Thứ Bảy, 30 tháng 10, 2021

Công nghiệp chủ lực đóng góp 200.000 tỷ doanh thu cho tp Hà Nội

Hiai đoạn 2021- 2025, Hà Nội tập trung phát triển các ngành công nghiệp có công nghệ tiên tiến, có giá trị gia tăng cao. 

Ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, trong giai đoạn 2021- 2025, thành phố sẽ tập trung phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp có công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện môi trường, có giá trị gia tăng cao.

Hỗ trợ các DN sản xuất chủ động đổi mới trang thiết bị hiện đại, phát triển kinh tế số, nhằm nâng cao năng suất lao động. Phát triển các ngành công nghiệp, công nghệ mới có lợi thế, từng bước hình thành các sản phẩm có thương hiệu, đủ sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới, tham gia sâu vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Đặc biệt, sẽ tập trung hỗ trợ cho các DN sản xuất công nghiệp chủ lực để làm “hạt nhân”thúc đẩy sự phát triển.

{keywords}

Năm 2018, UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt Đề án “Phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực đến năm 2020, định hướng tới năm 2025”. Theo đó, các DN công nghiệp chủ lực sẽ được tập trung hỗ trợ, để nâng cao sức cạnh tranh, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo ra đột phá và đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế thủ đô. Đối tượng xét chọn là các DN có doanh thu trên 100 tỷ đồng/năm, có khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn về tăng trưởng, xuất khẩu, trình độ sản xuất cao…

Sau 3 năm thực hiện Đề án, đã có 117 sản phẩm của 77 DN được chứng nhận. Trong đó, có nhiều sản phẩm và DN thuộc các lĩnh vực nền tảng như: công nghiệp vật liệu mới, chế tạo khuôn mẫu, điện tử, công nghệ thông tin, cơ khí chính xác, phần mềm…

Trong 3 năm qua, các DN công nghiệp chủ lực luôn là đối tượng ưu tiên hàng đầu trong các cơ chế hỗ trợ của thành phố như: hỗ trợ lãi suất vay vốn; hỗ trợ xúc tiến thương mại; hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ; hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực… Nhiều thủ tục hành chính được đơn giản hóa, góp phần giảm chi phí cho DN. Bởi vậy, không chỉ có các DN của thành phố mà cả những DN có vốn đầu tư nước ngoài lớn với doanh thu hàng trăm triệu USD/năm, cũng tham gia vào chương trình xét chọn sản phẩm công nghiệp chủ lực. 

Doanh thu của 77 DN này trong năm 2020 đạt gần 200.000 tỷ đồng, chiếm gần 35% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn thành phố, đạt kim ngạch xuất khẩu 2 tỷ USD. Trong đó, có 1 DN đạt doanh thu trên 40.000 tỷ đồng, 7 DN đạt doanh thu trên 5.000 tỷ đồng và 14 DN đạt doanh thu từ trên 1.000 đến dưới 5.000 tỷ đồng. Hầu hết các DN có sản phẩm công nghiệp chủ lực, đều có quy mô lớn, sức cạnh tranh cao, có khả năng hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu.

Đến nay, thành phố Hà Nội đã hình thành 8 nhóm ngành công nghiệp chủ lực, gồm: điện và  điện tử;  công nghệ thông tin và kinh tế số; hóa chất, cao su, nhựa và dược phẩm; cơ khí chế tạo; chế biến nông sản và thực phẩm; dệt may, và da giầy cao cấp; vật liệu xây dựng; thủ công mỹ nghệ và công nghiệp nông thôn.

Mặc dù vậy, thành phố Hà Nội cũng đánh giá, các DN công nghiệp chủ lực chưa khẳng định được vai trò là động lực dẫn dắt phát triển của kinh tế thủ đô. Sự kết nối giữa các DN công nghiệp chủ lực với nhau cũng chưa thực sự chặt chẽ, chưa lôi kéo các DN khác tham gia hình thành chuỗi sản xuất...

{keywords}

Trong bối cảnh dịch Covid đã cơ bản được kiểm soát, thành phố Hà Nội cho biết, sẽ đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ DN công nghiệp chủ lực, để trở thành động lực thúc đẩy kinh tế thủ đô. Theo đó, trong giai đoạn 2021 - 2025, sẽ công nhận từ 150 - 180 sản phẩm công nghiệp chủ lực, với 100-120 DN. Hàng năm, các DN công nghiệp chủ lực đóng góp 40 - 50% tổng giá trị sản xuất công nghiệp và 20 - 22% tổng kim ngạch xuất khẩu thành phố.

Ngày 29/10/2021, các DN công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội đã tổ chức Đại hội thành lập và lễ ra mắt “Hội DN sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội” (HAMI), với mục tiêu gắn kết và đẩy mạnh việc tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh, phát huy năng lực sáng tạo trong sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực, tạo sức mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Ông Lê Vĩnh Sơn, Chủ tịch HAMI cho biết, dù chỉ trong một thời gian ngắn, với những tiêu chí lựa chọn khắt khe nhưng đã thu hút được trên 50 hội viên, đây là các DN hàng đầu tại thủ đô thuộc các lĩnh vực nền tảng, như công nghiệp vật liệu mới, chế tạo khuôn mẫu, chế tạo mạch điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano, cơ khí chính xác, thủ công mỹ nghệ và các sản phẩm chăn nuôi...

Trần Thủy

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét