Khi Trung Quốc mở cửa trở lại các nhà hàng và quán cà phê, nhiều sản phẩm thịt "giả" có nguồn gốc từ thực vật đang xuất hiện ngày càng nhiều trên các thực đơn.
Từ ngày 23/4, chuỗi các nhà hàng thuộc Beyond Meat bắt đầu bán các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật tại Trung Quốc thông qua hàng ngàn quán cà phê Starbucks. Chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh KFC cho biết họ cũng sẽ bắt đầu thử bán các món thịt gà “giả” từ tuần tới và dự kiến thử nghiệm tại các tỉnh thành lớn như Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến.
Thịt giả dần xuất hiện nhiều hơn tại các cửa hàng trên khắp Trung Quốc (Nguồn: BBC) |
Sau khi Trung Quốc phục hồi sau thời gian bùng phát của virus corona, ngày càng nhiều người tìm đến lối sống lành mạnh hơn. Chính vì vậy, việc phát triển thực đơn phong phú sẽ giúp cho nhà hàng thu hút được nhiều đối tượng khách hàng hơn.
Beyond Meat, công ty có trụ sở tại Hoa Kỳ, cho biết họ đã "thấy được nhu cầu ngày càng tăng đối với thịt có nguồn gốc thực vật ở Trung Quốc" và hiện đang cung cấp các bữa ăn như vậy tại hơn 3.300 cửa hàng Starbucks trên khắp Trung Quốc. Phần lớn các cửa hàng Starbucks tại nước này đã mở cửa trở lại sau thời gian tạm ngưng hoạt động vì corona.
Các thương hiệu nhà hàng phương Tây hy vọng họ có thể khai thác được nhu cầu sử dụng thực phẩm có nguồn gốc thực vật thay thế thịt ngày càng tăng của khách hàng tại Trung Quốc theo xu hướng toàn cầu. Đặc biệt là trong bối cảnh những năm trở lại đây, Trung Quốc phải đối phó với tình trạng thiếu nguồn cung thịt, đặc biệt là thịt lợn do dịch tả lợn châu Phi khiến 50% số lợn của Trung Quốc phải tiêu hủy vào năm qua.
"Chúng tôi thấy được rằng châu Á là khu vực quan trọng trong quá trình tăng trưởng chiến lược dài hạn và mục tiêu của Beyond Meat là sản xuất nội địa hóa ở châu Á vào cuối năm 2020", người phát ngôn của Beyond Meat cho biết. Sản phẩm của hãng hiện đang được phân phối tại một số quốc gia trên khắp châu Á bao gồm Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan, Việt Nam và Philippines.
Nhưng giống như Starbucks, KFC và Beyond Meat phải đối mặt với những thách thức thuyết phục người tiêu dùng Trung Quốc tiêu thụ thịt giả làm từ thực vật của họ.
“Hiện nay, mức độ tiêu thụ các sản phẩm protein không có thịt ở Trung Quốc không cao như ở Mỹ. Nguyên nhân là do khác với các nước phương Tây, người Trung Quốc sẵn đã luôn sử dụng các sản phẩm rau như một phần thiết yếu trong bữa ăn hàng ngày của họ”.
(Theo BCC/ Dân Việt)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét