Thứ Ba, 16 tháng 2, 2021

Điểm đến của các đại gia công nghệ

Việt Nam là một lựa chọn hấp dẫn đối với các hoạt động sản xuất và những người đang tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng ở châu Á.

Theo Nikkei, nhà sản xuất chip Intel đã đầu tư 475 triệu USD vào nhà máy Intel Products Việt Nam (IPV), địa điểm lắp ráp và thử nghiệm chip lớn nhất trên toàn cầu. Theo Intel, khoản đầu tư bổ sung này được thực hiện vào nửa cuối năm ngoái, giúp tăng cường sản xuất các sản phẩm 5G, bộ xử lý Intel Core với Công nghệ Intel Hybrid và bộ xử lý Intel Core thế hệ thứ 10.

Tổng giám đốc Kim Huat Ooi cho biết: “Tính đến cuối năm 2020, Intel Products Việt Nam đã xuất xưởng hơn 2 tỷ sản phẩm cho khách hàng trên toàn thế giới. Chúng tôi rất tự hào về cột mốc quan trọng này, điều này cho thấy IPV quan trọng như thế nào trong việc giúp Intel đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên toàn thế giới và lý do tại sao chúng tôi tiếp tục đầu tư vào cơ sở vật chất và đội ngũ của mình tại Việt Nam".

{keywords}
Intel đầu tư vào Việt Nam

IPV là một trong 10 địa điểm sản xuất của Intel trên toàn cầu. Nhà máy tại SHTP có hơn 2.700 nhân viên và là nhà máy lắp ráp, kiểm định (ATM) có quy mô phòng sạch lớn nhất trong hệ thống Intel toàn cầu. Trong 10 năm qua, giá trị xuất khẩu từ nhà máy Intel tại Việt Nam đạt trên 50,2 tỷ USD. Riêng năm 2020, Intel đã ghi nhận giá trị xuất khẩu kỷ lục là 13,1 tỷ USD, chiếm khoảng 68% tổng giá trị xuất khẩu của SHTP.

Intel là nhà đầu tư công nghệ cao lớn nhất của Mỹ tại Việt Nam. Tập đoàn đã rót 1 tỷ USD vào quốc gia Đông Nam Á kể từ năm 2006 và đầu tư thêm 475 triệu USD trong 17 tháng qua. 

Việt Nam ngày càng trở thành một phần quan trọng trong chuỗi cung ứng công nghệ, khi các công ty từ Samsung Electronics đến nhà cung cấp Pegatron của Apple trong bối cảnh nhiều biến động mới.

Nguồn tin từ Nikkei cho hay, hãng công nghệ Mỹ Apple đang đẩy nhanh việc đa dạng hóa hoạt động sản xuất với hai điểm đến chính là Việt Nam và Ấn Độ. Theo đó, Apple sẽ sản xuất iPad tại Việt Nam sớm nhất vào giữa năm 2021.

Apple sẽ mở rộng dây chuyền sản xuất dòng loa thông minh mới nhất HomePod mini. Sản phẩm này được sản xuất tại Việt Nam từ thời điểm ra mắt thị trường vào năm ngoái. Bên cạnh đó, sản lượng tai nghe AirPods của Apple tại Việt Nam cũng tăng lên trong năm 2021.

Cuối năm ngoái, Foxconn, nhà sản xuất theo hợp đồng lớn nhất của Apple, đã đầu tư 270 triệu USD xây nhà máy tại Việt Nam.

Trong khi đó, Luxshare Precision Industry, công ty lắp ráp iPhone và AirPods, cũng đang gấp rút triển khai hoạt động tại miền Bắc Việt Nam để sản xuất HomePod. 

{keywords}
Làn sóng công ty công nghệ mới muốn chọn Việt Nam là điểm đến

Theo báo cáo của Savills Việt Nam, tập đoàn điện tử Pegatron (Đài Loan), nhà cung ứng linh kiện cho Apple, đã đầu tư hơn 19 triệu USD vào Hải Phòng cho giai đoạn đầu trong chuỗi kế hoạch mở rộng tại Việt Nam. 

Trong đợt bùng phát dịch đầu tiên, một số nhà sản xuất đa quốc gia đã thông báo kế hoạch mở rộng, di chuyển sản xuất đến Việt Nam, điển hình như các nhà cung cấp linh kiện và lắp ráp như Sharp, Nintendo và Komatsu từ Nhật Bản; và Lenovo từ Hồng Kông. 

Đón làn sóng tỷ đô

Trong báo cáo có tựa đề “Ngôi sao đang lên: Vai trò của Việt Nam trong các chuỗi cung ứng biến đổi tại châu Á”, vừa được công bố, Economist Intelligence Unit (EIU) cho rằng, Việt Nam vẫn là một lựa chọn hấp dẫn đối với các hoạt động sản xuất và những người đang tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng ở châu Á.

Mới đây, dữ liệu từ Báo cáo Thị trường Bất động sản Việt Nam 2020 cho biết, các doanh nghiệp nước ngoài tiếp tục đẩy mạnh sự dịch chuyển và Việt Nam trở thành một điểm đến thay thế cho các cơ sở sản xuất này. 

Năm 2020, thị trường bất động sản công nghiệp được đánh giá là phân khúc có nhiều lợi thế khi nền kinh tế phát triển ổn định, Việt Nam tham gia vào các Hiệp định thương mại và liên tục có các chính sách hỗ trợ như miễn giảm, ưu đãi thuế của Chính phủ đối với các nhà đầu tư.

Ông Stephen Wyatt, Tổng Giám đốc JLL Việt Nam, cho rằng, Covid-19 có thể là chất xúc tác mới thúc đẩy quá trình dịch chuyển sản xuất diễn ra nhanh hơn, sau khi đã được thúc đẩy bởi căng thẳng thương mại hồi năm ngoái. Do đó, khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ càng hấp dẫn hơn cho các doanh nghiệp trong lương lai.

Còn JETRO khẳng định, sự dịch chuyển này được khuyến khích để cải thiện hiệu quả của chuỗi cung ứng, lấp đầy khoảng trống do ảnh hưởng của đại dịch, đồng thời tăng cường quan hệ kinh tế và công nghiệp với các nước ASEAN.

Để thúc đẩy các nhà đầu tư, ông John Campbell, Trưởng bộ phận Bất động sản Công nghiệp, Savills Việt Nam, cho rằng, một số yếu tố trong lĩnh vực công nghiệp cần được nâng cấp và cải thiện, như cơ sở hạ tầng, hậu cần, giá đất. Giá đất cũng đã và đang tăng nhanh trong vài năm qua do nhiều quốc gia quyết định chuyển hướng vào thị trường Việt Nam. 

Việt Nam được đánh giá cao nhờ sở hữu những nền tảng tốt cho thị trường bất động sản công nghiệp, vì vậy một trong những việc cần thiết hiện nay là thúc đẩy quảng bá về đất nước và tăng tính khác biệt của thị trường trong nước so với nước ngoài. 

Ngoài ra, Việt Nam cũng đang sở hữu một khung pháp lý hoàn thiện và các dự án bất động sản có chất lượng tốt, đây chính là lý do để nguồn cầu liên tục tăng mạnh vừa qua và thị trường bất động sản công nghiệp hứa hẹn còn tăng trưởng khởi sắc.

Duy Anh

Chuyện kín sau quyết định Apple sản xuất Ipad, MacBook ở Việt Nam

Chuyện kín sau quyết định Apple sản xuất Ipad, MacBook ở Việt Nam

Những tập đoàn lớn của nước ngoài chọn Việt Nam làm “bến đỗ” mới không còn là chuyện xa vời mà rất thực tế. Việc cần làm lúc này là phải tham gia vào phân khúc có giá trị gia tăng cao hơn.

Đón 'đại bàng, khi Apple, Samsung và LG chọn đến Việt Nam

Đón 'đại bàng, khi Apple, Samsung và LG chọn đến Việt Nam

Việt Nam - cái tên ấn tượng được nhắc đến nhiều trên thế giới trong năm vừa qua. Khó khăn vì đại dịch nhưng người Việt đã tìm cách vượt qua, để tìm thấy cơ hội trong khủng hoảng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét