Thứ Năm, 2 tháng 7, 2020

Hạn mức thẻ tín dụng

Sở hữu một tấm thẻ tín dụng, ngoài tính năng, lãi suất hay các ưu đãi thì bạn cũng rất cần hiểu rõ về hạn mức của thẻ để sử dụng cho hiệu quả, tránh rủi ro ngoài mong muốn.

Với sự tiện lợi và an toàn, thẻ tín dụng hiện nay đã được sử dụng rất phổ biến và trở thành tài sản thiết thân với nhiều chị em. 

Khi sở hữu 1 tấm thẻ tín dụng, điều mà chị em quan tâm nhất chắc hẳn là tính năng của thẻ, biểu phí thanh toán/ trả lãi và những ưu đãi kèm theo. 

Tuy nhiên có 1 điều cũng rất cần được lưu tâm chính là hạn mức của thẻ - chi tiết có vẻ ít quan trọng nhưng không hiểu rõ sẽ có thể có rủi ro đấy nhé.

1. Hạn mức thẻ tín dụng phụ thuộc vào uy tín của bạn đối với ngân hàng

{keywords}

Hạn mức tín dụng được ngân hàng quyết định dựa trên uy tín cá nhân của khách hàng. Các yếu tố thường được ngân hàng lấy làm cơ sở để xem xét hạn mức thẻ tín dụng như chức vụ, nghề nghiệp, trình độ, cư trú, khả năng thanh toán của mỗi chủ thẻ, lịch sử trả nợ trong quá khứ của chủ thẻ và nhiều thông tin khác.

Thông thường hạn mức tín dụng được cấp sẽ rơi vào khoảng tối đa là 2 đến 3 lần lương dựa trên sao kê tài khoản ngân hàng của chủ thẻ. Bạn chỉ có thể biết được hạn mức tín dụng của mình là bao nhiêu sau khi nộp đơn đăng ký thẻ tín dụng và được ngân hàng xem xét.

2. Hạn mức thẻ tín dụng cơ bản và Hạn mức thẻ tín dụng cao cấp (Black Card)

Thẻ tín dụng cơ bản thường có hạn mức dưới 200 triệu đồng. Trong khi đó, thẻ tín dụng cao cấp - tên gọi khác là Black Card (thường là thẻ Gold, Platinum, Signature) lại có hạn mức rất cao, lên đến hàng tỷ đồng (ví dụ: Thẻ tín dụng Citibank PremierMiles Visa Signature có hạn mức đến 900 triệu đồng, Thẻ tín dụng Eximbank Visa Platinum hạn mức 1 tỷ đồng, Thẻ tín dụng SHB Visa Platinum hạn mức 2 tỷ đồng).

So với thẻ tín dụng cơ bản, thẻ tín dụng cao cấp không chỉ có hạn mức gấp nhiều lần mà còn kèm theo nhiều ưu đãi đặc biệt. Tuy nhiên đây là loại thẻ yêu cầu khá nhiều điều kiện, biểu phí dịch vụ cũng cao hơn. Hiện nay, không phải khách hàng nào cũng được ngân hàng cấp thẻ tín dụng cao cấp và cũng không phải ngân hàng nào cũng có thể cấp dòng thẻ tín dụng này.

3. Có thể tăng hạn mức thẻ tín dụng 

{keywords}

Hạn mức thẻ tín dụng không cố định, nếu bạn không hài lòng với hạn mức mà ngân hàng cấp thì hoàn toàn có thể yêu cầu hạn mức cao hơn.

Để tăng hạn mức thẻ tín dụng, khách hàng cần phải mang sao kê lương kèm hợp đồng lao động đến chi nhánh ngân hàng gần nhất để yêu cầu hỗ trợ tăng hạn mức hoặc nâng cấp hạng thẻ tín dụng. Đối với trường hợp này, bạn phải đáp ứng đủ các điều kiện tăng hạn mức thẻ tín dụng như mức lương hiện tại đã cao hơn so với thời điểm mở thẻ trước đó hoặc đang sở hữu thêm các tài sản có giá trị khác như sổ tiết kiệm, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ…

Đối với một số ngân hàng, nếu khách hàng chi tiêu tốt và hoàn trả đúng hạn ngân hàng sẽ tự động tăng hạn mức thẻ cho khách hàng mà không cần cung cấp thêm bất kỳ giấy tờ gì khác để chứng minh thu nhập (ví dụ: Shinhan Bank, VPbank, Techcombank...).

Không những thế, nhiều ngân hàng còn cho phép bạn tăng hạn mức thẻ tín dụng khi có nhu cầu đột xuất (như đi công tác, lý do sức khỏe...). Về thủ tục, khách hàng chỉ cần đăng nhập tài khoản thẻ trực tuyến tại ngân hàng, điền các thông tin vào mẫu yêu cầu. Trong trường hợp này, hạn mức tín dụng mới nếu được xét duyệt sẽ có hiệu lực tối đa trong vòng hai tháng sau đó sẽ trở về như cũ.

4. Cũng có thể giảm hạn mức thẻ tín dụng

Nếu lo ngại có thể chi tiêu quá tay và mong muốn giảm hạn mức thẻ tín dụng, bạn cũng có thể yêu cầu ngân hàng thực hiện điều này.

So với việc yêu cầu tăng hạn mức, việc giảm hạn mức thẻ tín dụng lại khá dễ dàng. Các khách hàng chỉ cần thông báo với ngân hàng bằng cách gọi điện cho ngân hàng hoặc ra chi nhánh điền vào mẫu yêu cầu rồi gửi cho ngân hàng là xong ngay.

5. Bạn có thể quẹt 100% hạn mức thẻ tín dụng, nhưng rút tiền mặt từ thẻ thì không

{keywords}

Khách hàng có thể quẹt tối đa 100% hạn mức khi dùng thẻ tín dụng thanh toán qua máy POS/EDC. Tuy nhiên nếu sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền mặt tại các trụ ATM, tùy từng ngân hàng và hạng thẻ, khách hàng sẽ bị giới hạn số tiền mặt có thể rút (ví dụ: VPBank có thể rút tiền mặt 100%, HDBank 75%, Sacombank/ BIDV 50%,...).

6. Bạn có thể chi tiêu vượt mức thẻ tín dụng

Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều không cho phép khách hàng chi tiêu vượt hạn mức thẻ tín dụng. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp ngoại lệ được sử dụng vượt hạn mức, đó là những chủ thẻ được ngân hàng cho phép, có lịch sử tín dụng tốt hoặc mức thu nhập và có tài sản đảm bảo vững chắc. Khi sử dụng vượt hạn mức thẻ tín dụng, khách hàng sẽ phải trả phí theo quy định của ngân hàng.

Điều kiện chi tiêu vượt giới hạn của của thẻ tín dụng đối với khách hàng như sau:

- Khách hàng đáp ứng đủ điều kiện cấp tín dụng theo quy định của pháp luật, không có nợ xấu trong 3 năm gần nhất liền trước năm đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn, có hệ số nợ phải trả không quá ba lần vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của khách hàng tại thời điểm gần nhất với thời điểm đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn.

- Khách hàng có nhu cầu vốn để thực hiện các dự án, phương án sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội được ngân hàng phê duyệt.

- Dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn đã được tổ chức tín dụng thẩm định là đảm bảo khả thi, khách hàng có khả năng trả nợ và quyết định cấp tín dụng; đáp ứng các quy định hiện hành về đầu tư và xây dựng, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sản xuất kinh doanh và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Hạn mức thẻ tín dụng: Hạn mức thẻ tín dụng là số tiền tối đa mà bạn có thể thanh toán bằng thẻ tín dụng mà không bị phạt. Hạn mức thẻ tín dụng được ngân hàng quy định dựa vào lịch sử tín dụng, thu nhập, tài sản đảm bảo hoặc uy tín của bạn ngay lúc xét duyệt. Ngoài ra, mỗi loại thẻ tín dụng sẽ có hạn mức khác nhau tùy vào mục đích của thẻ.

(Theo Nhịp Sống Việt - Tổ Quốc)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét