Thứ Năm, 31 tháng 12, 2020

“Vừa chống dịch, vừa phát triển”: Kể chuyện 'độ lì' doanh nhân Việt trong một năm dị biệt

2020 với phép thử Covid-19 cho thấy sức chống chịu của kinh tế Việt Nam qua mỗi cú sốc. Đằng sau đó, không thể bỏ qua 'độ lì' của doanh nhân Việt khi chống chọi quyết liệt, không lùi bước và chuẩn bị cho giai đoạn tăng trưởng mới.

Dòng ngầm chảy ngược

Cuối 2020, FLC đưa vào vận hành FLC Grand Hotel Quy Nhon với quy mô 1.500 phòng với sức chứa lên tới 3.500 người, được xem là tổ hợp khách sạn 5 sao có quy mô lớn nhất tại Việt Nam. Đây thực sự là điều bất ngờ khi cả nước vẫn liên tục giật mình với những ca Covid-19 mới, du lịch dù đã khởi sắc nhưng vẫn ở mức thấp.

Khách sạn mới tiếp tục duy trì độ hot của Quy Nhơn và một chỉ dấu cho niềm tin hồi phục du lịch Việt Nam trong dài hạn.

{keywords}
Hàng không Việt Nam vượt qua thời khắc đen tối

Cũng với góc nhìn tích cực, ông Nguyễn Xuân Phú - Chủ tịch Tập đoàn Sunhouse - chia sẻ: “Trong hai tháng đầu năm, chúng tôi choáng váng khi doanh số giảm 50%, nhưng 3 tháng cuối năm chúng tôi đã phục hồi mạnh mẽ. Tháng 11 - 12, chúng tôi tăng trưởng 20-30%. Lợi nhuận không sụt giảm nhờ tận dụng mua nguyên liệu giai đoạn sụt giảm giá mạnh còn nay giá đã tăng 30-40%”.

Và điều mà vị doanh nhân này nhận thấy là dù trong khó khăn nhưng nếu doanh nghiệp nào đón nhận được cơ hội thì đó là điều kiện rất tốt để gia tăng hiệu quả.

Bà Ngô Thị Anh Đào, Giám đốc Kinh doanh của Novo Việt Tiệp - Tập đoàn AMACCAO, cho biết: “Chúng tôi trải qua tháng 3 - 4 đóng băng vì dịch bệnh. Nhưng vượt lên những khó khăn, năm 2020, Novo Việt Tiệp vẫn tăng trưởng doanh thu 40%. Năm 2021, Novo Việt Tiệp đang ấp ủ nhiều dự định mới, với mục tiêu chinh phục các khách hàng mới, để những “ông chủ” vốn lâu nay quen nhập các sản phẩm van, ren đồng từ Trung Quốc sẽ thay đổi quan điểm khi thấy rằng hàng Việt Nam có nhiều lợi thế hơn”.

Trong khi đó, ông Nguyễn Hồng Kỳ, Chủ tịch HĐQT Công ty CP SECOIN, cũng cảm thấy an tâm khi đã chuyển hướng kịp thời: tập trung cho thị trường trong nước, đẩy mạnh nghiên cứu phát triển… Nhờ đó, năm 2020, doanh thu công ty vẫn tăng trưởng 10-15% so với 2019.

Nhìn lại 2020 đầy vất vả, ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Tập đoàn FLC không còn nói nhiều về khó khăn mà quan trọng hơn là tinh thần vượt khó của doanh nhân Việt Nam. “2020 là một năm đặc biệt thách thức. Nhưng 2020 cũng là năm cho thấy sức bật mạnh mẽ của Việt Nam: quả cảm, quyết liệt, không ngại khó, không ngại khổ, không lùi bước”, ông Quyết chia sẻ.

Nhớ lại đầu năm 2020, đặc biệt là những ngày giãn cách xã hội vào tháng 4/2020, hình ảnh những cảng hàng không vắng bóng người, hàng dài máy bay nằm lặng lẽ trên đường băng như trong “giấc ngủ đông” đã trở thành biểu tượng ám ảnh của nền kinh tế thời Covid-19. Một viễn cảnh ngành hàng không không thể gượng dậy đến rất gần.

Nhưng rồi tình hình cũng dần sáng sủa hơn cùng với những nỗ lực kiểm soát dịch bệnh. Những chiếc máy bay sải cánh trên bầu trời, những cảng hàng không từng vắng hoe cũng được thổi thêm nhiều hơi ấm.

{keywords}

Ngay trong giai đoạn khó khăn, ngành hàng không vẫn không chỉ co cụm chống đỡ. Bamboo Airways của Việt Nam trở thành hãng bay gần như duy nhất trên thế giới vẫn tăng trưởng dương cả về số lượt hành khách, đường bay, đội bay, thị phần, đồng thời tiếp tục chuẩn bị nguồn lực để tăng tốc. Hãng bay mới Vietravel Airlines vẫn ra đời và cất cánh. Chính phủ đã phê duyệt và sẽ chính thức khởi công sân bay Long Thành vào ngày 5/1 tới. Tất cả đang chuẩn bị cho một giai đoạn tăng trưởng mới của Việt Nam.

Năm 2020, Bamboo Airways là hãng hàng không tư nhân đón và vận hành máy bay thân rộng hiện đại khai thác trên các chặng bay nội địa và chuẩn bị cho các đường bay quốc tế tới Đông Bắc Á, đường bay tầm xa tới châu Âu, châu Úc… và đặc biệt đã được cấp phép bay thẳng đến Mỹ để chuẩn bị cho chuyến xuyên đại dương trong năm mới. Hãng cũng gây bất ngờ khi phá thế độc quyền bay Côn Đảo trong suốt một thập kỷ qua, mở ra cơ hội phát triển mới cho hòn đảo vẫn được đánh giá cao trên bảng vàng du lịch quốc tế.

Từng trải qua những ngày “ăn không ngon, ngủ không yên” khi dịch bệnh bùng phát, ông Quyết cho rằng, việc “vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế” có thể nói là nhiệm vụ khó khăn bậc nhất trong lịch sử cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Nhưng trong hoàn cảnh khó khăn ấy, nếu đặt mục tiêu lớn nhất là “phải sống” thì khả năng lớn nhất cũng chỉ có thể là “tồn tại”. Nhưng nếu đặt mục tiêu là “bứt phá” thì ngoài việc tồn tại còn có thể tạo ra những vận hội chưa từng có.

Tái cơ cấu cho thời kỳ tăng trưởng mới

Phục hồi sau những tháng ngày "đóng băng" vì dịch bệnh, bà Phạm Thị Kim Loan, Chủ tịch HĐQT Công ty Khoa học và Công nghệ Ngân Hà, nhớ lại: “Chúng tôi thấy choáng váng”.

Ngày ấy, doanh thu giảm, trả lương khó khăn nhưng nữ doanh nhân vẫn vững tay khi thấm lời của Thủ tướng “trong nguy có cơ” để soát xét lại hệ thống và quản trị nội bộ, đầu tư cho nghiên cứu phát triển để khi sóng gió dần qua, DN bắt đầu hồi phục.

{keywords}
Nhiều doanh nghiệp hồi phục sau những tháng này "đóng băng" vì dịch bệnh.

Trên tinh thần này, ông chủ FLC cũng cho biết đang thực hiện tái cấu trúc quyết liệt. Đầu tiên là ưu tiên xử lý từ bên trong, lấy chính những giá trị nội lực cốt lõi của mình để làm điểm tựa rồi từ đó mới hướng ra bên ngoài để tìm “cơ” trong “nguy”. Mục tiêu là xốc lại hệ thống, củng cố đội ngũ, tinh thần… chuẩn bị sẵn sàng để bật dậy sau đại dịch.

Câu chuyện hồi phục sau đại dịch của các DN cho thấy sức sống mạnh mẽ của những động lực trực tiếp tạo ra tăng trưởng cho đất nước. Hàng vạn doanh nghiệp, triệu triệu người dân đã đồng hành cùng Chính phủ trong một chặng đường đầy gian nan.

Dịch bệnh Covid-19 giống như một phép thử liều cao cho sức chống chịu của nền kinh tế Việt Nam. Con đường phát triển còn phải trải qua nhiều bước ngoặt, nhiều khúc quanh tưởng chừng không thể vượt qua. Nhưng phần thưởng xứng đáng sẽ đến cho những người “vững niềm tin, bền ý chí”, như cách hàng triệu người dân, hàng vạn doanh nghiệp đã ứng phó và đương đầu trong suốt cả năm qua.

Và theo ông Quyết, tinh thần này có lẽ đã bắt nguồn từ một lịch sử đầy sóng gió, đúng như Thủ tướng đã nói: vắc-xin có sẵn của Việt Nam là tinh thần kiên cường, càng khó khăn càng mạnh mẽ càng tiến lên.

Phát biểu tại Hội nghị Chính phủ với địa phương ngày 28/12/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: Năm 2020, dưới tác động của Covid-19, trong khi nhiều nước trong khu vực và trên thế giới rơi vào suy thoái, Việt Nam chúng ta là quốc gia hiếm hoi duy trì được tăng trưởng dương. Dịch bệnh trong nước được kiểm soát vững chắc, giảm thiểu số người chết và những thiệt hại về kinh tế; an sinh xã hội được bảo đảm… Đến thời điểm này, có thể khẳng định chúng ta đã đạt được "mục tiêu kép" trong phòng chống dịch Covid-19 và duy trì tăng trưởng kinh tế.

Thủ tướng cũng nhắc đến những lúc khó khăn nhất, gai góc nhất là những dịp bản sắc của tinh thần dân tộc ta lại trỗi dây, đó chính là sự đoàn kết, “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”.

Lương Bằng

Điều khác biệt Việt Nam 2020

Điều khác biệt Việt Nam 2020

Việc kích hoạt sớm hệ thống phòng chống đại dịch Covid-19 đã khiến Việt Nam trở thành tấm gương sáng trên thế giới về kiểm soát dịch bệnh.

Home Credit xây dựng nguồn nhân tài nhờ đào tạo nội bộ

Theo đại diện Home Credit, một môi trường làm việc lý tưởng không chỉ dừng lại ở phúc lợi, lương thưởng mà còn thể hiện qua cơ hội học tập, cải tiến bản thân.

Học hỏi về hoạt động công ty và ngành

Tại Home Credit, ngay từ ngày đầu gia nhập công ty, nhân viên mới đã được đặt mình vào một môi trường học tập không ngừng. Các bạn sẽ tự tìm tòi, học hỏi những thông tin về công ty (sứ mệnh, các giá trị cốt lõi, tin tức ở quy mô tập đoàn…) và những quy trình xử lý công việc (thao tác tài khoản mail, xem chấm công…).

Nhân viên chỉ cần truy cập vào các nền tảng trực tuyến nội bộ để tìm hiểu và đề nghị hỗ trợ. Mặt khác, hệ thống Microsoft Teams cho phép nhân viên có thể tiếp cận và liên lạc với nhau trên quy mô toàn cầu. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các nhân viên hòa nhập với môi trường nhanh chóng.

Mặt khác, các nhân viên có thể học hỏi về ngành tài chính tiêu dùng thông qua các lớp học Business School diễn ra hằng tuần cho toàn công ty. Những quản lý hoặc chuyên viên giàu kinh nghiệm ở các phòng ban sẽ “đứng lớp” chia sẻ các bài học về lĩnh vực mình đang phụ trách.

{keywords}
 Business School thu hút đông đảo sự tham gia của nhân viên Home Credit.

Anh Robert Margetin - Trưởng phòng Kinh doanh kênh thay thế, là một trong những diễn giả của Business School chia sẻ: “Đây là cơ hội tốt cho nhân viên để tìm hiểu những gì mới nhất đang diễn ra tại công ty, cách vận hành các dự án. Từ đó, nhân viên có thể áp dụng để cải tiến công việc của mình.”

Sau khi tham gia Business School, anh Bùi Nguyên Anh - bộ phận Quản lý và thu hồi nợ, chia sẻ: “Mình tự hào được làm việc trong môi trường có những đồng nghiệp tài giỏi và công ty luôn ứng dụng công nghệ mới nhất để phục vụ khách hàng. Từ đó, mình có động lực tìm tòi cái mới để cải thiện công việc của mình tốt hơn.”

Học nâng cao kỹ năng chuyên môn

Vì tính chất thay đổi nhanh chóng của thời đại công nghệ số và xu hướng tiêu dùng, các bộ kỹ năng cũng cần phải được cập nhật theo thời cuộc. Theo đó tại Home Credit, nhân viên được công ty phê duyệt theo học những khóa chuyên sâu, bổ trợ thêm kiến thức và kỹ năng mới. Đó cũng là nền tảng giúp Home Credit sáng tạo ra những sản phẩm, quy trình hiện đại, an toàn và thân thiện với khách hàng.

Đại diện Home Credit chia sẻ, bên cạnh tham gia các lớp đào tạo có phòng học, thầy cô và bạn bè, nhân viên Home Credit còn được tạo điều kiện học trên nền tảng trực tuyến Udemy. Kho bài học và chương trình đa dạng cho phép các bạn được học hỏi từ kiến thức chuyên môn cho đến các kỹ năng mềm cần thiết.

Song song với việc học online và ở lớp bên ngoài, nhân viên còn có cơ hội tham gia những buổi chia sẻ nghiệp vụ trong nội bộ phòng hoặc liên bộ phận. Điều này nhằm bổ trợ nâng cao kỹ năng cho chính nhân viên trong bộ phận, hoặc giữa những bộ phận có tính chất công việc liên quan, đang tham gia hoàn thành một dự án.

Học quản trị cấp cao cho đối tượng “hạt giống”

Theo đại diện Home Credit, sau khi tuyển dụng và tạo điều kiện cho nhân viên phát triển chuyên môn, điều quan trọng tiếp theo là đào tạo ra thế hệ kế thừa. Nhân viên tiềm năng và có bước phát triển nổi trội sẽ là “hạt giống” được “chọn mặt gửi vàng” theo học những chương trình nâng cao kỹ năng quản lý và lãnh đạo.

Theo đó, Home Credit có chương trình Odyssey Junior - Mở khóa tài năng lãnh đạo - giúp trang bị bộ kỹ năng tối ưu cho những nhà quản lý tương lai, gồm có lãnh đạo bản thân, lãnh đạo đội nhóm, lãnh đạo dự án và lãnh đạo cùng sự quan tâm.

Dành cho những nhân viên tiềm năng gia nhập đội ngũ điều hành cấp cao, chương trình Odyssey Senior tạo điều kiện cho nhân viên luân chuyển qua các quốc gia khác nhau để tham gia vào các dự án kinh doanh thực tế. Người tham gia sẽ thấu hiểu được thực tế kinh doanh toàn cầu và phát triển bộ kỹ năng lãnh đạo cần thiết.

{keywords}
Anh Trịnh Bá Việt Xô tham gia chương trình đào tạo Odyssey Senior năm 2016 của Home Credit Việt Nam.

Anh Trịnh Bá Việt Xô - Trưởng phòng Quản lý Kinh doanh và Phát triển đối tác, là cựu học viên của chương trình Odyssey Senior cho biết: “Sau khi tham gia Odyssey Senior, tôi đã có thể mở rộng tầm nhìn của mình về kế hoạch phát triển kinh doanh của Home Credit. Qua đó, tôi sẵn sàng đóng góp và hoàn thiện bản thân để đóng góp nhiều hơn cho công ty.”

Là một công ty tài chính tiêu dùng luôn đón đầu xu hướng và đam mê công nghệ, Home Credit luôn nhắm đến trang bị cơ hội học hỏi tối ưu nhất cho đội ngũ nhân viên. Từ đó, công ty chuẩn bị nền tảng vững chắc cho nguồn nhân lực luôn sẵn sàng trước những thay đổi nhanh chóng. Điều này không chỉ thúc đẩy phát triển kinh doanh, mà quan trọng hơn cả là tạo ra hướng phát triển sự nghiệp vững chắc với tiềm năng rộng mở cho nhân viên.

Minh Ngọc

Thu hàng hiệu rởn ở thủ phủ hàng nhái Ninh Hiệp ở Hà Nội

Lực lượng QLTT Hà Nội và Bắc Ninh thu giữ hàng chục tấn hàng hóa có dấu hiệu vi phạm tại khu chợ Ninh Hiệp - thủ phủ hàng nhái ở Hà Nội - và khu vực tập kết hàng tại xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Chợ Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội) là một trong những "điểm nóng" về hàng nhái, hàng giả. Khu chợ này không chỉ nổi tiếng về bán buôn quần áo, vải vóc phong phú, đa dạng, tùy thuộc giá cả và nhu cầu mua lẻ hoặc mua buôn mà đây còn là “đại công xưởng” sản xuất hàng may mặc lớn nhất cả nước. Các xưởng may gia công ở đây có thể bắt chước theo bất kể thương hiệu nổi tiếng nào trên thế giới như: LV, Nike, Adidas, Lacoste, Louis Vuitton, DG, Uniqlo...

Điều đáng nói, trước đây các xưởng như thế này thường được tổ chức kín đáo trong những khu dân cư để trốn tránh cơ quan chức năng. Song hiện nay, chúng hoạt động công khai và quy mô còn được mở rộng ra cả trong khu công nghiệp. Điều đó cho thấy việc sản xuất hàng giả, hàng nhái ở đây không có tính nhỏ lẻ hộ gia đình nữa mà đang dịch chuyển quy mô sản xuất lớn hơn…

Đây là một trong những khu vực đầu mối, trung chuyển quần áo, vải vóc, đồ thời trang lớn nhất miền Bắc.

Vì vậy, chợ Ninh Hiệp được coi là một trong những địa điểm nổi cộm về hàng giả, hàng nhái và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) xác định ngay từ những ngày đầu triển khai Kế hoạch 3972 (Kế hoạch đấu tranh phòng ngừa, kiểm tra, xử lý vi phạm tại các địa bàn, tụ điểm nổi cộm về hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đến hết năm 2020).

{keywords}
Cơ quan chức năng tiến hành kiểm đếm số hàng hóa vi phạm. (Ảnh: Tổng cục QLTT)

Trưa ngày 31/12/2020, dưới sự chỉ đạo của Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT, Cục QLTT Hà Nội phối hợp với Cục QLTT Bắc Ninh đồng loạt ra quân kiểm tra 10 điểm kinh doanh trong khu vực trung tâm thương mại Sơn Long, khu chợ Ninh Hiệp.

Ngay sau khi lực lượng chức năng xuất hiện, các cửa hàng còn lại đã nhanh chóng thu dọn hàng hóa, đóng cửa quầy kinh doanh, tắt điện vội vàng ra về. Số còn lại vận chuyển hàng hóa đi nơi khác để “né” sự kiểm tra của lực lượng chức năng.

{keywords}
Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh kiểm tra hàng hóa vừa bị thu giữ. (Ảnh: Tổng cục QLTT)

Tại đây, lực lượng QLTT đã thu giữ được gần 3.000 sản phẩm có dấu hiệu nhái các thương hiệu thời trang nổi tiếng như Nike, Adidas, LV; đồng thời xử phạt vi phạm hành chính lên đến hàng trăm triệu đồng.

Cùng ngày 31/12/2020, trong khi Cục QLTT Hà Nội tổng tấn công 10 điểm nằm trong khu vực chợ Ninh Hiệp thì Cục QLTT Bắc Ninh dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Cục Nghiệp vụ QLTT đã "đánh úp" khu vực tập kết hàng tại địa bàn xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Sau 1 đêm mật phục, lực lượng QLTT đã “tóm gọn” 6 xe trở hàng với khoảng 15 tấn hàng hóa di chuyển từ Lạng Sơn về Hà Nội đang tập kết tại xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh.

Điểm đặc biệt của lô hàng này là trên mỗi bao tải đều ghi rõ tên từng người nhận. Có cả những dòng chữ nước ngoài và những ký hiệu, bí danh đặc biệt của người nhận. Toàn bộ số hàng hóa này đều là mặt hàng thời trang, túi xách có dấu hiệu giả mạo các thương hiệu nổi tiếng như LV, Versace, Burberry…

{keywords}
Hàng chục tấn hàng vi phạm được di chuyển về kho của Cục QLTT Bắc Ninh chờ xử lý. (Ảnh: Tổng cục QLTT)

Ông Vũ Mạnh Hải - Quyền Cục trưởng Cục QLTT Bắc Ninh - cho biết, do chưa liên lạc được với chủ hàng, Cục QLTT Bắc Ninh đã tiến hành tạm giữ toàn bộ số hàng hóa để tiếp tục làm rõ nguồn gốc và chủ hữu để xử lý theo đúng quy định.

Theo ông Trần Hữu Linh, tinh thần Kế hoạch 3972 của Tổng cục QLTT là nói không với các vi phạm. Mỗi địa bàn sẽ làm liên tục trong nhiều ngày và có thể đột xuất quay lại kiểm tra để nắm được mức độ vi phạm, tái diễn của các tiểu thương.

Đối với khu chợ Ninh Hiệp, lực lượng QLTT Hà Nội đã kiểm tra, kiểm soát hàng tuần để ngăn chặn những hành vi vi phạm về hàng giả, hàng lậu, gian lận thương mại, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Trong năm 2020, lực lượng đã tiến hành kiểm tra trên 100 vụ việc vi phạm, phạt trên 5 tỷ đồng số tiền vi phạm hàng hóa tại khu vực chợ Ninh Hiệp.

Anh Tuấn

Pinaco giành chiến thắng cuộc thi cải tiến năng suất chất lượng ngành Công Thương 2020

Công ty CP Pin ắc quy miền Nam (Pinaco) vừa giành vị trí quán quân tại vòng chung kết cuộc thi “Nhóm cải tiến năng suất chất lượng ngành Công Thương” năm 2020.

Qua 45 năm xây dựng và phát triển, Pinaco được đánh giá là một trong những DN sản xuất pin - ắc quy hàng đầu Việt Nam. Thành công của Pinaco đến từ nền tảng chất lượng sản phẩm vượt trội, phương pháp quản trị và kinh doanh linh hoạt, bài bản; và đặc biệt là nỗ lực không ngừng cải tiến, nâng cấp dây chuyền công nghệ sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn ngày càng khắt khe của khách hàng.

{keywords}
 Pinaco giành giải Nhất cuộc thi “Nhóm cải tiến năng suất chất lượng ngành Công Thương 2020”

Năm 2020, Pinaco là một trong 330 đối tác chiến lược của Yamaha trên toàn cầu tham gia áp dụng phương pháp TVP (Theoretical Value Based Production) - một sáng kiến đột phá của Yamaha Motor, dựa trên “Thuyết giá trị” để phân tích và cải tiến dây chuyền lắp ráp bình xe gắn máy.

Vượt qua vòng loại với hơn 100 hồ sơ tham dự đến từ nhiều DN, tập đoàn trên toàn quốc, sáng 21/12/2020, nhóm Năng suất vượt trội đến từ Xí nghiệp Ắc quy Đồng Nai - Pinaco đem theo giải pháp “Cải tiến năng suất dây chuyền lắp ráp bình xe gắn máy” được ấp ủ trong gần 1 năm đến với cuộc thi "Nhóm cải tiến năng suất chất lượng ngành Công Thương 2020”. Giải pháp này xuất sắc vượt qua 12 nhóm cải tiến khác để giành giải Nhất.

{keywords}
Phần trình bày giải pháp “Cải tiến năng suất dây chuyền lắp ráp bình xe gắn máy” ấn tượng, thuyết phục

Qua gần một năm triển khai, thực tế đã chứng minh hướng cải tiến mới giúp tiết giảm chi phí nhân công 900 triệu đồng/năm và tăng năng suất dây chuyền sản xuất thêm 2,27%. Dự kiến, trong năm 2021, hoạt động cải tiến bằng phương pháp TVP sẽ được công ty áp dụng tại tất cả các xí nghiệp, đơn vị thành viên của công ty, góp phần nâng cao hơn nữa hiệu suất lao động.

TVP (Theoretical Value Based Production) là sáng kiến đột phá của đội ngũ kỹ sư Yamaha Motor được áp dụng tại Nhật Bản vào năm 2004 và nhanh chóng mở rộng ra các chi nhánh toàn cầu trong vòng 1 năm sau đó, đem lại hiệu quả tích cực trong nội bộ Yamaha.

Đại diện Pinaco cho biết, đội ngũ kỹ sư của Pinaco được truyền cảm hứng từ quá trình hợp tác chặt chẽ cùng Yamaha Motor. Khi đem giải pháp này đi tham gia cuộc thi "Nhóm cải tiến năng suất chất lượng", Pinaco mong muốn nguồn cảm hứng không ngừng sáng tạo, không ngừng cải tiến này sẽ được tiếp nối lan tỏa tới các DN ngành Công Thương nói riêng và DN Việt Nam nói chung.

{keywords}
 Thành viên nhóm Năng suất vượt trội đến từ Xí nghiệp Ắc quy Đồng Nai tham gia cuộc thi

Đại diện Nhóm cải tiến, ông Trần Mạnh Thắng - Giám đốc Xí nghiệp Ắc quy Đồng Nai cho biết: “Giải Quán quân lần này là nguồn động viên lớn cho tập thể CBCNV, người lao động Pinaco. Chiến thắng cuộc thi không chỉ minh chứng cho những nỗ lực, cố gắng của toàn thể CBCNV mà còn góp phần khẳng định hướng đi đúng đắn của Pinaco trong thời gian qua, là nguồn khích lệ cho thương hiệu trên chặng đường sắp tới.”

Hiện nay, Pinaco đang là đối tác chiến lược của các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy hàng đầu như: Ford, Suzuki, Mercedes- Benz, Thaco, Yamaha… Công ty không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh tại thị trường trong nước với 10.000 điểm bán bao phủ toàn quốc và thành công phát triển sản phẩm tới hơn 34 quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc Đông Nam Á, Trung Đông, châu Phi, châu Đại Dương, Nam Mỹ.

{keywords}
 Giải pháp “Cải tiến năng suất dây chuyền lắp ráp bình xe gắn máy” áp dụng phương pháp TVB, một sáng kiến đột phá của Yamaha Motor

Ngọc Minh

Tiểu thương chợ Ninh Hiệp đóng cửa áp Tết

Vội vàng đóng quầy nghỉ bán, người đi về, người đứng thành nhóm buôn chuyện... là hình ảnh của các tiểu thương tại trung tâm thương mại Sơn Long, khu chợ Ninh Hiệp, Hà Nội trưa 31/12/2020.

Thực hiện kế hoạch thực hiện Quyết định 3972 về công tác chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, trưa 31/12/2020, Tổng cục quản lý thị trường đã tổ chức kiểm tra 10 điểm kinh doanh trong khu vực trung tâm thương mại Sơn Long, khu chợ Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội.

Khu Ninh Hiệp là một trong các địa bàn, tụ điểm nổi cộm về hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Hà Nội được Tổng cục quản lý thị trường công khai ngay từ đầu năm 2020.

{keywords}
Toàn bộ các gian hàng khu trung tâm thương mại Sơn Long, khu chợ Ninh Hiệp đóng cửa trưa 31/12/2020.

Đáng chú ý, khi cơ quan quản lý thị trường thực hiện kiểm tra tại một số điểm trong khu chợ này, toàn bộ các cửa hàng kinh doanh còn lại đã mau chóng thu dọn hàng hóa, đóng cửa. Một số tiểu thương vội vàng đi về, một số khác đứng lại thành các nhóm để... "buôn chuyện".

Khi được hỏi vì sao lại "vội vã" đóng cửa, chị T. - một tiểu thương cho biết chị về nhà ăn giỗ. Một số tiểu thương khác lấy lý do về ăn cưới hoặc những lý do đột xuất khác...

Trong khi đó, anh T.A, một tiểu thương trẻ lại thẳng thắn thừa nhận đóng cửa đi về vì sợ bị cơ quan chức năng kiểm tra.

"Mọi người truyền tai nhau về hết chị ạ, một số khác ở lại chờ xem thế nào, vì tầm này gần Tết bán được rất nhiều hàng nên nhiều người cũng tiếc" - anh T.A nói với phóng viên.

Trao đổi với PV Dân trí, một lãnh đạo cơ quan quản lý thị trường Hà Nội cho biết: Khi đến các khu chợ, trung tâm thương mại để kiểm tra, nhiều tiểu thương tìm mọi cách để trốn tránh sự kiểm tra của cơ quan chức năng.

Theo vị này, tinh thần Kế hoạch 3972 của Tổng cục Quản lý thị trường là nói không với các vi phạm. Mỗi địa bàn sẽ làm liên tục trong nhiều ngày và đột xuất quay lại kiểm tra khi cần.

"Chúng tôi muốn để tiểu thương hiểu đúng, hiểu đủ về bản chất của việc kinh doanh để từ đó không vi phạm. Thực tế, sau nhiều lần tiến hành kiểm tra, tuyên truyền, nhiều bà con cũng hiểu ra và chấp hành. Một số biểu hiện rất tích cực như trước đây nhiều người nói tôi là nông dân, chỉ biết buôn bán kiếm lời, không biết gì về hóa đơn chứng từ thì nay cũng đã bắt đầu có đầy đủ giấy tờ" - lãnh đạo QLTT Hà Nội chia sẻ.

Dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của người dân tăng cao cũng là cơ hội để các đối tượng sản xuất, buôn bán hàng gian, hàng giả lũng đoạn thị trường, thu lợi bất chính. Cơ quan quản lý thị trường đang triển khai nhiều giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm lành mạnh hóa thị trường, bảo vệ người tiêu dùng.

Dưới đây là một số hình ảnh ghi lại tại khu vực chợ Ninh Hiệp trưa 31/12:

Lạ chưa từng thấy: Tiểu thương chợ Ninh Hiệp đồng loạt đóng cửa áp Tết - 2

Hàng hóa được phủ kín bạt

Lạ chưa từng thấy: Tiểu thương chợ Ninh Hiệp đồng loạt đóng cửa áp Tết - 3

Các dãy hãng hóa vốn sầm uất nay đóng cửa đồng loạt

Lạ chưa từng thấy: Tiểu thương chợ Ninh Hiệp đồng loạt đóng cửa áp Tết - 4

Chỉ lác đác vài người đi lại trong chợ 

Lạ chưa từng thấy: Tiểu thương chợ Ninh Hiệp đồng loạt đóng cửa áp Tết - 5

Một số ít gian hàng che chắn kiểu "thờ ơ"

Lạ chưa từng thấy: Tiểu thương chợ Ninh Hiệp đồng loạt đóng cửa áp Tết - 6
Lạ chưa từng thấy: Tiểu thương chợ Ninh Hiệp đồng loạt đóng cửa áp Tết - 7

Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra tại một gian hàng 

Lạ chưa từng thấy: Tiểu thương chợ Ninh Hiệp đồng loạt đóng cửa áp Tết - 8

Ở những gian hàng khác đóng cửa hàng loạt, tiểu thương ngồi chơi

Lạ chưa từng thấy: Tiểu thương chợ Ninh Hiệp đồng loạt đóng cửa áp Tết - 9

Để "né" sự kiểm tra của cơ quan quản lý thị trường, sáng ngày 31/12, hàng loạt các tiểu thương chợ Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội) dọn hàng, đóng cửa, bỏ về hoặc đứng lại buôn chuyện.

(Theo Dân Trí)

Đặc sản gạo Lạng Sơn

Có một loại gạo trắng thơm, ngon, dẻo được đồng bào người Tày, Nùng ở xứ Lạng trồng cheo leo trên các nương, đồi. 

Có phụ nữ nọ thấy ngon quá, ăn hết nồi cơm, quên cả phần chồng nên loại gạo này được gọi là Khẩu Lùm Pua (gạo quên chồng).

Ăn một lần mê ngay

Tôi trở lại xã Tân Tiến, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn vào những ngày cuối cùng của năm 2020. Mảnh đất rừng núi, biên giới này nổi danh với “con đường số 4 rực lửa” thời kỳ chống Pháp. Tràng Định còn được coi là vựa lúa lớn nhất xứ Lạng với các loại gạo thơm ngon, bổ dưỡng.

Bà Trần Thị Giang (52 tuổi, dân tộc Nùng), Chủ tịch UBND xã Tân Tiến, chỉ cho tôi thấy những đọt lúa đang vươn cao dưới những tán cây quế xanh tươi. Bà cho biết, đó là giống lúa Khẩu Lùm Pua được người dân xã Tân Tiến gieo trồng trên nương cao. Loại lúa này có từ xa xưa, được truyền từ đời này sang đời khác.

{keywords}
Niềm vui được mùa Khẩu Lùm Pua Ảnh: Duy Chiến

Theo truyền thuyết, mảnh đất Tràng Định rất màu mỡ, cánh đồng thẳng cánh cò bay, rừng xanh núi thắm rất thơ mộng, tươi đẹp nên 7 nàng tiên trên trời ghé xuống chơi. Thấy dòng suối trong xanh, trái ngọt lúc lỉu trên cành không người hái, chim hót vang, tấu lên khúc nhạc xuân du dương, các nàng tiên rủ nhau tắm suối rồi đi lượm quả, nô đùa thỏa thích, quên hết đường về. Ngọc Hoàng thấy vậy, nổi cơn thịnh nộ, ra lệnh đóng cửa thiên đình, không cho tiên bay về trời. Tuy vậy, Ngọc Hoàng vẫn lo lắng, thương nhớ các nàng tiên thơ ngây nên lén rải lúa giống xuống vùng Tràng Định. Bảy nàng tiên nhìn thấy những hạt lúa như những viên kim cương trên các rẻo đồi, góc núi bèn cùng nhau vun trồng, hướng dẫn người dân cày cấy, làm nên loại gạo đặc sản riêng có của địa phương.

“Các già làng ở Tân Tiến kể lại, khi nấu cơm chín, mùi thơm ngào ngạt, người vợ ăn thử, thấy ngon nên mải miết xơi hết nồi cơm quên cả phần chồng nên gạo này có tên Khẩu Lùm Pua (tiếng Tày có nghĩa là “gạo quên chồng”), bà Giang nói.

Tôi bắt gặp ông Nông Văn Chung (52 tuổi) cùng vợ là Nông Thị Lân, dân tộc Tày, trú tại bản Châu, xã Tân Tiến, đang thoăn thoắt thu hoạch lúa Khẩu Lùm Pua. Thấy khách lạ, ông ngừng tay, quệt vội những giọt mồ hôi trên trán rồi trò chuyện rất chân tình. “Loại lúa nương này chịu được khô hạn, không cần nước tưới. Hằng năm, cứ qua dịp Tết Nguyên đán, vào khoảng tháng 2, tháng 3 âm lịch, gia đình tôi bắt đầu làm cỏ dưới gốc cây quế, đến tháng 4 âm lịch thì mang thóc giống trồng xen dưới tán cây quế. Đến cuối năm thu hoạch, chuẩn bị gạo quý làm cơm mới, đón xuân”, ông nói.

Theo ông Chung, giống lúa cổ Khẩu Lùm Pua khá hiếm, chỉ trồng xen canh với các loại cây đặc sản khác như quế, thạch đen nên sản lượng ít. Thân lúa cứng cáp hơn lúa thường, vì thế chịu được nắng nóng, mưa bão, sạt lở đất trên đồi cao. Người dân trong làng gieo trồng để ăn, ít bán ra thị trường.

{keywords}
Thơm, ngon hạt gạo nương Tràng Định. Ảnh: Duy Chiến

Chủ tịch xã Trần Thị Giang kể rằng, vừa qua, huyện Tràng Định mang gần chục cân Khẩu Lùm Pua đến trưng bày tại Hội chợ công thương khu vực phía Bắc tổ chức tại Nam Định, chưa kịp giới thiệu, quảng bá đã có người đến nài nỉ mua sạch. Họ cho biết, nghe danh gạo đã lâu, nay phải thưởng thức cho bằng được. “Loại gạo này hạt dài, nấu ít nước, khi chín hạt nở căng bóng, ăn dẻo, thơm, ngọt nên ăn một lần là mê ngay”, bà Giang nói.

Hướng phát triển mới

Gia đình ông Chung năm nay thu hoạch được hơn một tạ thóc Khẩu Lùm Pua. Không chỉ trồng gạo tẻ, ông còn trồng gạo nếp nương. Ông nói rằng, nhiều người trả 40.000 đồng/kg gạo tẻ, 35.000 đồng/gạo nếp nương, nhưng gia đình ông không bán. “Của quý để nhà dùng thôi. Tết đến khoản đãi bạn bè, người thân. Còn gạo nếp thì đồ xôi cúng thần nông, thổ địa, mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, tươi tốt”, ông Chung tâm sự.

Giở cuốn sổ công tác, bà Trần Thị Giang cho biết, xã Tân Tiến hiện có 613 hộ với 2.800 nhân khẩu thuộc các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Mông; người dân nơi đây chủ yếu làm nông, nhà nào cũng có nương trồng Khẩu Lùm Pua.

Theo bà Giang, tuy Khẩu Lùm Pua là giống lúa đặc sản, được nhiều khách hàng ưa chuộng, nhưng hiện nay, số hộ gieo trồng không nhiều, chủ yếu phục vụ nhu cầu gia đình, do sản xuất trên nương gặp nhiều khó khăn và năng suất không ổn định như những giống lúa khác.

Ông Hoàng Văn Hải, Giám đốc HTX Nông sản sạch Tràng Định, nhận định, việc giữ gìn giống lúa bản địa là rất cần thiết, đặc biệt là hướng đến mục tiêu giới thiệu sản phẩm gạo ngon đến khách hàng trong và ngoài tỉnh. Năm 2019, HTX phối hợp UBND xã Tân Tiến phục tráng giống lúa trên đất nương. “Tôi cũng như các thành viên HTX đã đến tận các thôn, bản của xã để tuyên truyền, vận động người dân đưa giống lúa Khẩu Lùm Pua vào gieo cấy. Sản lượng thóc được HTX bao tiêu toàn bộ. Bên cạnh đó, HTX còn phối hợp các ngành chức năng hướng dẫn quy trình sản xuất với mục tiêu xây dựng thương hiệu gạo đặc sản Khẩu Lùm Pua, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con vùng khó khăn của huyện Tràng Định”, ông Hải nói.

Theo tìm hiểu của phóng viên Tiền Phong, giống lúa Khẩu Lùm Pua hợp với thổ nhưỡng ở Tràng Định và được trồng nhiều tại các xã Tân Tiến, Vĩnh Tiến, Cao Minh, Đoàn Kết, Khánh Long. Xã Tân Tiến được coi là thủ phủ của loại gạo ngon, quý này.

Chủ tịch xã Trần Thị Giang phấn khởi cho biết, nhờ chính quyền và HTX Nông sản sạch Tràng Định, gần đây, người dân Tân Tiến tích cực sản xuất lúa Khẩu Lùm Pua. Nếu như những năm trước, người dân trong xã chỉ gieo cấy 3 - 4 ha/vụ mùa thì vụ mùa năm 2020, gần 200 hộ dân trồng hơn 10 ha lúa nương. Cây lúa phát triển tốt, đẻ nhánh khỏe, bông to, hạt mẩy. Năng suất đạt 40 tạ/ha (tăng khoảng 1 tạ/ha so với vụ mùa năm trước), tổng sản lượng khoảng 40 tấn, trị giá khoảng 1 tỷ đồng.

“Thời gian tới, xã nhà tiếp tục tuyên truyền người dân mở rộng diện tích ở những nương đồi phù hợp với giống lúa. Đồng thời, phối hợp với cơ quan chuyên môn của huyện Tràng Định tập huấn cho bà con áp dụng khoa học - kỹ thuật vào trồng, chăm sóc, qua đó, hướng đến sản xuất hàng hóa gạo Khẩu Lùm Pua”, bà Giang cho biết.

Chỉ về những ngọn đồi xanh ngút ngàn bà cho biết, bên cạnh giống lúa nương Khẩu Lùm Pua, cây quế trồng xen canh cũng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều hộ đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Tôi được khoản đãi một bữa cơm mới Khẩu Lùm Pua do chính người dân Tràng Định nấu. Chợt nhớ câu ca dao cổ: Tràng Định gạo trắng, nước trong/ Ai mà lên đó thì không mong ngày về. 

“Khẩu Lùm Pua là giống lúa nương bản địa có hương vị đặc trưng, thơm ngon, vị đậm, dẻo. Đây là sản vật quý của người dân Tràng Định khoản đãi bạn bè, người thân khi tết đến, xuân về”, bà Trần Thị Giang, Chủ tịch UBND xã Tân Tiến, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn

(Theo Tiền Phong)

Dân buôn quần áo dừng nhập hàng Trung Quốc

Cơ quan chức năng siết chặt việc kinh doanh hàng giả hàng nhái, khiến dân buôn mặt hàng này đang chuyển từ nhập hàng Trung Quốc sang gia công trong nước.

Sau khi một số hiệp định thương mại tự do được ký kết, cơ quan chức đang đã tiến hành thanh kiểm tra nhiều hơn với loại hàng giả, hàng nhái các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới.

Không chỉ tăng cường kiểm tra các tổng kho, ngay cả những người giao hàng lẻ (shipper) cũng bị cơ quan chức năng dừng phương tiện kiểm tra nếu chở theo bao tải đen, bao dứa.

{keywords}
Cơ quan chức năng tăng cường thanh kiểm tra dịp cuối năm

Đầu năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên việc kiểm soát hàng hóa qua biên giới rất chặt chẽ. Các loại "hàng khó" (cách gọi của dân buôn với: hàng giả, hàng nhái, mỹ phẩm, thực phẩm, máy móc cũ, linh kiện điện tử, pin, ắc quy,…) thậm chí chỉ có 10% qua được biên giới theo đường container.

Mặt hàng quần áo, giày dép đi theo đường chính ngạch nên chi phí vận chuyển cũng sẽ tăng hơn so với việc vận chuyển lậu (vác hàng qua đồi).

Theo anh L.D. (Thanh Xuân, Hà Nội) - một người làm vận chuyển hàng Trung Quốc, dù giá vận chuyển chính ngạch dao động 9.000 - 15.000 đồng/kg, rẻ hơn đi tiểu ngạch 20.000 - 25.000 đồng/kg, nhưng hàng quần áo và giày dép đi chính ngạch phải chịu thêm 10% thuế.

{keywords}
Nhập hàng Trung Quốc chi phí tăng là yếu tố khiến gia công trong nước đang có lợi thế

Nếu dân buôn nhập với số lượng lớn thì đi hàng qua đường chính ngạch sẽ có giá ổn định và lợi thế hơn. Song, theo anh D, đa phần các tiểu thương ở Việt Nam đều nhập với số lượng vừa và nhỏ nên đi chính ngạch sẽ mất nhiều chi phí hơn.

Xu hướng nhập hàng từ Trung Quốc ngày càng khó khăn không chỉ vì sự kiểm tra, kiểm soát và giá, mà theo một dân dân buôn quần áo lâu năm tại chợ đầu mối Ninh Hiệp (huyện Gia Lâm, Hà Nội) vấn đề còn liên quan đến chất lượng.

{keywords}
Gia công trong nước có lợi thế hơn đặt hàng Trung Quốc

"Một số loại hàng may mặc nhập từ Trung Quốc rẻ hơn, nhưng với hàng đòi hỏi công nghệ cao thì nhập Trung Quốc đắt hơn hàng sản xuất trong nước. Nhất là với hàng sơ mi, vì đây là thế mạnh của Việt Nam so với Trung Quốc từ nhiều năm nay" - người này nói và cho biết thêm: Thời điểm hiện tại, sản xuất nội địa có giá rẻ hơn và chất lượng tương đương nên chúng tôi đang thay đổi phương thức hoạt động.

Hiện nay, việc nhập hàng Trung Quốc của tiểu thương này đã giảm đi rất nhiều. Thay vào đó, cửa hàng của người này sẽ chỉ nhập vải, mẫu để đặt hàng các công ty, các xưởng may mặc tại Việt Nam.

Hướng kinh doanh chuyển sang dần sang tự gia công trong nước, xây dựng thương hiệu riêng. Các cơ sở sẽ nhập vải từ Trung Quốc rồi đặt gia công ngay tại Việt Nam.

{keywords}
Nhiều tiểu thương Ninh Hiệp đang tìm lối đi khác

Tuy nhiên, do mới chuyển hướng sang làm gia công trong nước, nên không ít tiểu thương và doanh nghiệp may mặc nhỏ đã xảy ra bất đồng trong cách thức kinh doanh.

Anh N.B. chủ một doanh nghiệp may tại Bắc Giang cho biết, làm việc với dân buôn khác với doanh nghiệp. Tiểu thương tại chợ đầu mối Ninh Hiệp đặt hàng nhưng nếu làm hỏng hoặc mất nguyên phụ liệu sẽ phải đền gấp 5 - 7 lần giá trị, bởi họ chỉ mua vừa đủ và phải mất công mua lại.

"Chưa kể tới việc, nếu rủi ro giao hàng chậm 1 ngày thì họ cũng không thanh toán tiền, mà phải đợi đến khi hàng bán hết thì mới được trả. Cách làm của không ít tiểu thương còn chưa chuyên nghiệp cũng dẫn tới những bất đồng khiến tôi phải từ chối đơn hàng, dù có rất nhiều khách từ các chợ đầu mối lớn ở Hà Nội đang có nhu cầu đẩy mạnh sản xuất trong nước" - anh B nói.

Việc sản xuất hàng hóa trong nước được đẩy mạnh là tín hiệu đáng mừng. Song, theo lãnh đạo Tổng Cục quản lý thị trường, để hợp pháp thì các đơn vị phải có đầy đủ giấy đăng ký kinh doanh và phải thực hiện công bố sản phẩm.

Cũng theo lãnh đạo Tổng Cục, riêng với mặt hàng vải, đơn vị kinh doanh phải cung cấp được hóa đơn chứng từ và công bố hợp quy theo quy định của pháp luật. Nếu có đầy đủ giấy tờ trên thì các cơ sở hoàn toàn có thể tự gia công sản xuất.

Đầu tháng 11 vừa qua, Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP Hà Nội tạm giữ 124.101 chiếc quần áo, thành phẩm, bán thành phẩm, tem nhãn vật mang nhãn hiệu Adidas, Chanel, Burberry, Gucci… 35kg vải và các máy may, máy vắt sổ đang dùng để may hàng hóa có dấu hiệu vi phạm của cơ sở sản xuất, gia công quần áo tại C14 Vinh Quang - Khu công nghiệp Ninh Hiệp (huyện Gia Lâm, Hà Nội).

{keywords}
Bị xử phạt vì gia công hàng giả, nhái các thương hiệu nổi tiếng.

Làm việc với cơ quan chức năng, ông Nguyễn Anh Quyết - chủ cơ sở thừa nhận việc may sản xuất quần áo có dấu hiệu giả mạo trên không được sự đồng ý, cho phép của chủ sở hữu hoặc đại diện chủ sở hữu các nhãn hiệu trên và do các đối tượng kinh doanh quần áo tại khu vực Ninh Hiệp đặt may sản xuất.

Theo cán bộ quản lý thị trường, đây là những hàng thời trang thuộc sở hữu của các cá nhân, tổ chức tại châu Âu đã được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam.

(Theo Dân Trí)

Cảnh vắng vẻ ở khu chợ sắm Tết của nhà giàu Hà Nội

Phố Gia Ngư, chợ Hàng Bè, Hà Nội được mệnh danh là chợ "nhà giàu" bởi thường có giá bán cao hơn mọi nơi, với đủ đặc sản, đồ cúng lễ độc đáo.

Tuy nhiên năm nay không khí mua bán có phần trầm lắng, vắng vẻ hơn mọi năm.

Cảnh vắng vẻ đìu hiu chưa từng có ở khu chợ sắm Tết của nhà giàu Hà Nội - 1

Chợ Hàng Bè - khu chợ được mệnh danh là "chợ nhà giàu" ở phố cổ Hà Nội vì thực phẩm tươi ngon nhưng giá rất đắt. Trái ngược với ngày thường, những ngày cuối năm, không còn cảnh đông đúc, tấp nập người qua lại sắm đồ mà là khung cảnh đìu hiu, thưa thớt người qua lại.

Cảnh vắng vẻ đìu hiu chưa từng có ở khu chợ sắm Tết của nhà giàu Hà Nội - 2

Toàn bộ khu chợ chỉ dài vài trăm mét với hơn 20 cửa hàng dọc phố Hàng Bè, Gia Ngư, Cầu Gỗ và một phần ngõ Trung Yên thuộc khu phố cổ Hà Nội.

Cảnh vắng vẻ đìu hiu chưa từng có ở khu chợ sắm Tết của nhà giàu Hà Nội - 3

Đây là khu chợ nổi tiếng từ lâu với nhiều món ăn đặc sản được chế biến sẵn.

Cảnh vắng vẻ đìu hiu chưa từng có ở khu chợ sắm Tết của nhà giàu Hà Nội - 4

Khác với cảnh người bán gà làm việc không ngớt tay trước dòng người xếp hàng dài tại các hàng bán gà và xôi phục vụ cho ngày mùng 1 thì năm nay các hàng gà thưa thớt người qua lại.

Cảnh vắng vẻ đìu hiu chưa từng có ở khu chợ sắm Tết của nhà giàu Hà Nội - 5

Gà được làm thịt và luộc trực tiếp tại quán sau đó được tạo dáng để bán cho khách hàng. Gà luộc sẵn ở đây không chỉ ngon mà còn được chuẩn bị rất đẹp, ngậm hoa hồng để phù hợp bày mâm cúng lễ.

Cảnh vắng vẻ đìu hiu chưa từng có ở khu chợ sắm Tết của nhà giàu Hà Nội - 6

Chia sẻ với Dân Trí, một nhân viên tại cửa hàng gà này cho biết, bán hàng nhiều năm tại chợ Hàng Bè nhưng chưa năm nào lại vắng khách như năm nay, lượng khách cũng như lượng hàng bán ra giảm đến 70%. "Chưa bao giờ tại chợ Hàng Bè này lại có thể nhìn được từ đầu đến cuối chợ", chị nhân viên nói.

Cảnh vắng vẻ đìu hiu chưa từng có ở khu chợ sắm Tết của nhà giàu Hà Nội - 7

Hàng hoa quả ở chợ Hàng Bè hôm nay cũng được chuẩn bị phong phú hơn mọi ngày, có thêm nhiều chuối nải xanh để phục vụ khách mua cúng lễ nhưng cũng vắng người hỏi mua.  

Cảnh vắng vẻ đìu hiu chưa từng có ở khu chợ sắm Tết của nhà giàu Hà Nội - 8

Không có khách hỏi mua hoa, người bán hàng đành xem điện thoại để thời gian trôi nhanh hơn.

Cảnh vắng vẻ đìu hiu chưa từng có ở khu chợ sắm Tết của nhà giàu Hà Nội - 9

Lâu lâu mới lại có người đến hỏi mua hoa.

Cảnh vắng vẻ đìu hiu chưa từng có ở khu chợ sắm Tết của nhà giàu Hà Nội - 10

So với các nơi khác thì thực phẩm bán ở chợ Hàng Bè có giá thường cao gấp rưỡi.

Cảnh vắng vẻ đìu hiu chưa từng có ở khu chợ sắm Tết của nhà giàu Hà Nội - 11

Không khí vắng vẻ, đìu hiu ở chợ Hàng Bè

Cảnh vắng vẻ đìu hiu chưa từng có ở khu chợ sắm Tết của nhà giàu Hà Nội - 12

Chị Phạm Hồng Vân - hàng xôi chè trên chợ Hàng Bè cho biết, phần lớn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến cho lượng người đến mua sắm giảm sút nhiều, không chỉ là 50% mà là 70% so với cùng kì năm ngoái.

Cảnh vắng vẻ đìu hiu chưa từng có ở khu chợ sắm Tết của nhà giàu Hà Nội - 13

"Bán hàng nhiều năm ở đây, nhưng chưa năm nào thấy những ngày này lại vắng vẻ và đìu hiu thế này", chị Vân nói.

(Theo Dân Trí)

Người giàu nhất Việt Nam có bao nhiêu tiền

Năm nay, để lọt được vào top những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt, các cá nhân phải có khối tài sản lớn hơn khá nhiều so với năm 2019.

Ngày 31/12/2020, danh sách những người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt đã lộ diện. Theo đó, vị trí top 10 năm nay gần như không có thay đổi gì nhiều ngoại trừ thứ hạng của các doanh nhân thay đổi.

{keywords}
Hình minh họa

Cụ thể, đứng đầu bảng xếp hạng năm nay là ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup. Khối tài sản trên sàn chứng khoán của ông Vượng đạt hơn 207 nghìn tỷ đồng. Khối tài sản này bao gồm cổ phần Vingroup sở hữu trực tiếp và lượng sở hữu gián tiếp qua CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam – công ty do ông Vượng nắm quyền kiểm soát và sở hữu 92,88% cổ phần.

2 thành viên liên quan đến ông Vượng là bà Phạm Thu Hương (vợ) và Phạm Thúy Hằng (em vợ) đứng ở vị trí số 6 và số 9, tài sản đạt 16,3 và 10,9 nghìn tỷ đồng.

{keywords}

Đứng ở vị trí thứ 2 năm nay không phải bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Vietjet mà là ông Trần Đình Long - Chủ tịch Hòa Phát. Bà Phương Thảo lùi về vị trí số 3 với tài sản ước tính đạt 23,2 nghìn tỷ đồng.

Năm 2020 này, khối tài sản của ông Long đã tăng cao kỷ lục, đạt 35,8 nghìn tỷ đồng. Ông Trần Đình Long từng lọt vào danh sách tỷ phú của Forbes năm 2018, nhưng sau đó bị loại khỏi danh sách này trong năm 2019 và 2020.

Tài sản của ông Long tăng mạnh là do cổ phiếu Hòa Phát tăng phi mã trong bối cảnh kết quả kinh doanh của công ty khởi sắc. Doanh thu thuần quý 3/2020 đạt 24.685 tỷ đồng, tăng 63% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế là 3.785 tỷ đồng, tăng 110%, và là quý có kết quả tốt nhất từ trước tới nay.

Vị trí số 4 và 5 lần lượt là ông Hồ Hùng Anh (Masan) và ông Nguyễn Đăng Quang. Số tài sản của 2 doanh nhân này là 21,8 và 21,3 nghìn tỷ đồng.

Top 10 còn một số cái tên nổi bật như ông Bùi Thành Nhơn - Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va) ở vị trí số 7, tài sản 14,4 nghìn tỷ đồng, ông Nguyễn Văn Đạt - Chủ tịch HĐQT CTCP Phát triển BĐS Phát Đạt vị trí số 8, tài sản 12,4 nghìn tỷ đồng và ông Hồ Xuân Năng - Chủ tịch HĐQT CTCP VICOSTONE tài sản đạt 10,8 nghìn tỷ đồng, vị trí số 10.

Như vậy, để lọt vào top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt thì tài sản của các cá nhân phải đạt trên 10 nghìn tỷ đồng. Còn nếu muốn lọt vào danh sách 200 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt năm nay thì tài sản của các cá nhân phải có ít nhất là 293 tỷ đồng.

Mức này cao hơn khá nhiều so với năm 2019. Năm 2019, để lọt top 10, tài sản trên sàn chứng khoán của các cá nhân chỉ cần có là 7,2 nghìn tỷ đồng và 226 tỷ đồng để có thể vào bảng xếp hạng 200 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt.

(Theo Doanh Nghiệp và Tiếp Thị)

Sai lầm kinh tế của Trung Quốc trong năm 2020

Cú đòn giáng vào Ant Group xói mòn niềm tin của nhà đầu tư ngoại. Làn sóng nợ xấu và tình trạng bất bình đẳng cản trở quá trình phục hồi nền kinh tế Trung Quốc sau dịch Covid-19.

Chưa đầy một năm sau khi dịch Covid-19 bùng phát, cuộc sống của người dân Trung Quốc gần như trở lại bình thường. Trong khi đó, Mỹ và nhiều quốc gia châu Âu vẫn chật vật đối phó với đại dịch có nguồn gốc từ Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc).

"Có nhiều điều tốt đẹp để nói về nền kinh tế Trung Quốc trong năm nay. Nhưng vẫn luôn có điều cần được cải thiện. Trong số 1.000 quyết định đúng trong năm nay, Trung Quốc đã làm sai 3 điều quan trọng", Bloomberg phân tích.

Chỉ vài tháng sau khi dịch Covid-19 bùng phát, thế giới đã nhận ra tác động nghiêm trọng của dịch bệnh đến tình trạng bất bình đẳng thu nhập. Các đại gia công nghệ toàn cầu và nhân sự cấp cao thoải mái làm việc từ xa, rủng tỉnh tiền mặt. Trong khi đó, hàng loạt doanh nghiệp nhỏ trượt đến bờ vực phá sản.

{keywords}
Nền kinh tế Trung Quốc sớm phục hồi từ cuộc khủng hoảng vì dịch Covid-19. Ảnh: Reuters.

Phục hồi hình chữ K

Đến tháng 4, chính quyền Bắc Kinh nới lỏng lệnh hạn chế, giúp các nhà hàng nhỏ mở cửa trở lại. Tuy nhiên, nhiều nhà hàng lên tiếng phàn nàn về việc những siêu ứng dụng giao đồ ăn nắm thế độc quyền, buộc họ phải hợp tác với mức chi phí cắt cổ.

Chính các siêu ứng dụng này bị coi là mối đe dọa đối với đà phục hồi của ngành khách sạn, ăn uống, cũng như sinh kế của người lao động Trung Quốc. Tuy nhiên, phải tới giữa tháng 11, chính quyền Trung Quốc mới bắt đầu vào cuộc. Bắc Kinh công bố một dự thảo quy định chống độc quyền dài 22 trang, nhắm vào các đại gia công nghệ nước này.

Alibaba của tỷ phú Jack Ma bị cáo buộc ép người bán hàng bán sản phẩm độc quyền trên nền tảng của tập đoàn này. Lập tức, giá cổ phiếu của Alibaba lao dốc 28% so với mức cao hồi tháng 10.

Sự phục hồi hình chữ K (các ông chủ giàu lên nhanh chóng, còn doanh nghiệp nhỏ và người lao động cấp thấp rơi vào cảnh khốn cùng) thực tế không phải tình trạng đáng ngạc nhiên. Theo các số liệu thống kê, hoạt động sản xuất bật tăng nhanh chóng. Trong khi đó, doanh số bán lẻ - thước đo niềm tin của người tiêu dùng - vẫn thấp trong nhiều tháng.

Các mặt hàng xa xỉ bán chạy. Doanh thu xe hơi cao cấp tăng, những sản phẩm cao cấp của Chanel và Louis Vuitton cũng tăng giá. Tại Mỹ và các quốc gia khác, niềm tin của người tiêu dùng được nâng đỡ một phần bởi những gói kích thích kinh tế và trợ cấp thất nghiệp. Còn Trung Quốc vực dậy nền kinh tế bằng cách xây dựng các dự án tàu cao tốc mới và trạm phát 5G.

{keywords}
Các doanh nghiệp nhỏ và người lao động cấp thấp chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong cuộc khủng hoảng Covid-19. Ảnh: Getty Images.

Tại Trung Quốc, hơn 170 triệu người lao động từ quê lên các thành phố lớn, làm việc chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất và dịch vụ. Dịch Covid-19 khiến họ mất việc làm. Tuy nhiên, họ không được nhận trợ cấp thất nghiệp mà về quê làm nông.

Trung Quốc tham vọng chuyển đổi sang xã hội tiêu dùng. Bởi nền kinh tế phụ thuộc vào sản xuất công nghệ vốn dễ tổn thương bởi các chu kỳ kinh doanh toàn cầu. "Tuy nhiên, thiếu sót của mạng lưới an sinh xã hội có thể triệt tiêu niềm tin của người tiêu dùng vĩnh viễn", Bloomberg nhận định.

Theo giới phân tích, chính các biện pháp kích thích kinh tế lỗi thời sẽ làm chậm lại mục tiêu kinh tế của Trung Quốc.

Sự cố Ant Group

"Khi người Mỹ tập trung vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, Trung Quốc vẫn có cách để chiếm sự chú ý", Bloomberg viết. Hôm 3/11, các quan chức Trung Quốc ra lệnh hoãn đợt IPO (phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu) trị giá 35 tỷ USD của tập đoàn fintech (công nghệ tài chính) Ant của ông Ma.

Sức mạnh đồng USD sa sút vốn giúp đồng NDT trở nên hấp dẫn hơn, chênh lệch lãi suất trái phiếu chính phủ đạt mức cao kỷ lục, tạo làn sóng IPO của các kỳ lân (startup được định giá trên 1 tỷ USD) tại Trung Quốc. Tuy nhiên, vụ việc của Ant Group buộc giới đầu tư phải cân nhắc lại.

Sàn giao dịch chứng khoán thành phố Thượng Hải cho biết có sự "thay đổi đáng kể" trong môi trường pháp lý và cung cấp một số chi tiết bổ sung về lý do các nhà chức trách hủy niêm yết. Theo đó, Ant cần thêm vốn và giấy phép mới để tuân thủ những quy định dành cho các tập đoàn tài chính. Những quy định này bắt đầu có hiệu lực vào tháng 11.

Trong thời dịch Covid-19, ngành công nghiệp tín dụng tiêu dùng Trung Quốc tăng trưởng thần tốc.. Hôm 27/12, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc tuyên bố Ant có "rất ít nhận thức về pháp lý" và yêu cầu gã khổng lồ fintech tập trung vào mảng kinh doanh thanh toán kỹ thuật số cốt lõi, ít sinh lời.

Tuy nhiên, điều khiến giới đầu tư toàn cầu lo ngại là Bắc Kinh yêu cầu Ant hoãn IPO không phải vì vấn đề quy định. Thay vào đó, nguyên nhân thực sự là bài phát biểu của tỷ phú Jack Ma tại sự kiện ở Thượng Hải hồi cuối tháng 10.

{keywords}
Giới đầu tư lo ngại bài phát biểu của Jack Ma mới là nguyên nhân chính dẫn đến lệnh hoãn IPO đối với Ant Group. Ảnh: Nikkei Asian Review.

Tại đó, nhà sáng lập Alibaba thẳng thừng chỉ trích hệ thống ngân hàng Trung Quốc chẳng khác gì "tiệm cầm đồ". Bởi các nhà băng đòi tài sản thế chấp thay vì sử dụng dữ liệu và công cụ công nghệ cao nhằm đánh giá rủi ro tín dụng.

Ông còn gọi Hiệp ước Basel của hệ thống ngân hàng toàn cầu là "câu lạc bộ của những người già". Theo Jack Ma, không phải "rủi ro hệ thống", việc "thiếu một hệ sinh thái tài chính" mới là vấn đề của đất nước tỷ dân. Tờ Wall Street Journal dẫn một số nguồn tin từ Bắc Kinh cho biết Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rất tức giận với phát ngôn của tỷ phú Jack Ma.

Những nhận xét thẳng thắn của ông Ma khá nhạy cảm. Nhưng trên thực tế, cụm từ "tiệm cầm đồ" cũng không do ông Ma phát minh ra. Một số quan chức tại Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã từng sử dụng những từ ngữ tương tự.

Giới quan sát cho rằng tham vọng lôi kéo tiền đầu tư nước ngoài để bù đắp thâm hụt tài khóa của Trung Quốc có thể gặp rủi ro từ chính cú đón giáng vào Ant Group.

Làn sóng nợ xấu
Bloomberg cho rằng có một nhận thức đã được hình thành từ lâu tại Trung Quốc. Theo đó, các doanh nghiệp tư nhân có thể bị chính quyền triệu tập và gây khó dễ bất cứ lúc nào. Trường hợp của Jack Ma là minh chứng điển hình. Trong khi đó, những doanh nghiệp quốc doanh thoải mái hơn nhiều với nguồn lực dồi dào từ các địa phương.

Do đó, khi nền kinh tế thứ hai thế giới phục hồi từ cuộc khủng hoảng dịch Covid-19, làn sóng vỡ nợ của các doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc khiến thị trường chao đảo. Chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, một doanh nghiệp ôtô lớn ở tỉnh Liêu Ninh, một công ty khai thác than tại tỉnh Hà Nam và một nhà sản xuất chip đã chuyển cổ phiếu của các công ty con ra ngoài trước khi vỡ nợ.

Trong nhiều năm qua, Bắc Kinh nỗ lực xóa đi những định kiến về việc đảm bảo ngầm. Theo đó, giới đầu tư tin rằng chính phủ sẽ can thiệp để cứu trợ bất cứ doanh nghiệp quốc doanh nào.

Khi một nhà phát triển bất động sản tư nhân vỡ nợ, các chủ nợ có thể thu quỹ đất. Nhưng liệu nhà đầu tư có khả năng đòi tài sản từ doanh nghiệp quốc doanh sau khi họ phá sản hay không?Như vậy, dù có khả năng vỡ nợ thấp hơn, các doanh nghiệp quốc doanh có thể bảo vệ tài sản cốt lõi khỏi chủ nợ sau khi vỡ nợ.

Thống kê của Fitch Ratings cho thấy các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc vỡ nợ trái phiếu 6,1 tỷ USD từ tháng 1 đến tháng 10, tương đương con số tổng của 2 năm trước.

Nợ Trung Quốc tăng 20%/năm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, tỷ lệ vượt xa mức tăng trưởng kinh tế. Hậu quả là tỷ lệ nợ trên GDP của Trung Quốc tăng từ 178% hồi năm 2010 lên 275% trong quý I/2020.

(Theo Zing)

Cá nhân kiếm tiền từ Google, Facebook nộp thuế

Theo ông Đặng Ngọc Minh, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, trong 2 năm 2019-2020 số thu thuế của cá nhân phát sinh doanh thu từ Google, Facebook, YouTube… đạt xấp xỉ 1.000 tỷ.

Trong chia sẻ mới đây, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh cho rằng lĩnh vực thương mại điện tử nói riêng và kinh tế số nói chung được dự báo là nguồn thu có tiềm năng phát triển rất lớn tại Việt Nam.

Lãnh đạo Tổng cục Thuế cho biết trong năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhiều loại hình kinh doanh đã phải thay đổi cách thức hoạt động. Trong đó, các hoạt động kinh doanh về kinh tế số ghi nhận sự phát triển rất nhanh.

“Cùng với xu hướng chung của thế giới, Việt Nam sẽ đi đầu về các dịch vụ kinh tế số, các dịch vụ này phát triển cũng tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh, tạo tiền đề tốt cho phát triển kinh tế nói chung và là cơ sở phát triển nguồn thu trong tương lai”, ông Minh nhấn mạnh.

Tuy vậy, vị lãnh đạo Tổng cục Thuế cũng thừa nhận hoạt động kinh doanh trên nền tảng số vẫn là một lĩnh vực rất mới và mang nhiều thách thức cho cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý thuế.

{keywords}
Số thu thuế của các cá nhân có phát sinh doanh thu từ Google, Facebook, YouTube... trong giai đoạn 2019-2020 đạt xấp xỉ 1.000 tỷ đồng. Ảnh: Getty.

Trong năm 2020, báo cáo từ các chi cục Thuế tại Hà Nội và TP.HCM đều ghi nhận sự phát triển mạnh của mô hình kinh doanh trực tuyến, mua bán online với quy mô lớn hơn nhiều so với mua bán truyền thống.

Theo ông Minh, để chuẩn bị cho những thay đổi này, từ đầu 2020, Tổng cục Thuế đã có nhiều văn bản chỉ đạo trong toàn ngành thuế.

Về thể chế, Tổng cục Thuế đã đưa ra các quy định mới về quản lý số, đặc biệt là giao dịch xuyên biên giới. “Các quy định này được đưa vào Luật Quản lý thuế số 38, đã được hướng dẫn trong nghị định và tới đây sẽ có thông tư hướng dẫn cụ thể”, ông Minh nhấn mạnh.

Cơ quan quản lý thuế sẽ quy định trách nhiệm cụ thể với không chỉ người kinh doanh trên không gian số mà cả các bên trung gian thanh toán, doanh nghiệp cung cấp nền tảng, bộ ngành có liên quan và hệ thống ngân hàng… để cùng phối hợp quản lý thuế.

Bên cạnh việc đã có chuẩn bị về thể chế, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cũng cho biết cơ quan quản lý đã chuẩn bị cả về nguồn lực để theo dõi, khảo sát các hệ thống kinh doanh online, cá nhân, doanh nghiệp có phát sinh doanh thu từ nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài… Từ đó đề xuất phương án phối hợp với quản lý thị trường, trung gian thanh toán để báo cáo cấp có thẩm quyền đưa ra các giải pháp quản lý.

Vị lãnh đạo ngành thuế cho biết thêm, với các doanh nghiệp cung cấp nền tảng nước ngoài, hiện Tổng cục Thuế đã có kế hoạch quản lý. Trong đó khi xây dựng các thông tư hướng dẫn, cơ quan thuế có mời các đơn vị này tới trao đổi thông tin trên nguyên tắc đầu tiên là tuân thủ quy định, chính sách về quản lý thuế của Việt Nam.

“Hiện nay, thông qua cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng, Tổng cục Thuế vẫn có số liệu các giao dịch của cá nhân, doanh nghiệp phát sinh với nền tảng cung cấp dịch vụ nước ngoài. Cá nhân, doanh nghiệp có thu nhập từ Google, Facebook… vẫn thực hiện nộp thuế vào ngân sách”, ông Minh cho biết.

Riêng với hoạt động thu thuế từ cá nhân có doanh thu từ Google, Facebook, YouTube… trong 2 năm 2019-2020, số thu từ các cá nhân này đã đạt xấp xỉ 1.000 tỷ đồng.

“Đây là số thu đối với riêng cá nhân có phát sinh doanh thu từ Google, Facebook… và được xác định thông qua phần doanh thu mà doanh nghiệp trả cho cá nhân qua hoạt động quảng cáo. Có trường hợp là cá nhân tự kê khai, có trường hợp là cơ quan thuế yêu cầu cung cấp”, ông Minh nhấn mạnh.

Lãnh đạo Tổng cục Thuế cũng khẳng định cơ quan quản lý có quyền yêu cầu các cá nhân, doanh nghiệp khi đã đăng ký nộp thuế tại Việt Nam phải có trách nhiệm trao đổi thông tin và nộp thuế cho cơ quan quản lý thuế.

(Theo Zing)

Nông dân trồng vải thiều, nuôi lợn,... một năm trúng đậm

Không phải nhờ giải cứu như người nông dân trồng thanh long, nuôi tôm hùm, năm 2020 dù ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, song người nông dân trồng vải thiều, trồng lúa, nuôi lợn,... vẫn trúng đậm chưa từng có, thu về cả chục ngàn tỷ đồng.

Thành công ở phút 89, thu ngay 7.000 tỷ một mùa

Đầu năm 2020, khi Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc, lây lan nhanh trên thế giới và Việt Nam, nhiều hoạt động xúc tiến thương mại bị ngưng trệ. Khi ấy, người dân trồng vải thiều Bắc Giang như ngồi trên đống lửa vì loại trái cây đặc sản này chuẩn bị bước vào vụ thụ hoạch.

Đặc biệt, chuyện xuất khẩu vải thiều sang Nhật Bản sau bao năm chuẩn bị cũng khó thành. Bởi chuyên gia Nhật không thể sang Việt Nam hoàn thành những khâu kiểm tra cuối cùng trước khi quả vải đặt chân được sang đất nước Mặt trời mọc. Trong khi, xuất khẩu sang Trung Quốc cũng khó trăm bề vì quy định cách ly kiểm dịch.

Giữa lúc khó khăn, một hội nghị xúc tiến thương mại lần đầu được tổ chức trực tuyến trên quy mô lớn giữa các địa phương với phía Trung Quốc để cùng nhau gỡ khó cho quả vải. Ngay sau đó, chuyên gia Nhật, thương nhân Trung Quốc được sắp xếp sang Việt Nam thực hiện cách ly theo quy định để tiến hành thu mua vải thiều.

{keywords}
Người dân trồng vải thiều ở Bắc Giang có một năm bội thu dù gặp phải dịch Covid-19

Kết quả, không chỉ tiêu thụ tại thị trường nội địa, vải thiều Việt Nam sang Nhật thành công, trở thành hàng “hot”, bán được giá cáo ngất ngưởng. Con đường vải thiều sang Trung Quốc cũng được thông thương.

Theo số liệu của từ Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Bắc Giang (Sở Công thương Bắc Giang), sản lượng vải thiều toàn tỉnh đạt gần 165.000 tấn, giá bán trung bình là 31.200 đồng/kg. Nhờ đó, doanh thu vải thiều năm 2020 cao chưa từng có, đạt 6.830 tỷ đồng, hơn vụ vải năm 2019 tới 830 tỷ đồng.

Sau vụ thu hoạch, nhiều nông dân trồng vải thiều thu được tiền tỷ, ôm tiền đi sắm xe hơi, tậu thêm đất đai mở rộng sản xuất.

Nuôi lợn bán một con thu nửa cây vàng

Không phải kêu gọi giải cứu như năm 2017, cũng không còn thua lỗ tới mức bán nhà, cắm sổ đỏ như năm 2019, năm 2020 này người chăn nuôi lợn thắng lớn chưa từng có khi mặt hàng này giá tăng lên mức cao nhất lịch sử.

Nửa đầu năm nay, giá thịt lợn hơi xuất chuồng từ mốc 80.000 đồng/kg tăng vọt lên trên 100.000 đồng/kg. Thậm chí, giá cao đến mức mà ông Đào Viết Xuê - chủ một trang trại lợn ở Quế Võ (Bắc Ninh) phải thừa nhận, chính bản thân ông cũng cảm thấy “áy náy” với người tiêu dùng. Ông tiết lộ, chỉ tính riêng lợn thương phẩm, ông đã cầm trong tay khoản lãi 3,6-4 tỷ đồng.

{keywords}
Những tháng đầu năm 2020, cứ bán 1 tạ lợn người chăn nuôi lãi vài triệu đồng

Tương tự, chủ một trang trại lợn quy mô hàng vạn con lợn ở Tân Yên (Bắc Giang) cũng tiết lộ, bà bán lứa lợn 50 tấn thu ngay 4,6 tỷ đồng. Trong đó, có những con lợn trọng lượng gần 2 tạ, bán xong thu về 18 triệu đồng, tính ra bằng gần nửa cây vàng.

Theo Bộ NN-PTNT, tổng đàn lợn cả nước khoảng 23 triệu con, 65% nguồn cung thịt lợn của Việt Nam đến từ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, 35% thị phần còn lại đến từ các doanh nghiệp chăn nuôi.

Trong khi, một doanh nghiệp có tổng đàn 250.000 con, 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu đạt 4.605 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước. Doanh nghiệp này có lợi nhuận sau thuế hơn 750 tỷ đồng, tăng gấp 28 lần so với nửa đầu năm 2019 và vượt xa chỉ tiêu 457 tỷ đồng kế hoạch cả năm 2020. Đáng chú ý, phần lớn khoản lãi đến từ chăn nuôi lợn.

Bước sang nửa cuối năm 2020, dù giá thịt lợn đã giảm mạnh, về gần “đúng chuẩn”, song với việc giá mặt hàng này tăng 57,23% như Tổng cục Thống kê công bố thì các chủ trang trại lợn thu lãi tiền tỷ. Một số người chăn nuôi còn ví, hộ nào may mắn giữ được đàn lợn thì năm nay như trúng vàng ròng.      

Trồng lúa một năm thắng lớn

Năm 2020, né được hạn mặn lịch sử, nông dân ở các vựa lúa của nước ta cũng đồng loạt thông báo được mùa lớn, sản lượng đạt gần 43 triệu tấn.

Ông Nguyễn Như Cường - Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cho hay, ngoài chuyện lúa được giá cao, nông dân còn trúng mùa lớn chưa từng có. Năng suất lúa ở ĐBSCL trung bình đạt gần 70 tạ/ha. Ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, lúa cũng đạt năng suất cao kỷ lục, có hộ chăn sóc lúa tốt, năng suất đạt tới 80 tạ/ha.

{keywords}
Trúng mùa lớn, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang cao nhất thế giới

Nông dân trồng lúa ở Cần Thơ còn chia sẻ, các vụ năm nay liên tiếp trúng mùa, lúa thu hoạch không bị tồn kho, giá lại tăng cao hơn so với năm trước từ 500-1.000 đồng/kg. Đặc biệt, thương lại còn tới tận ruộng tranh nhau đặt mua ngay từ lúc lúa còn xanh.

Trúng mùa lớn, gạo Việt đáp ứng 100% nhu cầu của người tiêu dùng trong nước, thỏa mãn nhu cầu xuất khẩu. Đáng chú ý, năm nay giá gạo Việt Nam xuất khẩu nhiều lần vượt Thái Lan, Ấn Độ để vươn lên vị trí số 1 thế giới.

Trong tháng cuối cùng của năm 2020, gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán với giá từ 495-500 USD/tấn. Đây giá cao nhất trong vòng một thập kỷ qua và một lần nữa đưa Việt Nam lên ngôi số 1 thế giới về giá bán.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm trên 85% gạo xuất khẩu đã góp phần nâng giá gạo xuất khẩu bình quân từ 440 USD/tấn năm 2019 lên 496 USD/tấn năm 2020.

Không chỉ vậy, nửa cuối năm nay, gạo Việt Nam còn chớp thời cơ để xâm nhập vào thị trường EU  khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực. Đặc biệt, mặt hàng gạo thơm được xuất khẩu sang thị trường này với giá bán lên tới trên 1.000 USD/tấn. Điều này xóa tan định kiến gạo Việt chỉ để bán cho các nước nghèo với giá rẻ vì chất lượng thấp.

Tổng kết 2020, gạo Việt có một năm trọn vẹn. Không chỉ làm tròn trách nhiệm đảm bảo an ninh lương thực mà còn phục vụ xuất khẩu, thu về 3,1 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2019.

Tâm An