Thứ Bảy, 2 tháng 10, 2021

Kẹo đường thành cơn sốt mới ở Hàn Quốc

Kẹo đường xuất hiện trong Squid Game thành cơn sốt mới ở Hàn Quốc

Squid Game (Trò chơi con mực) hiện đang gây sốt trên Netflix khi mô tả các trò chơi thơ ấu của trẻ em Hàn Quốc nhưng lại có kết quả ‘chết người’. Phim kể về hành trình của Gi Hoon nghiện cờ bạc và đang nợ hàng trăm triệu won. Để kiếm tiền trả nợ, Gi Hoon nhận lời mời tham gia trò chơi kỳ lạ được tổ chức trên một hòn đảo biệt lập. Anh cùng 455 người chơi phải vượt qua sáu thử thách để nhận số tiền thưởng 45,6 tỷ won. Chỉ có duy nhất 1 người chạm đến chiến thắng, những kẻ thua cuộc sẽ bị ban tổ chức hoặc chính các người chơi kết liễu mạng sống.

Một trong những thử thách đó là tách kẹo đường giòn dalgona. Nếu không thành công đưa được biểu tượng là các hình tam giác, hình tròn, ngôi sao, chiếc ô nguyên vẹn ra khỏi khuôn và làm vỡ toàn bộ miếng kẹo thì người chơi sẽ ngay lập tức bị bắn chết.

{keywords}
Squid Game và món kẹo dalgona của Hàn Quốc. Ảnh: Asiaone

An Yong-hui, 37 tuổi, đã làm dalgona trong 8 năm qua tại một khu trường đại học ở thủ đô Seoul. Anh và các đồng nghiệp của mình đã sử dụng 15kg đường để làm ra 700 viên kẹo cho quá trình quay tập thứ ba của Squid Game vào tháng 6 năm ngoái. Phần phim này được Netflix mô tả là “ngọt ngào và chết người”.

Vì mức độ nổi tiếng của bộ phim kể từ khi ra mắt, An đã không thể về nhà trong đúng 1 tuần để làm kẹo đáp ứng nhu cầu mua của những người hâm mộ Squid Game. Họ háo hức xếp hàng bên ngoài cửa hàng rộng 2 m2 của An để chờ đợi mua hàng và ngồi tách hình như trong phim.

Hiện tại, An bán được 500 chiếc kẹo dalgona mỗi ngày, nhiều hơn hẳn so với mức 200 chiếc trước khi bộ phim được công chiếu. “Chúng tôi đang nghĩ rằng có nên đặt một khẩu súng trường ở đây hay không”, An nói đùa về quy luật của bộ phim. Trong Squid Game, những người chơi bị áp lực tranh giành giải thưởng 45,6 tỷ won bằng cách cạnh tranh thắng các trò chơi gợi lại thời kỳ chưa có sự bùng nổ kỹ thuật số. Trong một bài báo, Netflix cho biết việc dùng hình ảnh trò chơi là để giúp khán giả dễ hình dung hơn về nội dung.

{keywords}
Giới trẻ Hàn Quốc đang phát cuồng với kẹo dalgona. Ảnh: Reuters
{keywords}
Chủ cửa hàng kẹo đã bán được hơn cả gấp đôi số lượng sản phẩm so với trước khi bộ phim được phát sóng. Ảnh: Reuters

Đối với người Hàn Quốc, những người bán kẹo dalgona là hình ảnh thường thấy trước các cổng trường học. Đến đầu những năm 2000, số lượng các cửa hàng kiểu này ít hẳn đi khi những món ăn mới du nhập và thay thế.

Không chỉ tăng doanh số bán kẹo ở Hàn Quốc, khán giả quốc tế cũng bày tỏ sự thích thú với trò làm kẹo dalgona. Ngay cả các trang thương mại điện tử như Amazon hay Ebay cũng đều bán dụng cụ nấu dalgona với giá khoảng 29 USD. Rõ ràng, sức ảnh hưởng của phim là không hề nhỏ, mỗi chiếc kẹo chỉ có giá 2.000 won (tương đương khoảng 1,68 USD) nhưng lại tạo nên xu hướng được nhiều người theo dõi.

(Theo NDH)

Sự thật về cơn sốt kẹo dẻo không rõ nguồn gốc

Sự thật về cơn sốt kẹo dẻo không rõ nguồn gốc

Những chiếc kẹo dẻo mềm với màu sắc bắt mắt, hình thù ngộ nghĩnh luôn nằm trong top những món khoái khẩu của trẻ em và một số người lớn. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét