằng, Việt Nam đang vươn lên với tư cách một cường quốc tầm trung, đặc biệt trong lĩnh vực chuỗi cung ứng toàn cầu và phát triển công nghệ 5G.

Tờ báo cũng ấn tượng với độ mở của nền kinh tế Việt Nam với hàng loạt hiệp định thương mại song phương, đa phương được ký kết như WTO, CPTPP và gần đây là Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)…

Hồi cuối tháng 3, Moody’s tăng triển vọng tín nhiệm hai bậc với Việt Nam lên “tích cực” cũng là điều chưa có tiền lệ kể từ đại dịch Covid-19.

Trên thực tế, Việt Nam đã thành công trong việc khống chế đại dịch Covid-19, với hiệu quả được xem là thuộc top cao nhất thế giới, nhờ các biện pháp truy tìm nguồn bệnh nhanh và quy mô lớn cũng như khả năng huy động toàn xã hội chung sức chống dịch…

{keywords}
Nông nghiệp mang đến sự ổn định cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, nguy cơ bùng phát dịch vẫn rất lớn, nhất là khi dịch bùng nổ khó kiểm soát tại Ấn Độ và lây lan ở nhiều nước phía Tây Nam như Lào, Campuchia…

Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam Andrew cho rằng, năm nay và năm sau vẫn còn nhiều rủi ro đáng kể, trong đó có sự trở lại của các biến thể virus corona mới và sự chậm trễ trong chương trình vaccine của Chính phủ Việt Nam.

Trong một đánh giá gần đây, Forbes cho rằng, sự tăng trưởng không tưởng của thị trường bất động sản Việt Nam chứng tỏ khả năng phục hồi trong thời kỳ đại dịch. Đặc biệt, điểm sáng của thị trường bất động sản địa phương là khu công nghiệp, vốn đã được hưởng lợi từ sự bùng nổ sản xuất.

Theo Forbes, trong những năm gần đây, nhiều tập đoàn lớn như Nike, Adidas và Samsung đã chuyển hoạt động ra khỏi Trung Quốc và đầu tư vào Việt Nam, do chi phí sản xuất của Trung Quốc ngày càng tăng và chiến tranh thương mại với Mỹ.

Gần đây, các nhà sản xuất cho các ông lớn Mỹ như Apple cũng đã vào Việt Nam với những dự án lên tới cả tỷ USD. Đây là những tín hiệu tốt cho nền kinh tế Việt.

Tuy nhiên, đầu tư tư nhân trong nước phục hồi nhanh chóng, tiêu dùng nội địa tăng mạnh và gia dầu thế giới đi lên… có thể đẩy lạm phát đi lên. Bên cạnh đó, nguy cơ bong bóng tài sản cũng lớn dần nếu như tín dụng không được dẫn hướng vào các lĩnh vực sản xuất.

Dự kiến lạm phát trong năm nay sẽ lên 3,8% trong năm nay và 4% trong năm 2022.

Theo VERP, Việt Nam đang gặp nhiều thách thức trong một môi trường kinh tế thế giới bất trắc. Sự tái bùng phát của Covid-19 tại nhiều nước tiếp tục kéo dài thời gian đứt gãy của chuỗi cung ứng trong năm 2021 khiến sức chịu đựng của doanh nghiệp ngày càng yếu hơn.

Theo Fitch, Việt Nam cần ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu.

Trong phần khuyến nghị, ADB cho rằng Việt Nam có thể duy trì tăng trưởng bao trùm bằng cách làm dịu đi tác động của đại dịch đối với nghèo đói và thu nhập. Báo cáo kêu gọi chính phủ áp dụng một chiến lược bền vững, dài hạn để giúp đỡ cho sinh kế của người nghèo và người dễ bị tổn thương thông qua những biện pháp như đào tạo nghề và cải thiện tiếp cận với tín dụng vi mô cho các doanh nghiệp mới.

Việt Nam cũng được khuyến nghị phải thận trọng với các yếu tố rủi ro như mất cân đối tài khóa lớn, tốc độ và mức độ đầu tư phát triển, đặc biệt là hạ tầng còn chậm, hiệu quả quản lý thấp. Bên cạnh đó là là rủi ro của hệ thống ngân hàng. Hệ thống này tuy được củng cố nhưng còn dễ tổn thương. Việt Nam cũng phụ thuộc nặng nề của tăng trưởng vào khu vực FDI và sự thiếu tự chủ về công nghệ cũng như nguyên liệu trong khu vực sản xuất kinh doanh.

M. Hà

Những loại lá ở Việt Nam bỏ đi, sang nước ngoài có giá đắt đỏ

Nhiều loại lá ở Việt Nam bị coi là phế phẩm, thường bỏ đi hoặc nếu bán thì cũng "rẻ như cho". Nhưng sang tới nước ngoài chúng lại rất có giá trị và được bán với giá cao ngất ngưởng.

Lá tre

Tre bát độ, hay còn gọi là cây bương, là loại cây mọc hoang, được trồng rất nhiều ở vùng cao và cả đồng bằng. Trước người dân trồng tre bát độ chỉ dùng cây còn lá thì bỏ đi. Nhưng vài năm lại đây, lá tre bát độ tươi và khô lại trở thành mặt hàng xuất khẩu, đem lại thu nhập khả quan cho người dân.

Trên chợ mạng và các group bán hàng online, rất nhiều tiểu thương công khai thu mua lá tre bát độ với số lượng không giới hạn và giá không hề rẻ. Họ thu mua rồi bán lại cho các thương lái xuất khẩu sang Đài Loan với giá 10.000 đồng/kg lá tre tươi và 40.000 đồng/kg lá tre khô.

{keywords}
Lá tre bát độ được thu mua xuất khẩu sang Đài Loan

Lá tre bát độ có kích cỡ to hơn hẳn lá tre thường. Chúng được làm sạch bằng phương pháp tự nhiên, không dùng hóa chất nên được xuất khẩu ra nước ngoài để làm vật liệu gói bánh, gói thực phẩm...

Lá chuối

Ở Việt Nam, chuối là loại cây phổ biến, được trồng ở khắp các vùng nông thôn. Người ta thường trồng chuối lấy quả ăn hoặc bán, còn lá chuối và thân chuối thì thường bị bỏ đi, nếu bán thì cũng rất rẻ. Giá mua lá chuối loại đẹp cũng chỉ 8.000-10.000 đồng/kg (giá loại lá đã róc bỏ xương lá). Lá chuối được dùng để gói các loại bánh truyền thống như bánh chưng, bánh tét, bánh giò hoặc để gói giò chả, gói xôi,... Song, số lượng lá chuối được dùng vào những việc này khá khiêm tốn.

Gần đây, một số đơn vị cũng thu mua lá chuối đẹp tại vườn với giá 4.000 đồng/kg để xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Lá chuối dùng để xuất khẩu phải là những chiếc lá có bề ngang rộng 30cm, lá liền mảnh không rách. Và chỉ có lá chuối tây mới có thể sử dụng và xuất khẩu. Lá chuối khá giòn nên phải biết cách chọn lá đúng tuổi, hái về phơi nắng vừa đủ độ héo để lá mềm mà không mất đi màu xanh.

{keywords}
Lá chuối trở thành mặt hàng đắt đỏ ở Nhật.

Còn lại, tại hầu hết các vùng trồng chuối lớn ở nước ta, lúc cắt tỉa cành lá, lúc thu hoạch buồng chuối xong, nông dân thường phải chặt bỏ lá đem cho bò, cho cá ăn. Thậm chí, nếu nhiều quá, họ phải đem phơi khô và đốt bỏ cho sạch ruộng vườn.

Mới đây, hình ảnh một chiếc lá chuối tươi được rao bán trên trang Amazon Nhật Bản với giá 2.280 yên, tương đương gần 500.000 đồng khiến nhiều người Việt ngạc nhiên. Nếu mua càng nhiều thì giá càng rẻ. Mua 3 lá, giá chỉ khoảng 760.000 đồng và nếu mua 5 chiếc lá chuối thì giá chỉ còn lại là 1.168.000 đồng. Tuy nhiên, mức giá này cũng vô cùng đắt đỏ.

Lá sen

Ở nước ta, sen là loại cây phổ biến, được trồng ở khắp các vùng miền trên từ Bắc vào Nam. Loại cây này không chỉ cho hoa đẹp để ướp trà, cắm trang trí mà hạt sen và củ sen còn được khai thác để làm nguyên liệu chế biến các món ăn hấp dẫn.

{keywords}
 Lá sen khô có nơi bán tới 400.000 đồng/kg

Đáng chú ý, lá sen cũng được tận dụng làm rất nhiều việc khác nhau. Ngoài để gói xôi, gói cốm... lá sen tươi, sen khô còn được sử dụng để làm trà uống hàng ngày. Trên thị trường, 1kg lá sen tươi đã cắt nhỏ có giá lên tới 70.000 đồng, lá sen khô giá từ 110.000-200.000 đồng/kg. Thậm chí, có cửa hàng thực phẩm hữu cơ còn bán lá sen khô với mức giá lên tới 400.000 đồng/kg. Theo các chủ cửa hàng, sở dĩ lá sen có giá khá cao, được các chị em chuộng mua về dùng là bởi chúng có nhiều tác dụng trong việc làm đẹp, đặc biệt là giảm cân, chữa bệnh.

Nhìn thấy giá trị của các loại trà làm từ lá sen, anh Ngô Khánh Huy (39 tuổi, ngụ TT.Mỹ An, H.Tháp Mười, Đồng Tháp) nảy ý tưởng khởi nghiệp từ chính cây sen quê nhà. Báo Thanh Niên thông tin, sản phẩm trà lá sen của anh Huy đã khẳng định được thương hiệu, không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuất sang Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc... “Trước đây, lá sen hầu như không mang lại giá trị kinh tế, bởi bà con trồng thường chỉ lấy hoa, gương và ngó. Nhưng riêng tôi, lá sen chính là một loại nguyên liệu đặc biệt để làm ra loại trà với hương vị rất riêng”, anh Huy cho biết trên báo này.

Ở xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, nhận thấy bán gương sen thu lợi nhuận thấp nên nhiều nông dân đã chuyển sang trồng sen bán lá tươi để chế biến trà lá sen, cho thu nhập khá.

Lá tía tô

Tía tô là một loại rau gia vị dễ trồng, dễ mua ở Việt Nam, thậm chí người ta còn cho không. Nếu bán thì lá tía tô cũng có giá rất rẻ, chỉ từ 1.000-2.000 đồng một mớ. Ngoài làm lá gia vị, tía tô còn được nhiều người Việt xem là một vị thuốc chữa cảm cúm.

{keywords}
Lá tía tô xuất khẩu sang Nhật có giá 700 đồng/lá.

Tuy vậy, một công ty tại Bắc Ninh lại trồng cây tía tô và xuất khẩu sang Nhật Bản với giá 700 đồng/lá, thu về hàng tỷ đồng mỗi năm.

Với người Nhật, tía tô là loại rau gia vị thiết yếu, rất được coi trọng. Loại rau này được người Nhật dùng để giảm bớt mùi tanh của hải sản, là nguyên liệu quan trọng nhất của món dưa mận umeboshi (một món dưa muối rất phổ biến trong ẩm thực người Nhật) hoặc được dùng gói xung quanh sushi.

Ở Nhật, lá tía tô không phải được bán theo bó như ở Việt Nam mà được bán theo lá. Ngoài việc bán lá tươi trong siêu thị và chợ, người ta còn sấy khô, đóng gói lá tía tô để bán trong nước hoặc xuất đi nước ngoài. Các địa chỉ online của Nhật bán rau tía tô với giá từ 107.000-200.000 đồng/gói.

Lá chanh

Lá chanh là loại lá rất quen thuộc với người Việt Nam, thường được dùng để rắc lên món gà luộc như một loại gia vị. Người Việt thường chú ý đến quả chanh hơn lá chanh. Nông dân Việt hiếm khi coi lá chanh là một nguồn thu nhập. Ở nhiều nơi, lá chanh không được đem bán hoặc có bán thì cũng có giá "rẻ như cho". Ở chợ thành phố, lá chanh có giá rất rẻ, chỉ 1.000-2.000 đồng/mớ.

{keywords}
Lá chanh được bán giá gần 7 USD/1 oz trên trang Amazon.

Ở nước ngoài, lá chanh có giá bán khá cao. Tại trang bán hàng trực tuyến Amazon, lá chanh lại được rao bán với giá khoảng 7 USD/1 oz, tương đương 25g. Như vậy, 100g lá chanh có giá khoảng 28 USD (635.000 đồng), 1kg sẽ có giá khoảng 6,35 triệu đồng. Lá chanh được sử dụng rộng rãi trong nhiều món ăn ở phương Tây.

Nhận thấy nguồn lợi nhuận rất lớn từ loại lá bình thường này, từ vài năm trước, lá chanh đã được một số công ty thu gom với số lượng hàng chục tấn để xuất khẩu sang thị trường châu Âu, thu về cả triệu USD.

Lá chanh xuất sang thị trường châu Âu có 2 dạng, dạng gia vị được đóng gói chung với sản phẩm riềng, ớt hiểm và sả cây. Còn dạng thông thường thì chỉ bao gói lá chanh thành những túi nhỏ và được cấp đông hoàn toàn. Lá chanh Việt Nam được thị trường châu Âu ưa chuộng vì thơm, đậm đà hơn so với lá chanh từ các nước khác.

Hạnh Nguyên (Tổng hợp)

Giá vàng hôm nay 1/5: Đợt giảm giá mạnh

Giá vàng cũng đi xuống hướng tới tuần giao dịch ảm đạm do lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng cao.

Giá vàng trong nước

Ngày 30/4, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 55,1 triệu đồng/lượng (mua vào) và 55,6 triệu đồng/lượng (bán ra).

Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 55,3 triệu đồng/lượng (mua vào) và 55,67 triệu đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Giá vàng SJC tại TP.HCM, chiều bán ra là 55,65 triệu đồng/lượng.

Giá vàng quốc tế

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên tại Mỹ tăng 5,7 USD lên 1.781,5 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng leo lên trên 1787 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 5 trên sàn Comex New York tăng 14,6 USD lên 1.788,5 USD/ounce.

Giá vàng giảm do bị ảnh hưởng đáng kể sau khi nền kinh tế Mỹ phát đi những tín hiệu sáng sủa mới khiến lợi suất trái phiếu Chính phủ tăng cao, trong khi giá palladium đã để tuột mất mức cao kỷ lục xác lập ở phiên trước đó.

{keywords}
Giá vàng hôm nay

Các Ngân hàng Trung ương lớn bao gồm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) sẽ không áp dụng biện pháp cắt giảm gói kích thích trong thời gian tới.

Fed có kế hoạch giữ lãi suất gần 0% và duy trì mua tài sản hàng tháng trị giá 120 tỷ USD cho đến khi thấy "tiến bộ đáng kể hơn nữa" đối với toàn dụng lao động và mục tiêu lạm phát linh hoạt 2%.
Nhưng với nền kinh tế dự kiến sẽ tăng trưởng hơn 6% trong năm nay và lạm phát cao hơn, các thị trường đang định giá tăng lãi suất vào năm 2023 và nhiều nhà phân tích dự kiến việc mua trái phiếu sẽ giảm dần trong năm nay.

Với dữ liệu kinh tế xác nhận triển vọng tươi sáng hơn, Bank of America ước tính việc mua tài sản của Fed, BOJ, ECB và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) sẽ giảm xuống còn khoảng 3,4 nghìn tỷ USD trong năm nay từ mức gần 9 nghìn tỷ USD vào năm 2020.

Trong khi đó, số ca mắc Covid-19 không ngừng gia tăng tại nhiều nước. Thị trường tài chính Ấn Độ đang đưa ra những cảnh báo đối với các loại tài sản khác trong bối cảnh Ấn Độ đang có tình trạng lây nhiễm Covid-19 với tốc độ nhanh kỷ lục.

Vikas Goel, Giám đốc điều hành PNB Gilts cho biết: “Các thị trường đang thận trọng hơn về mặt tín dụng khi tăng trưởng kinh tế đang chậm lại, làm dấy lên lo ngại tình trạng võ nợ có thể tăng lên”.

Dự báo giá vàng

Trên thị trường kim loại quý khác, giá palladium tăng 0,7% lên 2.948,43 USD/ounce, sau khi leo lên mức đỉnh 2.962,50 USD/ounce trong phiên 27/4. Thiếu hụt nguồn cung palladium dự kiến sẽ gia tăng trong năm nay và đẩy giá kim loại quý này lên mức 3.000 USD/ounce.

Hiện tại, giới đầu tư đang chờ cuộc họp chính sách của Fed để đoán định hướng đi của vàng. Marc Chandler, Giám đốc điều hành Bannockburn Global Forex cho rằng, nếu Fed tiếp tục giữ chính sách ôn hòa thì có thể đẩy giá vàng lên trên 1.800 USD/ounce.

Theo nhà phân tích Ole Hansen thuộc Saxo Bank, thị trường vàng đang thiếu sự tự tin sau khi đạt mức 1.790 USD/ounce phiên trước, và từng thất bại trước mốc 1.800 USD/ounce do niềm tin của nhà đầu tư không lớn.

Bảo Anh

Những hành động gây tốn điện nhiều người không ngờ tới

Một số thiết bị điện quen thuộc vẫn tiêu hao lượng điện năng không hề nhỏ ngay cả khi đã tắt. Những sai lầm trong việc sử dụng các thiết bị điện lại khiến phải trả thêm một khoản tiền điện không hề nhỏ hàng tháng.

Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn giảm tối đa chi phí tiền điện hàng tháng và còn giúp đảm bảo an toàn, tránh chập điện khi sử dụng các thiết bị điện trong gia đình:

Đừng cắm cục sạc mà không kết nối điện thoại

Nhiều người có thói quen không rút cục sạc điện thoại khi không sử dụng. Dù không được cắm vào điện thoại nhưng khi bộ sạc kết nối với nguồn điện thì nó vẫn tiêu hao điện năng. Lượng điện tiêu hao của bộ sạc điện thoại khi cắm vào ổ điện chỉ là 1,2 W nhưng nếu cắm liên tục sẽ tiêu hao một lượng điện năng khá lớn. Thêm nữa, việc cắm bộ sạc liên tục sẽ gây nóng nhanh, khi sử dụng vào sạc pin rất dễ gây cháy nổ điện thoại do quá nóng.

Không nên chỉ tắt tivi từ bộ điều khiển từ xa

{keywords}
Không nên chỉ tắt tivi từ bộ điều khiển từ xa 

Nhằm tiết kiệm thời gian, nhiều người có thói quen tắt tivi bằng bộ điều khiển từ xa. Nhưng nếu làm như vậy, thiết bị sẽ được chuyển sang chế độ chờ và vẫn liên tục tiêu thụ một lượng điện không hề nhỏ, có thể lên đến hơn 24W mỗi ngày.

Lượng điện năng tiêu hao sẽ còn nhiều hơn đáng kể với các loại tivi được tích hợp nhiều công nghệ hiện đại và có kích thước lớn. Vì vậy, để tiết kiệm điện, bạn hãy tắt điện nguồn từ tivi hoặc rút luôn phích cắm. Hơn nữa, khi không ngắt nguồn điện của tivi, nhiều chi tiết bộ phận trong tivi vẫn phải hoạt động, gây hao mòn và khiến tivi nhanh hỏng hơn.

Hãy ngắt bộ điều khiển truyền hình kỹ thuật số với nguồn điện

Khi tắt bộ điều khiển truyền hình kỹ thuật số nhưng vẫn kết nối với nguồn điện thì thiết bị này sẽ tiếp tục hoạt động. Theo trang Bright Side, bộ điều khiển này có thể tiêu tốn tới 22 USD tiền điện một năm.

Nhiều người không bận tâm tới việc chuyển đổi hoạt động của thiết bị này sang chế độ chờ và nghĩ rằng chỉ cần tắt tivi là đủ. Và kết quả là chi phí tiền điện tăng lên 5 lần.

Đừng tắt điều hòa bằng điều khiển

Điều hòa là một thiết bị tiêu tốn khá nhiều điện năng. Sau khi được tắt bằng điều khiển, thiết bị này sẽ vẫn duy trì ở chế độ chờ và sẽ tiêu tốn một lượng điện năng đáng kể, tương đương một bóng đèn thắp sáng.

{keywords}
Đừng tắt điều hòa bằng điều khiển.

Do đó, bạn nên ngắt hẳn nguồn điện sau khi sử dụng điều hòa. Việc làm này không những giúp tiết kiệm điện mà còn giúp duy trì độ bền và tuổi thọ của thiết bị.

Đừng để máy tính bàn và laptop ở chế độ "ngủ"

Nhiều người có thói quen sử dụng máy tính bàn hay laptop luôn cắm điện, cắm sạc ngay cả khi không sử dụng đến chúng. Việc cắm điện sạc liên tục như vậy khiến máy tính và laptop tiêu hao một lượng điện năng khá lớn. Bởi khi tắt máy tính để bàn và laptop bằng lệnh “turn off” thì chúng vẫn hoạt động ngầm.

Các thiết bị này sử dụng khoảng 96W mỗi ngày. Như vậy, mỗi tháng, một chiếc máy tính sẽ tiêu tốn khoảng 3 số điện. Nếu bạn có thói quen để máy tính ở chế độ chờ “stand by", lượng điện tiêu thụ còn cao gấp 1,5 lần.

Tắt bộ phát wifi vào ban đêm

Trong nhiều gia đình, bộ phát sóng wifi thường được bật 24/24. Nhưng thiết bị này lại tiêu tốn khá nhiều năng lượng.

{keywords}
Hãy tắt bộ phát wifi khi không sử dụng.

Một bộ phát sóng wifi có thể "ngốn" từ 2-20W điện. Lấy công suất tiêu thụ trung bình là 6W, nếu bật cả ngày trong 1 năm, thiết bị này sẽ tiêu thụ khoảng 368 kWh.

Lưu ý với các thiết bị có màn hình hiển thị giờ

Nhiều người sẽ không ngờ khi biết những thiết bị có màn hình hiển thị giờ vốn được tích hợp trong rất nhiều đồ gia dụng thế hệ mới như: máy giặt, lò nướng, lò vi sóng, bếp từ, nồi cơm điện... lại là thủ phạm "ngốn" rất nhiều điện.

Nhiều người nghĩ, những thiết bị này khi đã cài đặt chế độ hẹn giờ sẽ tự động dừng ngắt hoàn toàn điện và không gây nguy hiểm. Nhưng suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm bởi ngay cả khi hết thời gian cài đặt thì máy cũng không ngắt điện hoàn toàn, mức tiêu hao điện vẫn khá lớn. Những màn hình hiển thị giờ sử dụng đến 108 W điện trong 24 tiếng, vì ngoài chức năng hiển thị giờ, nó còn giữ một sự kết nối đến toàn bộ hệ thống của thiết bị.

Hạnh Nguyên (Tổng hợp)

Thứ Năm, 29 tháng 4, 2021

Tin chứng khoán ngày 30/4: Lộ diện khối tài sản khủng, đại gia Ninh Bình sắp vào danh sách tỷ phú USD

Đại gia gốc Ninh Bình Nguyễn Đức Thụy (Bầu Thụy) lộ diện khối tài sản lớn sau khi đưa Thaiholdings lên sàn và xuất hiện với tư cách nhà lãnh đạo chủ chốt tại Ngân hàng LienVietPostBank.

Sau nhiều đồn doán, doanh nhân Nguyễn Đức Thụy (Bầu Thụy) đã chính thức được bầu vào Hội đồng quản trị của LienVietPostBank và nhiều khả năng sẽ trở thành nhà lãnh đạo quyền lực tại ngân hàng này.

Sau bất động sản với thương vụ đất vàng Kim Liên và thương vụ niêm yết ngược Thaigroup trên sàn chứng khoán thì với việc lấn sân sang mảng tài chính, nhiều khả năng ông trùm ngành xi măng sẽ trở thành tỷ phú USD tiếp theo của Việt Nam.

Hiện tại với việc sở hữu gần 86 triệu cổ phần Thaiholdings (THD), khối tài sản của Bầu Thụy quy ra từ cổ phiếu này đã có giá trị 16,1 nghìn tỷ đồng. Số cổ phần tại LienVietPostBank (LPB) chưa được công bố nhưng cũng sẽ là một khoản tiền không nhỏ để ông Thụy có thể trở thành thành viên HĐQT.

Ông Nguyễn Đức Thụy được biết đến là doanh nhân nổi tiếng nhất Ninh Bình. Sinh năm 1976, Bầu Thụy nổi lên trong lĩnh vực bóng đá và với vai trò là ông chủ Tập đoàn Xuân Thành với thương vụ đình đám bỏ nghìn tỷ, vượt qua tất cả các đại gia lớn phía Bắc để thâu tóm Khách sạn Kim Liên có diện tích đất vàng khủng tại vành đai 1 Hà Nội.

Ông Nguyễn Đức Thụy gần đây được cho là mua vào một lượng lớn cổ phiếu của LienVietPostBank (LPB). Trước đó, bầu Thuỵ cũng tham gia nghi lễ đánh cồng trong ngày chào sàn của LienVietPostBank cùng hàng ngũ lãnh đạo chủ chốt. Trong một sự kiện diễn ra hồi đầu tháng 2/2021, ông Nguyễn Đức Thụy được giới thiệu là đại diện cổ đông lớn của ThaiHoldings và LienVietPostBank.

Năm 2020, LienVietPostBank có tổng tài sản của Ngân hàng đạt 242.343 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 2.427 tỷ đồng, mức cao nhất trong 13 năm qua. Ngân hàng chia cổ tức năm 2020 bằng cổ phiếu lên tới 12% từ việc phát hành 129 triệu cổ phiếu (1.290 tỷ đồng)

Năm 2021, ngân hàn đặt mục tiêu đạt tổng tài sản đạt 282.600 tỷ đồng, tăng 17%; tỷ lệ chi trả cổ tức dự kiến 10%; lợi nhuận trước thuế tăng 32% đạt 3.200 tỷ đồng.

LienVietPostBank sẽ tăng vốn điều lệ lên 15.700 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu 2.650 tỷ đồng, phát hành 350 tỷ đồng cổ phiếu ESOP, phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài, nâng tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài lên 9,99%. 

Với khối tài sản hiện tại, Bầu Thụy được đánh giá chỉ sau 6 tỷ phú USD được Forbes xếp hạng là: ông Phạm Nhật Vượng, ông Trần Đình Long, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, ông Hồ Hùng Anh (chủ tịch Techcombank), ông Nguyễn Đăng Quang (Masan).

Gần đây, Thaiholdings của Bầu Thụy đã thế chấp trụ sở để vay Bầu Hiển 700 tỷ đồng. Theo đó, HĐQT của Thaiholdings đã thông qua việc vay vốn, mở L/C và sử dụng dịch vụ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) của ông Đỗ Quang Hiển (Bầu Hiển) theo hình thức cấp hạn mức tín dụng tối đa 700 tỷ đồng, thời hạn 12 tháng. Tài sản đảm bảo cho khoản vay này là bất động sản tại số 210 Trần Quang Khải và 17 Tông Đản Hà Nội thuộc quyền sở hữu của CTCP Tôn Đản Hà Nội.

{keywords}
Ông Nguyễn Đức Thuỵ.

Trước đó, Thaiholdings cũng thông qua việc vay tối đa 500 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt - LienVietPostBank (LPB) với đảm bảo là cổ phần của CTCP Du lịch Kim Liên để bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động kinh doanh thương mại thực phẩm. Thaiholdings đang sở hữu gần 1,2 triệu cổ phần, tương đương 17,2% vốn tại Du lịch Kim Liên.

Đầu tháng 4, Ngân hàng Nhà nước đã có công văn chấp thuận đề nghị của LienVietPostBank về việc bầu ông Nguyễn Đức Thuỵ làm thành viên HĐQT ngân hàng này nhiệm kỳ 2018-2023.

Đại diện LienVietPostBank cho biết, các doanh nghiệp do bầu Thuỵ lãnh đạo hoạt động theo mô hình hệ sinh thái, có hệ thống mạng lưới khách hàng rộng khắp, có nhu cầu lớn về các dịch vụ tài chính - ngân hàng. Đây sẽ là khách hàng tiềm năng của LPB.

Tại LienVietPostBank, ông Dương Công Minh là chủ tịch LienVietPostBank nhưng đã rời ngân hàng này để về làm chủ Sacombank. Sau ông Minh, ông Nguyễn Đức Hưởng, ông Nguyễn Đình Thắng và hiện tại là ông Huỳnh Ngọc Huy làm chủ tịch.

Bầu Thụy để lại nhiều dấu ấn trên thị trường. Trong năm 2015, Bầu Thụy gây rúng động thị trường với thương vụ bỏ ra 1.000 tỷ đồng để vượt qua một loạt doanh nghiệp lớn khác mua lại thành công 52% cổ phần của Du lịch Kim Liên, đơn vị đơn vị triển khai dự án quy mô 3,5 ha tại số 5-7 Đào Duy Anh, Hà Nội.

Trong năm 2020, Bầu Thụy lại nổi bật với vụ "niêm yết cửa sau" của Thaigroup thông qua Thaiholdings trong bối cảnh Thaigroup chưa đáp ứng các tiêu chuẩn niêm yết do có lỗ lũy kế.

Hồi giữa tháng 8/2020 (2 tháng sau khi Thaiholdings lên sàn HNX), Đại hội cổ đông bất thường của CTCP Thaiholdings của ông Nguyễn Đức Thụy đã thông qua nghị quyết về việc tăng vốn từ 539 tỷ đồng lên 3.500 tỷ đồng để mua 82% cổ phần Thaigroup - một doanh nghiệp cũng của ông Thụy và trước là công ty mẹ của Thaiholdings.

Mặc dù có kết quả hoạt động khá khiêm tốn nhưng Thaigroup dự kiến lãi lớn từ chuyển nhượng nhiều khoản đầu tư. Hoạt động kinh doanh chính của Thaigroup là kinh doanh than nhập khẩu làm nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy xi măng tại Hà Nam.

Thaigroup đang nắm giữ cổ phần ở nhiều doanh nghiệp, dự án lớn như: tại CTCP Du lịch Kim Liên, CTCP Tôn Đản Hà Nội - chủ sở hữu tòa nhà Thaiholdings Tower, nắm phần lớn CTCP Enclave Phú Quốc (đơn vị triển khai dự án Khu đô thị và phức hợp 352 ha tại Bãi Thơm, Phú Quốc), Nhà máy xi măng Quảng Nam, đất tại khu đô thị Xuân Thành (Ninh Bình, đất tại Cảng Ninh Phúc…

Một số công ty chứng khoán (CTCK) và quỹ đầu tư vẫn có những cái nhìn tích cực trong các dự báo. Đại diện quỹ Pyn Elite Fund đánh giá cao cổ phiếu ngân hàng, dự báo VN-Index cán mốc 1.500 điểm trong năm 2021.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 29/4, chỉ số VN-Index tăng 9,84 điểm lên 1.239,39 điểm; HNX-Index giảm 0,32 điểm xuống 281,75 điểm. Upcom-Index tăng 0,56 điểm lên 80,68 điểm. Thanh khoản đạt 21,5 nghìn tỷ đồng.

V. Hà

Muốn nghỉ việc phải báo trước bao nhiêu ngày?

Quy định về thời hạn báo trước khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn tại Bộ luật Lao động 2012 và Bộ luật Lao động 2019 đều là "ít nhất 45 ngày".

Theo ông Nam tham khảo, trước đây Khoản 3 Điều 50 Mục 4 Chương III Bộ luật Lao động 2012 có quy định: "Trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn quy định trong pháp luật về lao động, nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng hoặc nội dung của hợp đồng lao động hạn chế các quyền khác của người lao động thì một phần hoặc toàn bộ nội dung đó bị vô hiệu".

Tuy nhiên, trong Bộ luật Lao động năm 2019, quy định này đã bị loại bỏ.

Ông Nam hỏi, việc công ty quy định muốn nghỉ việc phải báo trước ít nhất 60 ngày là đúng hay sai?

Về vấn đề này, Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng luật sư Khánh Hưng - Đoàn luật sư Hà Nội trả lời như sau:

Trước đây, tại Khoản 2 Điều 38 Bộ luật Lao động năm 2012 (hiệu lực ngày 1/5/2013, hết hiệu lực ngày 1/1/2021) quy định: Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:

- Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

- Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;

- Ít nhất 3 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Hiện nay, tại Khoản 2 Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2019 (hiệu lực ngày 1/1/2021) quy định: Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c, đ và g Khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động như sau:

- Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

- Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

- Ít nhất 3 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này;

Như vậy, quy định về thời hạn báo trước khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn tại Bộ luật Lao động 2012 và Bộ luật Lao động 2019 đều là "ít nhất 45 ngày".

Nếu hợp đồng lao động không xác định thời hạn do công ty soạn thảo, ký với người lao động, có nội dung khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn phải báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất 60 ngày thì phần nội dung này vi phạm pháp luật.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 49 và Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 51 Bộ luật Lao động 2019, phần nội dung hợp đồng vi phạm pháp luật thì vô hiệu phần đó, nếu không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.

Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần thì xử lý như sau: Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được giải quyết theo thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng; trường hợp không có thỏa ước lao động tập thể thì thực hiện theo quy định của pháp luật; hai bên tiến hành sửa đổi, bổ sung phần của hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu để phù hợp với thỏa ước lao động tập thể hoặc pháp luật về lao động.

Ông Trần Nam cho rằng Bộ luật Lao động 2019 đã loại bỏ (không còn) quy định về hợp đồng lao động vô hiệu và xử lý hợp đồng lao động vô hiệu, nhận xét của ông Nam là không đúng thực tế nội dung của Bộ luật này. Đề nghị ông Nam cập nhật, tham khảo quy định về hợp đồng lao động vô hiệu tại Mục 4 (các Điều 49, 50, 51) của Bộ luật Lao động 2019 để rõ.

(Theo Chinhphu.vn)

Khách ồ ạt hủy tour, nhà nghỉ Sa Pa trống phòng

"Chỉ trong một đêm, khách gọi đến hủy gần 20 phòng đã đặt trước cả tháng do e ngại dịch Covid-19. Đúng là chuyện chưa từng có", chủ một nhà nghỉ tại thị xã Sa Pa (Lào Cai) cho biết.

Khách ồ ạt hủy tour sau 1 đêm, loạt nhà nghỉ Sa Pa treo biển "trống phòng"

Sáng 30/4 - buổi sáng đầu tiên của kỳ nghỉ lễ dài, khu vực trung tâm thị xã Sa Pa vẫn "vắng lặng như tờ". Mặc dù trước đó, theo dự kiến, trong dịp lễ ngày 30/4 và 1/5, Sa Pa sẽ đón 65.000 đến 70.000 lượt khách.

Điều "lạ" hơn nữa là chỉ sau một đêm, hàng loạt nhà nghỉ, khách sạn tại khu vực trung tâm Sa Pa đồng loạt treo biển "trống phòng", "còn phòng". Trong khi trước đó, vào chiều 29/4, theo ghi nhận của phóng viên, số lượng các khách sạn, nhà nghỉ treo biển "trống phòng" không nhiều.

Đây cũng là điều rất hiếm xảy ra ở Sa Pa trong các dịp nghỉ lễ, cao điểm du lịch hè. 

"Chỉ trong một đêm, khách gọi đến hủy gần 20 phòng đã đặt trước cả tháng nay do e ngại dịch Covid-19. Đúng là chuyện chưa từng có", một chủ nhà nghỉ tại thị trấn Sa Pa (Lào Cai) cho biết.

Ông cho biết thêm: "Ngày hôm qua, chuỗi 3 nhà nghỉ của chúng tôi chỉ còn trống độ 10 phòng nhưng nay khách đồng loạt hủy, thành ra đã trống đến hơn 30 phòng. Trước nay, chưa một dịp lễ 30/4 - 1/5 nào lại rơi vào cảnh này".

Ông Vàng Văn Phúc, quản lý một khách sạn trên đường Ngũ Chỉ Sơn cũng rơi vào cảnh tương tự: "Nhiều du khách nghe tin dịch Covid-19 diễn biến phức tạp thì ồ ạt gọi hủy phòng. Khách sạn còn trống tới 70-80% tổng số phòng. Tôi chỉ hy vọng đúng ngày lễ sẽ có nhiều khách lẻ tới đặt phòng hơn để vớt vát".

Tương tự như các nhà nghỉ, khách sạn, việc du khách hủy tour đến Sa Pa cũng khiến chủ các cửa hàng ăn "ngồi trên đống lửa". 

"Trưa 30/4, theo lịch, chúng tôi sẽ phục vụ 3 đoàn với hơn 100 khách, nhưng đêm qua 2 đoàn đã hủy. Tuy họ sẽ bồi thường theo hợp đồng nhưng đây cũng là cú sốc với chúng tôi", anh Ma Văn Áng, đại diện một nhà hàng ăn uống ở Sa Pa cho biết.

Chủ tịch UBND thị xã Sa Pa thông tin, trong dịp lễ 30/4 và 1/5, dự kiến nơi đây sẽ đón 65.000 đến 75.000 lượt khách, tăng 30-40% so với quý I và bằng 70% so với năm 2019.

Thông tin từ UBND thị xã vào chiều 29/4, khoảng 10% lượng khách hủy phòng trên địa bàn. Nhưng tỉ lệ này tăng cao khi có các ca mắc mới được công bố vào đêm 29/4, sáng 30/4.

Hàng loạt các sự kiện có khả năng phải tạm dừng như nhảy sạp và xác lập kỷ lục nhảy sạp có số lượng người tham dự lớn nhất Việt Nam (theo kế hoạch tổ chức vào tối 1/5), lễ hội đường phố, ngày hội khám phá Hoa và Đá…

6h sáng 30/4, Bộ Y tế thông tin nước ta có 4 ca mắc mới Covid-19 gồm 1 ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh và 3 ca ghi nhận trong nước.

Khách ồ ạt hủy tour sau 1 đêm, loạt nhà nghỉ Sa Pa treo biển trống phòng - 1

Sáng 30/4 - buổi sáng đầu tiên của kỳ nghỉ lễ dài, khu vực trung tâm Sa Pa vẫn "vắng lặng như tờ". Du khách xuất hiện lác đác.

Khách ồ ạt hủy tour sau 1 đêm, loạt nhà nghỉ Sa Pa treo biển trống phòng - 2

Hàng loạt nhà nghỉ, khách sạn tại khu vực trung tâm thị xã Sa Pa treo biển "trống phòng", "còn phòng".

Khách ồ ạt hủy tour sau 1 đêm, loạt nhà nghỉ Sa Pa treo biển trống phòng - 3

Trong đêm 29/4, khách ồ ạt gọi điện hủy phòng khách sạn đã đặt. 

Khách ồ ạt hủy tour sau 1 đêm, loạt nhà nghỉ Sa Pa treo biển trống phòng - 4
Thậm chí, nhiều nhà nghỉ, khách sạn còn cho nhân viên trực tiếp ra đường chào mời du khách.
Khách ồ ạt hủy tour sau 1 đêm, loạt nhà nghỉ Sa Pa treo biển trống phòng - 5

Do diễn biến mới của dịch Covid-19, du khách đồng loạt hủy tour du lịch đến Sa Pa. Các nhà chủ cơ sở kinh doanh lưu trú tại đây "đứng ngồi không yên".

Khách ồ ạt hủy tour sau 1 đêm, loạt nhà nghỉ Sa Pa treo biển trống phòng - 6

Không khí vắng vẻ, ảm đạm tại các nhà nghỉ, khách sạn.

Khách ồ ạt hủy tour sau 1 đêm, loạt nhà nghỉ Sa Pa treo biển trống phòng - 7

Các tuyến taxi, xe điện cũng vắng bóng du khách.

Khách ồ ạt hủy tour sau 1 đêm, loạt nhà nghỉ Sa Pa treo biển trống phòng - 8

Khu vực trung tâm thị xã Sa Pa thường đông đúc vào các kỳ nghỉ lễ nay vắng vẻ lạ thường. 

Khách ồ ạt hủy tour sau 1 đêm, loạt nhà nghỉ Sa Pa treo biển trống phòng - 9

Để phòng chống dịch Covid-19, đoàn thanh niên của thị xã đã đi phát, tặng khẩu trang cho du khách và người dân.

(Theo Dân Trí)

Cách chọn giá đỗ ngon, không hóa chất

Giá đỗ là thực phẩm thông dụng và có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau. Để chọn được loại giá đỗ ngon, không tẩm hóa chất, bà nội trợ đừng bỏ qua những dấu hiệu dưới đây.

Cách chọn giá đỗ

Cọng giá có đốm thâm đen

Muốn mua giá đỗ ngon, bạn cần nhìn vào đầu cọng giá ngay phần các hạt đậu. Giá đỗ ngon thì phần hạt đậu phải sóng bóng, không có đốm thâm đen. Hạt đậu đã có đốm đen tức là giá không còn tươi.

Đặc biệt, phần hạt đậu không được rơi rụng phải dính chặt vào thân giá. Những cọng giá có phần hạt bị rơi mất là giá đã để lâu, không còn tươi ngon nữa.

Gia do co 3 dau hieu la nay tuyet doi khong duoc mua

Phần thân giá mềm

Giá đỗ ngon thì phần cọn giá phải căng tròn, màu trắng đẹp mắt. Nếu thân giá mềm, có nhiều vết thâm đen nghĩa là giá bắt đầu bị úng. Mua loại giá này về chỉ sau vài giờ là chất lượng giảm rõ rệt, không còn ăn được nữa.

Giá có quá nhiều rễ

Bạn nên chọn loại giá không có quá nhiều rễ tua rua. Nên chọn những loại giá mà phần rễ có ít nhánh.

Gia do co 3 dau hieu la nay tuyet doi khong duoc mua-Hinh-2

Cách bảo quản giá đỗ

Giá đỗ mua về nếu không dùng hết, bạn nên bảo quản theo cách dưới đây.

Hãy chuẩn bị túi nilon, hộp thủy tinh hoặc hộp nhựa, khăn giấy.

Giá không cần rửa trước khi bảo quản. Bạn chỉ rửa giá trước khi sử dụng. Giá ngấm nước sẽ nhanh bị hỏng hơn.

Sau đó, hãy đặt một lớp khăn giấy dưới đáy hộp/túi nilon. Tiếp đó rải một lớp giá đỗ vừa phải lên trên, phủ thêm một lớp giấy rồi một lớp giá đỗ. Cuối cùng dùng khăn giấy phủ lên trên rồi đậy nắp hộp/buộng miệng túi và cho vào tủ lạnh.

Khăn giấy sẽ hút bớt độ ẩm trong túi, giúp giá không bị nhũn, thối. Với cách này, bạn có thể bảo quản giá tối đa khoảng 5 ngày. Nếu để lâu hơn, giá sẽ bị mềm, nhũn.

Gia do co 3 dau hieu la nay tuyet doi khong duoc mua-Hinh-3

Lưu ý khi nấu giá đỗ

Khi nấu giá đỗ, bạn không nên đóng nắp nồi. Làm như vậy, sau khi luộc giá sẽ có mùi hăng. Tốt nhất là nên mở nắp nồi trong khi nấu. Giá rất nhanh chín nên sau khi nước sôi trở lại vài phút là bạn có thể tắt bếp và gắp giá ra.

(Theo Tri Thức và Cuộc Sống)

Người giàu trẻ tại Trung Quốc thích sưu tầm gì?

Trong khi thế hệ doanh nhân Trung Quốc trước chọn đầu tư vào các mặt hàng hiếm mang giá trị truyền thống, người giàu trẻ tại đây lại để mắt tới những món hàng hơi hướm hiện đại.

Giới sưu tầm trẻ Trung Quốc đang thay đổi thói quen đầu tư và thị hiếu của mình. Thay vì đầu tư vào trà Phổ Nhĩ như trước kia, thế hệ này đang tập trung săn lùng túi xách, đồ chơi và rượu whisky Nhật.

“Từ lâu, trà Phổ Nhĩ được giới doanh nhân Trung Quốc coi là vật phẩm thay thế cho cổ phiếu và bất động sản. Ngoài ra, loại trà này cũng được tích trữ như một khoản đầu tư và làm quà tặng cho khách hàng cao cấp hay các quan chức địa phương”, ông Jay Li, doanh nhân tại Quảng Đông, cho biết.

Whisky Nhật thay trà hiếm

“Khi thấy nhiều nhà sưu tầm trẻ mua rượu whisky Nhật và những món đồ chơi đậm tính nghệ thuật, tôi nghĩ mình nên thay đổi góc nhìn về trà Phổ Nhĩ. Suy cho cùng, thị hiếu của giới trẻ khác với thế hệ chúng tôi và điều đó chắc chắn tác động tới tương lai của thị trường sưu tầm”, ông Li khẳng định.

{keywords}
Một nghiên cứu gần đây cho thấy nhóm người giàu trẻ sinh giai đoạn 1980 - 1994 là nhóm chi tiêu nhiều nhất cho các loại hình sưu tập đắt đỏ. Ảnh: Xiaomei Chen.

Trong nhiều năm, Li, người kiếm tiền từ việc kinh doanh nhà hàng, đã tích trữ những gói trà Phổ Nhĩ mang giá trị cao. Ông cũng theo sát những buổi đấu giá trà đen lên men đến từ tỉnh Vân Nam. Đây là loại trà có giá trị theo từng năm.

Hơn thế, mỗi mẻ trà đều chứa đựng những câu chuyện, niềm tự hào về văn hoá và hương vị đặc trưng. Tuy nhiên, sản phẩm trà Phổ Nhĩ này đã bị thay thế bởi rượu whisky Nhật, đồ chơi nghệ thuật và những vật phẩm mang tính hip-hop trong danh mục đấu giá.

Hiện nay, những tài liệu phân tích về thị hiếu của thế hệ Millennial (người sinh từ 1980 - 1995) và thế hệ Z (người sinh từ 1995–2010) còn khá hạn chế. Tuy nhiên, nghiên cứu vào năm 2020 của Art Basel và UBS cho thấy tỷ lệ giới nhà giàu thuộc thế hệ Millennial chi hơn 1 triệu USD cho việc sưu tầm là 14%. Trong khi đó, chỉ có 5% giới giàu có thuộc thế hệ Baby Boomer (người sinh từ năm 1940 - 1960) làm điều tương tự.

“Giới sưu tầm ở thế hệ cha mẹ hoặc ông bà tôi hầu hết yêu thích những tác phẩm tượng Phật, đồ sứ, tranh và thư pháp. Đặc biệt, họ ưu tiên giá trị gia truyền thể hiện qua các bộ sưu tầm này. Ngược lại, chúng tôi thích săn lùng những món đồ phiên bản giới hạn có thể đáp ứng nhu cầu xã hội và thể hiện cá tính riêng”, Steve Zhang, 24 tuổi, cho hay. Gia đình anh hiện điều hành một công ty vận chuyển ở Quảng Đông và Hong Kong.

Năm 2019, Hurun công bố bản báo cáo chỉ ra tranh và thư pháp của Trung Quốc chiếm tới 40% mặt hàng được bày bán trong các cuộc đấu giá bởi nhu cầu sưu tầm ở miền bắc nước này tăng cao. Trong khi đó, người dân sống tại khu vực đồng bằng sông Châu Giang lại ưa chuộng món đồ trang sức và ngọc bích. Còn tại Hong Kong, Ma Cao và Đài Loan, những sản phẩm từ sứ và ngọc bích được ưu ái hơn cả.

Những món đồ chơi đắt đỏ

Trong cuộc đấu giá gần đây ở Quảng Châu, tác phẩm đến từ hoạ sĩ bậc thầy người Trung Quốc, Fu Baoshi, được bán với giá 47,73 triệu NDT (tương đương với 7,3 triệu USD ). Mức giá này cho thấy tranh và thư pháp vẫn được săn lùng bởi tính ổn định về giá trị của nó.

{keywords}
Whisky Nhật, túi hàng hiệu hay đồ chơi xa xỉ đang trở thành lựa chọn yêu thích của người giàu trẻ Trung Quốc. Ảnh: SCMP.

Cũng trong buổi đấu giá đó, chiếc túi xách Louis Vuitton mang nét vẽ nhỏ của nghệ sĩ nổi tiếng Nhật Bản, Ayako Rokkaku, được bán với mức giá lên tới 19.900 USD. Theo SCMP, điều đó cho thấy các nhà sưu tầm trẻ Trung Quốc đang thể hiện niềm đam mê về thị trường đấu giá với những vật phẩm rất khác thế hệ cũ. Chưa dừng lại, năm 2019, bộ 28 chai rượu whisky Karuizawa 36 View of Mount Fuji được định giá từ 340.000 NDT - 400.000 NDT. Mức giá của một chai lẻ hiện nay là 20.000 NDT - 28.000 NDT.

Vincent Liu là người điều hành quán bar K&K Whisky & Cigar ở Quảng Châu và dành 1 thập kỷ để sưu tầm rượu whisky. “Rượu whisky đang được săn lùng ráo riết hơn trong những năm gần đây bởi giới sưu tầm trẻ. Điều đó cũng phù hợp với nhu cầu xã hội của thế hệ này.

Đáng nói, họ vừa có đủ tài chính để sưu tầm, vừa đủ khả năng thưởng thức các loại rượu whisky Nhật phiên bản giới hạn có giá từ 40.000 NDT trở lên. Qua đó, họ dễ dàng thể hiện sự thành công hay bản sắc của mình với xã hội”, ông nhận định.

Ngoài ra, trong những năm gần đây, nhiều nhà sưu tầm trà Phổ Nhĩ và rượu trắng đã chuyển sang rượu whisky. Mức giá rượu whisky thường của Nhật có thể tăng từ 10-15%/ năm và những sản phẩm sưu tầm có thể tăng gấp đôi trong vòng 2 năm.

Theo Newman Liang, người sáng lập Target Xplus Advertising, một số mẫu giày thể thao nội địa phiên bản giới hạn thậm chí có giá lên tới 50.000 NDT (7.656 USD).

“Kể từ năm ngoái, hầu hết các nhà đấu giá ở Trung Quốc đều bắt đầu bán nhiều vật phẩm đồ chơi nghệ thuật hơn nhằm phục vụ các nhà sưu tầm trẻ tuổi. Những nhà sưu tầm thuộc thế hệ Millennial dường như không chú ý tới nghệ thuật truyền thống phương Tây. Họ bị thu hút bởi các tác phẩm pha trộn giữa truyền thống phương Đông và hiện đại nhiều hơn”, Liang khẳng định.

Không những thế, thế hệ Z rất thích phong cách cổ trang Trung Quốc và văn hoá ACGN (hoạt hình, truyện tranh, trò chơi, tiểu thuyết). Các nhà sưu tầm có tầm nhìn xa đã bắt đầu săn lùng những món đồ có phiên bản giới hạn riêng cho mình.

(Theo Zing)

Sức hút của shophouse ở dự án ‘sen vàng’ trên đảo Ngọc

Những shophouse hướng biển Seashine thuộc dự án Selavia ghi dấu nhờ vị trí đắc địa, giàu tiện ích cùng tiềm năng kinh doanh trong tương lai.

Hấp lực của thành phố biển đảo đầu tiên Việt Nam

Quyết định đưa huyện đảo Phú Quốc lên thành phố đã đưa thị trường BĐS “tăng nhiệt”. Theo đó, nhiều dự án quy mô lớn đã hình thành để đón đầu tiềm năng của hệ sinh thái du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn.

Đặc biệt, hạ tầng giao thông được Phú Quốc chú trọng để nâng tầm kết nối với những dự án đang triển khai như: giai đoạn 2 sân bay quốc tế Phú Quốc có tổng vốn đầu tư 3.000 tỷ đồng đang triển khai xây dựng; cảng hành khách quốc tế Dương Đông với tổng mức đầu tư 1.644 tỷ đồng cũng đang được xây dựng; tuyến giao thông Bắc -Nam, đường quanh đảo 91km với tổng mức đầu tư 3.000 tỷ đồng cũng đang hoàn thành... 

Báo cáo thị trường của Hiệp hội BĐS Việt Nam (VNREA) cho thấy, năm 2021, giá BĐS các tỉnh thành có khả năng tăng từ 5 - 7% so với 2020. Trong đó, Phú Quốc sẽ thuộc nhóm tăng giá cao nhất, trên 10%. Theo các chuyên gia, con số này chưa dừng lại khi “làn sóng” đầu tư vào đảo Ngọc ngày càng sôi động hơn, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Cho đến nay, Phú Quốc đã thu hút hơn 276 dự án du lịch, trên diện tích gần 10.000 ha, tổng vốn đầu tư đăng ký 347.000 tỷ đồng (17 - 20 tỷ USD).    

Trong các dự án, đáng chú ý, TTC Phú Quốc vừa công bố dự án Khu phức hợp nghỉ dưỡng Selavia với quy mô lên đến 180 ha tại Nam Phú Quốc với đảo hoa sen nhân tạo đầu tiên tại Việt Nam. Nhiều chuyên gia nhận định, đây sẽ là dự án biểu tượng, thu hút khách du lịch quốc tế nhờ tính đa tiện ích, phục vụ mọi vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng, ẩm thực...

{keywords}
Phối cảnh tổng quan dự án Selavia, với biểu tượng hoa sen vươn mình

Các nhà phân tích nhận định, có nhiều lý do BĐS Phú Quốc hút dòng tiền đầu tư trong giai đoạn này, đặc biệt tại những khu vực có hệ sinh thái được kiến tạo bài bản, giàu tiềm năng phát triển. TP. Phú Quốc đang định hình là thành phố du lịch quốc tế đa năng, vừa du lịch, vừa kinh doanh thương mại, kỳ vọng trở thành một trong những đô thị hiện đại nhất cả nước.

TS. Nguyễn Trí Hiếu - một chuyên gia tài chính - ngân hàng độc khẳng định: “Quy hoạch TP. Phú Quốc mới sẽ đón hàng vạn người di cư từ đất liền ra đảo. Trong đó, chủ yếu là gia tăng cơ học với một lượng không nhỏ là nhân sự chất lượng cao, các chuyên gia nước ngoài làm việc tại các dự án trên đảo. Đây sẽ là cơ hội hấp dẫn để đầu tư sinh lời”.

Shophouse hướng biển Selashine - tâm điểm phồn hoa tương lai

Shophouse Selashine có số lượng hạn chế tại Selavia gây chú ý nhờ lợi thế nằm trong tổng thể dự án lớn phức hợp nhiều tiện ích, với vị trí đắc địa tại đảo Ngọc.

{keywords}
 Hệ thống shophouse Selashine thu hút nhà đầu tư bởi vị trí thuận lợi và thiết kế hiện đại.

Shophouse Selashine kề biển với diện tích từ 160m2 - 270m2 và tổng diện tích sàn sử dụng lên tới 627m2. Đại diện chủ đầu tư - TTC Phú Quốc cho biết: “Chúng tôi dự kiến bàn giao shophouse vào tháng 9/2022. Shophouse Selashine giàu tiềm năng khai thác với đa dạng loại hình kinh doanh”.

Các chuyên gia phân tích, nằm trong khu quy hoạch tổng thể gồm: biệt thự nghỉ dưỡng, trung tâm thương mại, khách sạn… shophouse Selashine còn có lợi thế kinh doanh khi gắn liền với khu phố mua một khu phố thương mại sầm uất “Đại lộ Ánh sáng”. Đây là khu vực ẩm thực và dịch vụ sôi động 24/7 trên đại lộ tuyệt đẹp kết, nối trục trung tâm bắc Nam đảo với bãi biển khoảng 300m. Nơi đây được kỳ vọng thu hút hơn 100 thương hiệu lớn về ẩm thực, thời trang và giải trí, là nơi diễn ra nhiều hoạt động lễ hội độc đáo.

Shophouse Selashine và phố mua sắm gợi nhớ tới những điểm đến tương tự ở các phố du lịch nổi tiếng như: Clarke Quay (Singapore), phố mua sắm nghệ thuật bản địa PMQ (Hong Kong), những cửa hàng shophouse trên đồi hướng biển ở Santorini (Hy Lạp), phố mua sắm chủ đề làng cổ châu Á tại Genting Resort (Malaysia)…

Cộng hưởng với tiềm năng của Phú Quốc, dự án Selavia nói chung và shophouse Selashine nói riêng đang là “điểm sáng” trên thị trường địa ốc Phú Quốc.

Đại diện TTC Phú Quốc cho biết: “Tập đoàn rất tự tin khi quý II sẽ ra mắt khu shophouse Selashine trong dự án quan trọng nhất của chúng tôi. Với đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh tại Phú Quốc, shophouse tại Selavia có sở hạ tầng hiện đại, kết hợp với thiết kế thông minh vừa có thể kinh doanh vừa là nơi an cư trong tương lai”.

Doãn Phong