Thứ Tư, 30 tháng 6, 2021

Lan điện tử giá nghìn USD

Những cây lan đột biến như Phú Thọ, HO được mã hóa thành tài sản NFT để giao dịch với giá hàng chục, hàng nghìn USD, song người mua sẽ chỉ sở hữu lan dạng kỹ thuật số.

Bức tranh số trị giá hàng chục triệu USD

Đầu tháng 3, bức ảnh "Everydays: The First 5.000 Days" của nghệ sĩ Beeple (tên thật là Mike Winkelmann) đã được bán thành công tại một cuộc đấu giá tổ chức online. Mức giá sau cùng lên tới 69,3 triệu USD (tương đương gần 1.600 tỷ đồng).

Điều đáng nói, tác phẩm trên gồm 5.000 bức ảnh đồ họa được nghệ sĩ Beeple thực hiện rồi ghép lại với nhau và tồn tại dưới định dạng một file JPEG. 5.000 bức ảnh đồ họa này đã được nghệ sĩ kiên trì thực hiện trong suốt hơn 13 năm qua, trung bình mỗi ngày một bức.

Người mua bức họa này sẽ nhận được một tệp tin JPEG khổng lồ nặng hàng trăm MB. Đó là bởi tấm ảnh của Mike Winkelmann đã được "ảo hóa" bằng công nghệ blockchain, biến nó thành một token tài sản số không thể giả mạo hay làm nhái (NFT).

{keywords}
Sophia - công dân robot đầu tiên trên thế giới mới đây cũng đã bán thành công một bức tranh dưới dạng NFT với giá 688.888 USD.

Ngoài bức ảnh "Everydays: The First 5.000 Days" nêu trên, đã có hàng trăm dự án NFT được triển khai và bán dưới dạng token để thu về hàng chục triệu USD. Phổ biến là các token NFT trong lĩnh vực hình ảnh, tranh vẽ, nhân vật hoạt hình hay các vật phẩm trong game. Có thể kể đến như dự án tranh Hashmasks, MV ca nhạc của Grimes hay một mảnh đất ảo trong game Axie Infinity…

NFT (Non-fungible token) ra đời từ năm 2017 và trở nên bùng nổ khoảng một năm trở lại đây. Token NFT là một tài sản số sử dụng công nghệ blockchain, được xây dựng trên một số nền tảng blockchain khác nhau và hiện nay chủ yếu được tạo ra và sử dụng trên blockchain của Ethereum.

Nhờ tính đa dạng mà NFT có thể ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau như âm nhạc, hội họa, thẻ game… Về cơ bản, bất cứ sản phẩm nào cũng có thể NFT hóa và nó sẽ trở thành độc quyền. Như vậy, chỉ có người mua NFT mới có quyền sở hữu đối với vật phẩm gốc.

Do xây dựng trên nền tảng blockchain nên NFT không thể phá hủy và xác minh nguồn gốc. Gần đây sàn giao dịch nổi tiếng thế giới Binance cũng mới ra mắt sàn NFT riêng, thu hút được rất nhiều quan tâm từ cộng đồng.

Giải mã cơn sốt "lan điện tử"

Trước cơn sốt NFT, những cây "lan điện tử" hay "lan NFT" gần đây được đem bán ra thị trường trên sàn giao dịch quốc tế Opensea và được giao dịch bằng đồng Ethereum. Với công nghệ blockchain, những hình ảnh cây lan không bị làm giả, đồng thời bảo đảm được tính duy nhất, là cơ sở để người sở hữu an tâm về dạng tài sản kỹ thuật số này.

{keywords}
Hàng loạt dòng "lan NFT" trên trang varchain.io.

Xuất hiện nhiều nhà đầu tư từ các quốc gia khác đã tham gia giao dịch và sở hữu cho mình những cây "lan NFT". Bên cạnh việc sở hữu những cây lan NFT này, các nhà đầu tư hằng ngày còn được nhận thêm token của nhà phát hành theo từng dòng Lan, token này được giao dịch trên sàn phi tập chung.

Giá trị của "lan điện tử" được quyết định dựa trên cộng đồng thông qua đấu giá trên sàn giao dịch. Mỗi dòng lan có số lượng khác nhau, dòng lan có giá trị cao thì số lượng càng ít và số lượng token nhận được hàng ngày cũng nhiều hơn những dòng lan có giá trị thấp hơn.

Theo ghi nhận trên thị trường, giá các dòng lan có sự tăng giá, như dòng "Phu Tho" có giá thị trường 0.08 ETH (quy đổi khoảng 170 USD) mỗi cây, lan "HO" giá 0.2 ETH (tương đương khoảng 420 USD) mỗi cây, đều tăng giá so với trước. Điều này cho thấy trào lưu này nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư.

{keywords}
Một cây "lan NFT" được giao dịch trên sàn Opensea.io.

Cũng cần lưu ý rằng những lan NFT này được gán với ví điện tử, nên nếu chủ sở hữu quên hay bị mất mật khẩu (hoặc 12-Word Mnemonic), họ có thể sẽ đánh mất quyền sở hữu vật phẩm.

Ngoài ra, do mọi hoạt động liên quan đến NFT đều diễn ra trên mạng lưới Blockchain nên các giao dịch lan NFT sẽ phát sinh phí giao dịch để chuyển quyền sở hữu NFT từ các chủ sở hữu cho nhau.

Việc không ít token NFT được trao đổi với giá hàng triệu USD cho thấy sự quan tâm của thế giới đối với dạng tài sản số được xây dựng dựa trên công nghệ blockchain này. Nhờ tính sở hữu độc quyền, tồn tại duy nhất, không thể làm giả… mà NFT cũng phù hợp với các lĩnh vực có tính sưu tầm như hội họa, tác phẩm nghệ thuật và đặc biệt là sinh vật cảnh.

Cẩn trọng trước "cơn sốt" NFT 

Cơn sốt NFT lan từ thế giới sang Việt Nam, song bắt đầu có dấu hiệu thoái trào. Theo thống kê của NonFungible, doanh thu của thị trường NFT đầu tháng 6 đạt 19,4 triệu USD, giảm 90% so với tháng trước đó. Số lượng ví NFT hoạt động cũng giảm 70%, từ 12.000 ví (ghi nhận đầu tháng 5) xuống còn 3.900 ví (ngày 1/6).

Thực tế với một dạng tài sản số phụ thuộc vào giá của Bitcoin, ETH như các token NFT thì thị trường cũng phụ thuộc vào sự sôi động cũng như giá bán của các đồng tiền kỹ thuật số này. Hơn nữa tại Việt Nam, giao dịch tiền kỹ thuật số chưa được bảo hộ, do đó nếu xảy ra tranh chấp thì có thể xem đây là giao dịch vô hiệu. 

Theo VOV.vn, trong Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, Việt Nam sẽ xây dựng và thí điểm sử dụng tiền ảo dựa trên công nghệ chuỗi khối (blockchain). Việc này đã được Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì nghiên cứu, xây dựng và thí điểm.

Như vậy, việc sở hữu các token NFT nói chung hay "lan điện tử" nói riêng như trào lưu trên vừa là cơ hội đầu tư nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro mà người giao dịch cần cân nhắc.

(Theo Dân Trí)

Vụ sàn forex nghìn tỷ: Lượng lớn tiền được đưa vào đầu tư tiền ảo, lan đột biến

Vụ sàn forex nghìn tỷ: Lượng lớn tiền được đưa vào đầu tư tiền ảo, lan đột biến

Công an TP Hải Phòng đang tiếp tục điều tra nguồn tiền hàng nghìn tỷ đồng chiếm đoạt của các đối tượng liên quan đến 16 sàn forex, tiền ảo theo phương thức đa cấp lừa đảo.

Nghề làm chổi đót có tuổi đời hàng trăm năm ở Hà Tĩnh

Theo những cụ ông, cụ bà thôn Hà Ân (xã Thạch Mỹ), nghề làm chổi đót nơi đây đã có từ hàng trăm năm. Nhờ có công việc này, hàng trăm người dân nơi đây có nguồn thu nhập ổn định.


"Sống khỏe" ở làng nghề chổi đót Hà Ân

Thôn Hà Ân (xã Thạch Mỹ, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) hiện có hơn 160 hộ dân làm chổi đót. Đi dọc theo các tuyến đường ở thôn Hà Ân, hầu như nhà nào cũng làm chổi. Thường thì họ nhập nguyên liệu về rồi tự làm theo hộ gia đình.

Về Hà Ân xem nghề làm chổi đót có tuổi đời hàng trăm năm - 1

Thôn Hà Ân (xã Thạch Mỹ) có hơn 200 hộ dân thì có đến 160 hộ dân làm nghề chổi đót.

Theo nhiều người làm nghề, nguyên liệu chính để làm chổi là cây đót, dây mây, hoặc dây nhựa. Trước đây, cây đót có thể được đi lấy từ các vùng núi Hồng Lĩnh, Thạch Hà của tỉnh Hà Tĩnh, nhưng hiện nay nguồn nguyên liệu chủ yếu phải nhập từ Lào hoặc các tỉnh miền núi phía Bắc.

Làm chổi đót không đòi hỏi trình độ cao bởi vì chủ yếu làm bằng phương pháp thủ công, những người cần cù, khéo léo, cẩn thận một chút là đã cho ra đời sản phẩm đạt chuẩn. Với bà con nông dân ở đây, từ người già cho đến trẻ nhỏ, những ai sinh ra từ làng quê này đều biết làm chổi đót.

Theo chị Phan Thị Thủy (50 tuổi, thôn Hà Ân), người đã có gần 30 năm làm nghề chổi đót, trung bình mỗi ngày, một người có thể làm được khoảng từ 12-15 chiếc.

Về Hà Ân xem nghề làm chổi đót có tuổi đời hàng trăm năm - 2

Người dân làm nghề chổi đót ở thôn Hà Ân có nguồn thu nhập ổn định và "sống khỏe" từ công việc này.

"Chổi đót được thu mua tại chỗ với giá từ 23.000-30.000 đồng/cái, trừ hết các chi phí thì mỗi chiếc chổi chúng tôi kiếm được khoảng 10.000 đồng. Nhờ có công việc này mà có tiền nuôi con cái ăn học", chị Phan Thị Thủy nói thêm về "đầu ra".

Theo ông Phan Tường Sơn (65 tuổi, thôn Hà Ân), công đoạn đầu tiên để hình thành nên một cây chổi là tước bông đót thành từng bó nhỏ, mỗi bó trừ lại một phần cuống dài để làm cán chổi. Khi bó đót phải quấn đều và chặt tay, nếu lỏng thì sau khi hoàn thành, cây chổi sẽ dễ bị lỏng và rời ra khi sử dụng.

Về Hà Ân xem nghề làm chổi đót có tuổi đời hàng trăm năm - 3

Khi bó đót phải quấn đều và chặt tay, nếu lỏng thì sau khi hoàn thành, cây chổi sẽ dễ bị lỏng và rời ra khi sử dụng.

Chổi làm bằng cán nhựa thì dễ làm hơn và giá cũng rẻ hơn khoảng 16.000-20.000 đồng/cái, còn chổi làm bằng cán đót thì cầu kỳ hơn và giá cũng cao hơn từ 23.000-30.000 đồng/cái.

"Thời gian để làm chổi đót rất thoải mái, có nghĩa là rảnh lúc nào thì có thể làm lúc ấy. Trung bình mỗi tháng sau khi trừ hết các chi phí thì một người cũng kiếm được khoảng 4 triệu đồng. So với những nghề khác như làm lúa thì công việc này cho thu nhập cao hơn nhiều", ông Phan Tường Sơn cho biết thêm.

Về Hà Ân xem nghề làm chổi đót có tuổi đời hàng trăm năm - 4

Chổi đót ở làng Hà Ân được đưa đi tiêu thụ ở nhiều tỉnh thành trong cả nước.

Theo ông Lê Tiến Lương - Chủ tịch UBND xã Thạch Mỹ, hiện có 160 hộ dân đang duy trì nghề làm chổi đót tập trung ở thôn Hà Ân.

"Nghề làm chổi đót này có từ lâu đời rồi, phải đến hàng trăm năm. Công việc làm chổi đót đã giải quyết được công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động ở địa phương, người già, trẻ nhỏ đều có thể làm được", ông Lê Tiến Lương cho biết.

Cũng theo Chủ tịch UBND xã Thạch Mỹ, một người dân nơi đây có thể kiếm được 3-4 triệu đồng/tháng từ làm nghề chổi đót. So với mức thu nhập ở địa phương, đây thực sự là một nguồn thu ổn định giúp người dân có cuộc sống tốt hơn.

(Theo Dân Trí) 

Cả làng sống khỏe nhờ nghề... chạy

Cả làng sống khỏe nhờ nghề... chạy

Không phải vận động viên nhưng những người làm nghề dây keo ở An Giang mỗi ngày phải vừa đi vừa chạy bộ chừng 15 km để se sợi. Vì thế ở đây người dân tự đặt cho tên ấp của mình là "xóm chạy".

Tin chứng khoán ngày 1/7: Rủi ro nợ nần, rủi ro pháp lý, nhà Cường Đôla rũ 2 dự án đất vàng, cổ phiếu xuống đáy

Doanh nghiệp của bà Nguyễn Như Loan, mẹ ông Nguyễn Quốc Cường (Cường Đôla) tiếp tục tìm cách thoát ra khỏi những dự án bất động sản đất vàng nhưng rủi ro về nợ nần, pháp lý, vốn nhấn chìm doanh nghiệp này trong cả thập kỷ qua.

CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCG) vừa công bố thông tin về việc giải thể công ty con Bất động sản Quốc Cường Phước Kiển. Theo báo cáo, tới cuối quý I/2021, QCG của bà Nguyễn Như Loan, mẹ ông Nguyễn Quốc Cường (Cường Đôla) sở hữu 80% vốn của Bất động sản Quốc Cường Phước Kiển.

Bất động sản Quốc Cường Phước Kiển được thành lập từ năm 2015 nhưng cho đến 2020 vẫn chưa có doanh thu. Đây là doanh nghiệp quản lý một dự án lớn và từng mang đến kỳ vọng rất lớn cho các cổ đông của QCG.

Dự án Phước Kiển có diện tích 991ha, dự kiến mang lại doanh thu khoảng 3 tỷ USD cho Quốc Cường Gia Lai. Mặc dù được chấp thuận đầu tư từ 2017 nhưng đến nay QCG vẫn chưa thực hiện được dự án do vướng mắc giải phóng mặt bằng.

Dự án này cũng từng giúp cổ phiếu QCG tăng vọt 7 lần trong khoảng 1 tháng hồi đầu 2017 sau khi cuối 2016, CTCP Đầu tư Sunny Island và Quốc Cường Gia Lai đã ký biên bản ghi nhớ về việc QCG sẽ chuyển nhượng 100% quyền sở hữu của QCG trong một công ty sẽ được thành lập từ việc gốp vốn bằng toàn bộ dự án Phước Kiển cho Tập đoàn Sunny.

Thông tin QCG nhận tiền tạm ứng 50 triệu USD từ Sunny hồi cuối 2016 và dự định bán dự án cho đối tác này đã giúp cổ phiếu QCG tăng vọt từ khoảng 7 lần từ dưới 5.000 đồng/cp hồi cuối 2016 lên gần 30.000 đồng/cp giữa năm 2017.

Nhưng trong nửa cuối năm 2017, cổ phiếu QCG chứng kiến chuỗi ngày dài giảm giá, giảm 5-7 lần. Doanh nghiệp bốc hơi 4.000 tỷ đồng.

Quan hệ giữa QCG và Sunny căng thẳng trong thời gian gần đây.

Sang đầu năm 2021, Quốc Cường Gia Lai (QCG) khởi kiện CTCP Đầu tư Sunny Island liên quan đến tranh chấp liên quan đến hợp đồng với đối tác là tại dự án Phước Kiển (Nhà Bè) ra Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) và đã được thụ lý.

Khoản tiền nợ Sunny là lớn nếu so với hoạt động kinh doanh của QCG. Trong năm 2020, doanh thu của QCG tăng mạnh nhưng đạt chưa tới 1,9 nghìn tỷ đồng. Lợi nhuận hợp nhất cũng chỉ hơn 80 tỷ. QCG hiện phải vay hàng trăm tỷ đồng tiền của nhiều thành viên ban lãnh đạo của doanh nghiệp này.

{keywords}
Doanh nghiệp nhà ông Cường Đôla gặp khó với 2 dự án Phước Kiển.

Nhiều nhà đầu tư lo ngại, QCG sẽ phải hoàn trả một khoản tiền lớn cho Sunny Island (bao gồm cả tiền đền bù) nếu dự án Phước Kiển không thể hoàn tất giải phóng mặt bằng, pháp lý dự án không đầy đủ rõ ràng, không thể chuyển nhượng dự án Phước Kiển/chuyển nhượng vốn trong công ty sở hữu toàn bộ dự án Phước Kiển.

Trước đó, doanh nghiệp nhà ông Nguyễn Quốc Cường đã rút khỏi một dự án đất vàng Phước Kiển khác và ông Nguyễn Quốc Cường thậm chí còn rút khỏi chính công ty của gia đình sau những vướng mắc pháp lý của dự án.

Thương vụ mua theo chỉ định hơn 30ha đất đã đền bù tại Khu dân cư Phước Kiển (xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè) của CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCG) với giá bèo 1,29 triệu đồng/m2 đã không trôi.

Dàn lãnh đạo Công ty Tân Thuận (thuộc Văn phòng Thành ủy TP.HCM) – đơn vị quản lý lô đất - đã bị kỷ luật sau vụ bán đất rẻ cho QCG.  Hôm 21/6 vừa qua, ông Tất Thành Cang (nguyên phó Phó bí thư Thành ủy TP.HCM) bị khởi tố liên quan tới vụ việc.

Quốc Cường Gia Lai của mẹ Cường Đôla còn dính nhiều tai tiếng liên quan tới việc công bố thông tin sai lệch và những vụ kiện tụng của khách hàng mua căn hộ trong các dự án của doanh nghiệp này.

QCG được xem là làm ăn không ra, không ghi nhận nhiều lãi, 10 năm chia cổ tức 2.000 đồng, chưa bằng cốc trà đá nhưng liên tục lùm xùm kiện cáo, làm ăn nhiều khi thua lỗ, dòng tiền âm…

Gần đây cổ phiếu QCG đang hướng về ngưỡng 7.000 đồng/cp – vùng thấp nhất trong 6 tháng qua cho dù TTCK Việt Nam tăng mạnh, chỉ số VN-Index bứt phá gần 28% kể từ đầu năm, tăng mạnh thứ 2 trên thế giới.

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), VN-Index giảm hơn 5 điểm về ngưỡng 1.400 điểm.

Theo MBS, thị trường đang ở vùng cản mạnh nơi có mặt của đường cản trên kéo dài từ năm 2020, do vậy áp lực chốt lời sau 4 phiên tăng liên tiếp là kịch bản thường gặp. Điểm tích cực là thanh khoản phiên này đã giảm so với 2 phiên đầu tuần cho thấy áp lực bán ở vùng cản đã có dấu hiệu giảm trong khi đó khối ngoại tiếp tục mua ròng mạnh. Với phiên giảm nhẹ hôm nay không làm xu hướng tăng của thị trường thay đổi, thị trường có thể đi vào vùng phân hóa nhằm tránh áp lực bán đối với nhóm cổ phiếu bluechip cũng như cổ phiếu trong nhóm VN30.

Đóng cửa phiên giao dịch chiều ngày 30/6, chỉ số VN-Index giảm 1,4 điểm xuống 1.408,55 điểm; HNX-Index giảm 0,47 điểm xuống 323,32 điểm. Upcom-Index giảm 0,05 điểm xuống 90,25 điểm. Thanh khoản đạt 24,3 nghìn tỷ đồng.

V. Hà

'Nuốt không trôi' đất vàng, DN nhà Cường Đôla chìm dưới đáy

'Nuốt không trôi' đất vàng, DN nhà Cường Đôla chìm dưới đáy

Doanh nghiệp nhà ông Nguyễn Quốc Cường (Cường Đôla) chìm sâu trong kinh doanh và trên thị trường chứng khoán sau khi vướng mắc tại hai dự án Phước Kiển, “nuốt không trôi” mảnh đất vàng dưới thời ông Tất Thành Cang.

Chân dung ông 'trùm' nhóm Lion Group vừa sập

Nổi tiếng với những cam kết đầu tư lãi 1%/ngày, chỉ thắng, không bao giờ lỗ, sàn FX Trading Markets do nhóm Lion Group bảo lãnh, vừa... cáo tử, khiến hàng chục nghìn nhà đầu tư như ngồi trên lửa.

Còn những ông trùm sàn sau khi không ngừng khoe cảnh giàu sang, đã không còn liên lạc.

Nhắc đến Lion Group, phải kể đến người tự xưng là sư phụ sáng lập ra nhóm này - Iker P. Tên thật của P là H.N.P, sinh ngày 15/10/1985, địa chỉ tại phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội.

Theo tìm hiểu của phóng viên, trước khi trở thành “đại sư phụ” và được hàng chục ngàn thành viên của Lion Group tôn thờ, H.N.P là dân công nghệ thông tin, từng làm qua các món nghề như thiết kế website, sinh trắc vân tay, rồi qua hàng chục công việc khác mà P. nói là “vượt qua nhiều khổ ải, mới chạm tới thành công”.

{keywords}
Trước khi chuyển sang Forex, H.N.P chuyên làm thiết kế website và nghề sinh trắc vân tay

Chia sẻ với Tiền Phong, anh K, giám đốc 1 doanh nghiệp trong lĩnh vực sinh trắc vân tay kể: “Vào năm 2014, tôi quen H.N.P khi đang làm thiết kế giao diện và kỹ thuật đồ họa cho một công ty đào tạo về giáo dục trẻ em có tên là H.K. Đến năm 2015, P. chuyển sang làm sinh trắc vân tay, khởi đầu bằng việc xin làm đại lý cho công ty tôi. Mỗi khách hàng tư vấn thành công, P. kiếm được 1-2 triệu đồng. Hồi đó, H.N.P kiếm được 20 khách. Làm một thời gian, P. nghỉ vì thu nhập không ổn định. Tết 2015, P. vẫn đi bán bưởi Diễn, tôi có đặt mua chục quả ủng hộ. Đến năm 2016-2017, Phương khoe chuyển qua học các lớp làm giàu, lớp học trại doanh nhân siêu đẳng của P.T.L… Đến giờ, trên tin nhắn Facebook, anh em vẫn còn hiện những trao đổi. Từ sau đợt đó, chúng tôi không còn liên hệ”, anh K nói.

Theo tìm hiểu của Tiền Phong, từ 2019 đến nay, P. quy tụ một số thành viên lập thành nhóm có tên gọi Lion Group, trong đó đứng đầu là “tứ đại sư phụ” rồi lôi kéo, dụ dỗ hàng chục nghìn người dân đổ tiền đầu tư forex vào sàn Fxtradingmarkets.com. Sàn này được quảng cáo có trụ sở ở 57 phố London, Vương Quốc Anh và sở hữu giấy phép từ chính phủ Anh, số 11969799.

Dù quảng cáo là sàn quốc tế, song theo tìm hiểu của Tiền Phong, lượng người truy cập chủ yếu vào sàn đến từ Việt Nam với khoảng 97%, chỉ một số lượng rất nhỏ đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc.

{keywords}
Dù mới hoạt động 2 năm, nhưng Lion Group thu hút hàng chục nghìn người trên khắp cả nước tham gia

Ngày 29/6/2020, H.N.P thành lập Công ty Cổ phần Lion Group Việt Nam (87 Vương Thừa Vũ, phường Khương Mai, Quận Thanh Xuân, Hà Nội). Từ khi thành lập, Công ty Cổ phần Lion Group Việt Nam đã 7 lần thay đổi đăng ký kinh doanh, ngành nghề chính là tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại (trừ hoạt động báo chí, tổ chức họp báo).

Hiện công ty này đã đổi thành Công ty Cổ phần Onion Financing do bà M.T.N.H (cùng địa chỉ với H.N.P) làm đại diện pháp luật, với số vốn điều lệ đăng ký 21,686 tỷ đồng.

Trong đó, H.N.P là cổ đông lớn nhất chiếm 25%; các cổ đông khác như L.X.R (xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh); N.Đ.H (xã Nam Lĩnh, huyện Nam Đàn, Nghệ An) và N.M.H (xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) chiếm 20% cổ phần. Còn bà M.T.N.H và H.T.Đ xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) mỗi người 5% cổ phần.

Trong các nhân vật trên, đáng chú ý có N.M.H xưng là “nhị sư phụ”, giới thiệu từng là Giám đốc Marketing (CMO) của Học viện T.V, một doanh nghiệp do diễn giả P.,Q.V sáng lập.

{keywords}
Bộ tứ của nhóm Lion Group

Theo lời quảng cáo của nhóm Lion Group, chỉ cần bỏ ra tối thiểu là 1.000 USD, sau đó "ngồi chơi xơi nước" cũng hưởng lãi "khủng" lên tới 1%/ngày. Giao dịch đã có Ban chuyên gia của Sàn FX Trading Markets làm hộ, với cam kết chỉ có thắng, không bao giờ có ai bị lỗ. Mức lãi suất cao đến khó tin, nhưng đến nay, theo con số phóng viên có được, ít nhất gần 60.000 người tại Việt Nam đã tham gia và bỏ tiền vào Lion Group để đầu tư Forex.

Những nhân vật này thường khoe nhà lầu, xe sang, tiền bạc trên Facbook, với những triết lý làm giàu tự cho là đi trước thời đại. Thậm chí, H.N.P còn viết cuốn sách “Thoát nghèo, bí mật thế giới tài chính đầu tư 4.0” để truyền cảm hứng, động lực cho các nhà đầu tư lao vào forex.

Để giao dịch, người tham gia phải đăng ký mở tài khoản trên sàn Fxtradingmarkets và bắt buộc phải có thông tin mã ID của người giới thiệu cấp trên.

Nhằm thu hút người tham gia, sàn Fxtrading markets sử dụng phương thức kinh doanh đa cấp, theo đó hệ thống của sàn có 5 cấp bậc và cấp trên sẽ được thưởng hoa hồng dựa vào số lượng giao dịch/nạp tiền của cấp dưới.

Với những điều bất thường nói trên, mới đây Công an TP HCM nhận định hoạt động của Lion Group có dấu hiệu của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn lợi dụng phương thức kinh doanh đa cấp.

Ở đây, việc giao dịch ngoại hối chỉ là cái cớ, là bình phong che đậy cho việc thu hút vốn, huy động tài chính trái phép để chiếm đoạt của những kẻ cầm đầu Lion Group.

Nhà đầu tư của Lion Group đang đứng trước những nguy cơ mất tiền rất cao khi các đối tượng cầm đầu đánh sập trang, thay số, chặn liên lạc, ôm tiền bỏ trốn, sử dụng kỹ thuật can thiệp vào biến động giá ngoại hối trên sàn giao dịch đáng ngờ nói trên.

Trước đó, công an các tỉnh, thành như Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Bình Phước…đều ra văn bản cảnh báo về hoạt động của Lion Group với nội dung: Đề nghị người dân không tham gia vào sàn đầu tư ngoại hối Fxtrading markets, do có dấu hiệu kinh doanh tiền điện tử và huy động vốn, kinh doanh theo phương thức đa cấp trái phép, gây nhiều rủi ro lớn cho nhà đầu tư.

(Theo Tiền Phong)

Sự thật gây sốc về công nghệ siêu kỹ thuật của sàn ngoại hối lừa đảo nghìn tỷ Hitoption

Sự thật gây sốc về công nghệ siêu kỹ thuật của sàn ngoại hối lừa đảo nghìn tỷ Hitoption

Trên thực tế, tại các trang mạng, việc mua bán code phần mềm (mã nguồn), do các đối tượng lừa đảo chuyên thành lập sàn forex, tiền ảo, đang được rao bán công khai.

Thủ đoạn lừa đảo chuyển tiền nhầm mới

Một ngày nọ, tài khoản ngân hàng của bạn bỗng dưng nhận được một khoản tiền từ vài triệu đồng đến cả trăm triệu đồng mà không rõ người gửi. 

Bạn sẽ làm gì với số tiền đó? nên để kệ hay là rút ra tiêu - đa phần các chủ tài khoản đều có chung những câu hỏi trên.

Nếu có chuyện đó, chủ tài khoản cần cảnh giác ngay! Bởi thời gian qua đã xuất hiện những đối tượng chủ động chuyển nhầm tiền để lừa đảo.

Bỗng dưng có tiền!

Một buổi sáng tháng 5-2021, chị Hoàng Tử Vân - một người làm nghề tự do bỗng dưng nhận được tin nhắn từ điện thoại thông báo tài khoản của chị vừa được cộng thêm 30 triệu đồng.

Cứ ngỡ đây là khoản tiền thù lao mà mấy công ty xuất bản trả cho hợp đồng dịch sách nên chị Vân lập tức rút 29 triệu đi mua điện thoại mới, rồi váy vóc, giày dép... Cho đến buổi tối, tài khoản của chị được cộng thêm 50 ngàn đồng kèm tin nhắn với nội dung xin lại tiền, vì lúc sáng chuyển nhầm. Bấy giờ, chị Vân mới liên hệ lại mấy công ty sách để hỏi thì họ nói khoảng 1 tuần - 10 ngày nữa mới chuyển thù lao cho chị.

{keywords}
Chị O. nhận được tiền chuyển nhầm với nội dung khó hiểu

Trong khi chị đang trao đổi thì số điện thoại kia liên tục thúc giục chị "bắn" lại ngay, vì họ đang có việc cần. Chị Vân đã giải thích là do lúc sáng chị không biết là của họ chuyển nhầm mà tưởng đó là thù lao nên chị trót tiêu gần hết rồi, chị sẽ vay để trả lại cho họ. Suốt 30 phút sau đó, trong khi chị Vân gọi điện vay tiền từ người thân bạn bè để trả thì phía bên kia vẫn tiếp tục nã điện thoại. Thậm chí sau đó còn có cả tiếng giang hồ dọa dẫm...

{keywords}
Đối tượng nhắn tin dọa chị O. khi bị phát hiện trò lừa đảo

Một vụ việc khác. Anh Lê Phúc chuyên kinh doanh đồ công nghệ online cũng tự nhiên nhận được hàng trăm triệu đồng mà không rõ người gửi. Nghĩ là tiền "chùa", anh liền sử dụng để trả cho các đơn hàng đã mua trước đó. Anh Phúc nghĩ đơn giản là chỉ "mượn" một vài ngày rồi sẽ trả lại, không ngờ hàng hóa bán chậm mãi không gom đủ số tiền đã trót tiêu.

Mặt khác, chủ tài khoản sau khi phát hiện ra chuyển nhầm đã nhắn tin cho anh xin lại. Phía bên ngân hàng cũng đã liên hệ với anh Phúc để trao đổi thông tin, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng. Cho đến khi cơ quan công an vào cuộc thì anh này mới vội vàng đi vay mượn để trả lại số tiền kia.

Theo đại diện của ngân hàng V., mỗi năm hệ thống ghi nhận hàng trăm lượt khách hàng đề nghị tra soát giao dịch do chuyển nhầm vào hệ thống của ngân hàng này. Điều này đồng nghĩa với việc có hàng trăm chủ tài khoản bỗng dưng nhận được tiền.

Nếu chủ tài khoản bên nhận có thiện chí thì việc hoàn trả rất đơn giản, song nếu chủ tài khoản không thiện chí, hoặc họ đã trót tiêu mất rồi, chủ tài khoản ở nước ngoài... thì sẽ rất rắc rối. Quy định hiện nay không cho phép ngân hàng tiết lộ thông tin cá nhân của người nhận cho người chuyển tiền và cũng không được phép can thiệp tài khoản người nhận, tự ý hoàn trả số tiền chuyển nhầm khi chưa được sự đồng ý của chủ tài khoản nhận. Hay nói cách khác, ngân hàng chỉ có thể hỗ trợ người chuyển tiền nhầm bằng cách liên hệ với người nhận để họ tự nguyện hoàn trả tiền.

Xuất hiện hành vi lừa đảo

Theo một điều tra viên phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP Hà Nội, thời gian gần đây Cơ quan công an đã ghi nhận một số trường hợp có dấu hiệu lừa đảo trong việc chuyển nhầm tiền vào tài khoản.

Trường hợp anh Vũ Hoàng T. (trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) mới xảy ra gần đây là một ví dụ. Vào một buổi trưa anh T. thấy tài khoản "nổ" một khoản tiền hơn 2 triệu đồng vào tài khoản. Anh ngồi thừ ra một lúc, nghĩ mãi mà không biết ai đã chuyển vào cho mình. Khoảng 30 phút sau, có một số điện thoại lạ gọi đến với anh, giọng một phụ nữ hết sức ngọt ngào. Chị ta cho biết đã lỡ chuyển nhầm cho anh T. và mong được anh chuyển lại. Chị ta cũng nói rằng đang ở nước ngoài nên nhờ anh đăng nhập vào dịch vụ chuyển tiền quốc tế qua một đường link. Không ngờ, sau khi điền xong các thông tin, anh T. phát hiện thấy mấy chục triệu đồng trong tài khoản của mình đã bị rút sạch.

{keywords}
Khi phát hiện ra tiền tự nhiên vào tài khoản ngân hàng của mình, người dân nên liên hệ với ngân hàng hoặc cơ quan Công an để giải quyết.

Bên cạnh đó, đã xuất hiện tình trạng một số đối tượng cố tình chuyển nhầm tiền để đẩy chủ tài khoản vào đường dây vay lãi nặng. Đó là trường hợp chị O. (trú tại quận Ba Đình, Hà Nội). Chị cho biết ngày 12-6-2021 chị bất ngờ nhận được số tiền hơn 45 triệu đồng chuyển vào tài khoản ngân hàng cùng với một nội dung đính kèm khó hiểu. Đến cuối giờ chiều cùng ngày, một tài khoản zalo lạ kết bạn với chị và nói rằng công ty tài chính đã giải ngân khoản vay của chị. Như vậy, chị O. bỗng nhiên bị biến thành một người vay nợ.

Nhận thấy có dấu hiệu lừa đảo vì bản thân không thực hiện bất cứ thủ tục vay mượn nào, nên chị O. đã trình báo sự việc lên cơ quan công an. Có vẻ như biết được hành vi lừa đảo đã bất thành, đối tượng trên lập tức đổi thái độ, nhắn nhiều tin cho chị với nội dung hăm dọa. Chị O. cho biết đã thực hiện các thủ tục tra soát với ngân hàng, đồng thời giao toàn bộ số tiền cho cơ quan công an giải quyết.

Được biết chiêu thức lừa đảo này đã từng được một số kẻ gian sử dụng vào năm 2020, nhắm vào những người hiền lành, nhẹ dạ cả tin. Cụ thể, sau khi đã có được một số thông tin cá nhân của người dùng, như tên tuổi, số điện thoại hay thậm chí là địa chỉ, các đối tượng lừa đảo sẽ cố ý "chuyển nhầm" một khoản tiền đến cho "con mồi". Kẻ lừa đảo sẽ giả danh là người thu hồi nợ của một công ty tài chính nào đó để liên hệ với "con mồi". Lúc này, chúng có thể yêu cầu người dùng trả lại số tiền kia như một khoản vay cùng với một khoản lãi "cắt cổ".

{keywords}
Nhóm đối tượng lập website giả để nhằm vào những người chuyển nhầm, nhận nhầm tiền bị cơ quan Công an bắt giữ.

Một chiêu thức khác của các đối tượng lừa đảo là lập ra trang web giả mạo ngân hàng, có giao diện khá giống với website của ngân hàng. Sau đó tìm kiếm trên mạng những trường hợp khách hàng chuyển khoản nhầm và đóng giả nhân viên ngân hàng hỗ trợ khắc phục sự cố chuyển nhầm, nhận nhầm. Khi bị hại tin thật, nhóm này gửi đường link để họ đăng nhập vào trang web giả mạo để chiếm đoạt thông tin, chiếm đoạt tiền trong tài khoản thật của khách hàng.

Vào đầu tháng 5-2021 vừa qua, Công an quận Đống Đa, TP.Hà Nội đã bắt giữ nhóm đối tượng chuyên giả danh ngân hàng lừa đảo người chuyển khoản nhầm để chiếm đoạt tiền của họ. Các đối tượng trong ổ nhóm này gồm Trương Huy Cường (SN 1993), Lê Minh Hoàng (SN 1998) và Lưu Quốc Toàn (SN 1987), đều trú tại tỉnh Quảng Nam.

Trước đó các đối tượng phát hiện ra chị Phạm Thị T. (trú tại quận Đống Đa, Hà Nội) chuyển nhầm tiền và lên mạng hỏi cách lấy lại. Các đối tượng lập tức đóng vai là nhân viên ngân hàng liên hệ lại rồi chiếm quyền quản trị tài khoản, lấy đi hơn 200 triệu đồng của chị. Để tránh bị truy vết, nhóm này chuyển tiền từ tài khoản người bị hại vào tài khoản ví điện tử sử dụng SIM rác. Từ các ví điện tử này sẽ chuyển tiền nạp vào game có máy chủ đặt tại nước ngoài.

Làm gì khi "Bỗng dưng có tiền"?

Theo một điều tra viên phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP Hà Nội, khi chủ tài khoản bỗng dưng nhận được một khoản tiền "chuyển nhầm" cho mình thì cần làm theo các bước sau. Một là không sử dụng số tiền ấy vào việc chi tiêu cá nhân, nếu đó là tiền chuyển nhầm thật thì sẽ có đại diện ngân hàng liên hệ để làm việc, hoặc người dân có thể chủ động liên hệ với ngân hàng để thông báo.

Nếu là số tiền nhỏ thì chủ tài khoản có thể yêu cầu ngân hàng cung cấp sao kê rồi đối chiếu với những thông tin nhận được và tiến hành chuyển lại. Còn đối với số tiền lớn thì chủ tài khoản nên sắp xếp thời gian đến trực tiếp chi nhánh ngân hàng để thực hiện việc xác minh. Hoặc người dân cũng có thể liên hệ với cơ quan công an để giải quyết.

Người dân tuyệt đối không chuyển hoàn cho người lạ khi không có bên thứ ba làm chứng, tránh bị phiền toái sau này. Đồng thời không chuyển hoàn vào một tài khoản khác với tài khoản đã chuyển cho mình, phải chờ ngân hàng giải quyết trước. Khi nhận được điện thoại từ ngân hàng, bạn cần kiểm tra xem có đúng là số của ngân hàng không. Để chắc chắn hơn, chủ tài khoản nên đến ngân hàng làm việc trực tiếp. Đặc biệt không bao giờ cung cấp mã OTP, tên đăng nhập, password của tài khoản ngân hàng cho bất cứ ai kể cả họ có tự xưng là người thân, bạn bè, nhân viên ngân hàng hay cơ quan chức năng...

Có thể bị xử lý hình sự, thậm chí phạt tù nếu chiếm dụng tài sản trái phép

Năm 2020, anh Lê Trọng B. (sinh năm 1998, trú tại TP Hải Phòng) đã bị TAND thị xã Hoàng Mai (tỉnh Nghệ An) xét xử vì tội chiếm giữ trái phép tài sản.

Trước đó một người phụ nữ trú tại tỉnh Nghệ An đặt mua chiếc ghế massage với giá 30 triệu đồng trên một shop online, rồi chuyển nhầm tiền vào tài khoản của B. Nhận được tiền, biết có người chuyển nhầm, B. lập tức chuyển khoản cho chị gái 25 triệu đồng nhờ giữ hộ. Một thời gian dài liên lạc xin lại tiền mà B. không chịu trả, người phụ nữ trên trình báo Cơ quan công an. Lúc này B. mới tìm đến Công an thị xã Hoàng Mai xin đầu thú, giao nộp lại 30 triệu đồng.

Ra tòa, B. nói do mình kém hiểu biết pháp luật, đề nghị được chiếu cố giảm nhẹ hình phạt. Hội đồng xét xử nhận định B. biết số tiền 30 triệu đồng không phải là tài sản của mình, và biết mình có nghĩa vụ phải trả lại cho chủ sở hữu nhưng không thực hiện. Thái độ không giao nộp, không chịu trả lại tài sản mặc dù đã được yêu cầu nhiều lần là hành vi cố tình chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.

"Hành vi phạm tội của bị cáo B. là liều lĩnh, coi thường pháp luật, xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác đang được pháp luật hình sự bảo vệ. Do vậy cần phải xử lý nghiêm đối với bị cáo, để răn đe giáo dục người phạm tội nói riêng cũng như phòng ngừa tội phạm nói chung", HĐXX nhận định. Tòa xử phạt bị cáo B. 10 triệu đồng về tội chiếm giữ trái phép tài sản, với mục đích chủ yếu là nhắc nhở, giáo dục nhận thức pháp luật về hành vi này.

Ít năm trước các cơ quan tố tụng tại tỉnh Bình Dương cũng đã tuyên phạt Nguyễn Quốc Khánh (sinh năm 1975, trú tại Bình Dương) 7 tháng tù giam vì tội chiếm giữ trái phép tài sản. Trước đó, bà Nguyễn Thị Ngọc Sương chuyển nhầm số tiền 16 triệu đồng vào tài khoản của Khánh (là người làm thuê tại công ty của bà Sương). Phát hiện bị chuyển nhầm, bà Sương yêu cầu Khánh trả lại tiền nhưng Khánh không trả mà bỏ trốn.

(Theo An Ninh Thế Giới)

Chiêu trò 'chuyển nhầm' tiền để lừa đảo, ép vay nặng lãi

Chiêu trò 'chuyển nhầm' tiền để lừa đảo, ép vay nặng lãi

Bỗng nhiên nhận được một khoản tiền chuyển đến tài khoản ngân hàng mà không rõ lý do, bạn hãy cẩn thận vì đó có thể là một trò lừa đảo tinh vi.

Quả chà là - loại quả quý tộc ở Dubai

Người Dubai rất coi trọng cây chà là hoang dã. Những quả chà là hoang dã được xem là món ngon của các đại gia vùng Trung Đông, chính vì vậy chà là còn được xem như biểu tượng của sự giàu có.

Loai qua quy toc o Dubai, noi khac chi trong de phu xanh dat trong

Khi nói về đất nước Dubai, trong ấn tượng của mọi người ai cũng nghĩ rằng người dân Dubai rất giàu và quả thực họ đúng là như vậy. Tại Dubai không thiếu triệu phú, tỷ phú tiêu tiền như nước.

Loai qua quy toc o Dubai, noi khac chi trong de phu xanh dat trong-Hinh-2

Người Dubai sẵn sàng chi rất nhiều tiền để có thể thưởng thức sơn hào hải vị. Trong số những loại quả mà người Dubai rất thích, có một loại quả rất bình dân ở đa số các nước khác.

Loai qua quy toc o Dubai, noi khac chi trong de phu xanh dat trong-Hinh-3

Loại quả này ở Dubai tượng trưng cho sự sang quý, những người giàu thường hay ăn. Đó là quả chà là.

Loai qua quy toc o Dubai, noi khac chi trong de phu xanh dat trong-Hinh-4

Thực tế, cây chà là được trồng nhiều ở các nước châu Á nhưng quả chà là lại không có mấy người thích ăn. Cây chà là có lúc mọc hoang, thậm chí còn được người Trung Quốc trồng để phủ xanh đất trống, trồng hai bên đường.

Loai qua quy toc o Dubai, noi khac chi trong de phu xanh dat trong-Hinh-5

Theo tìm hiểu, cây chà là chịu hạn rất tốt nên có thể phát triển tốt ở Dubai. Quả chà là vàng cũng được gọi là chà là Trung Đông, nhìn rất giống chà là xanh nhưng giá trị dinh dưỡng lại cao hơn rất nhiều.

Loai qua quy toc o Dubai, noi khac chi trong de phu xanh dat trong-Hinh-6

Không chỉ giàu vitamin, chà là vàng nó còn chứa nhiều pectin, thêm nữa có vị chua ngọt vừa phải, độ ngọt cao hơn nhưng ăn không bị ngấy, có chút bùi bùi của dừa, thực sự rất đặc biệt.

Loai qua quy toc o Dubai, noi khac chi trong de phu xanh dat trong-Hinh-7

Ở sa mạc, cây chà là được mệnh danh là "bánh mì của sa mạc". Nếu không thể tìm được thức ăn nơi sa mạc hoang vu, bạn hoàn toàn có thể ăn quả chà là nếu như nhìn thấy chúng.

Loai qua quy toc o Dubai, noi khac chi trong de phu xanh dat trong-Hinh-8

Chà là cũng có thể cung cấp nhiều loại chất dinh dưỡng cho cơ thể, đối với người dân Dubai, khi ra ngoài họ thường mang theo một vài quả chà là.

Loai qua quy toc o Dubai, noi khac chi trong de phu xanh dat trong-Hinh-9

Hành động này là để chuẩn bị cho những trường hợp khẩn cấp, họ có thể bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Loai qua quy toc o Dubai, noi khac chi trong de phu xanh dat trong-Hinh-10

Được biết, người Dubai rất coi trọng cây chà là hoang dã. Những quả chà là hoang dã được xem là món ngon của các đại gia vùng Trung Đông, chính vì vậy chà là còn được xem như biểu tượng của sự giàu có.

Loai qua quy toc o Dubai, noi khac chi trong de phu xanh dat trong-Hinh-11

Quả cây chà là khi chín sẽ chuyển sang màu vàng rực, hái xuống có thể ăn được ngay nhưng phơi khô sẽ ngon hơn, ngọt hơn. Cũng như nho khô, phơi nắng và sấy có thể bảo quản được lâu.

Loai qua quy toc o Dubai, noi khac chi trong de phu xanh dat trong-Hinh-12

Người dân Dubai không chỉ ăn chà là như trái cây mà còn dùng chà là để làm đồ ngọt, rượu.

Loai qua quy toc o Dubai, noi khac chi trong de phu xanh dat trong-Hinh-13

Ở Việt Nam, người dân miền Tây cũng rất ưa chuộng quả chà là, coi đó là một món ăn vặt giàu dinh dưỡng.

(Theo Tri Thức và Cuộc Sống)

4 loại quả rừng 'giá chát' vẫn được lùng mua

4 loại quả rừng 'giá chát' vẫn được lùng mua

Những năm gần đây các loại quả rừng được người tiêu dùng ưa chuộng bởi màu sắc lạ, hương vị giúp thanh nhiệt, đặc biệt lại không có nhiều hóa chất.

Đất hạ nhiệt, nhà đầu tư bỏ cọc

Nhà đầu tư chấp nhận "bỏ cọc chạy lấy người" khi mà thị trường bất động sản ở nhiều nơi gần như "đóng băng"

Sau Tết Âm lịch, tại nhiều tỉnh thành, giá đất nền liên tục lập đỉnh. Mức giá tăng nhanh chỉ trong vòng 1-2 tháng. Ngay sau đó, các Bộ ngành và lãnh đạo các địa phương đã liên tục thực thi các giải pháp để bình ổn cơn sốt đất, như tạm dừng tách thửa, dừng chuyển nhượng đất nông nghiệp thành đất ở, kiểm tra pháp lý của các dự án. Cộng với ảnh hưởng từ dịch COVID-19 bùng phát,  giá đất nền tại một số nơi đã hạ nhiệt nhanh chóng.

{keywords}

Bắc Ninh, Bắc Giang, Thanh Hóa, Bình Phước, và một số huyện ngoại thành Hà Nội đã trở thành tâm điểm của cơn sốt đất hồi đầu năm. Tuy nhiên, đến thời điểm này, khung cảnh rất đìu hiu, vắng vẻ. Các sàn giao dịch cho biết, tham gia giao dịch trong cơn sốt đất vừa qua chủ yếu là các nhà đầu tư. 

Nhiều trường hợp chưa trả hết số tiền mua đất mà chỉ mới dừng ở việc đặt cọc từ 50 - 100 triệu đồng. Nay, họ sẵn sàng bỏ cọc, mất khoản tiền này còn hơn là tiếp tục xuống tiền để chịu lỗ bởi giá đất nền nhiều nơi đã giảm 20-30% so với thời điểm sốt nóng. Cá biệt, có nơi còn giảm tới 1 nửa, chủ yếu tại các dự án dang dở, chưa xong thủ tục pháp lý.

{keywords}
Một số nhà đầu tư "bỏ cọc chạy lấy người" (Ảnh minh hoạ)

"Lượng giao dịch sụt giảm và giá bán cũng tương tự. Một số nhà đầu tư hiện đã bỏ cọc chấp nhận mất tiền cọc", ông Phạm Đức Toàn - Giám đốc Sàn Giao dịch BĐS EZ Land cho biết

Tại một số tỉnh có dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, như tại Bắc Giang, thị trường gần như hoàn toàn đóng băng.

"Giá đã giảm, xuất hiện hiện tương cắt lỗ. Giao dịch không nhiều, chủ yếu là các nhà đầu tư tự giao dịch với nhau, chứ người mua thật gần như không có", Lò Thị Dung - TGĐ Sàn bất động sản Đông Dương Land nhấn mạnh

Ở các tỉnh phía Nam, số liệu từ một số đơn vị nghiên cứu cho thấy, trong tháng 5, nguồn cung đất nền tại các nơi như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vùng Tàu, Long An chỉ đạt 1.000 sản phẩm, giảm 30% so với tháng trước, kèm theo đó là lượng tiêu thụ đã giảm hơn 60%. Nguyên nhân là do đợt bùng phát dịch lần thứ 4 và người mua có tâm lý thận trọng hơn sau những cơn sốt đất thời gian qua.

(Theo VTV Digital)

Cơn sốt đi qua, cò đất tháo chạy: Kẻ 'ôm bom' cuối cùng lãnh đủ

Cơn sốt đi qua, cò đất tháo chạy: Kẻ 'ôm bom' cuối cùng lãnh đủ

Cơn sốt đất nền có dấu hiệu "hạ nhiệt", ở một số điểm nóng không còn cảnh mua bán nhộn nhịp, sang tay ồ ạt như trước, giá cũng đã có dấu hiệu chững lại.

Thủ đoạn lùa gà của sàn ngoại hối

Việc có thể xóa sổ hoàn toàn sàn ngoại hối không chỉ phụ thuộc vào việc truy quét của lực lượng chức năng, mà còn nằm ở quyết định, nhận thức của những người tham gia...

Lực lượng công an liên tiếp triệt phá một loạt các sàn giao dịch ngoại hối, tiền ảo đa cấp có hành vi lừa đảo. Như vậy, thay vì chỉ dừng lại ở việc cảnh báo, cơ quan chức năng đã mạnh tay hơn đối với các sàn núp bóng kinh doanh để lừa tiền.  Dù vậy, một khi vẫn còn giấc mộng "tỷ phú chỉ sau một đêm" thì các sàn tiền ảo vẫn còn đất diễn.

Tích cực triệt phá và truy quét

Ở Việt Nam hiện có khoảng 240 sàn giao dịch vàng, ngoại hối trái phép, thu hút hàng chục ngàn người tham gia, với số tiền giao dịch tại các sàn lên đến hàng nghìn tỷ đồng mỗi tháng.

Gần nhất, Công an thành phố Hải Phòng phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ tiếp tục triệt phá 16 sàn ngoại hối, tiền ảo theo phương thức đa cấp lừa đảo. Lần này quy mô vụ án lớn hơn rất nhiều và chuyên án thậm chí được xem là lớn nhất từ trước tới nay. 

Bắt đầu từ việc qua điều tra, Phòng An ninh kinh tế, Công an thành phố Hải Phòng phát hiện sàn Hitoption giao dịch ngoại hối trên không gian mạng, có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Ở đó, nhiều nhà đầu tư ở các tỉnh, thành phố trong cả nước đổ vào sàn Hitoption một lượng tiền lớn.

Qua công tác đấu tranh cho thấy, Nguyễn Thế Dương (sinh năm 1996) cùng với Nguyễn Văn Quyền (sinh năm 1983) lập nên sàn giao dịch ngoại hối Hitoption.net, sử dụng chế độ chơi tự động để đặt lệnh thay cho việc khách hàng tự giao dịch.

Qua trích suất sơ bộ 16 sàn giao dịch điện tử khác do các đối tượng quản trị, cơ quan công an xác định có khoảng 115.726 tài khoản trên sàn, tổng số dư hiện tại của các sàn là hơn 7.505 tỷ đồng. Tổng số tiền đã rút ra là 611 tỷ đồng.

Trước đó, vào trung tuần tháng 5/2021, Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa phối hợp với Công an Tp.HCM triệt phá thành công ổ nhóm đối tượng có hành vi tổ chức xây dựng, quản trị và điều hành 4 sàn giao dịch vàng, tiền ảo, ngoại tệ trái phép, gồm Rforex.com, Yaibroker, Vistaforex, Exswiss.

Bên cạnh các sàn bị triệt phá, còn có những sàn tự sập, điển hình như vụ sập sàn ngoại hối Fxtradingmarkets (FX Trading Markets Limited).

Tuy nhiên, hiện tượng trên đang dấy lên nghi ngờ  “ve sầu lột xác”. Bởi lẽ, các đối tượng quản trị sàn FXTradingmarkets có dấu hiệu tạo lập sàn giao dịch ngoại hối mới tại địa chỉ website sp500stock.com đăng ký ẩn danh từ cuối năm 2020 với giao diện và chức năng tương tự sàn FXTradingmarkets. 

Thống kê của Công an thành phố Hà Nội cho biết, ở Việt Nam hiện có khoảng 240 sàn giao dịch vàng, ngoại hối trái phép, thu hút hàng chục ngàn người tham gia, với số tiền giao dịch tại các sàn lên đến hàng nghìn tỷ đồng mỗi tháng.

"Lùa gà" bằng cách đánh vào lòng tham

Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương), mô hình đầu tư kiểu Ponzi đang nổi lên trong thời gian qua với hứa hẹn lãi suất rất lớn, gấp nhiều lần lãi suất thông thường do các tổ chức tín dụng áp dụng để lừa đảo.

Mô hình này thường yêu cầu, kêu gọi, dụ dỗ người tham gia góp vốn đầu tư liên tục và sụp đổ khi có một lượng lớn các nhà đầu tư đã tham gia đột nhiên rút vốn hoặc không thể kêu gọi thêm nhà đầu tư mới.

Thông thường với mô hình đầu tư kiểu Ponzi, nhà đầu tư được chào mời tham gia các dự án đầu tư với lãi suất hấp dẫn, tỷ lệ hoàn vốn cao. Tiền đầu tư hoặc góp vốn thay vì được sử dụng để tái đầu tư sinh ra lợi nhuận để trả lãi thì lại được dùng để trả cho nhà đầu tư trước đó và bản chất không có bất kỳ hoạt động đầu tư sinh lời nào.

Đặc biệt, việc các đồng tiền ảo, như Bitcoin, được chấp nhận sử dụng tại một số quốc gia như một loại tiền và có thể được giao dịch trên các sàn giao dịch trực tuyến hoặc được sử dụng để mua hàng hóa hoặc dịch vụ có thể dẫn tới nguy cơ những kẻ lừa đảo sử dụng mô hình Ponzi để thu hút các nhà đầu tư vào các loại tiền ảo tương tự.

“Mô hình Ponzi được nhận diện qua một số dấu hiệu như kêu gọi đầu tư làm giàu nhanh, hứa hẹn trả lãi suất cao ngất, cam kết không có rủi ro hoặc rủi ro đầu tư rất thấp, hoàn vốn theo tỷ lệ cố định, khó rút vốn”, Bộ Công thương khuyến cáo trong một thông báo gần đây.

Thực tế, như tại sàn Hitoption vừa bị triệt phá, chủ sàn quảng cáo đây là sàn có xuất xứ từ Anh, cam kết lãi suất ổn định từ 6-15%/tháng nếu ủy thác cho robot tự động đánh và người chơi có thể rút tiền vốn và lãi về bất kỳ lúc nào.

Đồng thời, để mở rộng quy mô hoạt động, sàn này đã thuê gần 100 nhân viên gọi điện hoặc thông qua mạng xã hội để quảng cáo, môi giới, tư vấn người đầu tư tham gia sàn, khi có khách hàng nạp tiền đầu tư thì nhóm môi giới sẽ được hưởng hoa hồng từ 1 - 6%.

Ở khía cạnh khác, Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI cho rằng, ngoài việc cố tình lừa đảo thì các sàn giao dịch ngoại hối hiện nay vẫn còn có nhiều rủi ro khác. Bởi lẽ, tỷ lệ đòn bẩy cao sẽ khiến thị trường chỉ cần biến động nhỏ cũng có thể tác động mạnh đến tài khoản của nhà đầu tư. Trong khi đó, nhà đầu tư không có quyền lựa chọn việc sử dụng đòn bẩy hay không vì đây gần như là bắt buộc khi tham gia hình thức này.

Cùng quan điểm chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu nhận định, các sàn ngoại hối trái phép với lời hứa hẹn lãi suất khủng, hàng trăm phần trăm mỗi năm đều là phương thức lừa đảo, lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của người dân để chiếm đoạt tài sản, thậm chí còn rất nhiều rủi ro tiềm ẩn đối với nhà đầu tư khi tham gia.

“Chỉ khi nào không còn những ảo tưởng vào sự giàu lên nhanh chóng, không còn những mơ mộng "tỷ phú chỉ sau một đêm", khi đó những sàn ngoại hối trái phép mới thực sự không còn đất sống”, ông Hiếu nói.

(Theo VnEconomy)

Sự thật gây sốc về công nghệ siêu kỹ thuật của sàn ngoại hối lừa đảo nghìn tỷ Hitoption

Sự thật gây sốc về công nghệ siêu kỹ thuật của sàn ngoại hối lừa đảo nghìn tỷ Hitoption

Trên thực tế, tại các trang mạng, việc mua bán code phần mềm (mã nguồn), do các đối tượng lừa đảo chuyên thành lập sàn forex, tiền ảo, đang được rao bán công khai.

Chủ kem Tràng Tiền bị cưỡng chế kê biên gần 4 triệu cổ phiếu

Trong thời gian bị cưỡng chế kê biên và xử lý tài sản, Ocean Group không được phép chuyển dịch, sang nhượng gần 4 triệu cổ phiếu OCH của Công ty Ocean Hospitality.

Công ty CP Tập đoàn Đại Dương - Ocean Group (OGC) vừa có công bố thông tin về việc nhận được quyết định cưỡng chế kê biên và xử lý tài sản của Chi cục thi hành án dân sự quận Ba Đình, Hà Nội.

Theo đó, cơ quan thi hành án dân sự quận Ba Đình đã quyết định cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản với gần 4 triệu cổ phiếu Công ty CP khách sạn và dịch vụ OCH - Ocean Hospitality do Ocean Group nắm giữ.

Số cổ phiếu này được giao dịch trên sàn HNX và đang lưu ký tại Công ty CP Chứng khoán Everest.

Cơ quan thi hành án yêu cầu Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) và Công ty Chứng khoán Everest không được chuyển dịch, sang nhượng số tài sản nói trên đến khi thi hành án xong hoặc có quyết định của cơ quan thi hành án dân sự quận Ba Đình.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu OCH đang được giao dịch với giá 8.500 đồng/cổ phiếu (cuối ngày 30/6), tương đương, gần 4 triệu cổ phiếu OCH do Ocean Group nắm giữ bị kê biên có giá trị khoảng 34 tỷ đồng.

{keywords}
Ocean Hospitality chính là chủ sở hữu thương hiệu kem Tràng Tiền nổi tiếng tại Hà Nội. Ảnh: Phương Lâm.

Ocean Hospitality là doanh nghiệp có vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng, kinh doanh chính trong lĩnh vực bất động sản du lịch, kinh doanh quản lý khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ liên quan.

Công ty này chính là chủ sở hữu thương hiệu bánh Givral nổi tiếng hơn 70 năm tuổi tại TP.HCM và hãng kem Tràng Tiền tại Hà Nội. Công ty đồng thời sở hữu chuỗi khách sạn, resort Sunrise tại khu vực miền Trung.

Hiện Ocean Group đang là cổ đông lớn nhất và là công ty mẹ nắm 119,7 triệu cổ phiếu OCH, tương đương 59,85% vốn doanh nghiệp.

Đầu năm nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an cũng đã có công văn đề nghị Ocean Group quan tâm, phối hợp tạm dừng mọi biến động đối với cổ phiếu OCH do đơn vị nắm giữ, đến khi có ý kiến của cơ quan chức năng.

Đáng chú ý, báo cáo tài chính hợp nhất năm 2020 của Ocean Group cho biết công ty còn một lượng cổ phiếu gần 4 triệu đơn vị (đúng bằng phần bị kê biên) đang cầm cố tại ngân hàng NCB.

Ngoài ra, tập đoàn này còn mang lượng lớn cổ phiếu OCH đi thế chấp tại ngân hàng và doanh nghiệp khác, bao gồm 19,3 triệu cổ phiếu cầm cố tại Vietcombank; 7 triệu cổ phiếu tại Công ty CP Giáo dục Quốc tế Thần Đồng và 8 triệu cổ phiếu tại Công ty CP Bình Dương Xanh.

Trước đó, tập đoàn này dùng 32 triệu cổ phiếu OCH để làm tài sản đảm bảo cho hợp đồng vay ngắn hạn tại ngân hàng NCB, nhằm thực hiện dự án Khu đô thị số 1 thuộc khu đô thị mới phía nam TP. Bắc Giang.

Năm 2017, Ocean Group và NCB thống nhất về mặt chủ trương dùng một số tài sản để hoàn trả một phần khoản nợ, gồm 22,5 triệu cổ phiếu đầu tư vào Công ty CP Chứng khoán Đại Dương (OCS) và tài sản hoặc nguồn thu từ chuyển nhượng 984.100 cổ phiếu Công ty CP Máy tính và Truyền thông Việt Nam.

Năm 2018, Ocean Group hoàn thành chuyển nhượng 22,5 triệu cổ phiếu OCS với giá trị 292,5 tỷ đồng. NCB sau đó đã giải tỏa 14,1 triệu cổ phiếu OCH của Ocean Group thế chấp tại đây.

Đến năm 2019, tập đoàn này hoàn thành chuyển nhượng 984.100 cổ phiếu đầu tư vào Công ty Máy tính và Truyền thông Việt Nam với giá 49,2 tỷ đồng và dùng nguồn tiền này để thanh toán khoản vay tại NCB. Ngân hàng sau đó giải chấp thêm 2,9 triệu cổ phiếu OCH.

Cuối năm 2019, Ocean Group cho biết đã thanh toán phần nợ gốc vay còn lại cho NCB, số lượng cổ phiếu OCH còn cầm cố tại ngân hàng này là 15 triệu đơn vị.

Đến đầu năm 2020, tập đoàn đã hoàn thành thủ tục giải chấp thêm hơn 11 triệu cổ phiếu OCH tại NCB.

Kết quả, Ocean Group còn gần 4 triệu cổ phiếu OCH được thế chấp tại NCB là tài sản đảm bảo cho khoản nợ lãi 37,4 tỷ đồng.

(Theo Zing)

Cửa hàng kem nổi tiếng Hà Nội bị tố: Tự ý thu của khách 1k và đổi cho bao khăn giấy ướt?

Cửa hàng kem nổi tiếng Hà Nội bị tố: Tự ý thu của khách 1k và đổi cho bao khăn giấy ướt?

Câu chuyện được đăng đàn ít lâu đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng, nhất là hội anh chị em sinh sống tại Hà Nội. Bởi lẽ, T.T chính là một trong những cửa hàng kem nổi tiếng tại đất Thủ đô hàng chục năm nay.

Các hãng bay Việt ứng phó với dịch Covid-19

Vận tải khách nội địa sụt giảm nghiêm trọng, đường bay quốc tế bị "đóng băng", các hãng đã "bẻ lái" sang chở hàng hóa. Thậm chí, Việt Nam được chọn là điểm trung chuyển hàng hóa lớn nhất khu vực.

Nghịch cảnh thị trường

Lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam cho biết, 2 đợt dịch bùng phát rất mạnh "dội" trúng vào giai đoạn cao điểm Tết Nguyên đán và nghỉ hè (30/4-1/5), đã gây cú sốc lớn cho thị trường hàng không nội địa. Đặc biệt, từ ngày 31/5 - khi TPHCM thực hiện giãn cách xã hội toàn thành phố theo Chỉ thị 15, hoạt động vận chuyển hành khách nội địa bằng đường hàng không đã sụt giảm nghiêm trọng.

{keywords}
Hàng trăm máy bay không có hoạt động khai thác phải bọc động cơ, nằm "đắp chiếu" ở Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài (Ảnh: Đỗ Linh).

"Sản lượng hàng ngày sụt giảm chỉ còn 20-30% so với giai đoạn tháng 3-4, thậm chí, các ngày của 2 tuần đầu tháng 6 chỉ tương ứng 5-10% lượng vận chuyển trung bình tháng 4" - lãnh đạo Cục Hàng không nói.

Với tình hình biến động liên tục như thời gian qua, sản lượng thông qua các cảng hàng không của Việt Nam 6 tháng đầu năm ước đạt 26,8 triệu lượt hành khách, giảm 19,4% so cùng kỳ 2020.

Mới đây, Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam (VBA) đưa ra dự báo năm nay doanh thu của các hãng hàng không trong nước vẫn tiếp tục giảm sâu, mức lỗ trên 15.000 tỷ đồng.

Theo VBA, doanh thu vận tải hàng không trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát có mức tăng bình quân hàng năm từ 15%-20%. Tuy nhiên, từ đầu năm 2020 tới nay, dịch bệnh đã ảnh hưởng rất tiêu cực tới hoạt động của ngành hàng không.

Cụ thể, doanh thu năm 2020 của các hãng hàng không Việt Nam giảm trên 60%, tương đương khoảng 100.000 tỷ đồng; các hãng ghi nhận mức lỗ 16.000 tỷ đồng, số tiền nộp ngân sách cũng bị giảm tương ứng. Trong khi đó, năm 2019, các hãng hàng không nộp thuế, phí trực và gián tiếp trên 20.000 tỷ đồng.

{keywords}
Vietnam Airlines, Vietjet, Bamboo Airways đang đối mặt với "gánh" 36.000 tỷ đồng nợ đến hạn phải trả (Ảnh: Đỗ Linh).

Hiện nay, nợ ngắn hạn và nợ đến hạn phải trả của Vietnam Airlines, Vietjet, Bamboo Airways đã lên tới 36.000 tỷ đồng, trong đó riêng Vietnam Airlines là 20.000 tỷ đồng. Doanh thu giảm sâu, riêng tháng 5 và tháng 6 doanh thu giảm 90% so với cùng kỳ năm 2020, khiến các hãng càng suy kiệt. Tuy nhiên, để duy trì hoạt động tối thiểu trong mùa dịch, các hãng vẫn phải chi hơn 100 tỷ đồng/ngày. 

Ngược dòng "bão" Covid-19

Tại Việt Nam, trong bối cảnh vận tải hành khách bằng đường hàng không sụt giảm nghiêm trọng vì Covid-19 thì hoạt động chở hàng hóa của các hãng bay lại tăng lên, giúp tình hình thị trường hàng không nói chung phần nào bớt u ám.

Bằng chứng là sản lượng hàng hóa vận chuyển theo đường hàng không trong 6 tháng qua đạt con số 668.000 tấn, tăng 12,7% so cùng kỳ 2020. Trong đó, hàng hóa quốc tế là 490.000 tấn, tăng 18,1% và 179.000 tấn hàng hóa nội địa, tăng 0,3%. Rõ ràng, phân khúc thị trường hàng hóa đang chiếm ưu thế và nỗ lực cải thiện doanh thu được các hãng tận dụng triệt để.

Đại diện Vietnam Airlines cho biết, khách đi máy bay giảm mạnh nhưng nhu cầu vận chuyển hàng hóa lại tăng. Vì vậy, hãng chuyển hướng chở hàng nhằm tối ưu hóa khai thác đội tàu bay sẵn có, đây là giải pháp hiệu quả, đóng góp một phần doanh thu cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

{keywords}
Sản lượng hành khách sụt giảm nghiêm trọng, các hãng chuyển hướng sang bay chở hàng hóa (Ảnh: Đỗ Linh).

Mới đây, Công ty cổ phần IPP Air Cargo - công ty con của tập đoàn kinh doanh bán lẻ IPP đang chiếm gần 70% thị trường hàng hiệu quốc tế tại Việt Nam - do ông Johnathan Hạnh Nguyễn là Chủ tịch Hội đồng quản trị đã quyết định đầu tư một hãng bay chở hàng của riêng mình. Động thái này được giới phân tích đánh giá là khôn ngoan và sáng cửa, bởi Việt Nam chưa có hãng hàng không chuyên biệt về chở hàng.

IPP Air Cargo đặt ra lộ trình dự án được phê duyệt và nhận giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không vào quý III, lấy chứng chỉ nhà khai thác tàu bay trong quý IV năm nay và thực hiện chuyến bay chở hàng đầu tiên vào quý II/2022. Hiện hồ sơ của doanh nghiệp này đang được các bộ, ngành xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư dự án và cấp phép hoạt động.

Trong một diễn biến có liên quan, Cục Hàng không Việt Nam cho biết hiện có khoảng 30 hãng hàng không từ các nước Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Trung Đông và Pháp vẫn tiếp tục thực hiện các chuyến bay đi/đến Việt Nam. Đáng nói, ngoài hoạt động nhân đạo thì mục tiêu của các hãng hàng không này là vận chuyển hàng hóa, điều này cũng dễ hiểu bởi hầu hết thị phần vận tải hàng hóa qua đường hàng không quốc tế của Việt Nam đều do hãng nước ngoài khai thác.

{keywords}
Việc "bẻ lái" sang vận chuyển hàng hóa giúp các hãng bù đắp một phần doanh thu trong sản xuất kinh doanh (Ảnh: Đỗ Linh).

Đại dịch Covid-19 đã làm nhu cầu mua sắm trực tuyến tăng đáng kể, tạo ra sự bùng nổ của thương mại điện tử tại châu Á. Đây cũng chính là tác nhân chính thúc đẩy tăng trưởng số lượng hàng hóa vận chuyển trong khu vực của DHL Express trong đó có Việt Nam.

Cuối tháng 6, đơn vị này đầu tư chuyến bay riêng để chuyên chở hàng từ trung tâm trung chuyển châu Á của DHL Express tại Hồng Kông đến TPHCM của Việt Nam và ngược lại, với tần suất 6 chuyến bay thẳng một chiều/tuần, 62 tấn hàng mỗi chuyến. 

Đông Nam Á có mức tăng trưởng cao nhất khu vực châu Á và thị trường thương mại điện tử được dự báo sẽ đạt 172 tỷ USD vào năm 2025. Theo một nghiên cứu vào năm 2020, các nhà cung cấp muốn tìm kiếm cơ hội kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam khi thị trường có lượt tìm kiếm trên Google liên quan đến mảng bán hàng trực tuyến tăng lên gấp 5 lần, mức tăng trưởng về thương mại điện tử hàng năm ghi nhận tại Việt Nam là 46%.

Trước nỗ lực tiêm vắc xin phòng Covid-19 đang được đẩy nhanh tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, Cục Hàng không Việt Nam kỳ vọng từ nửa cuối năm nay tình hình thị trường sẽ cải thiện so với năm 2020.

Đặc biệt, theo Cục Hàng không, nhiều thị trường trọng điểm của hàng không Việt Nam như Đông Bắc Á, châu Âu sẽ đủ điều kiện tạo miễn dịch cộng đồng, đây là cơ sở để Việt Nam từng bước mở lại hoạt động vận chuyển hàng không quốc tế vào cuối quý III, đầu quý IV tới.

"Dự báo, thị trường hàng không Việt Nam sẽ bắt đầu phục hồi từ giữa quý III với sản lượng thông qua các cảng hàng không ước đạt trên 70 triệu hành khách" - Cục Hàng không thông tin.

 (Theo Dân Trí)

Có 30 hãng hàng không nước ngoài đến, đi từ Việt Nam bất chấp Covid-19

Có 30 hãng hàng không nước ngoài đến, đi từ Việt Nam bất chấp Covid-19

Các hãng này từ Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Trung Đông và Pháp khai thác bay chở hàng hóa, nhà ngoại giao, chuyên gia, nhà đầu tư, người lao động tay nghề cao, sinh viên nước ngoài...

Hàng loạt quốc gia siết chặt kiểm soát Bitcoin, Ether

Bitcoin, Ether và các loại tiền mã hóa khác đang loay hoay tìm lại động lực tăng giá. Tuy nhiên, đà tăng vẫn bị cản trở bởi những rủi ro đến từ các cơ quan quản lý trên toàn cầu.

Tiền mã hóa đang tìm cách trở lại sau cú rơi hồi tháng 5 vừa qua. Theo dữ liệu của Coin Desk hôm 30/6 (theo giờ Việt Nam), Bitcoin - đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới - được giao dịch quanh mức 34.961 USD/đồng, giảm gần 2% so với một ngày trước đó.

Giá Bitcoin vẫn tăng gần 19% so với mức hồi đầu năm. Tuy nhiên, tính từ đỉnh 64.800 USD/đồng (thiết lập hôm 14/4), Bitcoin đã sụt giá hơn 46%.

Trong khi đó, Ether - đồng tiền mã hóa lớn thứ hai - được giao dịch ở mức giá 2.137 USD/đồng, giảm 1,64% so với một ngày trước đó. Kể từ đầu năm đến nay, giá của đồng tiền tăng hơn 187%.

Đà tăng giá của các đồng tiền mã hóa vẫn bị cản trở bởi những rủi ro đến từ các cơ quan quản lý trên khắp thế giới. Điều đó có thể triệt tiêu động lực của những đồng tiền này.

{keywords}
Giá Bitcoin gặp khó trong việc lấy lại mốc 40.000 USD/đồng. Ảnh: Coin Desk.

Siết chặt quy định

Hôm 26/6, Cơ quan Quản lý Tài chính Anh (FCA) đã cấm Binance - một trong những sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất thế giới - kinh doanh hàng loạt dịch vụ tại quốc gia này.

"Binance Markets Limited sẽ không được phép thực hiện các hoạt động có trong quy định ở Anh. Những tổ chức khác thuộc Binance Group cũng không được cấp phép thực hiện các hoạt động tại Anh", FCA nhấn mạnh.

Lệnh cấm của Anh được đưa ra sau khi các cơ quan quản lý tài chính Nhật Bản lên tiếng cảnh báo về sàn Binance cuối tuần trước. Chính quyền Nhật Bản cho biết Binance có thể đang kinh doanh tại nước này mà không có giấy phép hoạt động.

Binance cũng sẽ không được phép phục vụ các khách hàng ở Ontario, Canada từ ngày 31/12.

Các động thái chống lại sàn giao dịch Binance diễn ra trong bối cảnh những giao dịch tiền mã hóa ngày càng phổ biến. Hồi đầu tháng, FCA công bố nghiên cứu chỉ ra khoảng 2,3 triệu người Anh đang sở hữu tài khoản tiền mã hóa, bất chấp những cảnh báo về rủi ro.

{keywords}
Các cơ quan quản lý từ Anh, Nhật Bản đến Trung Quốc đang hành động mạnh tay hơn đối với thị trường tiền mã hóa. Ảnh: Reuters.

Khoảng 50% tin rằng các khoản nắm giữ của họ là đầu tư, chỉ 38% coi đó là một canh bạc, giảm từ 47% hồi năm 2020. Tuy nhiên, những cơ quan quản lý trên khắp thế giới đang đưa ra các động thái cứng rắn hơn.

Trong vài tháng qua, chính quyền Trung Quốc đã mở chiến dịch trấn áp thị trường tiền mã hóa. Họ khẳng định các tổ chức tài chính và công ty thanh toán không nên tham gia vào bất cứ giao dịch nào liên quan đến tiền mã hóa, cũng như cung cấp những dịch vụ liên quan tới tiền mã hóa cho khách hàng.

Bắc Kinh cũng trấn áp hoạt động khai thác Bitcoin. Hồi đầu tháng, Ngân hàng Thanh toán Quốc tế cho biết các ngân hàng nắm giữ tài sản tiền mã hóa cần được kiểm soát bởi những quy định nghiêm ngặt hơn.

Bảo vệ nhà đầu tư

"Dù mức độ tiếp xúc của các ngân hàng đối với tài sản tiền mã hóa vẫn hạn chế, sự tăng trưởng và đổi mới liên tục của tài sản tiền mã hóa và những dịch vụ liên quan, cùng với sự quan tâm ngày càng cao của một số ngân hàng, có thể làm gia tăng mối lo ngại về ổn định tài chính toàn cầu và rủi ro đối với hệ thống ngân hàng", tổ chức này nhấn mạnh.

Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) cũng đang cân nhắc về việc có chấp nhận quỹ giao dịch trao đổi (ETF) Bitcoin hay không. Loại quỹ này sẽ giúp các nhà đầu tư tiếp cận thị trường dễ dàng hơn.

Theo CNN, rủi ro về quy định từ lâu đã là mối đe dọa đối với thế giới tiền mã hóa. Các chính phủ vẫn chậm chạp trong việc đưa ra những quy định mới. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, giới chức trách dường như đang trở nên cảnh giác hơn nhằm bảo vệ người tiêu dùng và sự ổn định của hệ thống tài chính.

"SEC chưa sẵn sàng phê duyệt một quỹ ETF Bitcoin trong vài năm qua. Động thái mới nhất phù hợp với điều đó", ông Timothy Massad tại Kennedy School of Government thuộc Harvard University nhận định.

Hồi tháng 5, Chủ tịch SEC Gary Gensler đã kêu gọi đưa ra thêm quy định đối với các sàn giao dịch tiền mã hóa nhằm tăng cường bảo vệ nhà đầu tư.

"Thị trường đã phát triển, nhưng nó vẫn thiếu một số tiêu chuẩn cơ bản", ông Massad nhận định. Theo ông, nếu không có sự giám sát đối với các sàn giao dịch, SEC lo ngại nhà đầu tư có thể bị lừa hoặc thao túng thị trường.

"Các quy định của cơ quan quản lý sẽ tác động tiêu cực đến thị trường tiền mã hóa trong ngắn hạn, nhưng tích cực về dài hạn. Bởi giá Bitcoin có thể bớt biến động hơn sau khi giới chức trách áp đặt những quy định nhằm hạn chế các hành vi như lừa đảo và đầu cơ", ông Edward Moya - chuyên gia tài chính tại hãng tư vấn Moya (Mỹ) - khẳng định.

(Theo Zing)

Một đêm tăng giá hơn 100 triệu, Bitcoin hồi lực mạnh mẽ

Một đêm tăng giá hơn 100 triệu, Bitcoin hồi lực mạnh mẽ

Từ ngưỡng 31.000 USD vào cuối tuần trước, giá Bitcoin vào đầu giờ sáng nay (30/6) đã chạm mốc 36.000 USD, thị trường tiền mã hóa tràn ngập sắc xanh hi vọng.

Giá vé máy bay nội địa về mức sàn

Giá vé rẻ nhất trên các đường bay nội địa trong giai đoạn tháng 7 và tháng 8 hiện ở mức 1,3-1,5 triệu đồng khứ hồi đã bao gồm thuế phí.

Theo khảo sát của Zing, đến ngày 7/9, giá vé mới về mức sàn 1 triệu đồng nhờ ưu đãi vé 0 đồng của Vietjet Air. Cụ thể, với đường bay TP.HCM - Hà Nội, khởi hành ngày 7/9 và trở lại vào ngày 10/9, giá vé khứ hồi rẻ nhất đang ở mức 1,01 triệu đồng, hãng thực hiện là Vietjet Air.

Những lựa chọn khác của hành khách bao gồm Vietnam Airlines Group (1,36 triệu đồng), Vietravel Airlines (1,44 triệu đồng) và Bamboo Airways (1,45 triệu đồng).

Tương tự là đường bay TP.HCM - Đà Nẵng với giá vé rẻ nhất 1,01 triệu đồng từ Vietjet Air, kế đến là Vietravel Airlines (1,09 triệu đồng), Bamboo Airways (1,2 triệu đồng) và Vietnam Airlines Group (1,25 triệu đồng).

Nếu không có điều chỉnh giá vé từ các hãng bay, hành khách di chuyển nội địa trong tháng 7 và tháng 8 sẽ chi trả giá vé khứ hồi đắt hơn khoảng 300.000 đồng so với thời điểm bay đầu tháng 9.

Theo dự báo của Cục Hàng không, tình hình ngành hàng không năm 2021 sẽ cải thiện so với năm 2020, đặc biệt vào nửa cuối năm 2021 khi việc tiêm vaccine phòng Covid-19 được đẩy nhanh tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, bao gồm nhiều thị trường trọng điểm của hàng không Việt Nam như Đông Bắc Á, châu Âu.

{keywords}
Chỉ tới đầu tháng 9 khi xuất hiện vé ưu đãi 0 đồng, giá vé máy bay nội địa Việt Nam mới trở lại mức sàn 1 triệu đồng khứ hồi. Ảnh: Thạch Thảo.

Nhà chức trách hàng không cũng nhận định thị trường hàng không Việt Nam sẽ bắt đầu phục hồi từ giữa quý III với sản lượng thông qua các cảng hàng không của Việt Nam năm 2021 ước đạt trên 70 triệu hành khách.

Số liệu từ Cục Hàng không cho thấy với hai đợt dịch bùng phát dịch bệnh Covid-19 vào cao điểm Tết Nguyên đán và nghỉ hè (từ 30/4-1/5), hoạt động vận chuyển hành khách nội địa bằng đường hàng không sụt giảm nghiêm trọng với sản lượng hàng ngày chỉ còn 20-30% so với giai đoạn tháng 3-4.

Thậm chí, các ngày của 2 tuần đầu tháng 6 chỉ tương ứng 5-10% lượng vận chuyển trung bình tháng 4. Sản lượng thông qua các cảng hàng không của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2021 ước đạt 26,8 triệu lượt hành khách, giảm 19,4% so cùng kỳ 2020 (145.000 khách quốc tế, giảm 97,9% và 26,7 triệu khách nội địa, tăng 1,4%) và 668.000 tấn hàng hóa, tăng 12,7% so cùng kỳ 2020.

Hiện đã có 5 đường bay nội địa đã được yêu cầu dừng khai thác, là các đường bay nối TP.HCM với các địa phương gồm: Quảng Ninh, Hải Phòng, Gia Lai, Côn Đảo và Quảng Bình.

Chưa có đường bay nào trong số này được khôi phục trở lại. Gần nhất, UBND tỉnh Nghệ An vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đề nghị tạm dừng khai thác các chuyến bay thương mại đến sân bay Vinh từ ngày 30/6.

(Theo Zing)

Giá vé máy bay tăng

Giá vé máy bay tăng

Các hãng bay giá rẻ nâng giá vé khiến mặt bằng giá vé máy bay khứ hồi nội địa đầu tháng 7 tăng đáng kể, không còn mức dưới 1 triệu đồng như giai đoạn thấp điểm vừa qua.