Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2021

Giá vàng chênh lệch

Việc các đơn vị kinh doanh vàng liên tục nới rộng chênh lệch mua vào - bán ra được đánh giá là "đẩy rủi ro cho khách hàng".

Giá vàng trong nước chênh rất cao so với thế giới

Dù xu hướng chung của giá vàng những ngày vừa qua đều giảm, tuy nhiên chênh lệch giữa vàng thế giới và thị trường trong nước hiện đang ở mức cao kỷ lục.

Trong phiên giao dịch sáng qua (19.2), giá vàng thế giới trên sàn Kitco được niêm yết ở mức 1.763 USD/oz. Quy đổi theo giá USD tại Vietcombank (1 USD = 23.095 VND), giá vàng thế giới tương đương 49,05 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng SJC bán ra 7,2 triệu đồng/lượng.

{keywords}
Lâu nay, giá vàng Việt Nam một phần nào đó luôn chịu tác động từ thị trường vàng thế giới. Việc hai thị trường ghi nhận mức chênh lệch quá cao có thể khiến nhiều nhà đầu tư “chùn chân“. Ảnh: Hà Phương

Lý giải về mức chênh lệch này, bà Nguyễn Thị Luyến, Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh Công ty Vàng bạc Đá quý Bảo Tín Minh Châu thông tin với báo chí rằng, nguyên nhân dẫn đến chênh lệch này là bởi cung và cầu không đảm bảo:

“Trong vài tháng qua, giá vàng thế giới luôn thấp hơn giá vàng trong nước, biên độ khoảng cách dao động từ 3 triệu đến 6 triệu đồng/lượng.

Một số nguyên nhân chính dẫn đến lý do trên là nguồn cung đang khan hàng, đường biên siết chặt hơn. Gần Tết, dịp đầu Xuân, nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng có nhu cầu nhập nguyên liệu vàng để chế tác, sản xuất sản phẩm vàng để phục vụ nhu cầu cho khách hàng.

Cung và cầu không đảm bảo dẫn đến sự chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và thế giới”, bà Luyến cho hay.

Đơn vị kinh doanh đẩy rủi ro cho người mua

Nhìn lại thị trường vàng trong nước một số phiên giao dịch gần đây, người mua vàng liên tục thu về khoản lỗ nặng nếu đầu tư lướt sóng trong vòng 1 tuần.

Đáng nói, dù tuần đó giá vàng trung bình vẫn tăng, nhà đầu tư lỗ "đều như vắt chanh" 300.000 đến 400.000 đồng/lượng.

Điển hình, nếu nhà đầu tư mua vàng tại Tập đoàn DOJI với giá 55,85 triệu đồng/lượng vào phiên ngày 25.12.2020 và bán ra vào chốt tuần đó (31.12.2020) với giá 55,55 triệu đồng/lượng, người mua lỗ 300.000 đồng/lượng.

Tuần tiếp theo, nếu mua vàng tại Tập đoàn DOJI với giá 56,80 triệu đồng/lượng vào phiên đầu tháng 1.2.2021 và bán ra vào chốt tuần đó (7.2.2021) với giá 56,40 triệu đồng/lượng, người mua thu về khoản lỗ lên tới 400.000 đồng/lượng. Khoản lỗ này trực tiếp đến từ mức chênh lệch quá cao.

Trong phiên giao dịch sáng 19.2, Công ty VBĐQ Sài Gòn (SJC) ghi nhận mức chênh lệch mua vào - bán ra ở ngưỡng 550.000 đồng/lượng.

Cùng thời điểm, mức chênh lệch của Phú Quý SJC cũng là 500.000 đồng/lượng.

{keywords}
Người mua vàng có thể lỗ nặng vì đầu cơ lướt sóng. Ảnh: Phan Anh

Trao đổi với PV Báo Lao Động về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, việc các đơn vị kinh doanh trong nước điều chỉnh chênh lệch mua vào - bán ra quá cao sẽ đẩy rủi ro về phía người mua.

"Giá vàng mua vào và bán ra chỉ chênh lệch nhau vào khoảng dưới 300.000 đồng/lượng là hợp lý.

Tuy nhiên với mức chênh 500.000 - 1.000.000 đồng/lượng là cao, và trên 1.000.000 đồng/lượng là rất cao.

Việc đẩy chênh lệch mua vào - bán ra quá cao có nghĩa các đơn vị kinh doanh vàng đang đẩy rủi ro cho người mua vàng. Khi nhà đầu tư quyết định mua vàng sẽ phải mua với giá cao, nhưng khi bán lại cho các đơn vị này lại phải giao dịch với giá thấp", ông Hiếu cho biết.

Giá vàng đóng cửa phiên giao dịch ngày 19.2 như sau:

Giá vàng SJC tại Hà Nội chốt phiên ở mức 55,75 triệu đồng/lượng (mua vào) và 56,32 triệu đồng/lượng (bán ra).

Cùng thời điểm, Phú Quý SJC niêm yết giá vàng mua vào - bán ra ở mức 55,85 – 56,30 triệu đồng/lượng.

Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) niêm yết giá vàng SJC tại Hà Nội ở mức 55,70 - 56.30 (mua vào - bán ra).

Giá vàng Kitco trực tuyến ở mức 1772,70 - 1773,70 USD/ounce.

(Theo Lao Động)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét