Thứ Ba, 28 tháng 4, 2020

Xuất khẩu nông thuỷ sản giảm chưa từng có

Ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu nông thuỷ sản 4 tháng đầu năm nay giảm tới 4,9%. Đây là mức giảm mạnh chưa từng có sau nhiều năm tăng trưởng liên tục.

Theo số liệu mới nhất từ Bộ NN-PTNT, 4 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông lâm thủy sản ước đạt gần 21,1 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu (XK) đạt 11,9 tỷ USD, giảm 4,9% so với cùng kỳ; nhập khẩu ước khoảng 9,17 tỷ USD, giảm 5,2%. Suất siêu gần 2,8 tỷ USD, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm 2019.

Đáng chú ý, trong tháng 4, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản chỉ đạt 2,9 tỷ USD, giảm tới 16,9% so với tháng 4/2019 và giảm 18,9% so với tháng 3/2020. Nhiều mặt hàng xuất khẩu thuộc nhóm chủ lực giảm mạnh ở mức 2 con số. Cụ thể, xuất khẩu lâm sản giảm tới 24%, thuỷ sản giảm 10,8%, sản phẩm chăn nuôi giảm 22,7%...

Tính chung 4 tháng, xuất khẩu nhóm nông sản chính ước đạt gần 5,8 tỷ USD, giảm 4,5%; lâm sản chính đạt 3,4 tỷ USD, tăng 3,9%; thủy sản ước đạt 2,2 tỷ USD, giảm 10%; chăn nuôi ước đạt 150 triệu USD, giảm 23,8%.

{keywords}
Kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng nông thuỷ sản giảm mạnh do ảnh hưởng bởi dịch covid-19

Số liệu thống kê từ Bộ NN-PTNT cũng cho thấy, hầu hết các mặt hàng XK đều giảm kim ngạch. Trong đó, xuất khẩu cao su giảm 31%, chè giảm 14%, hồ tiêu giảm 12%, trái cây giảm 19,6%, cá tra giảm 32%, tôm giảm 11,8%,...

Trong 4 tháng đầu năm nay chỉ có một số mặt hàng xuất khẩu tăng nhẹ như: xuất khẩu cà phê tăng 1,5%; hạt điều tăng 4,2%; rau tăng 5,0%, gỗ và sản phẩm gỗ tăng 3,5%; mây, tre, cói tăng 11,8%.

Về thị trường xuất khẩu, Bộ NN-PTNT cho biết, Trung Quốc vẫn là thị trường chiếm thị phần lớn nhất, tiếp đến là Hoa Kỳ, EU. Song, kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường chủ lực này đều giảm mạnh do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Dịp này, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, ASEAN tăng, nhưng mức tăng không nhiều.

Thực tế, dịch Covid-19 xảy ra và đang lây lan nhanh tại nhiều quốc gia trên thế giới khiến hoạt động xuất khẩu nông sản của nước ta bị ảnh hưởng nặng. Các doanh nghiệp cho hay nhiều đơn hàng từ thị trường lớn đều bị giãn, hoãn hoặc huỷ.

Riêng thị trường Trung Quốc, sau một thời gian đóng biên, nay đã mở cửa nhưng tình hình thông quan tương đối chậm do lệnh kiểm soát, phòng ngừa lây lan dịch bệnh từ quốc gia đông dân nhất thế giới này. Theo đó, có thời điểm tại các cửa khẩu ở Lạng Sơn ùn ứ hàng ngàn xe nông sản.

Tâm An

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét