Thứ Ba, 30 tháng 6, 2020

Tin chứng khoán ngày 1/7: Mua bán DN ngàn tỷ, tỷ phú Nguyễn Đăng Quang đặt mốc 10 tỷ USD

Hàng loạt vụ M&A lớn trên thị trường đã giúp tỷ phú Việt xây dựng các đế chế mang tầm cỡ khu vực, có thể cạnh tranh không chỉ thị trường trong nước mà quốc tế trong tương lai.

Liên tiếp các thương vụ mua bán sáp nhập lớn: mua lại H.C. Starck - Đức, VinMart, Net trong 2019 đã mang lại có tỷ phú Nguyễn Đăng Quang sức mạnh thực hiện tham vọng trong chặng đường mới. Tập đoàn Masan (MSN) lần đầu tiên tiết lộ chi tiết về các vụ mua bán sáp nhập (M&A) lớn trong hơn 1 năm qua.

Tại ĐHCĐ CTCP Tài nguyên Masan, ông Danny Le - Tổng giám đốc Masan lần đầu tiết lộ giá trị thương vụ mua lại nền tảng kinh doanh vonfram của H.C. Starck. Lần đầu tiên 1 doanh nghiệp Việt mua trọn 1 tập đoàn công nghiệp nước ngoài đã giúp Masan sở hữu các cơ sở sản xuất tại Đức, Canada và Trung Quốc và các cơ sở kinh doanh, tiếp cận thị trường EU, Bắc Mỹ, châu Á - Thái Bình Dương. Qua đó mở rộng quy mô thị trường từ 1,3 tỉ đô la lên 4,6 tỷ USD.

Trong 2019, DN của tỷ phú Nguyễn Đẵng Quang cũng thực hiện một vụ M&A lớn hiếm có khi nhận chuyển giao VinCommerce - đơn vị nắm giữ chuỗi siêu thị Vinmart/Vinmart+ với hệ thống hàng nghìn siêu thị/cửa hàng từ tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Hệ thống bán lẻ của tỷ phú Vượng kết hợp với nền tảng sản xuất hàng tiêu dùng của tỷ phú Quang đã giúp Masan thiết lập tập đoàn tiêu dùng - bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

Cũng trong năm 2019, Tập đoàn Masan đã chi 46 triệu USD để nắm giữ cổ phần chi phối trong NET - doanh nghiệp chuyên ngành các sản phẩm chăm sóc cá nhân lâu năm để thâm nhập vào ngành hàng tỷ USD đang bị các tập đoạn nước ngoài nắm giữ trên 90%.

Thông qua mua bán sáp nhập, Masan của ông Nguyễn Đăng Quang tham vọng 2020 sẽ bước vào chặng đường tăng tốc trong 5 năm tới.

Việc mua lại H.C. Starck đưa Masan từ nhà khai khoáng trở thành nhà chế tạo vonfram công nghệ cao thông qua công ty con Masan High-Tech Materials. Qua đó, giúp doanh thu tăng gấp đôi trong 2020. Dự báo, nếu kinh tế thế giới phục hồi tốt sau Covid-19, doanh nghiệp sẽ có doanh thu 8.000 tỷ đồng, lợi nhuận 200 tỷ đồng và 9.000 tỷ đồng doanh thu, 500 tỷ đồng lợi nhuận nếu thị trường thuận lợi. Đây là các con số cao so với doanh thu 4.706 tỷ đồng trong năm 2019.

{keywords}
Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang.

Việt Nam với mỏ Núi Pháo là nguồn Vonfram lớn nhất thế giới và thứ 2 về Florit ngoài Trung Quốc. Việt Nam đang chiếm 28% thị phần xuất khẩu Vonfram (sau Trung Quốc chiếm 72%) và 19% thị phần xuất khẩu Florit (sau Mexico chiếm 35%). Hiện các nhà sản xuất đang có xu hướng thay đổi chiến lược thu mua sang mô hình “Trung Quốc +1” nhằm giảm thiểu rủi ro. Việt Nam đứng thứ 2 thế giới đang có nhiều lợi thế.

Sau khi sáp nhập VinCommerce, tích hợp 3.000 điểm Vinmart và Vimart+ cùng với nền tảng sản xuất hàng tiêu dùng vào trong công ty mới là The CrownX, ông Quang đã hình thành lên một tập đoàn hàng tiêu dùng và bán lẻ hàng đầu.

Theo ông Nguyễn Đăng Quang, Masan Group muốn đẩy nhanh quá trình chuyển đổi bán lẻ hiện đại trên toàn quốc. Thay vì chỉ ở mức 8% hiện nay, kênh mua sắm hiện đại dự kiến sẽ chiếm 30% toàn ngành bán lẻ vào năm 2025 và Masan có thể gia tăng quy mô này lên đến 50%. Và Masan không chỉ có kênh mua sắm hiện đại ở thành thị mà còn phục vụ cả người tiêu dùng ở nông thôn.

Được biết, doanh thu của Masan Consumer đã tăng 8,6% lên 18.845 tỷ đồng trong năm 2019. Trong năm 2020, Masan thận trọng và dự định không mở rộng kinh doanh quá nhanh. Tuy nhiên, tham vọng không đổi: không chỉ trở thành nền tảng bán lẻ hàng đầu Việt Nam mà còn có thể đạt được biên lợi nhuận hai chữ số.

Trong khi đó, mảng kinh doanh mới khá đình đám của Masan là thịt mát của MeatLife đang được kỳ vọng là động lực tăng trưởng chính trong tương lai gần. Hiện, MeatLife đã mở rộng hệ thống phân phối rộng công với lợi thế hơn 3.000 điểm bán lẻ của VinCommerce. MeatLife sẽ có thêm một nhà máy chế biến mới tại Long An để nâng công suất ngay trong năm nay. Dự kiến năm 2020, doanh thu ngành thịt đóng góp 20% vào doanh thu gộp tập đoàn.

Trong năm 2019, Masan ghi nhận doanh thu gần 37,4 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 3,9 nghìn tỷ đồng (tăng 12,4% so với 2008) và dự kiến trả cổ tức 1.000 đồng/cp. Masan Consumer đề xuất mức cổ tức bằng tiền mặt lên tới 45% (4.500 đồng/cổ phiếu). Đây là năm thứ 7 liên tiếp, MCH trả cổ tức bằng tiền mặt.

Trong 2020, Masan đặt mục tiêu doanh thu từ 75.000-85.000 tỷ đồng, tăng 101-128% so với 2019. Lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận thiểu số đạt từ 1.000-3.000 tỷ đồng. Dự kiến tới 2025, doanh thu của Masan sẽ đạt 150-250 nghìn tỷ đồng tương đương hơn 10 tỷ USD với tỷ suất lợi nhuận hoạt động 14-15%.

Nhiều tập đoàn lớn trong nước gần đây cũng thực hiện hàng loạt các vụ M&A với mục đích xây dựng các đế chế mang tầm cỡ khu vực, có thể cạnh tranh không chỉ thị trường trong nước mà quốc tế trong tương lai.

Thaco của tỷ phú Trần Bá Dương mua 35% cổ phần của “vua cá tra” HVG hay thâu tóm HAGL Agrico của Bầu Đức để xây dựng một đế chế nông nghiệp tầm cỡ khu vực Đông Nam Á.

Vinamilk của bà Mai Kiều Liên thâu tóm Sữa Mộc Châu như một mảnh ghép cuối để hoàn chỉnh hệ sinh thái sữa, trở thành một đế chế sữa lớn trong khu vực, tấn công vào thị trường Trung Quốc. Hiện Sữa Mộc Châu đang hoàn thành các thủ tục đăng ký xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc với sản lượng trước mắt dự kiến từ 15-20 nghìn tấn sữa/năm.

Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng mở rộng mạnh mẽ sang nước ngoài, thâu tóm doanh nghiệp liên quan tới ô tô tại Úc, phân phối điện thoại tại Tây Ban Nha… để tấn công vào các thị trường lớn trên thế giới.

Gelex (GEX) thâu tóm một loạt các doanh nghiệp trong các lĩnh vực thiết yếu như thiết bị điện, nước sạch, logistics, bất động sản công nghiệp… để hình thành nên một tập đoàn lớn. Hay như PAN của ông Nguyễn Duy Hưng liên tục M&A để hình thành một tập đoàn nông nghiệp lớn.

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), đầu giờ sáng 1/7, chỉ số VN-Index tăng nhẹ. VN-Index đang ở quanh ngưỡng 820-830 điểm. Đa số các cổ phếu blue-chips tăng nhẹ. Ông lớn xây dựng Coteccons (CTD) tăng trần sau khi ĐHCĐ thành công, nhóm cổ đông nội ngoại đồng thuận xây dựng CTD thành một tập đoàn xây dựng lớn.

Theo BSC, thanh khoản thị trường giảm nhẹ, biên độ dao động nới hẹp và độ rộng thị trường ở trạng thái tiêu cực cho thấy xu hướng điều chỉnh đang suy yếu dần. VN-Index nhiều khả năng sẽ vận động tại vùng điểm 825-850 trong các phiên giao dịch tới.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 30/6, VN-Index giảm 4,25 điểm xuống 825,11 điểm; HNX-Index giảm 0,56 điểm xuống 109,76 điểm. Upcom-Index tăng 0,01 điểm lên 55,52 điểm. Thanh khoản đạt khoảng 5,5 ngàn tỷ đồng.

V. Hà

Ma trận yến sào

Lợi dụng tâm lý người tiêu dùng, thị trường yến sào được bày bán rầm rộ trên chợ mạng, chợ dân sinh với nhiều mức giá và công dụng thần kỳ cho mọi đối tượng.



Tại một cửa hàng yến sào trên phường Thụy Khuê, Hà Nội. Tại đây, yến sào rất đa dạng về giá cả. Nhân viên ở đây cho biết, yến mua về dùng ngay, đã chế biến sẵn có giá từ 300.000 - 400.000 đồng/hộp 6 lọ. Trong khi đó, yến sào cao cấp có thể lên đến vài triệu đồng. Sản phẩm khác nhau thì chất lượng khác nhau. Tuy nhiên nếu không sành về yến, rất khó để phân biệt đâu là mức giá chuẩn cho mặt hàng này.

Phố Lãn Ông, Hà Nội được biết đến là chợ thuốc đông y lớn nhất Hà Nội. Tại đây, yến sào có thể đặt mua ở bất kì cửa hàng nào. Cặp vợ chồng này hút khách bằng khả năng cung cấp yến sào “hàng hiếm”. “Hàng kiếm” mà chúng tôi muốn nói tới tại đây là sản phẩm  yến huyết và hồng yến. Yến huyết trong tự nhiên có màu từ đỏ tươi với đỏ đậm. Mà theo người bán sản phẩm thường cung cấp cho người điều trị ung thư và mắc bệnh phổi.

Tiếp tục, tìm hiểu loại hồng yến và yến huyết. Chúng tôi tìm đến một cửa hàng chuyên sỉ lẻ yến sào số lượng lớn.

Khi chúng tôi ngỏ ý đặt muốn đặt mua yến huyết chủ cửa hàng lại khuyên răn dùng loại này “yến có lông”,  bởi sản phẩm yến huyết được làm giả theo cách nhuộm màu

Theo nghiên cứu của cơ quan chức năng Chiết Giang (Trung Quốc) yến huyết được phát hiện lượng nitrat vượt ngưỡng cho phép, có thể gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng trên một số sản phẩm yến huyết nhập khẩu từ Malaysia.

Như vậy, lợi dụng đặc tính quý hiếm của yến sào, trên thị trường đang tồn tại một số bộ phận không nhỏ hàng giả, kém chất lượng, có nguồn gốc mập mờ được bán với giá thành rất cao, gắn cho những công dụng tuyệt vời, nhằm chuộc lợi đối tượng có nhu cầu bồi bổ sức khỏe, thu nhập cao hoặc sử dụng làm quà biếu.

Bởi vậy người tiêu dùng lưu ý yến huyết trong tự nhiên rất hiếm và khó để mua. Vì vậy, cần cảnh giác với những cửa hàng có nguồn gốc tự nhiên. Lựa chọn những cơ sở yến sào có nguồn nuôi trồng uy tín, đã được cấp chứng nhận.

(Theo ANTV)

Trồng sen lấy hạt thu nhập cao

Anh Phạm Văn Ngọc (Duy Tiên, Hà Nam) trồng hơn 10 mẫu sen “khổng lồ” để lấy hạt, mỗi vụ thu hoạch mang về cho gia đình anh cả trăm triệu đồng.



(Theo VTC News)

Quạt tích điện dưới 1 triệu đồng dùng một mùa nhanh hỏng

Quạt tích điện được coi là một trong những giải pháp được nhiều gia đình lựa chọn để có thể chống nóng khi mất điện.

Tuy nhiên, nhiều người không khỏi bực mình vì mua phải hàng kém chất lượng hoặc không biết cách sử dụng nên “chưa dùng đã hỏng”.

Với tâm lý phòng mất điện từ xa khi nhà có con nhỏ, nhiều chị em đã chọn mua quạt tích điện khiến mặt hàng này luôn trong tình trạng cháy hàng.

Anh Ngô Sơn – nhân viên bán hàng tại một siêu thị điện máy trên đường Cầu Diễn (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, trong tháng 5 và tháng 6, mặt hàng quạt tích điện được khách hàng quan tâm và tìm mua rất nhiều, có ngày siêu thị không nhập hàng kịp để bán. Giá quạt tích điện giao động từ 630.000 – 1.500.000 đồng/ chiếc, đều có bảo hành 1 năm, thời gian sử dụng khi sạc đầy lên đến 8 giờ.

{keywords}
Quạt tích điện là mặt hàng được nhiều người quan tâm đặt mua trong mùa hè.

Chị Lương Thị Phượng (trú tại Tam Nông, Phú Thọ) cho biết cách đây 4 năm, vì nhà có con nhỏ, lo sợ mất điện nên chị đã đi mua một chiếc quạt tích điện với giá 1,2 triệu đồng tại một siêu thị điện máy.

“Ở quê tôi thường có lịch cắt điện luân phiên, có đợt mất điện từ 5 giờ sáng đến 7 giờ tối nên quạt tích điện thật sự là thứ “cứu cánh” trong những ngày nóng. Ngoài chức năng quạt mát, quạt tích điện còn có đèn chiếu sáng và đài radio, có thể sử dụng liên tục từ 5-8 tiếng. Dù mua 4 năm rồi nhưng quạt vẫn chạy “vèo vèo”, nhiều khi con nhỏ nghịch ngợm còn làm rơi quạt xuống đất nhưng vẫn không hỏng”, chị Phượng nói.

{keywords}
Chiếc quạt tích điện dùng 4 năm vẫn chạy tốt của nhà chị Phượng.

Lựa chọn mua chiếc quạt tích điện trên chợ mạng với giá 750.000 đồng nhưng chỉ dùng được đúng 2 lần đã hỏng, chị Phạm Thị Cúc (trú tại Minh Khai, Hà Nội) bức xúc: “Tuần trước tôi thấy họ rao bán chiếc quạt tích điện Panasonic với giá khuyến mãi, giảm giá từ 930.000 đồng xuống còn 750.000 đồng nên đặt mua. Khi nhân viên giao hàng đến, tôi có xem hàng, bật thử và thấy có hoạt động nên xác nhận đã nhận được hàng và đánh giá đơn hàng thành công.

Tuy nhiên, sau khi sạc 5 giờ, chị Cúc mang ra dùng thì quạt chỉ hoạt động được 15-20 phút là dừng lại. Chị thử vừa cắm điện vừa dùng cũng không được. Liên hệ với cửa hàng online thì họ cho biết do chị sử dụng quạt sai cách nên đã bị hỏng, cửa hàng không chịu trách nhiệm.

{keywords}
Chiếc quạt “chưa dùng đã hỏng” của chị Cúc mua trên chợ mạng.

“Họ nói do quạt tích điện lần đầu sạc phải sạc đủ 12-16 giờ, không được vừa cắm điện vừa sử dụng, do tôi dùng quạt không đúng cách nên họ không chịu trách nhiệm. Trước khi mua quạt, họ bảo sẽ bảo hành 1 năm, nhưng khi quạt hỏng, tôi hỏi địa chỉ trung tâm bảo hành để mang quạt đến thì họ lặn mất tăm. Vừa bực mình vừa mất tiền, tôi tự nhủ sẽ không bao giờ mua hàng online tại những shop không uy tín nữa”, chị Cúc cho hay.

Gặp phải tình huống “dở khóc dở cười” tương tự, chị Kim Chi (trú tại Bắc Từ Liêm, Hà Nội) mua chiếc quạt tích điện với giá 900.000 đồng nhưng dùng được đúng 1 mùa thì hỏng.

“Đề phòng mất điện nên năm trước tôi có ra cửa hàng gần công ty mua chiếc quạt Panasonic 6969 có 2 ắc quy về dùng. Tôi được cửa hàng hướng dẫn sử dụng và test quạt ngay tại cửa hàng, về nhà cắm sạc đủ 12 tiếng nhưng cả mùa hè mất điện đúng 2 lần, mỗi lần 30 phút đến 1 tiếng nên dùng rất ít. Năm nay mở ra dùng thì quạt không dùng được nữa, đi sửa họ bảo chết tụ và hỏng ắc quy, không sửa được”, chị Chi nói.

{keywords}
Người tiêu dùng phải hết sức cẩn trọng để mua được sản phẩm tốt phù hợp với giá tiền khi mua online.

Theo anh Phan Văn Bản – thợ sửa chữa điện lạnh, có nhiều trường hợp mua quạt tích điện về dùng một thời gian ngắn thì sạc điện không vào hoặc đèn báo đầy điện nhưng chỉ dùng vài phút thì hết là do mua phải quạt kém chất lượng và người sử dụng sạc điện không đúng cách.

Để đảm bảo sử dụng quạt tích điện hiệu quả nhất, bền nhất, người tiêu dùng khi chọn mua ngoài lựa chọn những cửa hàng, siêu thị điện máy lớn và uy tín còn phải chú ý đến nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm, xem công suất ắc quy.

{keywords}
Không nên chọn loại quạt tích điện có quá nhiều chức năng vì khi sử dụng sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn.

“Công suất bình ắc quy sẽ quyết định đến thời gian hoạt động của quạt tích điện, loại ắc quy có công suất cao sẽ tích điện tốt hơn. Khi mua quạt tích điện cần chọn loại có trang bị tính năng tự động ngắt sạc khi pin đầy hoặc có đèn báo khi đã nạp đủ pin vào ắc quy. Ngoài ra, cũng không nên chọn loại có quá nhiều chức năng hoặc quá chú trọng đến thiết kế, kiểu dáng bắt mắt để tránh mua phải loại quạt kém chất lượng, khi sử dụng quạt không đạt được hiệu quả như mong muốn”, anh Bản nói.

Về việc quạt chỉ sử dụng được “một mùa” đã hỏng, anh Bản cho biết, Khi mua quạt tích điện về, trước khi sử dụng quạt thì cần sạc trong vòng 24 giờ, các lần sạc sau đó chỉ cần sạc khoảng 12 - 16 tiếng. Trong mùa đông, không sử dụng đến thì cần phải sạc lại quạt 1-2 lần trong một tháng để đảm bảo ắc quy vẫn được tích điện, tránh để thời gian không sạc quá lâu sẽ làm hỏng quạt.

(Theo Dân Việt)

Những quán ăn Việt được các tổng thống Mỹ ghé thăm

Đã nhiều năm trôi qua và những địa chỉ này đều có những thay đổi bất ngờ.

Trong những chuyến công du của các tổng thống Mỹ đến Việt Nam thì ngoài việc giao lưu về văn hóa, chính trị thì đôi khi những câu chuyện bên lề lại trở thành dấu ấn không thể nào quên.

Tiêu biểu có thể kể đến như việc họ chọn ở đâu, ăn tại nhà hàng nào cũng là điều nhiều người quan tâm. Và tất nhiên, sau khi họ rời đi, những địa điểm này hầu như đều trở nên nổi tiếng, được nhiều người biết đến.

Vậy thì, sau rất nhiều đời tổng thống đã từng ghé thăm, những nhà hàng ở Việt Nam từng tiếp đã họ bây giờ ra sao rồi?

Phở 2000 – Tổng thống Bill Clinton

Vào năm 2000, cả gia đình Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã có chuyến thăm Việt nam và trải nghiệm ẩm thực tại Sài Gòn. Quán mà gia đình ông Clinton chọn không phải một nhà hàng sang chảnh hay đẳng cấp 5 sao mà lại là quán phở bình dân nằm ngay sát chợ Bến Thành. Đó là tiệm Phở 2000.

{keywords}
Bức ảnh chụp Tổng thống Mỹ Bin Clinton tại quán Phở 2000.
{keywords}
Cựu Tổng thống chụp ảnh cùng các nhân viên trong quán.

Phở 2000 nằm nổi bật ngay trên đường gần chợ Bến Thành. Quán được thành lập từ năm 1999 và ngay năm sau đó đã có vinh dự đón tiếp một vị khách vô cùng đặc biệt. Sau sự kiện này, quán trở nên nổi tiếng và hút khách. Chủ quán đã chụp lại ảnh lưu niệm, in ra vào trưng bày ngay trong quán.

Kể từ đó đến nay, quán Phở 2000 vẫn tiếp tục ăn nên làm ra và gần như trở thành thương hiệu của Sài Gòn nói riêng và Việt Nam nói chung. Các vị khách nước ngoài khi đến Sài Gòn hầu như đều phải check in ở địa điểm này.

Hiện, Phở 2000 ngoài phở ra còn có phục vụ cả cơm và các món điểm tâm với thực đơn khá phong phú.

{keywords}
{keywords}
{keywords}
Những món ăn hiện tại của quán.

Nhà hàng Tib Chay – Tổng thống George Bush

Sau chuyến thăm của ông Bill Clinton vào năm 2000 thì đến năm 2006, tổng thống Mỹ George Bush cùng phu nhân Laura đã tới Việt Nam. Gia đình ông Bush đã ăn tại nhà chay tên là Tib ở Sài Gòn.

{keywords}
Cựu Tổng thống Bush dùng bữa tại nhà hàng Tib.

Nhà hàng Tib thành lập từ năm 1993 và luôn tự hào là nhà hàng đầu tiên ở Việt Nam làm sống lại những giấm nuốc, bánh lá chả Tôm, cuốn diếp, cuốn Huế.... một cách bài bản và có hệ thống.

Sau sự kiện Tổng thống Bush cùng Thủ tướng Úc Howard chọn là nơi dùng cơm tối, Tib ngày càng nổi tiếng và nay đã có 2 chi nhánh, một ở Hai Bà Trưng và một ở Phan Kế Bính.

Không gian nhà hàng Tib cũng được cải tạo rất sang trọng, ra dáng một nơi thưởng thức ẩm thực đẳng cấp. Về món ăn, Tib cũng chú trọng khâu trang trí tạo nên những tác phẩm đẹp mắt và cuốn hút.

{keywords}
Không gian bên trong quán.
{keywords}
{keywords}
Những món ăn của quán.

Bún chả Hương Liên – Tổng thống Obama

Chuyến thăm Việt Nam của cựu Tổng thống Obama vào năm 2016 gần như là sự kiện mà bất cứ ai cũng quan tâm. Thời điểm đó, ông Obama và đầu bếp Anthony Bourdain đã chọn quán Bún chả Hương Liên trên phố Lê Văn Hưu (Hà Nội) để thưởng thức bữa tối.

Bà chủ quán bún chả Hương Liên đã miêu tả chuyến viếng thăm của Tổng thống Obama đến nhà bà như là một cuộc đột kích bởi cái gì cũng diễn ra nhanh chóng. Sau khi ông Obama rời đi, quán trở nên nổi tiếng và hút khách, bà thậm chí còn đóng lồng kính bàn ăn nơi ngài Tổng thống dùng bữa và trưng bày trong cửa hàng.

{keywords}
Tổng thống Obama thưởng thức bún chả trong quán Hương Liên.
{keywords}
Vị Tổng thống ngồi uống bia bình dân và thưởng thức món ăn.

Sau đó 4 năm, hiện tại quán bún chả Hương Liên vẫn hoạt động bình thường và mới mở thêm một cơ sở nữa trên đường Láng Hạ. Thực đơn của quán bao gồm bún chả bán theo suất, ngoài ra có thêm nem rán, chả xiên ăn kèm.

Mặc dù nổi tiếng như vậy nhưng quán bún chả Hương Liên lại thường xuyên nhận về những bình luận dường như không mấy tích cực từ phía khách hàng. Phần đa mọi người đều cho rằng quán quá đông, phải đợi lâu mới có đồ ăn.

Thêm vào đó, theo nhiều người thì vị bún chả ở quán cũng không quá đặc biệt, nhất là nước chấm luôn rất nguội.

Tuy nhiên, đó cũng chỉ là review của một bộ phận nhỏ khách hàng vì đến nay, quán vẫn làm ăn rất tốt và thường xuyên lọt vào danh sách những quán ăn nhất định phải ghé qua khi ai đó đến Hà Nội.

{keywords}
Dù nhận nhiều bình luận trái chiều nhưng không thể phủ nhận bún chả Hương Liên là quán ăn may mắn nhất nhì Hà Nội khi được ông Obama ghé thăm.

(Theo Tổ Quốc)

Giữa thời đen tối, chứng khoán Mỹ đón kỷ lục cao nhất 20 năm

Chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng điểm, có quý thành công nhất trong nhiều thập kỷ nhờ những giải pháp chưa từng có của Fed và chính quyền ông Donald Trump, bất chấp “điều tồi tệ nhất vẫn chưa xảy ra”.

Chứng khoán Mỹ tốt nhất 2 thập kỷ

Kết thúc phiên cuối cùng quý II, chỉ số công nghiệp Dow Jones ghi nhận quý có thành quả tốt nhất từ năm 1987 với việc tăng thêm hơn 217 điểm lên 25.813 điểm. Các chỉ số tầm rộng S&P 500 và chỉ số công nghệ Nasdaq Composite đều tăng.chứng khoán Mỹ tốt hiếm có giữa thời kỳ đen t

Riêng trong quý II, chỉ số Dow Jones đã tăng 17,8%; S&P 500 tăng gần 20%; còn Nasdaq Composite tăng tới 30,6% - một mức tăng chưa từng có kể từ năm 1999. Chứng khoán Mỹ tăng trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng lịch sử từ đại dịch Covid-19 ngay trong quý II này.

Chứng khoán Mỹ tăng điểm ngay trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến xấu tại Mỹ với số ca nhiễm bệnh không ngừng tăng ở đa số các bang tại nước này và buộc một số bang phải dừng kế hoạch mở cửa trở lại nền kinh tế, cũng như thắt chặt một số biện pháp quản lý tụ tập đông người.

Sở dĩ chứng khoán Mỹ tăng mạnh giữa thời điểm đen tối chưa từng có, theo CNBC, là bởi sự kết hợp của hàng loạt các chính sách tiền tệ siêu nới lỏng từ Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed), các gói kích thích kinh tế từ chính quyền ông Donald Trump, sự tái mở cửa nền kinh tế và hy vọng về vaccine ngừa Covid-19.

Trong buổi điều trần trước Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đều đề cập tới những giải pháp tiếp tục vực dậy nền kinh tế.

{keywords}
Chứng khoán Mỹ chứng kiến quý II/2020 tăng mạnh nhất trong 20 năm qua.

Ông Powell khẳng định về sự không chắc chắn về triển vọng của nền kinh tế Mỹ sau đại dịch Covid-19, viện dẫn sản lượng và việc làm vẫn thấp hơn nhiều so với mức trước đại dịch. Ông chủ Fed cho rằng, sự phục hồi hoàn toàn là không có khả năng xảy ra cho đến khi mọi người tin rằng an toàn để tái cấu trúc một loạt hoạt động trên diện rộng.

Đây là một tín hiệu cho thấy, Fed sẽ tiếp tục các chính sách tiền tệ nới lỏng để kích thích nền kinh tế số 1 thế giới.

Kể từ khi đại dịch xảy ra, Fed đã thực hiện một loạt chương trình nhằm duy trì thị trường hoạt động và hỗ trợ doanh nghiệp. Fed đã cắt giảm lãi suất cho vay ngắn hạn xuống mức gần bằng 0% và cam kết sẽ duy trì mức lãi suất này cho tới khi kinh tế Mỹ vượt qua được những khó khăn và đi đúng hướng để đạt được mục tiêu ổn định việc làm tối đa và ổn định giá cả.

Nguy cơ điều chỉnh sâu

Một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu của chính phủ Mỹ cho rằng, kinh tế Mỹ còn chặng đường dài phải đi cho đến khi phục hồi hoàn toàn. Theo đó, không có gì bảo đảm Mỹ sẽ có vắc xin phòng Covid-19 hữu hiệu và sự lây lan “có thể rất tệ”.

Trên thế giới, số ca nhiễm đã tăng vọt lên khoảng 10,5 triệu người, số ca tử vong khoảng 510 nghìn người. Mỹ vẫn đứng đầu danh sách với số người nhiễm trên thực tế được cho là có thể gấp 10 lần so với báo cáo lên tới 25 triệu người.

Tại một cuộc họp trực tuyến mới đây, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng, dịch bệnh “chưa gần đến hồi kết" và thậm chí "đang gia tăng trên toàn cầu" cho dù nhiều nước đã đạt được một số kết quả nhất định trong việc ngăn chặn dịch bệnh. Ông Ghebreyesus nhấn mạnh "điều tồi tệ nhất vẫn chưa xảy ra".

{keywords}
Chính quyền Donald Trump mạnh tay, chứng khoán Mỹ tốt hiếm có giữa thời kỳ đen tối

Trong một cảnh báo gần đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, thị trường tài chính thế giới sẽ rơi vào đợt điều chỉnh, giá tài sản có thể giảm ít nhất 10%. Theo IMF, các thị trường tài chính và nền kinh tế thực hiện mất đi sự tương quan. Nhiều TTCK có xu hướng tăng bất chấp thế giới xảy ra nhiều sự kiện bất lợi.

Không chỉ làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ hai, nhiều nền kinh tế phát triển đang phải đối mặt với làn sóng biểu tình đòi bình đẳng xã hội, và căng thẳng thương mại leo thang trở lại giữa Mỹ-Trung, Mỹ-Hàn, Trung-Ấn.

Làn sóng vỡ nợ có thể xảy ra và qua đó nhấn chìm các doanh nghiệp tài chính phi ngân hàng, như quỹ đầu tư và quản lý tài sản.

IMF ước tính kinh tế toàn cầu có thể giảm 4,9% trong 2020, trước khi phục hồi với tốc độ tăng trưởng đạt 5,4% trong năm 2021. Thế giới đang rơi vào tình trạng bất ổn rất lớn và các nước cần phải tiếp tục triển khai các biện pháp hỗ trợ với quy mô lớn.

Nền kinh tế Mỹ còn chịu áp lực từ căng thẳng Mỹ - Trung leo thang. Washington bắt đầu xóa bỏ trạng thái đặc biệt của Hong Kong theo luật Mỹ để phản ứng với việc Bắc Kinh áp luật an ninh quốc gia với thành phố này. Ở chiều ngược lại, Trung Quốc tuyên bố sẽ đáp trả.

M. Hà

Nền kinh tế chia sẻ của Trung Quốc

Dịch bệnh không phải tác nhân duy nhất khiến nền kinh tế chia sẻ của Trung Quốc chết đứng. Đằng sau đó là sự thảm bại của những startup liều lĩnh, vội vàng.

Ông Tang Yongbo, CEO của Xiaodian tại Hàng Châu (tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc), không bỏ lỡ cơ hội khi làn sóng kinh tế chia sẻ bùng lên ở đất nước tỷ dân. Công ty của ông Tang cung cấp dịch vụ chia sẻ sạc điện thoại cho khách hàng tại các nhà hàng và cửa hiệu.

Nhưng giờ Xiaodan đã “cạn pin” vì dịch Covid-19. “Hoạt động kinh doanh của chúng tôi phụ thuộc nhiều vào các nhà hàng và cửa hiệu. Một số lượng lớn nhà hàng không thể mở cửa. Điều này ảnh hưởng lớn đến việc kinh doanh của chúng tôi”, ông Tang Yongbo than thở.

Ông Tang thừa nhận công ty đang chịu áp lực lớn vì doanh thu sụt giảm, chi phí gia tăng và các vấn đề về văn phòng ở một số thành phố vì đại dịch.

Nền kinh tế chia sẻ từng được coi là động lực phát triển của Trung Quốc trong những năm gần đây giờ bộc lộ điểm yếu. Dịch Covid-19 và suy yếu kinh tế toàn cầu là đòn kép giáng vào nền kinh tế vốn dễ lung lay này.

"Tại sao phải mua khi có thể thuê"

Nền kinh tế chia sẻ sử dụng công nghệ thông tin như một bên trung gian để kết nối cung và cầu. Theo đó, các nền tảng kỹ thuật số sẽ được sử dụng với mục đích chia sẻ và tái sử dụng năng lực dư thừa trong nhiều loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau.

Chẳng hạn, dịch vụ chia sẻ ôtô cho phép thuê ôtô theo phút hoặc giờ. Mỗi người dùng chỉ cần tải ứng dụng của dịch vụ để xác định những nơi có xe cho thuê, sau đó đặt trước vị trí và thời gian sử dụng xe.

{keywords}

Hai mô hình chia sẻ xe phổ biến gồm peer-to-peer (chia sẻ ngang hàng), mô hình cho phép người thuê xe và chủ xe kết nối với nhau thông qua một trang web trung gian, hoặc trực tiếp thuê xe từ công ty cho thuê.

“Đối với nhiều người trẻ Trung Quốc, sở hữu nhà hay xe không còn là điều kiện tiên quyết cho cuộc sống hàng ngày nữa. Tại sao bạn phải mua khi có thể thuê chúng”, tờ South China Morning Post bình luận.Hai mô hình chia sẻ xe phổ biến gồm peer-to-peer (chia sẻ ngang hàng), mô hình cho phép người thuê xe và chủ xe kết nối với nhau thông qua một trang web trung gian, hoặc trực tiếp thuê xe từ công ty cho thuê.

Làn sóng chia sẻ không chỉ dừng lại ở nhà và xe hơi. Các startup tìm kiếm mọi thứ có thể chia sẻ để khai thác, từ chia sẻ quầy trang điểm, buồng hát karaoke cho đến ô và sạc điện thoại. Chỉ cần quét mã QR, người dùng có thể sử dụng bộ sạc, ghế massage, xe đạp, quầy trang điểm tại các nhà hàng, trung tâm thương mại và ga tàu điện ngầm.

{keywords}

Theo báo cáo của Trung tâm Thông tin Nhà nước Trung Quốc, tổng giá trị giao dịch thị trường của nền kinh tế chia sẻ Trung Quốc năm 2019 đạt 3.280 tỷ NDT (tương đương 473 tỷ USD). Ước tính khoảng 6,23 triệu việc làm và 800 triệu người Trung Quốc có liên quan đến các lĩnh vực của nền kinh tế chia sẻ.

“Ngành công nghiệp chia sẻ xe đạp đã truyền cảm hứng cho tôi. Nó khiến người dùng tin rằng bất cứ thứ gì trên đường phố đều có thể dùng chung. Và tôi đã làm điều tương tự với ô”, ông Zhao Shuiping, nhà sáng lập công ty chia sẻ ô Sharing E Umbrella, nói với hãng tin Trung Quốc Paper.

Thế nhưng, sau khi ra mắt với khoản đầu tư 10 triệu NDT (1,4 triệu USD), công ty chia sẻ ô của ông Zhao gặp rắc rối tài chính nghiêm trọng. Hầu hết khách hàng không trả lại ô chia sẻ. Mỗi chiếc ô có giá khoảng 9 USD, tức 300.000 chiếc bị đánh cắp sẽ gây thiệt hại đến 2,7 triệu USD.

Dễ lung lay

Mô hình kinh tế chia sẻ thực chất dựa trên ý tưởng ban đầu tốt. Đó là tối ưu hóa việc sử dụng, phân bổ các nguồn lực nhàn rỗi và mang lại sự thuận tiện cho người dùng. Về phía khách hàng, họ dễ dàng chuyển sang các dịch vụ chia sẻ bởi tính tiện lợi và chi phí thấp.

Tuy nhiên, nền kinh tế chia sẻ tích hợp trực tuyến và ngoại tuyến cần đến sự tương tác và chia sẻ của số lượng lớn người dùng và tài sản chung, theo giáo sư Wang Jianming tại Zhejiang University of Finance and Economics. Chính điều này đã tạo nên những lỗ hổng của các nền tảng kinh tế chia sẻ.

{keywords}

Công ty chia sẻ ô Sharing E Umbrella phụ thuộc vào thời tiết thất thường và gặp vấn đề với những người dùng không trả lại ô. Công ty chia sẻ xe đạp Wukong Bike của Trung Quốc sụp đổ sau khi 90% xe đạp bị đánh cắp, theo Financial Times.

Nhà sáng lập 3Vbike có trụ sở tại Bắc Kinh thừa nhận công ty chỉ còn vài chục chiếc xe đạp sau 4 tháng kinh doanh. Hãng bắt đầu với 1.000 chiếc xe đạp.

Đối với ngành công nghiệp chia sẻ ôtô, hàng nghìn chiếc ôtô điện thuộc về công ty Microcity, công ty hàng đầu Trung Quốc trong lĩnh vực chia sẻ xe hơi, không được sử dụng. Chúng đỗ dọc theo con sông ở ngoại ô Hàng Châu. Trên Zihu, nhiều người dùng phàn nàn về trải nghiệm tồi tệ của mình với dịch vụ chia sẻ ôtô điện.

Các dịch vụ chia sẻ sạc điện thoại, ghế massage, quầy trang điểm và buồng hát karaoke chết đứng sau khi dịch Covid-19 bùng phát.

{keywords}

Không miễn nhiễm với tác động của dịch bệnh, dữ liệu của QuestMobile cho thấy số người dùng hàng ngày của gã khổng lồ gọi xe Didi Chuxing trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2020 giảm 59,7% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 5,73 triệu người.

Trong cùng khoảng thời gian này, doanh số dịch vụ gọi xe ôtô cũng giảm đến 580 triệu NDT (82 triệu USD) mỗi ngày. Số lượng đặt phòng trên nền tảng Airbnb của Trung Quốc vào tháng 2 và tháng 3 sụt giảm 90% so với cùng kỳ năm ngoái, theo Bloomberg. Trong khi đó, nền tảng chia sẻ chỗ ở trực tuyến Tujia phải sa thải 800 người, tức 40% tổng số nhân viên, theo The Beijing News.

Giờ, dịch bệnh có khả năng thay đổi hoàn toàn thói quen tiêu dùng của khách hàng. Tờ South China Morning Post dự đoán người dùng sẽ chuyển từ những sản phẩm, dịch vụ tiện lợi và chi phí thấp sang những sản phẩm, dịch vụ đảm bảo an toàn và vệ sinh.

“Sau khi trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế, người dùng sẽ cảnh giác với những mặt hàng từng được người khác sử dụng. Đây là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp chia sẻ”, chuyên gia Zhang Yi thuộc hãng nghiên cứu iiMedia Research (Bắc Kinh), nhận định.

Trên thực tế, nền kinh tế chia sẻ của Trung Quốc vốn đã dễ lung lay và dịch bệnh không phải tác nhân duy nhất. Chẳng hạn hồi năm 2019, chính phủ Trung Quốc tuyên bố cắt giảm trợ cấp và thắt chặt quy định đối với các doanh nghiệp chia sẻ ôtô, khiến lượng lớn công ty bị loại khỏi cuộc chơi.

Trong năm 2019, đầu tư sụt giảm 52,1% so với cùng kỳ năm ngoái, theo Báo cáo Phát triển Kinh tế Chia sẻ năm 2020. Nguyên nhân là giới đầu tư xem xét kỹ lưỡng hơn về tính bền vĩnh của các mô hình kinh doanh khi nền kinh tế toàn cầu suy yếu.

{keywords}

Tận dụng làn sóng bằng mọi giá

Ngoài tính dễ tổn thương của nền kinh tế chia sẻ, thực tế cho thấy nhiều công ty thuộc nền kinh tế chia sẻ thảm bại vì bỏ qua những nguyên tắc kinh doanh sơ đẳng. Họ nôn nóng tận dụng làn sóng mới, tìm cách mở rộng thị phần và thu hút vốn đầu tư mạo hiểm bằng mọi giá.

Chỉ sau một đêm, các startup không tên tuổi được định giá cao ngất ngưỡng bất chấp những khoản lỗ kỷ lục. Một số startup chia sẻ ôtô như Ezzy và Uu tuyên bố phá sản sau khi chi bộn tiền cho các chính sách khuyến mãi để lôi kéo khách hàng. Startup chia sẻ xe đạp Ofo từng đạt giá trị vốn hóa thị trường 2 tỷ USD giờ trượt tới bờ vực phá sản.

“Uber của Trung Quốc” Didi Chuxing vật vã duy trì dịch vụ đi chung sau một số vụ tài xế sát hại hành khách gây chấn động. Startup này từng kêu gọi được hơn 10 tỷ USD từ Tập đoàn Nhật Bản SoftBank. Tuy nhiên chỉ sau 2 năm, hãng gọi xe Trung Quốc đã đánh mất niềm tin từ giới đầu tư.

Hồi tháng 1, cổ phiếu Didi giao dịch nội bộ với mức giá thấp hơn 40% so với thời điểm định giá đỉnh cao. Lượng hành khách giảm mạnh sau khi dịch lan rộng ở Trung Quốc và Didi cắt giảm trợ cấp dành cho tài xế.

{keywords}

Sự thất bại của các startup chia sẻ không phải vấn đề của riêng quốc gia tỷ dân. Tại Mỹ, kế hoạch phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) của công ty chia sẻ văn phòng WeWork từng được định giá 47 tỷ USD sụp đổ. Cổ phiếu của hãng gọi xe Uber và Lyft cũng sụt giá thảm hại sau IPO. Airbnb đối mặt với cuộc khủng hoảng về sự an toàn và giờ hứng đòn từ dịch Covid-19.

“Sự đánh giá trong đầu tư của tôi quá tệ hại”, tỷ phú Masayoshi Son, nhà sáng lập kiêm CEO SoftBank, người chống lưng cho WeWork, Uber và Didi Chuxing, thừa nhận sau thất bại của những vụ cá cược vào các công ty khởi nghiệp công nghệ.

Tỷ phú Son từng gây ngạc nhiên khi rót tới 300 triệu USD vào Wag, một startup dắt chó đi dạo. Họ tạo một ứng dụng kết nối người nuôi chó với người chuyên dắt chó thuê và đứng giữa ăn hoa hồng. Dĩ nhiên, mô hình dắt chó rầm rộ của Wag không thể phát triển lâu dài.

Hồi cuối tháng 12 năm ngoái, SoftBank tuyên bố rút khỏi hội đồng quản trị và bán lại cổ phần Wag cho công ty này. Công ty dắt chó thuê cũng phải sa thải hàng loạt nhân viên để duy trì hoạt động kinh doanh, theo CNN.

Theo tạp chí Tài Kinh, bong bóng kinh tế chia sẻ vỡ buộc Phố Wall và các nhà đầu tư dè chừng, nhiều công ty khởi nghiệp phải thay đổi chiến lược tăng trưởng, trong khi chính phủ các nước bắt đầu xem xét điều chỉnh khu vực kinh tế mới nổi này.

Theo Báo cáo Phát triển Kinh tế Chia sẻ Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế dự kiến giảm từ 41,6% năm 2018 và 11,6% năm 2019 xuống còn 8-10% năm 2020.

"Doanh thu của chúng tôi bằng 0. Nhưng tôi vẫn phải trả lương cho 5.000 công nhân, trả tiền nhà cung cấp và tiền thuê nhà", ông Tang, CEO của Xiaodian, than thở.

Khoảng 3 năm trước, công ty chia sẻ sạc điện thoại được gã khổng lồ Tencent chống lưng được đặt kỳ vọng cao sau khi mở rộng đến 33 thành phố chỉ trong vỏn vẹn 3 tháng có mặt trên thị trường. "Chúng tôi chắc chắn sẽ mở rộng ra 144 thành phố chỉ trong vòng 1 tháng tới", ông Tang từng tự tin tuyên bố với South China Morning Post hồi năm 2017.

(Theo Zing)

Ve chai, đồng nát sắt vụn trên sàn thương mại điện tử

Các sản phẩm ve chai, đồng nát sắt vụn bất ngờ được rao bán rầm rộ trên các sàn thương mại điện tử với giá cả hấp dẫn.

Dạo 1 vòng quanh sàn thương mại điện tử, các sản phẩm như đồng nát sắt vụn, ve chai được rao bán rầm rộ. Chỉ cần 1 cú nhấp chuột, chọn mặt hàng muốn mua, tùy chỉnh số lượng, thanh toán là giao dịch hoàn tất. Đáng nói ở đây là những sản phẩm tưởng chừng như vứt đi, chỉ thực hiện mua bán trực tiếp mà nay được tiếp cận rộng rãi qua hình thức online và mang lên sàn thương mại điện tử.

Đơn cử như ổ cứng hỏng từ 9.000 - 12.000 đồng/chiếc, quạt tản nhiệt cũ khoảng 12.000 - 15.000 đồng/chiếc, nguồn máy tính lỗi là 30.000 - 40.000 đồng/chiếc. Đồng thời các loại vỏ, pin điện thoại lỗi, hỏng, cũ cũng được thu mua với giá 50.000 - 100.000 đồng/chiếc.

Ngoài ra, nếu khách có ý định lấy số lượng lớn từ 50 chiếc trở lên sẽ được chiết khấu 5 - 10% cho giá trị mỗi hóa đơn hàng.

{keywords}
Các giao dịch mua bán thiết bị lỗi, hỏng, cũ nhộn nhịp trên sàn thương mại điện tử

Chị Minh Thương (Hà Đông, Hà Nội) cho biết, trong 1 lần tìm mua đồ cho con trai, chị tình cờ thấy trên mạng rao bán ổ cứng, chuột máy tính hỏng. Tưởng đùa, chị còn vào hỏi thử, người bán còn cho biết, khách hàng chỉ cần báo số lượng bao nhiêu cũng có.

"Hỏi ra, tôi mới biết là các thiết bị cũ, hỏng, người ta mua về lấy linh kiện, bo mạch trong đó lắp ráp lại. Việc này khá phổ biến với thợ sửa đồ điện tử, chẳng qua là trước đó người ta mua bán trực tiếp giờ chuyển sang online" - chị Thương tâm sự.

{keywords}
Mục đích thu mua đồ đồng nát điện tử là lấy lại linh kiện trong máy

Anh Nguyễn Hưng, chủ một cửa hàng chuyên bán đồ linh kiện ở Hà Nội chia sẻ, ngày trước, anh cũng hay thua mua thiết bị điện tử cũ hỏng ở các cửa hàng bán đồng nát. Nhưng từ ngày có mạng xã hội, anh thường lên các hội nhóm tìm nguồn cung.

Theo anh Hưng, nếu biết khai thác thị trường trên mạng thì đây chính là mỏ vàng mà ai cũng muốn đầu tư. Bởi nếu tìm được người bán trực tiếp, không qua trung gian, giá thành thiết sẽ rẻ và ổn định hơn là mua qua tay.

Tuy nhiên, anh cũng nhấn mạnh, người mua phải cực kỳ tỉnh táo và am hiểu về cơ chế vận hành cũng như cách thức hoạt động của thiết bị để tránh mua phải hàng tráo, hàng kém chất lượng rồi tiền mất tật mang.

(Theo Dân Trí)

'Săn' nhà Hà Nội và cho thuê lại, bỏ túi tiền tỷ

Sau gần 10 năm đi “săn” nhà và cho thuê lại, chị T.G đã tiết kiệm được 2 tỷ đồng. Số tiền đó, chị G. tiếp tục đầu tư mua đất vùng ven.

10 năm đi thuê nhà… miễn phí

Vốn là người tỉnh lẻ xuống Hà Nội sinh sống và lập nghiệp, hơn ai hết, chị T.G (SN 1987, quê Quảng Ninh) hiểu rất rõ nhu cầu của người đi ở trọ.

Vì thế, dù vừa "chân ướt, chân ráo" ở Thủ đô, chị T.G đã nảy ra ý tưởng tìm thuê lại những căn nhà 2-3 tầng, sau đó cải tạo và cho thuê lại với giá cao hơn nhằm kiếm lời.

"Ban đầu tôi chỉ đặt ra mục tiêu là được ở trọ miễn phí, tiết kiệm một khoản tiền thuê nhà hàng tháng. Nhưng về sau tôi nhận thấy đây là lĩnh vực đầu tư có thể sinh lời cao mà số vốn ban đầu bỏ ra cũng không cần quá nhiều nên quyết định đầu tư lâu dài", chị T.G chia sẻ. 

Năm 2011, chị T.G đã tìm được một ngôi nhà 4 tầng, 8 phòng ngủ tại quận Thanh Xuân (Hà Nội) với mức giá khoảng 4 triệu đồng/tháng.

Sau khi tìm được mặt bằng, chị G. đầu tư thêm 9 triệu đồng để nâng cấp, sửa sang lại phòng ốc, lắp đặt thêm điều hòa, internet tốc độ cao và cho người khác thuê, đa phần là sinh viên với mức giá từ 2 đến 3 triệu đồng/ phòng/ tháng.

{keywords}
Một nhà trọ được chị G. thuê lại, cải tạo rồi chia nhỏ cho các hộ gia đình và sinh viên thuê. 

Chị G. kể, thời điểm đó chị sử dụng một phòng, còn 7 phòng còn lại cho thuê, tính thêm cả chi phí gửi xe, điện nước, một tháng chị thu về hơn 20 triệu đồng. Như vậy, chỉ trong tháng đầu tiên, chị G. đã thu hồi cả vốn lẫn lãi.

Nhận thấy tiềm năng của hình thức kinh doanh này, chị G. lại tiếp tục mở rộng quy mô, tìm thêm nhiều căn nhà sau đó cải tạo và cho thuê lại. 

Với cách làm này, trong suốt 10 năm, chị G. không phải mất bất kỳ một khoản tiền đi thuê trọ, đồng thời vừa làm chủ nhà, vừa tạo ra thu nhập lên tới hàng chục triệu đồng/tháng.

"Công việc này cũng không quá vất vả, chỉ cần biết hạch toán thu chi thì vẫn có thời gian đi làm hàng ngày. Nhờ đó, trong suốt những năm qua, tôi cũng để tiết kiệm được một số tiền làm vốn", chị G. nói. 

{keywords}
Một phòng trọ chị G. cho sinh viên thuê lại có giá từ 2-3 triệu đồng/ tháng.

Theo chị G., điều quan trọng của hình thức kinh doanh này là phải tìm được căn nhà có vị trí đẹp gần các trường đại học, cao đẳng. Ngoài ra, nhà càng có nhiều phòng thì lợi nhuận mang về càng cao. 

Tuy nhiên, công việc kinh doanh không phải lúc nào cũng thuận lợi. Chị G. tiết lộ, việc thuê nhà rồi cho thuê lại cũng đối mặt với nhiều rủi ro. Ví dụ như thời điểm hè, hoặc giai đoạn dịch Covid-19 vừa qua, sinh viên trả phòng hàng loạt, khiến doanh thu bị rơi vào tình cảnh âm vốn.

Mặt khác, nếu không quản lý nghiêm ngặt, chặt chẽ, việc cho thuê lại sẽ gặp phải một số vấn đề như: an ninh, trật tự hoặc người đi thuê lại tự ý hủy hoại nhà ở.

Để giảm một số thiệt hại từ việc cho thuê lại, chị G. cho biết, bản thân đã phải soạn rất kỹ các bản hợp đồng cho thuê nhà. Trong đó, có điều khoản yêu cầu người thuê lại phải đền bù nếu làm hư hỏng tài sản, nhà cửa. Hợp đồng cũng phải có công chứng để tránh những rắc rối pháp lý về sau.

Dồn hết tiền về quê đầu tư đất

Sau gần 10 năm đi “săn” nhà và cho thuê lại, chị T.G vừa được ở miễn phí, vừa tiết kiệm được 2 tỷ đồng, một khoản tiền đáng mơ ước của nhiều người.

{keywords}
Đất Vân Đồn sau cơn sốt vào năm 2019 đã yên bình trở lại.

“Mô hình thuê nhà rồi cho thuê lại hiện nay đã bão hòa, nguồn cung đang có hiện tượng dư thừa, nên tôi rút vốn dần dần, chỉ giữ lại 1 nhà 4 tầng ở Trương Định và 1 nhà 5 tầng ở Tân Mai để duy trì. Thay vào đó, tôi trích một nửa số tiền tiết kiệm mua nhà, nửa còn lại đầu tư vào BĐS vùng ven”, chị G nói.

Đầu năm 2018, chị G. quyết định rót 1,4 tỷ đồng, để đầu tư vào một thửa đất 100 m2 (khoảng 14 triệu đồng/m2), có vị trí khá xa trung tâm huyện Vân Đồn.

Thời điểm này, giá đất Vân Đồn vẫn tương đối êm ả, với tốc độ tăng hàng năm khoảng 15 - 20%. Tuy nhiên đến năm 2019, thị trường BĐS Vân Đồn bỗng “sốt xình xịch” trước thông tin thành lập Đặc khu Kinh tế Vân Đồn.

Giá trị thửa đất của chị G. tăng khoảng 33%, từ 1,4 tỷ đồng lên gần 2,1 tỷ đồng, lời khoảng 700 triệu đồng. 

Dù vậy, “cơn sốt” đất ở Vân Đồn tới nhanh, và đi nhanh. Tới cuối năm 2019, giá đất Vân Đồn rơi tự do, nhiều nơi giảm từ 25% - 30%. Riêng thửa đất của chị G., dù không bị âm vốn, nhưng giá trị tăng nhẹ khoảng 5 % - 7% so với thời điểm đầu mua vào.

“Bất kỳ môi trường kinh doanh nào cũng vậy, may mắn thì có lời, không may thì bị lỗ, không ai dự đoán được. Song, đã là đất đai, để đó 5 - 10 năm nữa kiểu gì cũng tăng giá, nên tôi không quá lo lắng”, chị G. khẳng định.

(Theo Dân Trí)

Giá vàng hôm nay 1/7, áp lực chốt lời gia tăng, vàng vẫn trên đỉnh

Giá vàng hôm nay 30/6 trên thị trường thế giới treo trên đỉnh cao bất chấp áp lực chốt lời gia tăng sau khi mặt hàng này tăng vọt trong vài phiên gần đây. Vàng được dự báo sẽ tăng tiếp theo phân tích kỹ thuật.

Đêm 30/6 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay lên trên ngưỡng 1.773 USD/ounce. Vàng giao tháng 8 năm 2020 trên sàn Comex New York ở mức 1.783 USD/ounce.

Giá vàng hôm nay cao hơn 38,2% (490 USD/ounce) so với đầu năm 2019. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 50,3 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, cao hơn 900 nghìn đồng so với giá vàng trong nước.

Vàng thế giới treo quanh đỉnh cao 8 năm bất chấp áp lực chốt lời gia tăng sau khi mặt hàng này tăng vọt trong vài phiên gần đây. Vàng được dự báo sẽ tăng tiếp theo phân tích kỹ thuật.

Dòng tiền vẫn rập rình đổ vào vàng mỗi khi giá mặt hàng kim loại này giảm trở lại và đang rời xa những loại tài sản có độ rủi ro cao. Các thị trường chứng khoán thế giới biến động trái chiều trong phiên cuối tháng khi mà dịch Covid-19 bùng phát trở lại ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Mỹ.

Vàng vẫn treo cao còn do giới đầu tư lo ngại nền kinh tế Mỹ sẽ chịu thêm ảnh hưởng từ làn sóng kích động thù hận trên các mạng xã hội. Hàng loạt các tập đoàn lớn gần đây như Ford, Starbucks, Coca-Cola, Unilever… đã tẩy chay quảng cáo trên các mạng xã hội, trong đó có Facebook.

Tính tới cuối tháng Sáu, giá vàng đã tăng trưởng khoảng 16,5% và hiện ở quanh mức cao nhất 8 năm: 1.770 USD/ounce. Mức tăng trong 6 tháng đầu năm khá ấn tượng, gần bằng mức tăng khó tin 18,4% trong cả năm 2019.

{keywords}
Giá vàng hôm nay: treo quanh đỉnh 8 năm.

Vàng tăng giá chủ yếu do đại dịch Covid-19 vẫn âm ỉ và kìm hãm sự tăng trưởng của hầu hết các nền kinh tế trên thế giới. Số ca nhiễm Covid-19 vẫn tăng mạnh trên toàn cầu, nhất là tại Mỹ.

Trong nhiều thập kỷ qua, vàng luôn vượt trội so với các loại tài sản rủi ro trong mọi cuộc suy thoái. Giới đầu tư tìm đến vàng như một kênh trú ấn an toàn. Trong quý 1, lượng dự trữ vàng của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đã tăng thêm 145 tấn trong quý I/2020. Các quỹ ETF về vàng cũng liên tục tăng lượng vàng nắm giữ.

Một số tổ chức dự báo, vàng vẫn ở trong giai đoạn đầu của thị trường tăng giá. Đây có lẽ sẽ là thị trường tăng giá mạnh nhất và biến động nhất tính theo tỷ lệ phần trăm. Vàng được dự báo sẽ lên mức 3.000-5.000 USD/ounce (85-142 triệu đồng/lượng) trong 3 năm tới.

Vàng được dự báo còn tăng giá mạnh chủ yếu do các chính phủ đang tăng tốc và in thêm tiền và các ngân hàng trung ương đang kêu gọi các chính phủ thực hiện kích thích tài khóa. Các gói kích thích cuối cùng sẽ kích hoạt lạm phát trong thế giới thực.

Mặc dù vậy, sau 6 tháng tăng mạnh, vàng đang đứng trước ngưỡng cản khá mạnh 1.800 USD/ounce (51 triệu đồng/lượng). Trong nước, vàng chịu áp lực trước ngưỡng 50 triệu đồng/lượng. Một số dự báo cho rằng, vàng sẽ có sự đột phá vào cuối quý III.

Trên thị trường vàng trong nước, chốt phiên ngày 30/6 đa số các cửa hàng vàng tăng giá vàng 9999 thêm khoảng 50-70 nghìn đồng/lượng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên liền trước.

Kết thúc phiên giao dịch 30/6, Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức: 49,15 triệu đồng/lượng (mua vào) và 49,30 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết vàng SJC ở mức: 49,04 triệu đồng/lượng (mua vào) và 49,41 triệu đồng/lượng (bán ra).

V. Minh

Tỷ giá ngoại tệ ngày 1/7, USD tăng tiếp

Tỷ giá ngoại tệ ngày 1/7 diễn biến theo xu hướng đồng USD trên thị trường thế giới tiếp tục tăng bất chấp nền kinh tế Mỹ bị đe dọa bởi đại dịch Covid-19. Giới đầu tư vẫn tìm đến các loại tài sản an toàn.

Đầu phiên giao dịch ngày 1/7 (giờ Việt Nam), trên thị trường thế giới, chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 97,58 điểm.

Đầu giờ sáng, đồng USD trên thị trường quốc tế tiếp tục tăng bất chấp nền kinh tế Mỹ bị đe dọa bởi đại dịch Covid-19. Giới đầu tư vẫn tìm đến các loại tài sản an toàn.

Đồng bạc xanh tăng còn do đồng bảng Anh giảm sâu sau số liệu GDP quý I điều chỉnh giảm 2,2%, so với mức giảm 2% đưa ra trước đó và mối quan hệ thương mại không chắc chắn với Liên minh châu Âu (EU).

Đại dịch Covid-19 chưa có dấu hiệu được kiểm soát, trong khi đó, “điều tồi tệ nhất vẫn chưa xảy ra”.

Triển vọng nền kinh tế Mỹ được đánh giá là “không chắc chắn” và phụ thuộc cả vào việc kiểm soát SARS-CoV-2 và vào các nỗ lực của chính phủ để hỗ trợ phục hồi.

{keywords}
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay: USD tăng tiếp.

Đồng USD tăng còn do giới đầu tư lo ngại các nền kinh tế trong đó có Mỹ sẽ gặp khó với ảnh hưởng từ làn sóng kích động thù hận trên các mạng xã hội. Hàng loạt các tập đoàn lớn gần đây như Ford, Starbucks, Coca-Cola, Unilever… đã tẩy chay quảng cáo trên các mạng xã hội, trong đó có Facebook.

Trên thị trường trong nước, vào cuối phiên giao dịch 30/6, tỷ giá USD/VND ở một số ngân hàng phổ biến ở quanh mức: 23.115 đồng/USD và 23.295 đồng/USD.

Tới cuối phiên 30/6, BIDV niêm yết tỷ giá ở mức: 23.115 đồng/USD và 23.295 đồng/USD. Vietinbank: 23.129 đồng/USD và 23.309 đồng/USD. Vietcombank: 23.120 đồng/USD và 23.300 đồng/USD. ACB: 23.130 đồng/USD và 23.280 đồng/USD.

Chốt phiên giao dịch 30/6, tỷ giá Euro đứng ở mức: 25.615 đồng (mua) và 26.652 (bán). Tỷ giá Bảng Anh: 28.023 đồng (mua) và 28.902 (bán). Tỷ giá Yên Nhật ở mức 210,4 đồng (mua vào) và 218,2 đồng (bán ra). Nhân dân tệ được mua vào ở mức: 3.246 đồng và bán ra ở mức 3.349 đồng.

V. Minh

Vải thiều Việt Nam sang Nhật: 5 năm chờ đợi và cú đau tim ‘phút 89’

Giữa tháng 6, quả vải thiều Việt Nam chính thức xuất hiện trên kệ siêu thị tại xứ sở Mặt trời mọc, có giá hơn 500.000 đồng/kg và hết sạch sau vài tiếng. 

Đến nay, thứ quả đặc sản này của Việt Nam đã có mặt tại hơn 30 quốc gia, vùng lãnh thổ trên khắp thế giới, giúp người trồng vải tại Bắc Giang, Hải Dương có nguồn thu tới 7.000 tỷ đồng mỗi năm. Nhờ đó, vài năm gần đây, vải thiều không còn tình trạng được mùa rớt giá như trước.

{keywords}

Vào một buổi chiều giữa tháng 12/2019, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) vui mừng thông báo nhận được thư của Bộ Nông lâm ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF) về việc chính thức mở cửa cho vải thiều Việt Nam xuất khẩu trực tiếp sang xứ sở Mặt trời mọc. Quy định này có hiệu lực từ 15/12/2019. Kèm theo đó, một loạt yêu cầu cực kỳ nghiêm ngặt về kiểm dịch thực vật được đặt ra với quả vải thiều Việt Nam. 

Cụ thể, vải phải được trồng tại các vườn được Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) kiểm tra, giám sát và cấp mã số vùng trồng, đáp ứng quy định về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm của Nhật Bản. Lô quả xuất khẩu phải được đóng gói và xử lý xông hơi khử trùng bằng Methyl Bromide - được Cục BVTV và MAFF công nhận - với liều lượng tối thiểu là 32g/m3 trong vòng hai giờ, dưới sự giám sát của cán bộ kiểm dịch thực vật hai bên. Lô vải thiều xuất khẩu phải kèm theo Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do Cục BVTV cấp.

Để đạt được thành quả trên, từ lúc ngồi vào bàn đàm phán tới khi tính toán lý thuyết, xây dựng phương pháp và cách bố trí thí nghiệm, chuẩn bị vật liệu và thiết bị phục vụ thí nghiệm, cử chuyên gia sang kiểm tra,... cho tới lúc nhận được cái gật đầu đồng ý là hành trình 5 năm nỗ lực của Cục BVTV và MAFF. 

{keywords}

Ông Lê Sơn Hà - Trưởng phòng Kiểm dịch thực vật (Cục BVTV), kể rằng, tuy vải thiều Việt Nam đã vào được nhiều thị trường khó tính, nhưng nếu thị trường Mỹ, Australia chỉ đòi chiếu xạ thì Nhật Bản lại yêu cầu xử lý bằng khử trùng xông hơi.

“Phải mất hơn 2 năm thực hiện thí nghiệm khử trùng xông hơi, cuối cùng, chuyên gia Nhật sang kiểm tra trực tiếp và đã chấp thuận”, ông Hà nói. 

Theo ông Hà, đây là đột phá mới. Lần đầu tiên Việt Nam tiến hành khử trùng xông hơi thành công và nhận được cái gật đầu từ phía Nhật. Đặc biệt hơn cả, thành công này không chỉ riêng với quả vải mà là tiền đề để những trái cây khác có thể vào Nhật Bản, thậm chí cả Hàn Quốc - hai nước chỉ chấp nhận khử trùng xông hơi chứ không chấp nhận chiếu xạ, ông Hà cho hay.

{keywords}

Nhận phía Nhật chấp thuận, Cục BVTV đã làm việc với Hải Dương và Bắc Giang, hai địa phương có diện tích trồng vải thiều lớn nhất nước, triển khai mọi việc để chuẩn bị cho lô hàng vải thiều đầu tiên đi Nhật trong năm nay. Đồng thời, kết nối các doanh nghiệp xuất khẩu tham gia vào chương trình; hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp về quy trình trồng, chăm sóc, xử lý kiểm dịch thực vật và đóng gói theo quy định của Nhật Bản.

Theo ông Nguyễn Quang Hiếu - Trưởng phòng Hợp tác quốc tế và truyền thông (Cục BVTV), để vải thiều xuất khẩu sang Nhật Bản thuận lợi, tháng 2/2020, Việt Nam bắt đầu xây dựng cùng lúc 3 hệ thống xử lý xông hơi khử trùng quy mô thương mại đầu tiên tại Việt Nam tại Trung tâm sau nhập khẩu 1 (Hà Nội), nhà máy của Công ty Toàn Cầu (Bắc Giang) và nhà máy của Công ty Hưng Việt (Hải Dương).

Bắc Giang và Hải Dương cũng hình thành các vùng trồng vải thiều đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Nhật. 

{keywords}

Báo cáo của Sở NN-PTNT Bắc Giang cho thấy, toàn tỉnh hiện có 19 mã số vùng trồng vải thiều được phép xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, với diện tích 103ha. Tại huyện Thanh Hà (Hải Dương), con số này là 8 vùng.

Mọi việc cứ thế trôi chảy, thuận lợi. Nông dân tất bật chăm sóc vườn vải sai trĩu cành, hào hứng chờ ngày quả vải lên đường sang Nhật. Thế nhưng, đầu tháng 5, khi mùa thu hoạch cận kề Bộ Công Thương có văn bản gửi hai Sở Công Thương Hải Dương và Bắc Giang nêu rõ, MAFF thông báo không thể cử chuyên gia sang Việt Nam để kiểm tra, công nhận hệ thống xử lý khử trùng vải tươi xuất khẩu của Việt Nam do ảnh hưởng dịch bệnh.

"Cửa" xuất khẩu vải tươi Việt Nam sang thị trường Nhật Bản gần như đóng lại với vụ vải năm nay.

Để tháo gỡ, lãnh đạo Bộ Công Thương đã có công văn đề nghị Đại sứ Việt Nam tại Nhật làm việc với MAFF, thuyết phục phía bạn xem xét các giải pháp khác thay cho việc phải cử chuyên gia sang Việt Nam kiểm tra cơ sở khử trùng. Trước mắt, tạm thời ủy quyền cho các tổ chức giám định độc lập tại Việt Nam thực hiện hoặc phối hợp với Bộ NN-PTNT kiểm tra từ xa.

Bộ trưởng Công Thương Việt Nam cũng có công thư gửi Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đề nghị thúc đẩy MAFF xem xét các biện pháp đặc biệt, sáng tạo trong bối cảnh dịch Covid-19 để tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu quả vải tươi vào Nhật Bản.

Cục BVTV tiến hành họp trực tuyến với phía Nhật Bản bàn mọi giải pháp để lô vải tươi đầu tiên xuất khẩu sang Nhật Bản đúng tiến độ.

{keywords}

Nhờ những nỗ lực đàm phán, ngày 3/6, chuyên gia Nhật Bản có mặt tại Việt Nam. Sau thời gian cách ly theo quy định, ngày 17/6, chuyên gia Nhật Bản chính thức vào cuộc giám sát dây chuyền xử lý khử trùng quả vải.

“Ngày đầu tiên, một danh sách các hạng mục cần kiểm tra được đưa ra, chuyên gia Nhật xem xét từng bước một. Sau đó, họ đánh giá đây là dây chuyền xử lý tốt, vượt cả yêu cầu của Nhật trong mọi thông số kỹ thuật”, Thạc sĩ Nguyễn Mạnh Hiểu - Trưởng bộ môn Nghiên cứu Công nghệ bảo quản nông sản thực phẩm (Viện Cơ điện và Công nghệ sau thu hoạch, Bộ NN-PTNT) nhớ lại.

Vậy là sau “phút 89” nghẹt thở, tưởng như quả vải thiều Việt Nam sẽ lỡ hẹn với thị trường Nhật Bản vì dịch Covid-19, thì ngày 19/6, hai lô hàng đầu tiên đã lên đường sang Nhật, chính thức mở cửa thành công thị trường khó tính bậc nhất thế giới này.

{keywords}

Những quả vải thiều Việt Nam đầu tiên xuất hiện trên kệ siêu thị tại Nhật Bản vào ngày 21/6. Vải được đóng vào hộp nhỏ 200gram, bán với giá khuyến mãi là 489 yen (giá gốc là 537 yen) - tương đương hơn 100.000 đồng/hộp. Tính ra, giá vải thiều Việt Nam bán tại Nhật trên 500.000 đồng/kg.

Đáng lưu ý, ngay trong ngày mở bán đầu tiên, lô vải thiều tươi 2 tấn của Việt Nam được chuyên chở bằng máy bay sang Nhật đã bán hết sạch chỉ trong vòng vài tiếng. Doanh nghiệp và người tiêu dùng Nhật Bản đánh giá rất cao, khen quả vải của Việt Nam đạt chất lượng tốt. 

Được thị trường Nhật Bản đón nhận, các doanh nghiệp đẩy mạnh thu mua, tiếp tục đưa các lô vải thiều sang thị trường này bằng đường biển.

Tại thôn Lâm, xã Nam Dương (Lục Ngạn, Bắc Giang) - vùng trồng vải thiều đủ tiêu chuẩn xuất khẩu đi Nhật - ông Trần Văn Lân chia sẻ, vợ chồng ông cả đời gắn bó với cây vải thiều. Mấy chục năm nay, đến mùa thu hoạch phải dậy sớm bẻ vải, chở từng sọt nặng hàng tạ ra chợ bán. Những năm đắt hàng, vải được giá và ngược lại có năm ế ẩm, vải rớt giá thê thảm.

Song, vụ vải 2020 là bước ngoặt với gia đình ông. Toàn bộ vườn vải thiều rộng 3ha đều được trồng theo tiêu chuẩn xuất khẩu sang Nhật. Các chuyên gia tới tận vườn kiểm tra, đánh giá.

{keywords}

“Hơn một tuần nay, doanh nghiệp về tận vườn thu mua vải thiều với giá 30.000 đồng/kg”, ông Lân kể. 

Vải đang vào vụ chín rộ, mỗi ngày ông bẻ khoảng 1,5-2 tấn bán cho doanh nghiệp. Năm nay, vườn vải của gia đình ông được mùa, quả đạt chất lượng cao. Ông Lân nhẩm tính, với giá bán như hiện nay cùng sản lượng 40-45 tấn, vợ chồng ông thu lãi khoảng 1 tỷ đồng sau khi trừ chi phí.

Theo Sở NN-PTNT Bắc Giang, các doanh nghiệp đã thu mua thêm khoảng 12 tấn vải tươi để xuất sang Nhật Bản bằng đường biển. Dự kiến, khoảng 200 tấn vải thiều tươi được tiêu thụ tại thị trường cao cấp này trong niên vụ năm nay.

Từ thành công của quả vải thiều, Bộ trưởng NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng sẽ định vị trái vải vào phân khúc cao cấp, khi xuất sang được Nhật Bản thì có thể tự tin chinh phục các thị trường khác.

Đến nay, sau nhiều năm nỗ lực mở cửa thị trường, vải thiều Việt Nam đã có mặt tại hơn 30 quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhờ đó, những vụ vải gần đây không còn tình trạng bế tắc đầu ra, không còn cảnh được mùa rớt giá.

Điển hình như năm 2019, dù mất mùa nhưng doanh thu từ vải thiều tăng mạnh. Tại Bắc Giang, quả vài đem lại cho người nông dân nguồn thu 6.300 tỷ đồng, tăng hơn 500 tỷ đồng so với năm 2018. Còn người trồng vải ở Hải Dương cũng thu tới gần 1.000 tỷ đồng.

Năm nay, sản lượng vải hai địa phương này dự báo đều tăng. Hải Dương dự kiến đạt 45.000 tấn, cao hơn 20.000 tấn so với niên vụ 2019. Bắc Giang sản lượng ước đạt 160.000 tấn, tăng 10.000 tấn so với năm ngoái. Thời điểm này, nếu có dịp ghé qua hai trung tâm vải thiều lớn nhất nước, sẽ thấy cảnh người dân đang tất bật thu hoạch, chở vải đi bán. Ai cũng phấn khởi vì vụ mùa bội thu, vải thiều được mùa được giá.

Tâm An

Clip: Anh Đức - Thiết kế: Nguyễn Hồng Anh

11.000 sản phẩm nghi giả mạo thương hiệu Louis Vuiton, Hermes

Hơn 11.000 sản phẩm nghi giả mạo các thương hiệu nổi tiếng như Louis Vuiton, Hermes, Versace, Gucci, Chanel, Adidas... nhập lậu từ Trung Quốc vừa bị lực lượng chức năng phát hiện tại Lào Cai.

Cụ thể, vào ngày 23/6, Đội 4 (Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan) chủ trì, phối hợp với Đội 1 (Cục Điều tra chống buôn lậu) và Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Lào Cai (Cục Hải quan Lào Cai) khám xét kho của Công ty TNHH thương mại tổng hợp N.A tại cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, Lào Cai.

Đoàn kiểm tra phát hiện có tới 11.045 sản phẩm là túi xách, ví, giày, thắt lưng, dép, ba lô,... gắn nhãn các thương hiệu nổi tiếng như Louis Vuiton, Hermes, Versace, Gucci, Chanel, Adidas.

Lực lượng hải quan nghi vấn số hàng nêu trên là hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Cục Điều tra chống buôn lậu cho biết, các đối tượng có thủ đoạn tập kết hàng xuống kho trong địa điểm kiểm tra tập kết hàng hóa tập trùng nhưng chưa mở tờ khai, chờ điều kiện thuận lợi sẽ mở tờ khai đưa vào nội địa tiêu thụ.

{keywords}
Đôi giày mang nhãn hiệu nổi tiếng trong lô hàng vi phạm. (Ảnh: Hải Quan Online)

Số hàng trên là của Công ty TNHH Một thành viên Xuất nhập khẩu N.A. Theo cơ quan chức năng, Công ty N.A trực tiếp cho người đón 2 xe tải hàng nêu trên từ Trung Quốc vào Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành.

Gần đây, số vụ hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, “sao chép” hình thức, kiểu dáng, mẫu mã,... của các thương hiệu nổi tiếng bị phát hiện tại Việt Nam có dấu hiệu gia tăng

Vào ngày 22/6, lực lượng chức năng tỉnh Lạng Sơn tiến hành kiểm tra đột xuất cửa hàng quần áo Kỳ Nhông Store (ở phường Hoàng Văn Thụ, TP. Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn) và phát hiện tại cửa hàng đang bày bán 16 chiếc quần soóc nam, nhãn hiệu Adidas; 13 chiếc áo phông nam cộc tay cổ tròn người lớn, nhãn hiệu Adidas. Toàn bộ số hàng hóa trên không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam.

Trước đó, vào ngày 18/6, lô hàng 500 chiếc kính mắt nhãn hiệu Chanel có dấu hiệu giả mạo, trị giá khoảng 100 triệu đồng bị lực lượng chức năng phát hiện trên 1 chiếc xe ô tô khách từ Lạng Sơn qua địa bàn TP. Thái Nguyên.

Cách đó 2 ngày, vào ngày 16/6, lực lượng chức năng phát hiện 10.987 sản phẩm là quần áo, mỹ phẩm,... nghi hàng lậu, giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng tại một cơ sở kinh doanh ở Hà Nội. Cơ sở này chỉ sử dụng tài khoản Facebook để giao dịch mua bán, giao nhận hàng hóa.

Vào ngày 4/6, lực lượng chức năng đã thu giữ gần 4.700 sản phẩm quần áo, dây lưng có dấu hiệu giả, nhái nhãn hiệu nổi tiếng và hàng nhập lậu đang kinh doanh tại chợ Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội). Những sản phẩm nhái ở đây có giá rất rẻ, chỉ từ 20.000 đồng.

Anh Tuấn

Việt Nam lọt top 10 nền kinh tế lớn nhất châu Á vào 2050

Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, tầng lớp trung lưu tăng vọt và môi trường thuận lợi sẽ đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế lớn thứ 20 trên thế giới và thứ 10 châu Á vào năm 2050.

Tại hội nghị "Cải cách quy định hành chính: Chìa khóa thực thi thành công EVFTA", diễn ra sáng 30/6, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Mai Tiến Dũng cho biết, nửa đầu năm 2020, Chính phủ tiếp tục cắt giảm 239 điều kiện kinh doanh.

Tính từ đầu nhiệm kỳ đến nay đã cắt giảm 3.893 trên tổng số 6.191 điều kiện kinh doanh; cắt giảm 6.776 trên tổng số 9.926 danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành và 30 trên tổng số 120 thủ tục hành chính liên quan đến kiểm tra chuyên ngành.

Tổng chi phí xã hội tiết kiệm được từ việc cắt giảm, đơn giản hóa ước tính khoảng hơn 18 triệu ngày công/năm, tương đương hơn 6.300 tỷ đồng/năm.

{keywords}
Theo EuroCham, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh.

Việc giải quyết thủ tục hành chính được cải thiện và dịch vụ công qua triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông nhận được nhiều phản hồi tích cực. Đặc biệt, Cổng Dịch vụ công quốc gia sau hơn 6 tháng đi vào hoạt động, đến nay đã tích hợp, cung cấp 725 dịch vụ công trực tuyến (tăng 90 lần so với thời điểm khai trương và 4,5 lần so với 3 tháng trước). Tổng chi phí xã hội tiết kiệm được khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến khoảng 6.490 tỷ đồng/năm, trong đó, riêng Cổng Dịch vụ công quốc gia đóng góp 3.036 tỷ đồng/năm.

Ông Nicolas Audier, Chủ tịch Hiệp hội DN châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), cho rằng, khi EVFTA (Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu) có hiệu lực vào tháng 8/2020, một trong những yếu tố hàng đầu là tiếp tục thúc đẩy những tiến bộ tích cực trong cải cách hành chính, hợp lý hóa các điều kiện kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư và hiện đại hóa khung pháp lý.

Đặc biệt, cơ quan thẩm quyền của Việt Nam, EU và các DN cần tiếp tục thực hiện những giải pháp để bảo đảm tính hiệu quả thực thi, trong đó có việc thành lập Hội đồng DN của EVFTA để xem xét các thách thức trong quá trình triển khai và phối hợp giải quyết.

Theo Chủ tịch EuroCham, trong khi các nền kinh tế khác trên thế giới còn đang phải vật lộn với tác động của đại dịch Covid-19, Việt Nam có “cơ hội vàng” để tận dụng EVFTA và thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ EU, những DN đang tìm kiếm thị trường mở, cạnh tranh và thân thiện.

EuroCham đánh giá Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực cải cách môi trường kinh doanh, đầu tư trong nước, từ đó trở thành một thị trường hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư. Chi phí kinh doanh thấp, tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, tầng lớp trung lưu tăng vọt và môi trường thuận lợi đã giúp Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.

{keywords}
Những cải cách vừa qua chưa làm hài lòng các DN.

Hiệp hội này nhận định, trong vài thập kỷ tới, Việt Nam được kỳ vọng là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm ước tính là 5% trong giai đoạn 2014 đến 2050. Nhu cầu trong nước tăng cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp và xuất khẩu mạnh nhờ vào dòng vốn FDI. Tất cả những yếu tố đó sẽ đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế lớn thứ 20 trên thế giới và thứ 10 châu Á vào năm 2050.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, vẫn cần tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh. Việt Nam hiện đứng thứ 70 trong số 190 quốc gia trên toàn thế giới trong bảng xếp hạng Mức độ Dễ dàng Kinh doanh của Ngân hàng Thế giới 2020, giảm một bậc so với năm 2019. Trong khu vực ASEAN, Việt Nam xếp thứ 5 nhưng khoảng cách còn khá xa so với Thái Lan, Malaysia.

Ông Ngô Hải Phan, Phó Chủ tịch kiêm tổng thư ký Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tương Chính phủ, nhận xét, những cải cách vừa qua chưa làm hài lòng các DN. Vẫn còn nhiều rào cản gây khó khăn cho DN, nhất là các vấn đề nhiều bộ ngành và địa phương cùng quản lý, có hướng dẫn không nhất quán. Sắp tới, sẽ tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa 20% thủ tục hành chính nữa, ngăn chặn việc ban hành quy định mới là rào cản gây khó khăn cho DN và người dân. 

Tại Hội nghị, Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, đại diện các bộ, ban, ngành, địa phương đã nghe và thảo luận xoay quanh 17 nhóm vấn đề khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp châu Âu (nhóm ngành dược phẩm, trang thiết bị y tế, sở hữu trí tuệ, lao động, thực thi pháp luật, thực phẩm, nông nghiệp, công nghiệp ô tô, xe máy, công nghệ số, thuế và chuyển giá, du lịch - khách sạn,... ) liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước và giải quyết công việc của các Bộ, ngành, cơ quan. Hầu hết các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp đều xuất phát từ thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đối thoại được tổ chức kết hợp với Lễ ra mắt Sách Trắng EuroCham - ấn bản lần thứ 12. Đây là báo cáo thường niên của EuroCham, trong đó tổng hợp các vấn đề quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của 17 tiểu ban ngành nghề thuộc EuroCham, cùng với kiến nghị mà Chính phủ có thể thực hiện nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, tăng cường thương mại và đầu tư với Liên minh châu Âu.

Trần Thủy

Vietcombank tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến lần thứ V

Sáng 27/06 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến lần thứ V.

Khai mạc hội nghị, ông Nghiêm Xuân Thành - Chủ tịch HĐQT Vietcombank đã biểu dương các chiến sĩ thi đua, các tập thể, đơn vị điển hình tiên tiến, xuất sắc trong toàn hệ thống.

“Thời gian qua, công tác thi đua, khen thưởng tại Vietcombank đã có bước đổi mới cả về nội dung và hình thức, đã bám sát nhiệm vụ chính trị và tình hình thực tiễn, đặc biệt, phong trào thi đua đã gắn liền với việc đẩy mạnh triển khai thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, qua đó đã góp phần phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn hệ thống, đưa hoạt động của Vietcombank vượt qua mọi khó khăn thách thức, phát triển nhanh, mạnh và ngày càng bền vững.” - ông Thành cho biết.

{keywords}
Ông Nghiêm Xuân Thành - Ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy Khối DNTƯ, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Vietcombank phát biểu tại hội nghị

Theo ông Nghiêm Xuân Thành, trong 5 năm qua, hội đồng thi đua khen thưởng Vietcombank, các đơn vị và bộ phận chuyên trách làm công tác thi đua khen thưởng trong toàn hệ thống đã thực hiện tốt việc tham mưu cho Thường vụ Đảng ủy, Hội đồng quản trị, Ban lãnh đạo Vietcombank trong việc xây dựng, phát động, sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua; tổ chức các hoạt động tuyên truyền, khen thưởng, biểu dương, duy trì và nhân rộng gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến của Vietcombank, làm hạt nhân của phong trào thi đua trong toàn hệ thống.

{keywords}
Chủ tịch HĐQT Vietcombank Nghiêm Xuân Thành (thứ 4 từ trái sang) và Tổng Giám đốc Vietcombank Phạm Quang Dũng (thứ 4 từ phải sang) trao tặng biểu trưng và hoa cho các phòng/ban/trung tâm/ban dự án đã có thành tích tiêu biểu giai đoạn 2015 - 2020
{keywords}
Ông Điểu K’ré - Ủy viên BCH TƯ Đảng, Phó Trưởng ban thường trực Ban Dân vận Trung ương (ngoài cùng bên trái) và ông Đào Minh Tú - Ủy viên Ban cán sự Đảng, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước (ngoài cùng bên phải) trao Huân chương Lao động hạng Nhì và Huân chương Lao động hạng Ba cho 3 chi nhánh và 2 cá nhân thuộc Vietcombank
{keywords}
Ông Đào Minh Tú - Ủy viên Ban cán sự Đảng, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước (thứ 2 từ trái sang) trao Cờ thi đua của Thống đốc và ông Phạm Quang Dũng - Phó Bí thư Đảng ủy, Ủy viên HĐQT, Tổng Giám đốc Vietcombank (thứ 7 từ phải sang) tặng hoa cho 16 tập thể thuộc Vietcombank

Công tác thi đua khen thưởng trong toàn hệ thống Vietcombank đã có sự đổi mới toàn diện, tạo nhiều dấu ấn sâu sắc. Cơ chế đánh giá, xếp loại thi đua khen thưởng các tập thể, cá nhân trong toàn hệ thống được đổi mới, minh bạch và toàn diện, trên cơ sở gắn liền kết quả thi đua với kết quả thực hiện công việc theo thẻ điểm cân bằng (KPIs). Quá trình đánh giá thi đua được thực hiện dân chủ, công khai, khách quan, đúng quy trình, thủ tục, đảm bảo hiệu quả, khen thưởng kịp thời, “đúng người, đúng việc”, “Thành tích đến đâu, khen thưởng đến đó”. Các phong trào thi đua tại Vietcombank đã thực sự trở thành một trong những công cụ quản lý hiệu quả, tạo động lực, khuyến khích, thúc đẩy cán bộ, người lao động phát huy tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo, tạo ra các kết quả khác biệt và vượt trội của Vietcombank.

{keywords}
Chủ tịch HĐQT Vietcombank Nghiêm Xuân Thành (thứ 7 từ trái sang) và Tổng Giám đốc Vietcombank Phạm Quang Dũng (thứ 7 từ phải sang) trao tặng biểu trưng và hoa cho 15 chi nhánh đã có thành tích tiêu biểu, là tập thể điển hình tiên tiến giai đoạn 2015 - 2020

Trong bối cảnh chung của kinh tế thế giới và kinh tế trong nước đang đứng trước những khó khăn thách thức đặc biệt đại dịch Covid-19 tác động bất lợi đến hoạt động tài chính, ngân hàng, Hội nghị điển hình tiên tiến lần thứ V là dịp để Vietcombank tổng kết, đánh giá những kết quả đã đạt được trong 5 năm qua, biểu dương, tôn vinh, nhân rộng các gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến, tiêu biểu trong hệ thống Vietcombank, rút ra các bài học kinh nghiệm từ thực tiễn trong tổ chức thực hiện phong trào thi đua; đồng thời phát động các phong trào thi đua tạo động lực mới để phấn đấu hoàn thành xuất sắc mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ công tác thi đua, khen thưởng giai đoạn 2020-2025.

Báo cáo thành tích của công tác thi đua - khen thưởng tại Hội nghị, ông Đào Minh Tuấn - Phó Tổng Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn Vietcombank cho biết trong 5 năm qua của hệ thống Vietcombank đã có những chuyển biến tích cực, tạo được khí thế thi đua sôi nổi trong toàn hệ thống, từ đó động viên được toàn thể cán bộ, nhân viên người lao động nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Công tác thi đua - khen thưởng đã trở thành hoạt động thường xuyên ở mỗi đơn vị và từng cá nhân; công tác khen thưởng đã trở thành nguồn cổ vũ, động viên quan trọng để cán bộ và người lao động hăng say làm việc.

Trong Hội nghị, các đại biểu cũng đã lắng nghe tham luận của một số tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc giai đoạn 2015 - 2020.

Thúy Ngà