Thứ Năm, 2 tháng 4, 2020

Donald Trump lạc quan với Putin, giá dầu sụt giảm chưa từng có

 Giá dầu quay đầu tăng vọt ngay sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông kỳ vọng đồng minh Saudi Arabia và nước Nga dưới thời ông Putin sẽ đạt được một thỏa thuận đáng kể.

Giá dầu tăng chưa từng có

Giá dầu tăng vọt gần 25% sau một tuần giảm chưa từng có trong lịch sử.

Giá dầu WTI giao tháng 5 trên sàn Nymex tăng hơn 5 USD (tương đương gần 25%) lên 25,32 USD/thùng. Trong phiên, có lúc giá dầu lên tới gần 27,4 USD/thùng.

Trong tuần trước, giá dầu WTI có lúc xuống tới 19,9 USD/thùng, mức thấp chưa từng có kể từ năm 2002 trong bối cảnh đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đẩy nhu cầu tiêu thụ dầu xuống thấp hiếm có, trong khi cuộc chiến dầu khí giá Saudi Arabia và Nga khiến nguồn cung tăng mạnh.

Một thùng dầu (barrel) tương đương gần 159 lít. Với mức giá 20 USD/thùng, mỗi lít có giá 0,126 USD, tương khoảng 2.900 đồng/lít).

Trong phiên đêm qua (giờ Việt Nam), giá dầu Brent cũng tăng vọt thêm 5,2 USD (tương đương tăng 21%) lên 29,9 USD/thùng.

Như vậy, cả dầu WTI và Brent đều ghi nhận phiên tăng mạnh kỷ lục chưa từng có trong lịch sử.

{keywords}
Những lần giá dầu tăng mạnh trong lịch sử.

Dầu tăng giá chủ yếu nhờ một tuyên bố đầy lạc quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump với kỳ vọng cho rằng đồng minh Saudi Arabia và nước Nga dưới thời oong Putin sẽ đạt được một thỏa thuận đáng kể.

Trên Twitter, ông Trump kỳ vọng vào “sự cắt giảm khoảng 10 triệu thùng, và có thể hơn thế nữa”. Trong một tweet sau đó, ông Trump thậm chí còn đặt cược các nước sẽ cắt giảm tới 15 triệu thùng.

Thông tin của ông Trump ngay lập tức tác động mạnh tới thị trường. Con số 10-15 triệu thùng/ngày là rất lớn. Nếu thực sự nước Nga dưới thời tổng thống Vladimir Putin và Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) với vai trò dẫn đầu là Saudi Arabia mà đồng ý với mức cắt giảm nói trên, thị trường sẽ ngay lập được cân bằng, thay vì tình trạng dư thừa lớn như hiện tại.

Trước đó, Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẵn sàng giúp giải quyết cuộc chiến dầu khí đang ngày càng leo thang giữa Nga và Saudi Arabia, vốn đẩy giá dầu thô xuống mức thấp kỷ lục trong 17 năm qua.

Ông Trump đã có các cuộc điện đàm riêng rẽ với người đồng cấp Nga Vladimir Putin và Thái tử Saudi Arabia Mohammed Bin Salman nhằm chấm dứt đà lao dốc của giá dầu, vốn ảnh hưởng nặng nền tới ngành dầu khí đá phiến của Mỹ.

{keywords}
Giá dầu tăng vọt sau tweet của ông Trump

Chờ tín hiệu từ Putin, Trung Quốc âm thầm gom dầu thế giới

Mặc dù vậy, giới đầu tư vẫn nghi ngờ về khả năng Nga và Saudi Arabia sẽ cắt giảm mạnh sản lượng và đẩy giá dầu tăng vọt trở lại, bất chấp Saudi Arabia là đồng minh thận cận với Mỹ, còn ông Putin có mối quan hệ cá nhân khá thân thiện với ông Donald Trump.

Sở dĩ, Nga và Saudi Arabia bước vào một cuộc chiến dầu khí là bởi cả 2 nước này muốn giành lại thị phần đã bị đánh mất vào tay nước Mỹ trong vài năm gần đây.

Cuộc chiến dầu khí nếu kéo dài sẽ khiến hầu hết các doanh nghiệp trong ngành này, bao gồm các công ty khai thác dầu đá phiến của Mỹ và Canada sẽ rơi vào tình trạng khó khăn, đổ vỡ và phá sản.

Trong vài phiên gần đây, bên cạnh WTI và Brent, một số loại dầu khác ở một số khu vực đã chứng kiến tình trạng giá dầu xuống sát mức 0%, rẻ hơn cả bia và nước lọc. Đây là một tín hiện ban đầu cho một sự đổ vỡ dây chuyền của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

{keywords}
Donald Trump lạc quan với Putin, giá dầu sụt giảm chưa từng có.

Dự báo trên CNBC cho thấy, với cuộc chiến Nga-Saudi Arabia kéo dài, nước Mỹ dưới thời ông Donald Trump sẽ chứng kiến sự sụt giảm chưa từng có trong lịch sử về số lượng dàn khoan dầu. Theo đó, các nhà khoan dầu Mỹ không có lựa chọn nào khác ngoài việc dừng khai thác, đóng giếng.

Saudi Arabia có lợi thế là nhà sản xuất dầu có giá thành thấp nhất, trong khi đó nước Nga dưới thời ông Putin có dự trữ ngoại tệ đáng kể và sự phụ thuộc vào dầu khí đã giảm bớt khá nhiều.

Dù vậy, một cuộc chiến dầu khí ở sẽ đẩy cả 2 ông lớn dầu khí này xuống vực thẳm, nhất là ở thời điểm hiện nay khi mà dịch Covid-19 đang hoành hành và khiến kinh tế của hầu hết các nước trên thế giới đình trệ.

Tuy nhiên, sự hợp tác giữa Nga với Saudi Arabia hay giữa Nga với Mỹ là không hề đơn giản.

Cuối tuần trước, Saudi Arabia cho biết nước này chưa có các cuộc đàm phán với Nga về sản lượng dầu cung ra thị trường, bất chấp những lời kêu gọi của chính quyền tổng thống Mỹ Donald Trump về việc chấm dứt cuộc chiến giữa 2 ông lớn dầu khí này.

{keywords}
Dòng tweet của ông Donald Trump.

Ở chiều ngược lại, hãng tin Sputnik đưa tin đại diện Kremlin đã bác bỏ tuyên bố của ông Trump về cuộc điện đàm giữa Tổng thống Nga Putin và Hoàng tử Saudi Arabia.

Cả Mỹ, Nga và Saudi Arabia hay các nước trong OPEC đều muốn giá dầu cao hơn để thoát cảnh khó khăn, có thêm nhiều tiền cho ngân sách, nhưng đó là bài toàn dài hạn. Trong ngắn hạn, mỗi nước có những tính toán khác nhau. Sự đồng thuần có đạt được hay không phụ thuộc vào những cuộc đàm phán sắp tới.

{keywords}
Kỳ vọng thiện chí giữa ông Putin và Donald Trump .

Trong khi đó, theo Bloomberg News, Mỹ đang nỗ lực mua dầu đễ hỗ trợ giá, còn Trung Quốc đang tận dụng lợi thế giá dầu thấp để xây dựng kho dự trữ dầu chiến lược, với lượng mua dự báo có thể lên tới 100 triệu thùng dầu trong thời gian còn lại của năm.

Giá dầu tương lai trên thị trường Mỹ sáng 3/4 (giờ Việt Nam) quay đầu giảm khá mạnh. Dầu WTI giảm 4,2% xuống 24,3 USD/thùng. Dầu Brent giảm 2,3% xuống 29,25 USD/thùng.

M. Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét