Thứ Năm, 2 tháng 7, 2020

Chiếm đoạt tiền ảo xử lý ra sao?

Các loại tiền ảo (tiền kỹ thuật số/cryptocurrency) không được pháp luật Việt Nam công nhận. Vậy người bị tố cáo chiếm đoạt "tài sản" là tiền ảo sẽ bị xử lý ra sao?

Mới đây nhất là vụ dàn cảnh va chạm xe trên cao tốc Long Thành - TPHCM để bắt cóc và cướp lượng tiền ảo trị giá 35 tỷ đồng của một nhân vật có tên tuổi trong làng kinh doanh tiền ảo Việt Nam hồi tháng trước. Theo lời khai của các nghi phạm, có liên quan đến tranh chấp trong kinh doanh tiền ảo. Các nghi phạm khai báo, họ đã bị chiếm đoạt một lượng tiền ảo lớn trong quá trình hợp tác kinh doanh với người bị cướp nên tổ chức... cướp lại.

Trong vài năm gần đây đã xảy ra nhiều vụ lùm xùm liên quan đến tiền ảo. Trong đó đình đám nhất là vụ Công ty cổ phần Modern Tech bị nhà đầu tư tố cáo lừa đảo, chiếm đoạt lượng tiền ảo iFan, Pincoin trị giá đến 15.000 tỷ đồng. Vụ này được xếp đứng đầu danh sách 10 vụ lừa đảo tiền ảo hàng đầu thế giới.

{keywords}
Các nhà đầu tư căng băng rôn trước Công ty Modern Tech tố cáo bị lừa đảo hơn 15.000 tỷ đồng hồi năm 2018.

Nhà đầu tư luôn có nguy cơ mất trắng

Tuy nhiên, xCoin không được pháp luật Việt Nam công nhận, và do đó, các nhà đầu tư xCoin luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro như dính bẫy lừa đảo, tổn thất do biến động giá mạnh, không được pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp hay thậm chí phải liên đới chịu trách pháp lý khi mắc vào các giao dịch rửa tiền.

Thực tế giao dịch các loại tiền ảo (cryptocurrency) như Bitcoin, Onecoin, Ethereum, Tether, Litecoin... (gọi chung là “xCoin”) đang diễn ra như là một kênh đầu tư không kém sôi động so với thị trường chứng khoán và các kênh đầu tư khác.

Theo Công văn số 5747/NHNN-PC ngày 21/7/2017 của NHNN, “tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam.Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã nhiều lần thông cáo báo chí nêu rằng Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam.

Cần hoàn thiện hành lang pháp lý

Từ thực tiễn trên, Việt Nam cần cấp thiết ban hành các văn bản pháp luật quy định trực tiếp tính pháp lý của xCoin. Yêu cầu này hoàn toàn phù hợp với xu hướng chung của các quốc gia và cũng là giải pháp mà Việt Nam chủ động hội nhập cũng như ứng phó với tác động của cuộc Cách mạng công nghệ 4.0.

Với việc quy định một khung pháp lý rõ ràng, các nhà đầu tư sẽ yên tâm hơn trong quá trình kinh doanh, hạn chế các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, góp phần tạo môi trường kinh doanh minh bạch, lành mạnh, ổn định kinh tế - xã hội, cơ quan quản lý Nhà nước có căn cứ pháp lý và định hướng xử lý, giải quyết thống nhất liên quan đến xCoin.

Việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng (phương tiện thanh toán không hợp pháp) làm tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm. Chế tài xử lý hành vi này đã được quy định tại Nghị định 96/2014/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng và Bộ luật Hình sự 2015 (đã sửa đổi, bổ sung)”.

Cục cũng khuyến cáo người tiêu dùng thận trọng khi tham gia mua bán Bitcoin hay sử dụng Bitcoin để thanh toán cho các giao dịch thương mại điện tử.Cục Thương mại Điện tử và Công nghệ Thông tin - Bộ Công Thương khẳng định:“tiền ảo Bitcoin chưa được quy định là hàng hóa hay dịch vụ trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, không thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử”.

Về định hướng quản lý đối với xCoin tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1255/QĐ-TTg ngày 21/8/2017 phê duyệt Đề án hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo và Chỉ thị 10/CT-TTg ngày 11/4/2018 yêu cầu tăng cường quản lý các hoạt động liên quan tới Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác. Thống đốc NHNN ban hành Chỉ thị số 02/CT-NHNN về các biện pháp tăng cường kiểm soát các giao dịch, hoạt động liên quan tới tiền ảo.

Tuy nhiên từ thời điểm đó đến nay, Việt Nam vẫn chưa ban hành văn bản pháp luật chính thức nào điều chỉnh về tiền ảo và các hoạt động phát sinh từ tiền ảo.

Tranh chấp phát sinh từ các mô hình kinh doanh xCoin

{keywords}
Ảnh minh họa Btcmanager.

Một số công ty hoạt động kinh doanh xCoin thường thiết lập các loại hợp đồng huy động vốn, hợp tác kinh doanh với các nhà đầu tư. Một số mô hình huy động vốn từ nhà đầu tư phổ biến như:

Mô hình 1: Chủ sàn xây dựng sàn giao dịch xCoin với một loại đồng xCoin riêng, nhà đầu tư mua xCoin này và giao dịch khép kín trong sàn. "Vốn góp" của nhà đầu tư là đồng xCoin của sàn.

Mô hình 2: Xây dựng một trung tâm dữ liệu (datacenter) để nhà đầu tư mua máy đào xCoin và ăn chia trên số xCoin đào được. "Vốn góp" của nhà đầu tư là máy đào.

Tuy nhiên, khi tính lợi nhuận của các hình thức trên bắt đầu sụt giảm, các công ty chủ quản trên sẽ ngưng hoạt động và cho đóng các sàn giao dịch điện tử, dẫn đến việc “vốn góp” của nhà đầu tư vẫn "còn nguyên" nhưng trở thành vô giá trị và không thể bán được.

Thực tế đã có không ít vụ việc bị cáo buộc và tranh chấp liên quan đến xCoin và đã có sự vào cuộc của các cơ quan điều tra và các ban ngành liên quan như vụ công ty Modern Tech nói trên.

Khó khăn xử lý vi phạm và tranh chấp

Pháp luật Việt Nam có quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tín dụng, tiền tệ và ngân hàng. Các hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp sẽ bị xử phạt hành chính mức phạt từ 150 triệu đến 200 triệu đồng theo quy định tại Điều 27.6 của Nghị định số 96/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

Thực tế cho thấy tranh chấp phát sinh giữa các nhà đầu tư xCoin với nhau hay với đơn vị phát hành, kinh doanh xCoin vẫn thường xảy ra và rất khó được giải quyết.

Khi bị cáo buộc, các công ty hoạt động kinh doanh xCoin thường lập luận rằng họ không chiếm dụng gì của nhà đầu tư vì "tài sản/vốn góp" của nhà đầu tư vẫn còn nguyên và hoàn toàn thuộc sở hữu của họ.

Theo quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015 (BLHS 2015), hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 206 của BLHS 2015 (Tội vi phạm quy định trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài).

Trên cơ sở xCoin không được coi là đồng tiền, phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam, việc phát hành, cung ứng, sử dụng xCoin tại Việt Nam được coi là hành vi trái quy định pháp luật và có thể phải gánh chịu các trách nhiệm hành chính, hình sự, tùy thuộc vào hành vi cụ thể. Trường hợp phạm tội có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể bị xử lý theo Điều 174 BLHS 2015 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trường hợp phạm tội có yếu tố sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thì có thể bị xử lý theo Điều 290 BLHS 2015 về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.  

Mặc dù vậy, các quy định pháp luật hiện hành có mục đích điều chỉnh chung và do đó chưa chi tiết, cụ thể nhắm tới việc xử lý đối tượng xCoin.

Chính vì vậy, việc diễn giải và vận dụng có thể thiếu tính thống nhất trên thực tế. Đơn cử, hướng dẫn của NHNN tại Công văn số 5747 chỉ xác định cấm hành vi phát hành, cung ứng và sử dụng xCoin “làm tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán”, từ đó dẫn đến cách hiểu không thống nhất về khả năng phát hành, cung ứng và sử dụng xCoin vào các mục đích khác và các biến tướng của việc sử dụng xCoin trên thực tế.

Trong khi đó, các tranh chấp phát sinh liên quan đến xCoin có rủi ro “bị nằm ngoài” phạm vi giải quyết của các cơ quan tố tụng. Cơ quan quản lý Nhà nước nhìn chung còn khá lúng túng khi xử lý tranh chấp liên quan đến xCoin do thiếu khung pháp lý.

(Theo TBKTSG Online)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét