Thứ Ba, 5 tháng 4, 2022

Đỗ Anh Dũng: Từ kinh doanh taxi tới loạt dự án bất động sản

Từ kinh doanh taxi, ông Đỗ Anh Dũng đã nhanh chóng trở thành đại gia trong lĩnh vực bất động sản, sở hữu nhiều đất vàng. Nhưng ông thực sự nổi tiếng sau lần bỏ cọc trong đấu giá đất.

Từ kinh doanh taxi

Ông Đỗ Anh Dũng sinh năm 1961, là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Tuy nhiên, ngoài được biết đến với vai trò sáng lập/chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Hoàng Minh, trong 3 năm gần đây, ông Đỗ Anh Dũng còn là người thành lập/quản lý hàng chục đơn vị khác, đơn cử như Công ty CP Đầu tư xây dựng Thái Sơn; Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Tân Hoàng Minh; Công ty CP nhà D'Land; Công ty CP quản lý bất động sản Ánh Sáng Việt.

Với việc nắm giữ cổ phần tại nhiều doanh nghiệp, ước tính số tài sản ông Đỗ Anh Dũng đang nắm lên đến gần 10.000 tỷ đồng.

Năm 1995, ông Dũng bắt đầu kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe taxi, với thương hiệu “Taxi V20”. Tháng 9/2001, số lượng xe hoạt động đạt gần 1.000 chiếc, chiếm 25% thị phần tại 3 thành phố: Hồ Chí Minh, Nha Trang và Hà Nội.

{keywords}
Đại gia Đỗ Anh Dũng

Năm 1998, ông Dũng từng bước đầu tư sản xuất các sản phẩm mây, tre đan với thương hiệu “Ratex” và xuất khẩu sang thị trường quốc tế, như Pháp, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia, Mỹ... Đây là một trong những nguồn thu chủ chốt, mang lại lợi nhuận 3-5 triệu USD/năm cho Tân Hoàng Minh thời kỳ mới phát triển.

Năm 2006, ông Dũng quyết định hướng Tập đoàn Tân Hoàng Minh vào thị trường bất động sản cao cấp, tạo sự khác biệt trong các sản phẩm và dịch vụ.

Năm 2011, chủ đầu tư này nổi đình đám khi mở bán lần đầu tiên dự án D'.Palai de Louis với giá lên tới 145 triệu đồng/m2, có nghĩa là để sở hữu một căn hộ dát vàng ở đây, khách hàng phải bỏ ra hàng chục tỷ đồng. Đây cũng là sản phẩm đầu tay, thể hiện tham vọng phát triển chuỗi dự án bất động sản cao cấp và hạng sang của Tập đoàn Tân Hoàng Minh.

Bỏ cọc gây chấn động

Đáng lưu ý, tên tuổi của Tân Hoàng Minh còn được thị trường biết tới với các vụ đấu giá đất cao rồi bỏ cọc. Ngày 10/12/2021, Tân Hoàng Minh từng thắng đấu giá lô đất 23 Lê Duẩn, có diện tích khoảng 3.000m2, với giá khởi điểm là 550 tỷ đồng.

Thời điểm đó, Tân Hoàng Minh đưa ra mức giá cao hơn 2,6 lần giá khởi điểm, với 1.430 tỷ đồng, để trở thành "người thắng cuộc" trước 13 nhà đầu tư.

Tuy nhiên, sau khi TP.HCM phê duyệt kết quả đấu giá, Tân Hoàng Minh lại có văn bản đề nghị hủy kết quả. Tiếp đó, tập đoàn này lại có văn bản đề nghị được mua, song đã chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

UBND TP.HCM phải phát "tối hậu thư" đòi nợ, khi đó Tân Hoàng Minh mới chuyển toàn bộ số tiền trúng đấu giá khu đất vàng này vào Kho bạc Nhà nước TP.HCM, chính thức sở hữu đất vàng 2 mặt tiền Lê Duẩn - Nguyễn Du.

Mua được đất vàng nhưng ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tân Hoàng Minh, sau đó lại hé lộ, cuộc đấu giá thành công do... lỡ lời. Khu đất này khởi điểm 550 tỷ và giờ doanh nghiệp phải trả tới 1.430 tỷ đồng - gấp 2,6 lần để sở hữu nó. “Dù ở góc độ kinh tế, đây là cuộc đấu giá thất bại”, ông Dũng nói.

{keywords}
Chủ tịch Tân Hoàng Minh từng thu hút sự chú ý khi có những phát ngôn ấn tượng.

Mới đây, ông Đỗ Anh Dũng đã có tâm thư về việc xin bỏ cọc lô đất đấu giá ở Thủ Thiêm và chấp nhận mọi chế tài về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Công ty Ngôi sao Việt thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã tham gia và trúng đấu giá lô đất 3-12 có diện tích 10.060m2 với giá 24.500 tỷ đồng (tính ra 1m2 đất trị giá 2,45 tỷ đồng), cách người trả thứ hai (một công ty nước ngoài đặt giá 23.800 tỷ đồng) là 700 tỷ đồng.

Theo quy định, các doanh nghiệp tham gia đấu giá phải nộp trước số tiền tương ứng 20% giá khởi điểm của lô đất. Nếu trúng đấu giá thì khoản tiền đặt trước và tiền lãi (nếu có) được chuyển thành tiền cọc, để đảm bảo thực hiện giao kết, hoặc thực hiện hợp đồng mua bán tài sản đấu giá.

Nếu doanh nghiệp hoàn tất nộp tiền theo quy định, cơ quan chức năng sẽ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giao đất trong hạn không quá 5 ngày làm việc sau khi cấp giấy.

Ngược lại, nếu khách hàng trúng đấu giá từ chối kết quả trúng đấu giá hoặc không nộp đủ tiền theo thời hạn 180 ngày kể từ ngày ký thông báo thuế, thì sẽ bị chế tài bằng biện pháp tịch thu tiền đặt trước nộp vào ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, đến sát ngày nộp tiền, Tập đoàn Tân Hoàng Minh thông báo bỏ cọc thông qua tâm thư của vị Chủ tịch.

Trong thư, ông Dũng thanh minh, đây thực sự là mức giá cao bất ngờ mà ngay bản thân ông trước khi tham gia đấu giá cũng không bao giờ nghĩ đến.

“Sau khi trúng đấu giá với giá cao như vậy, chúng tôi đã suy nghĩ và lắng nghe rất nhiều dư luận xã hội theo nhiều chiều khác nhau và thấy rằng kết quả trúng đấu giá ở mức cao như vậy có thể dẫn đến hệ luỵ không tốt. Đặc biệt, sau khi tiếp thu ý kiến nhận định của Bộ trưởng Bộ Tài chính tại kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ nhất vừa qua, chúng tôi nghiêm túc kiểm điểm và nhận thấy rằng việc trúng đấu giá với kết quả trên sẽ dẫn đến sự xáo trộn trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản nói riêng và kinh tế nói chung” - ông Dũng viết.

Bảo Anh

Đại gia đầu bạc trắng, một thời nổi danh nay y án chung thân

Đại gia đầu bạc trắng, một thời nổi danh nay y án chung thân

Chủ tịch Tân Hoàng Minh bỏ cọc, Trần Phương Bình y án chung thân, sếp Vinasun nghỉ việc là những tin nổi bật tuần qua.

Thứ Hai, 4 tháng 4, 2022

Tân Hoàng Minh và bản danh sách phát hành trái phiếu "đen" nghìn tỷ

Dòng tiền nghìn tỷ chảy vào túi của Tập đoàn Tân Hoàng Minh được huy động dồn dập từ nửa cuối năm 2021.

Chiều tối 4/4, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ra quyết định hủy bỏ 9 đợt chào bán trái phiếu từ 7/2021 đến 3/2022 của các công ty thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Tổng số tiền huy động từ các đợt chào bán là 10.030 tỷ đồng.

Theo tìm hiểu, trong giai đoạn nửa cuối năm 2021, các công ty con thuộc hệ sinh thái Tân Hoàng Minh liên tục đổi vai lẫn nhau, đứng pháp nhân để huy động trái phiếu với số tiền lên tới vài trăm hoặc vài nghìn tỷ. 

Ngày 5/7/2021, Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt phát hành 8 triệu trái phiếu với mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu. Tổng trị giá đợt phát hành 800 tỷ đồng.

Mục đích của tổ chức phát hành là sử dụng số tiền thu được đầu tư mua 3.060.000 cổ phần Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển thương mại Việt Tiến (tương ứng tỷ lệ 51% vốn điều lệ), nhằm thực hiện Dự án “Đầu tư Xây dựng công trình công cộng, dịch vụ thương mại và nhà ở tại khu đô thị mới Việt Hưng (quận Long Biên, TP. Hà Nội)” do Công ty Việt Tiến làm chủ đầu tư.

{keywords}
Ông Đỗ Anh Dũng - Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh tại buổi đấu giá đất Thủ Thiêm ngày 10/12/2021

Ngày 6/7/2021, Công ty Cổ phần Đầu tư & dịch vụ khách sạn Soleil phát hành trái phiếu với tổng giá trị 800 tỷ đồng.

Mục đích dòng tiền là hợp tác kinh doanh dự án Khu du lịch phức hợp Hoàng Hải (huyện Phú Quốc, Kiên Giang).

Có 1 tổ chức trong nước đã nắm 100% lượng trái phiếu phát hành.

Ngày 20/8/2021, Công ty Cổ phần Đầu tư & dịch vụ khách sạn Soleil tiếp tục phát hành trái phiếu với tổng giá trị 450 tỷ đồng với kỳ hạn 24 tháng.

Mục đích phát hành cũng để hợp tác đầu tư vào Khu du lịch phức hợp Hoàng Hải. Trong đợt huy động này, có một tổ chức tín dụng và một tổ chức khác, mỗi đơn vị nắm giữ 50% lượng trái phiếu phát ra.

Ngày 20/9/2021, Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt phát hành 19 triệu trái phiếu với tổng giá trị 1.900 tỷ đồng.

Đợt huy động tiền này để hợp tác kinh doanh Dự án “Đầu tư xây dựng dải đất phía Nam đường Đại Cồ Việt”, thực hiện tổ hợp công trình dịch vụ công cộng, văn phòng, căn hộ ở đường Đại Cồ Việt (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) do Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Nam Đại Cồ Việt làm chủ đầu tư.

Tương tự đợt phát hành trước, một tổ chức tín dụng trong nước và một tổ chức khác, mỗi đơn vị đã mua 50% trái phiếu.

Ngày 1/11/2021, Công ty Cổ phần Đầu tư & dịch vụ khách sạn Soleil phát hành lượng trái phiếu với tổng giá trị 500 tỷ đồng. Đây là lần thứ ba trong 4 tháng, DN này huy động vốn.

Mục đích phát hành vẫn liên quan tới dự án khu du lịch Hoàng Hải.

Đã có 1 tổ chức tín dụng trong nước và 1 tổ chức khác, mỗi đơn vị nắm giữ 50% số trái phiếu phát hành.

Ngày 22/11/2021, Công ty Cổ phần Cung điện mùa Đông phát hành 4,5 triệu trái phiếu, tổng giá trị 450 tỷ đồng. Đích đến của số tiền vẫn là dự án du lịch tại Phú Quốc.

Tiếp tục có sự hiện diện của 1 tổ chức tín dụng trong nước và 1 tổ chức khác đứng ra mua số trái phiếu nói trên. Mỗi bên nắm giữ 50% lượng trái phiếu.

Ngày 16/12/2021, Công ty Cổ phần Cung điện mùa Đông phát hành trái phiếu với tổng giá trị lên tới 3.230 tỷ đồng. Trái phiếu có kỳ hạn 48 tháng, kỳ hạn trả lãi 12 tháng/lần. Thời điểm phát hành ngay sau khi một DN thuộc hệ sinh thái Tân Hoàng Minh đã trúng đấu giá lô đất tại Thủ Thiêm ngày 10/12/2021 với mức giá 24.500 tỷ đồng (gấp 8,3 lần so với giá khởi điểm). 

Công ty Ngôi Sao Việt, Công ty Soleil và Công ty Cung điện mùa Đông chính là các công ty con trực thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Đây là các DN chưa đại chúng, đã thực hiện 9 đợt chào bán trái phiếu riêng lẻ với tổng trị giá 10.030 tỷ đồng.

Ủy ban chứng khoán Nhà nước quyết định hủy bỏ các đợt phát hành trái phiếu của 3 công ty trên do có hành vi công bố thông tin sai sự thật, che giấu thông tin trong hoạt động phát hành trái phiếu riêng lẻ.

Trần Chung

Hủy 9 đợt phát hành trái phiếu hơn 10.000 tỷ của Tân Hoàng Minh

Hủy 9 đợt phát hành trái phiếu hơn 10.000 tỷ của Tân Hoàng Minh

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa quyết định hủy bỏ 9 đợt chào bán trái phiếu từ 7/2021 đến 3/2022, tổng trị giá 10.030 tỷ đồng của các công ty con thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh.

Tân Hoàng Minh tính phương án trả 10 nghìn tỷ cho trái chủ

Tập đoàn Tân Hoàng Minh vừa đưa ra phương án xử lý sau quyết định của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước huỷ bỏ 9 đợt phát hành trái phiếu của nhóm công ty thuộc tập đoàn này.

Theo Tân Hoàng Minh, sau khi có thông tin từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Tập đoàn Tân Hoàng Minh hiện đang tích cực làm việc với đơn vị tư vấn luật và các bên liên quan để rà soát lại toàn bộ hồ sơ phát hành trái phiếu của 9 đợt phát hành như công bố của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Trường hợp một trong các đợt phát hành này phải hủy bỏ theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước, tập đoàn sẽ làm việc với doanh nghiệp phát hành trái phiếu, cơ quan quản lý nhà nước và các bên liên quan để hoàn trả lại toàn bộ số tiền đã huy động từ khách hàng theo đúng quy định pháp luật. Dự kiến tiến trình xử lý hoàn trả tiền đến Khách hàng sẽ được thực hiện như sau.

Đối với các hợp đồng đến hạn thanh toán, số tiền đầu tư của Khách hàng sẽ được hoàn trả trong thời gian sớm nhất. Đối với các hợp đồng chưa đến hạn thanh toán, Tân Hoàng Minh sẽ khẩn trương phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước, làm việc với doanh nghiệp phát hành, ngân hàng quản lý tài sản để xử lý và hoàn trả lại khách hàng theo đúng hướng dẫn, chỉ đạo của các cơ quan chức năng trên tinh thần thiện chí và tuân thủ quy định của pháp luật.

{keywords}
Tân Hoàng Minh là một tập đoàn bất động sản lớn tại Việt Nam.

Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư lo ngại, doanh nghiệp lấy gì để chi trả khi đã đổ hết vào các dự án sau sự kiện hủy 9 lô trái phiếu, trị giá 10  nghìn tỷ đồng.

Theo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, trong số 9 đợt phát hành trái phiếu của Tân Hoàng Minh bị huỷ bỏ có tổng trị giá 10.030 tỷ đồng thì có 8 lô với tổng giá trị 8.130 tỷ đồng phát hành trong năm 2021 đã được công bố trên HNX, còn 1 lô chưa được công bố thông tin. 

Trong 8 lô trái phiếu đã được công bố, đây đều trái phiếu phát hành riêng lẻ và mục đích phát hành chủ yếu để xây dựng nhiều dự án bất động sản chứ không phải chỉ duy nhất một dự án. Lô trái phiếu mã NSVCH2125001 có giá trị 800 tỷ đồng do Ngôi Sao Việt phát hành ngày 5/7/2021 để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình công cộng, dịch vụ thương mại và nhà ở tại Khu đô thị mới Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội. Lô NSVCH2126002 trị giá 1.900 tỷ đồng cũng cũng do Ngôi Sao Việt phát hành với mục đích đặt cọc hợp tác kinh doanh "Dự án đầu tư xây dựng dải đất phía Nam đường Đại Cồ Việt" để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng công trình 2 tòa Chức năng văn phòng và Chức năng hỗn hợp tại khu đất phía Nam đường Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Các lô trái phiếu mã WTPCH2124001, WTPCH2124002 do Cung điện Mùa đông và lô trái phiếu SOLCH2123001, SOLCH2123002, SOLCH2123003 cho CTCP Đầu tư và Dịch vụ khách sạn Soleil lại được rót vào dự án phức hợp Hoàng Hải tại Phú Quốc.

Các đợt phát hành trái phiếu các công ty thành viên, Tập đoàn Tân Hoàng Minh thường đứng ra làm bên bảo lãnh thanh toán. Các đợt phát hành trái phiếu của nhóm Tân Hoàng Minh có lãi suất khá cao, quanh vùng 11,5-12%/năm, so với mặt bằng chung khoảng 8-10%/năm.

Theo Luật Chứng khoán, Tân Hoàng Minh sẽ bị phạt 400-500 triệu đồng do hành vi lập, xác nhận hồ sơ đăng ký chào bán, phát hành chứng khoán riêng lẻ có thông tin sai lệch, sai sự thật hoặc che giấu sự thật.”

Và khi đó, sẽ buộc thu hồi chứng khoán đã chào bán, phát hành; hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc (nếu có) cộng thêm tiền lãi tính theo lãi suất ghi trên trái phiếu hoặc lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng mà tổ chức, cá nhân vi phạm mở tài khoản thu tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc tại thời điểm quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều này trong trường hợp đã chào bán, phát hành chứng khoán. Thời hạn thu hồi chứng khoán, hoàn trả tiền cho nhà đầu tư là tối đa 60 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành.”

{keywords}
Tân Hoàng Minh tính phương án trả 10 nghìn tỷ cho trái chủ

Tuy nhiên, việc buộc Tân Hoàng Minh mua lại trái phiếu có được hay không phụ thuộc vào dòng tiền doanh nghiệp.

Nếu Tân Hoàng Minh không mua lại được,  thì sẽ dẫn đến trường hợp phá sản hoặc chuyển nhượng dự án. Nếu phá sản, ưu tiên sẽ thanh toán sẽ lần lượt là: thuế, lương cho người lao động, thanh toán cho nhà cung cấp, các khoản nợ ngân hàng, gần cuối mới là các khoản nợ từ trái phiếu. Đây là phương án rất phức tạp bởi số lượng trái chủ có thể sẽ rất lớn

Trường hợp thứ 2 là Tân Hoàng Minh sẽ buộc chấp nhận bị mua bán và sáp nhập các dự án đang có (M&A).

M. Hà

Danh sách 10.000 tỷ trái phiếu Tân Hoàng Minh vào 'tầm ngắm' cơ quan chức năng

Danh sách 10.000 tỷ trái phiếu Tân Hoàng Minh vào 'tầm ngắm' cơ quan chức năng

Dòng tiền nghìn tỷ chảy vào túi của Tập đoàn Tân Hoàng Minh được huy động dồn dập từ nửa cuối năm 2021.

chứng khoán ngày 5/4: 40 nghìn tỷ tiền tươi trong kho, tỷ phú Việt tính chuyện đường dài 10 năm tới

Tỷ phú số 1 trong lĩnh vực ngân hàng tài chính tiếp tục chính sách thắt lưng buộc bụng và dồn lực cho phát triển trong cả thập kỷ vừa qua.

Ngân hàng Techcombank (TCB) của tỷ phú Hồ Hùng Anh công bố tài liệu phục vụ cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022, một số nội dung giống như nhiều năm trước đó: giữ lại toàn bộ lợi nhuận sau khi trích lập các quỹ nhằm bổ sung nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh.

Tính tới cuối 2021, tổng lợi nhuận tích lũy có thể phân phối của Techcombank lên tới hơn 40,1 nghìn tỷ đồng do không chia cổ tức bằng tiền trong 11 năm liên tiếp.

Trong thập kỷ vừa qua, Techcombank chỉ chia cổ tức bằng cổ phiếu. Gần đây nhất, năm 2018, Techcombank chia cổ phiếu thưởng với tỷ lệ phát hành 200%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận thêm 2 cổ phiếu thưởng.

Đợt chia tách cổ phiếu gần nhất giúp vốn điều lệ của Techcombank tăng lên gấp 3 lần. Giá cổ phiếu cũng giảm tương ứng 3 lần, cùng với kết quả kinh doanh ấn tượng, tạo điều kiện cho thị giá cổ phiếu tăng lên nhanh chóng, qua đó kéo vốn hóa tăng lên, đạt gần 180 nghìn tỷ đồng.

Các năm trước đó, nhiều cổ đông Techcombank không vui vì ngân hàng không chia cổ tức. Tuy nhiên, cũng có nhiều người đồng thuận với chiến lược của lãnh đạo nhà băng, bởi nhờ đó quy mô ngân hàng và giá cổ phiếu TCB tăng mạnh.

Hiện Techcombank là ngân hàng có quy mô vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu hàng đầu trên thị trường. Vốn điều lệ đạt hơn 35,8 nghìn tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt khoảng 92 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 3,4 lần so với 2017.

{keywords}
Tỷ phú Hồ Hùng Anh, chủ tịch Techcombank.

Không chỉ Techcombank, nhiều năm liên, các ngân hàng báo lợi nhuận hàng trăm tỷ và gần đây là hàng nghìn tỷ, thậm chí tỷ USD nhưng vẫn lặp lại điệp khúc "năm nay không chia cổ tức", khiến các cổ đông không thể hưởng niềm vui trọn vẹn khi khoản đầu tư của mình.

Không chỉ các ngân hàng chuộng phương án không chia cổ tức bằng tiền mặt hoặc chia cổ tức bằng cổ phiếu, mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng yêu cầu các nhà băng trong năm 2022 giảm chỉ tiêu lợi nhuận, tiếp tục không chia cổ tức bằng tiền để hạ thêm lãi suất cho vay. Đây là năm thứ hai liên tiếp NHNN có chỉ đạo này.

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) dự iến sẽ cổ đông kế hoạch phát hành hơn 675 triệu cổ phiếu để trả cổ tức trong năm nay, tương đương tỷ lệ chia là 25% và nâng vốn điều lệ từ 27.019 tỷ đồng lên trên 33.700 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) dự kiến duy trì mức cổ tức bằng cổ phiếu từ 20-25% cho cổ đông. Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) cũng tính chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 30%. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) sẽ trình cổ đông phương án chia cổ phiếu bằng cổ tức với tỷ lệ tối thiểu 15%.

Nhìn chung, trong kế hoạch cho năm mới, hầu hết các ngân hàng đều đặt mục tiêu lợi nhuận 2022 tăng, vốn tăng theo tỷ lệ phát hành thêm cổ phiếu chi trả cổ tức, trong khi tiền mặt được giữ lại để đảm bảo sự an toàn về lâu dài và là nguồn lực để ngân hàng mở rộng đầu tư, tăng tín dụng.

Techcobank không chia cổ tức bằng tiền mặt 10 năm nhưng ngân hàng này liên tục phát hành hàng triệu cổ phiếu ESOP giá rẻ cho cán bộ, nhân viên. Trong tờ trình ĐHCĐ năm 2022, ban lãnh đạo ngân hàng đề xuất kế hoạch phát hành hơn 6,3 triệu cổ phiếu ESOP với giá 10.000 đồng/cp, chỉ bằng 1/5 thị giá cổ phiếu TCB hiện tại. Trước đó, TCB có 4 năm liền phát hành cổ phiếu ESOP cho người lao động. Hồi tháng 9/2021, Techcombank đã phát hành hơn 6 triệu cổ phiếu ESOP cho cán bộ nhân viên với giá 10.000 đồng. Trong 3 năm trước đó, TCB đã phát hành hơn 25 triệu cổ phiếu theo chương trình ESOP.

Áp lực chốt lời gia tăng

Theo MBS, thị trường chứng khoán tạo một GAP tăng sau phiên tăng mạnh cuối tuần trước cho thấy quán tính tăng hiện tại được nhiều nhà đầu tư kỳ vọng sẽ vượt đỉnh cũ 1.536 điểm. Đáng chú ý là dòng tiền có sự xoay vòng nhanh chóng đến các nhóm cổ phiếu đang trong quá trình điều chỉnh hoặc chưa tăng nhiều như: chứng khoán, cảng biển, bất động sản khu công nghiệp,...

Các nhóm cổ phiếu này có tỷ trọng không cao trong VN-Index nhưng đã tạo được hiệu ứng rất tích cực giúp thị trường bứt phá thành công khỏi vùng tích lũy kéo dài 2 tháng và chỉ còn cách đỉnh củ 0,76%. Do đó, nhiều khả năng các cổ phiếu trụ sẽ được sử dụng để giúp thị trường vượt đỉnh cũ thành công. Trong kịch bản thị trường vượt đỉnh thành công, nhóm cổ phiếu bluechips sẽ có nhiều lợi thế khi đã có thời gian tích lũy khá dài.

Ở chiều ngược lại, YSVN cho rằng, thị trường có thể sẽ điều chỉnh và VN-Index có thể sẽ kiểm định vùng hỗ trợ 1.517-1.523 điểm trong phiên giao dịch 5/4. Đồng thời, thị trường vẫn đang trong giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực cho nên thị trường có thể sẽ nhanh chóng kết thúc nhịp điều chỉnh hoặc thị trường chỉ xuất hiện nhịp điều chỉnh nhẹ. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý tăng nhẹ và dòng tiền vẫn đang phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu cho nên các nhà đầu tư ngắn hạn nên chú ý vào xu hướng ở từng nhóm cổ phiếu, trong đó đáng chú ý với nhóm dịch vụ tài chính, hóa chất, bán lẻ và phần mềm và dịch vụ máy tính.

Chốt phiên giao dịch 4/4, chỉ số VN-Index tăng 8,26 điểm lên 1.524,7 điểm. HNX-Index tăng 4,59 điểm lên 458,69 điểm. Upcom-Index tăng 0,48 điểm lên 117,67 điểm. Thanh khoản đạt 31,0 nghìn tỷ đồng, trong đó có 28,8 nghìn tỷ đồng trên HOSE.

V. Hà

Vượt ông lớn quốc doanh, tỷ phú Hồ Hùng Anh ghi kỷ lục mới

Vượt ông lớn quốc doanh, tỷ phú Hồ Hùng Anh ghi kỷ lục mới

Doanh nghiệp của tỷ phú Hồ Hùng Anh ghi nhận lợi nhuận tỷ USD và lập thêm một kỷ lục mới.

Loài bọ biển ngon hơn tôm tùm, giá siêu rẻ cũng 1 triệu/kg

Có phần thịt được nhận xét là ngon hơn tôm hùm nên bọ biển là một trong những loại hải sản có giá vô cùng đắt đỏ, lên tới vài triệu đồng 1 con. Nay, bọ biển được bán tràn chợ với giá rẻ chưa từng thấy.

Nhận được cú điện thoại từ chủ tàu ở Phú Yên báo có hơn 100 con bọ biển cập bến, chị Đinh Thu Trang - bán hải sản cao cấp ở Bình Thạnh (TP.HCM) - ngay lập tức rao bán trên chợ online với giá 330.000 đồng/kg, loại có trọng lượng từ 400-500 gram/con.

Chị Trang bán bọ biển nhiều năm nay. Loại hải sản này được khai thác hoàn toàn ngoài tự nhiên, không phải nuôi trồng. Sống dưới đáy biển sâu nên phần thịt bên trong của bọ biển ăn dai, chắc, ngọt và béo ngậy. Nhiều người nhận xét thịt của chúng còn ngon hơn cả thịt tôm hùm.

{keywords}
Bọ biển vốn là loại hải sản có giá vô cùng đắt đỏ 

Đây cũng là lý do, bọ biển luôn có giá vô cùng đắt đỏ, khoảng 2,5-2,8 triệu đồng/kg. Đáng nói, phần lớn bọ biển đánh bắt được đều để xuất khẩu. Do đó, hàng bán ra thị trường nội địa không nhiều, thường phải đặt trước. Dịp này, xuất khẩu sang Trung Quốc bị ảnh hưởng, bọ biển lại vào đúng mùa đánh bắt nên hàng dội chợ, giá giảm mạnh.

Cách đây 2 ngày, một lô bọ biển trọng lượng 0,8-1kg/con được chị Trang nhập về và bán với giá chỉ 1 triệu đồng/kg. Nay, lô hàng trọng lượng nhỏ hơn nên giá bán cũng rẻ hơn.

“Cao điểm của mùa đánh bắt bọ biển vào tháng 3 cho tới tháng 5 Dương lịch. Do vậy, những ngày này bọ biển thường có sẵn, khách không phải đặt hàng rồi chờ đợi như trước kia”, chị nói.

Anh Trần Văn Tuấn - chủ một cửa hàng hải sản ở Hai Bà Trưng (Hà Nội) - cho hay, bọ biển là đặc sản có ở vùng biển Phú Yên, Khánh Hoà, Quảng Ngãi... Cách đây vài năm, loại hải sản này thường được giới nhà giàu săn mua từng con về ăn. Thời điểm đó, một con bọ biển giá có thể lên tới 3-4 triệu đồng. Cũng bởi vậy, chúng được ví như loại “hải sản nhà giàu”.

Khoảng 2 năm lại đây, giá bọ biển có phần hạ nhiệt, song vẫn là một trong những loại cao cấp. Thông thường vào mùa đánh bắt, bọ biển có giá dao động từ 1,7-1,8 triệu đồng/kg. Đến cuối mùa, giá dao động từ 2-2,5 triệu đồng/kg vẫn khó mua.

{keywords}
Vài năm trước, để thưởng thức thịt của 1 con bọ biển, người tiêu dùng phải chi từ 3-4 triệu đồng.
{keywords}
Dịp này, bọ biển được rao bán la liệt với giá rẻ chưa từng thấy

Nhưng năm nay, bọ biển lại có giá rất rẻ. Loại anh Tuấn bán là hàng tươi sống đang bơi, trọng lượng trên dưới 1 kg/con giá cũng chỉ 1 triệu đồng/kg. Có những chuyến hàng về giá còn rẻ hơn, chỉ 800.000-900.000 đồng/kg.

Không chỉ giá rẻ hiếm có, anh Tuấn thông tin, những ngày này bọ biển về nhiều hơn. Từ đầu tháng 3 khi vào mùa đánh bắt tới nay, một tuần bọ biển thường về 2-3 chuyến, số lượng tuỳ thuộc vào tàu đánh bắt được ít hay nhiều, song cũng lên tới khoảng 150-200 con/chuyến.

“Ban đầu nhập bọ biển về bán, cả tuần may ra mới có một chuyến. Chưa kể, mỗi chuyến khi đó cũng chỉ được 10-15 con, chuyến nào nhiều khoảng 20 con nên chỉ đủ trả cho khách đặt trước, không có hàng sẵn như bây giờ”, anh chia sẻ.

Trên thị trường, bọ biển hiện được rao bán la liệt với giá bán chỉ từ 300.000 đồng đến 1 triệu đồng/kg. Mức giá này được cho là rẻ chưa từng thấy.

Theo dân buôn bán hải sản, thịt của bọ biển khá ít, nằm dưới phần mai. Một con lặng 0,5kg khi nấu chín tách phần thịt ta chỉ được khoảng 150-200 gram thịt. Song đổi lại, khi luộc, hấp hoặc nướng, thịt bọ biển chắc, thơm ngon, ngọt thanh và có phần béo ngậy. Chưa kể, dịp này giá vô cùng rẻ nên bọ biển đang là mặt hàng hải sản khá hút khách.

Châu Giang

Đắt gấp đôi tôm hùm Alaska, loại tôm này được nhà giàu Việt ồ ạt chọn mua

Đắt gấp đôi tôm hùm Alaska, loại tôm này được nhà giàu Việt ồ ạt chọn mua

Nghe tên tôm sú rất quen thuộc, thế nhưng loại tôm sú cọp mẹ tự nhiên lại vô cùng đắt đỏ. Hiện loại tôm này có giá bán đắt gần gấp đôi giá tôm hùm Alaska nhưng vẫn được giới nhà giàu Việt ồ ạt chốt đơn.

Cả làng rủ nhau đi buôn đất, phím nhau cơ hội hốt tiền tỷ

Giá đất ở Việt Nam luôn tăng và chưa bao giờ giảm. Việc người dân bỏ tiền vào nhà đất nhiều gấp 3-4 lần đầu tư sản xuất kinh doanh là diễn biến bất lợi cho nền kinh tế.

“Cơ hội vàng” đổi đời

Trên các trang mạng hiện nay, không ít “chuyên gia” đưa ra lời khuyên dành cho những ai muốn làm giàu, đó là tham gia buôn đất. Nhiều các bài phân tích cho rằng, bất động sản sẽ còn tăng giá liên tục từ nay đến năm 2024. Đầu tư bất động sản chắc chắn sẽ lãi cao.

Chẳng hạn, nhìn vào tương lai thì vùng ven vành đai 4 Hà Nội sẽ tăng cao. Vành đai 4 bây giờ cũng giống như vành đai 3 cách đây 20 năm, tương lai sẽ là nơi phát triển, mở rộng không gian đô thị của Thủ đô. Trong khi, giá đất tại khu vực vùng ven vành đai 4 đang chênh lệch quá nhiều so với vùng ven vành đai 3 nên sẽ còn tăng. Những chỗ giá rẻ bây giờ là có tiềm năng nhất.

Tương tự như vậy là vùng ven vành đai 4 với TP.HCM. Đây là hai đô thị lớn nên được nhà nước ưu tiên cao nhất, đầu tư công nhiều nhất, là nơi dân số các tỉnh chuyển về sinh sống ngày càng đông, là nơi có việc làm tốt, thu nhập cao thì bất động sản mới có giá cao.

{keywords}
“Cày cuốc” toát mồ hôi 10 năm cũng không bằng giá đất tăng một nhịp.

Có “chuyên gia” đất đai còn khuyên, nếu tất tay đầu tư bất động sản ở các tỉnh khác thì có thể rủi ro vì đã tăng ảo, còn tại Hà Nội và TP.HCM thì luôn tăng trưởng bền vững, nên tất tay đầu tư vào đây rất yên tâm.

“Sóng bất động sản còn kéo dài đến 2024, ai bỏ qua cơ hội này thì sẽ bị tụt hậu, bị bần cùng hoá, mất đi cơ hội đổi đời, nhân tài sản lên 2 tới 3 lần. Cơ hội này không phải lúc nào cũng có, ai ko tận dụng là dại. Đi làm thuê hay sản xuất kinh doanh làm gì có ngành nghề nào lãi tới 200-300%/năm. Còn đầu tư bất động sản thì cả triệu người Việt Nam đã lãi 200-300% trong giai đoạn 2020-2022 và sẽ có thêm hàng triệu người nhân gấp 2 đến 3 lần tài sản của mình trong giai đoạn 2022-2024 nữa... Vậy nên mới có chuyện người giàu càng giàu hơn, người nghèo thì càng nghèo hơn. 'Cày cuốc' toát mồ hôi 10 năm cũng không bằng giá đất tăng một nhịp", cò đất quảng cáo.

Thậm chí, có “chuyên gia” còn khuyên nên vay vốn ngân hàng để đầu tư bất động sản. Lãi suất ngân hàng đang thấp, cứ mạnh dạn cắm nhà vay, không sợ rủi ro vì bất động sản sẽ tăng nhiều lần, miễn không dính phải loại bất động sản tăng ảo là yên tâm. Đây là “cơ hội vàng” nên tận dụng, nên cân nhắc ưu tiên đầu tư hơn là công việc khác,... Ai giữ tiền thì mất giá, ai vay tiền đầu tư bất động sản thì đổi đời... Ở các nước tư bản mua đất để đấy bị đánh thuế không chịu nổi chứ ở Việt Nam thì khác, không có chuyện đó...

Nỗi lo tất cả “chôn” vào đất

Đọc được những lời tư vấn này chắc hẳn không ít người sẽ “lên đồng” vì đất, bởi “cơ hội vàng” đang xuất hiện, thật đơn giản và dễ dàng, rồi sẽ giàu lên rất nhanh và một tương lai vô cùng tươi sáng phía trước.

Tuy nhiên, càng đọc lại càng “toát mồ hôi” bởi phong trào làm giàu nhờ đất ngày càng rầm rộ. Phải thừa nhận rằng thời gian qua khi giá đất tăng, không ít người đầu cơ đã trúng đậm. Càng mua sớm về sau bán càng hưởng lợi lớn, càng mua nhiều thì càng giàu nhanh. Thực sự hiếm có ngành kinh doanh nào đem lại lợi nhuận cao bằng đầu cơ đất. Nhưng với nền kinh tế chưa chắc đã là điều tốt lành.

Theo GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN-MT, giá đất ở của Việt Nam luôn luôn tăng và chưa bao giờ giảm. Kể từ khi bắt đầu đổi mới đến nay, giá đất đã tăng khoảng 300-400 lần. Hiện người dân bỏ tiền vào nhà đất nhiều hơn gấp 3-4 lần đầu tư sản xuất kinh doanh, là diễn biến bất lợi cho nền kinh tế. Một đất nước chỉ tích trữ tiền vào nhà đất thì tiền đâu để sản xuất kinh doanh, ông Võ đặt câu hỏi.

{keywords}
Cả đờilao động vất vả làm công ăn lương không bằng một lần chốt lãi bất động sản.

Theo các chuyên gia kinh tế, các loại thuế liên quan đến nhà đất ở Việt Nam hiện quá thấp. Việc không đánh thuế tài sản với bất động sản đang khuyến khích mọi người tham gia buôn đất. Cứ như thế, giá đất ngày càng bị đẩy lên.

Nhà đất nếu không đưa vào khai thác, sử dụng, sẽ không tạo ra của cải cho xã hội và khi người này giàu lên ắt sẽ có người khác nghèo đi, chênh lệch thu nhập ngày càng lớn dẫn đến gia tăng bất bình đẳng.

Trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội, tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà cho rằng cần phải sửa các quy định tại cả Luật thuế và Luật Đất đai. Quan điểm của ông là đánh thuế cao hơn với các trường hợp đầu cơ, găm đất, bởi việc này không làm phát sinh giá trị kinh tế xã hội. Đánh thuế cao cũng khiến người đang ôm đất phải từ bỏ. Giá đất đang cao có thể thấp xuống.

Nhiều ý kiến cho rằng, đây là thời điểm rất thích hợp để đề xuất thuế nhà và tài sản. Thuế nên thiết kế chỉ nhắm vào người giàu, đầu cơ. Về nguyên tắc trong kinh tế, nếu muốn người ta không bỏ tiền vào bất động sản thì phải đánh thuế ở mức làm sao để người đầu cơ thấy không có lãi hoặc không lãi nhiều bằng đầu tư vào những lĩnh vực được khuyến khích.

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Nam Kim, việc đánh thuế nhà và tài sản phải nhắm đến triệt tiêu được nạn đầu cơ, hạn chế tình trạng lũng đoạn thị trường bất động sản và thổi giá lên quá cao. Đánh thuế nhưng cũng cần xét đến bảo vệ cho đại bộ phận người lao động, công chức có thu nhập thấp. Tuy nhiên, nếu xét theo nhóm lợi ích, những người có nhiều đất, vốn là những người ở thế mạnh, sẽ cản trở quá trình cải cách này.

Trần Thủy

Có nên vay tiền ngân hàng để đầu tư đất trong thời điểm lạm phát cao?

Có nên vay tiền ngân hàng để đầu tư đất trong thời điểm lạm phát cao?

'Mức lãi vay thanh toán khi mua bất động sản có thể tăng, nhưng nếu xét trong khoảng thời gian dài 2022-2024 thì nhà đầu tư vẫn có lời vì đất còn tăng theo cấp số lần.

Giá vàng hôm nay 5/4: USD tăng vọt, vàng vẫn leo thang

Giá vàng hôm nay 5/4 trên thị trường quốc tế giảm nhẹ đầu quý II nhưng đang quay đầu tăng trở lại và được dự báo sẽ sớm trở lại trên đỉnh lịch sử 74 triệu đồng/lượng.

Giá vàng trong nước

Kết thúc phiên giao dịch 4/4, giá vàng 9999 trong nước được SJC và Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết theo thứ tự mua vào và bán ra như sau:

SJC Hà Nội: 68,30 triệu đồng/lượng - 69,02 triệu đồng/lượng

SJC TP.HCM: 68,30 triệu đồng/lượng - 69,00 triệu đồng/lượng

Doji Hà Nội:  68,15 triệu đồng/lượng -  68,85 triệu đồng/lượng

Doji TP.HCM: 68,10 triệu đồng/lượng -  68,90 triệu đồng/lượng

Giá vàng quốc tế

Đêm 4/4 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.926 USD/ounce. Vàng giao tháng 6 trên sàn Comex New York ở mức 1.929 USD/ounce.

Giá vàng thế giới đêm 4/4 cao hơn khoảng 1,6% (31 USD/ounce) so với đầu năm 2021. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 54,0 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn khoảng 14,9 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước tính tới cuối giờ chiều phiên 4/4.

gia-vang-hom-nay-05-04-2022-van-leo-thang
Giá vàng hôm nay 5/4: USD tăng vọt, vàng vẫn leo thang, sớm vượt đỉnh 74 triệu đồng/lượng

Giá vàng trên thị trường quốc tế giảm nhẹ đầu quý II nhưng đang quay đầu tăng trở lại và được dự báo sẽ sớm trở lại trên đỉnh lịch sử 74 triệu đồng/lượng.

Vàng giảm vào đầu tháng 4 do lợi suất trái phiếu Mỹ lên đỉnh 2 năm và mặt hàng có quan hệ mật thiết với vàng là dầu giảm giá.

Thị trường tài chính thế giới đang theo dõi sát lợi suất trái phiếu Mỹ và có nhiều dự báo về một sự đảo chiều khi mà khả năng suy thoái của nền kinh tế Mỹ ngày càng được nhắc tới nhiều hơn.

Trong quý I/2022, thị trường vàng diễn biến tích cực với cú tăng hơn 6%. Xu hướng này được dự báo sẽ tiếp tục trong quý II, với mục tiêu là 2.000 USD/ounce. Hiện vàng đang ở mức 1.925 USD/ounce và giá vàng trong nước ở mức 69 triệu đồng/lượng. Nếu vàng thế giới lên 2.000 USD/ounce, nhiều khả năng giá vàng miếng SJC trong nước sẽ phá đỉnh lịch sử trên 74 triệu đồng/lượng.

Dự báo giá vàng

Dù vậy, theo RJO Futures, vàng cần một khoảng thời gian để củng cố điều chỉnh trước khi tăng giá. Thị trường đang bật lên ở vùng giá 1.900-1.925 USD/ounce. Nếu vàng tiến sát tới hoặc vượt vùng 1.950-1.975 USD/ounce thì sẽ nhanh chóng đạt ngưỡng 2.000 USD/ounce.

Mặc dù xu hướng tăng vẫn mạnh nhưng có thể vàng sẽ chịu thêm những đợt bán ra.

Một số dự báo cho rằng giá vàng có thể giảm tiếp về vùng 1.880-1.900 USD/ounce trong thời gian tới, khi cuộc xung đột Nga - Ukraine có những tín hiệu tích cực hơn trong đàm phán.

Một đồng USD mạnh lên cũng khiến vàng kém hấp dẫn hơn đối với những người nắm giữ các đồng tiền khác. Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đã chạm mức thấp của hai năm, ở mức 3,6% trong tháng 3/2022 có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ nâng mạnh lãi suất để hạ nhiệt lạm phát.

Nhiều dự báo cho rằng, Fed có khả năng tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản vào tháng tới.

V. Minh

Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2022

Cho cá chép ăn đồ nhập ngoại để "vỗ giòn", lão nông thu lãi 2 tỷ đồng/năm

Thay vì nuôi cá chép thông thường, ông Lê Văn Dũng (ở Đồng Tháp) cho cá ăn đậu tằm nhập ngoại để thành chép giòn, được nhà hàng săn lùng. Mỗi năm ông xuất trên 200 tấn cá, lợi nhuận từ 2 tỷ đồng.

Tỷ phú cá chép giòn 

Mô hình nuôi cá chép giòn không còn mới trong những năm gần đây song để con cá chép giòn có mức độ phủ sóng rộng khắp như hiện tại phải nhắc đến ông Lê Văn Dũng - nông dân đầu tiên ở Đồng Tháp phát triển nuôi cá chép giòn trên lồng bè. 

Cho cá chép ăn đồ nhập ngoại để vỗ giòn, lão nông thu lãi 2 tỷ đồng/năm - 1

Ông Dũng là nông dân tiên phong nuôi cá chép giòn ở Đồng Tháp (Ảnh: Bảo Kỳ).

Hơn 20 năm trước ông Dũng nuôi cá bè ở cù lao Long Phú Thuận (huyện Hồng Ngự). Khi ấy, cơ nghiệp của ông gắn liền với nghề nuôi cá tra, cá diêu hồng, cá bống tượng... Sản xuất cá thịt và cá giống, anh nông dân xứ Đồng Tháp Mười trở thành "tỷ phú cá bè" ở tuổi 40.

Bước sang giai đoạn năm 2010, khi con cá tra dần mất vị thế vì nhiều người đổ xô vào đầu tư nuôi khiến cung vượt cầu, giá cá lao dốc, ông buộc phải tìm những loại cá có giá trị kinh tế cao hơn để đầu tư sản xuất.

"Tình cờ có dịp đi ra miền Bắc, được sự chỉ dẫn của anh em trong nghề, tôi biết loài cá chép giòn có giá trị dinh dưỡng, thịt ngon, giá trị thương phẩm cao nên đã học hỏi cách nuôi và mua con giống về nuôi thử tại bè", ông Dũng chia sẻ. 

Trải qua nhiều lần nuôi thử nghiệm, lão nông nhận thấy mô hình nuôi cá chép giòn trong lồng bè rất thích hợp. Tận dụng hệ thống lồng bè sẵn có của gia đình, ông chuyển hết sang nuôi cá chép giòn.

Theo ông Dũng, trong quá trình nuôi, so với các loài cá khác, cá chép giòn ít bệnh, sức tăng trưởng nhanh. Đặc biệt, lợi nhuận từ nuôi cá chép giòn cao hơn từ 5 đến 6 lần so với các loại cá khác. 

Cho cá chép ăn đồ nhập ngoại để vỗ giòn, lão nông thu lãi 2 tỷ đồng/năm - 2

Ông Dũng cho cá chép ăn đậu tằm để thịt cá hóa giòn, thành đặc sản (Ảnh: Bảo Kỳ).

Cho cá chép ăn đồ nhập ngoại để vỗ giòn, lão nông thu lãi 2 tỷ đồng/năm - 3

Đậu tằm được ngâm ủ khoảng 24 tiếng cho mềm mới cho cá ăn (Ảnh: Bảo Kỳ).

Nuôi cá chép giòn ở cù lao Long Phú Thuận không lâu, đến năm 2014, khi nguồn nước ở khu vực sông Cái Vừng (huyện Hồng Ngự) không còn phù hợp, ông Dũng di dời bè cá chép giòn ra sông Tiền, đoạn chảy qua xã An Phong, huyện Thanh Bình để nuôi cho đến nay.

"Chu kỳ nuôi cá chép giòn mất khoảng 10 tháng. Cá giống nuôi 6 tháng bằng thức ăn công nghiệp để đạt trọng lượng 1,5kg/con thì chuyển sang bè khác, cho ăn đậu tằm để thịt cá hóa giòn. Giai đoạn này phải nuôi thêm 4 tháng nữa", ông Dũng chia sẻ. 

Cho cá chép ăn đồ nhập ngoại để vỗ giòn, lão nông thu lãi 2 tỷ đồng/năm - 4

Chu kỳ nuôi cá chép giòn mất khoảng 10 tháng (Ảnh: Bảo Kỳ).

Trước đây, ông Dũng phải nhập khẩu đậu tằm ở Trung Quốc, giá khá cao nhưng vài năm gần đây, các nước như Úc, Canada đã sản xuất được đậu tằm giá rẻ hơn nên chi phí đầu vào giảm được đáng kể. Bình quân, với 15 bè cá chép giòn, sản lượng hơn 200 tấn cá, mỗi ngày, ông tốn khoảng 10-15 triệu đồng tiền mua đậu tằm "vỗ giòn" cho cá. 

"Trước khi cho cá ăn phải ngâm mềm đậu tằm, mất khoảng một ngày. Loại thức ăn này không làm cá tăng trọng như thức ăn công nghiệp mà làm thịt cá dai và giòn hơn nên mới gọi là cá chép giòn",  lão nông U60 nói thêm. 

Dù nuôi thành công nhưng để con cá chép giòn được thực khách chấp nhận là một chuyện không dễ. Có một khoảng thời gian, ông Dũng đều đặn chở cá chép đến các nhà hàng, quán ăn để tiếp thị loại sản phẩm mới.

"Cho họ dùng thử miễn phí, thấy được họ mới nhập hàng. Thậm chí, tôi còn vào bếp để chế biến các món ăn từ cá chép giòn giới thiệu cho khách", ông Dũng kể. 

Cho cá chép ăn đồ nhập ngoại để vỗ giòn, lão nông thu lãi 2 tỷ đồng/năm - 5

Nhân công của ông Dũng đang di dời bè cá (Ảnh: Bảo Kỳ).

Lúc cá chép giòn mới xuất hiện trên thị trường, giá bán có thời điểm lên đến 220.000 đồng/kg, thương lái phải xếp hàng mới đến lượt mua. Mấy năm nay, nghề nuôi cá chép giòn được phổ biến nhiều hơn, thị trường tiêu thụ dần bão hòa, cộng thêm ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên giá chỉ còn 80.000-100.000 đồng/kg. Dù vậy, ông vẫn xuất bán được 200 tấn mỗi năm, trừ hết chi phí thì lãi được 2 tỷ đồng. 

Hiện cá chép giòn của ông Dũng đã được tiêu thụ ở nhiều nơi tại miền Tây, TPHCM và miền Trung. Ông đang tìm các đơn vị xuất khẩu thủy sản để liên kết đưa con cá chép giòn xuất ra nước ngoài. 

Bảo tồn "thủy quái" sông Mekong

Song song với nghề nuôi cá chép giòn, 15 bè cá còn lại, ông tập trung phát triển một số loại cá như cá trắm cỏ, cá lăng nha, cá nheo, cá mè. Đặc biệt, ông Dũng đang nuôi bảo tồn một số loại cá sắp tuyệt chủng như cá hô, cá cóc. 

"Tôi không đợi cá chép giòn dội chợ như con cá tra mới chuyển sang tìm loại thủy sản khác thay thế mà ngay từ lúc mô hình này đang phát triển, tôi đã nuôi đa dạng thủy sản, nuôi mỗi loại vài chục tấn, tránh tình trạng cung vượt cầu làm sản phẩm rớt giá", ông Dũng lý giải. 

Cho cá chép ăn đồ nhập ngoại để vỗ giòn, lão nông thu lãi 2 tỷ đồng/năm - 6

Một số giống cá quý đang sắp tuyệt chủng như cá hô, cá cóc được ông Dũng nuôi bảo tồn (Ảnh: Bảo Kỳ).

Theo đó, các loại cá này được ông mua giống và nuôi thử nghiệm hơn một năm nay, hiện đang tiến triển khá tốt. Do là giống cá đặc biệt nên cá đạt trọng lượng từ 6 đến 10kg/con ông Dũng mới bán. 

Ngoài ra, "vua cá chép giòn Đồng Tháp" còn đang nuôi thử cá trắm cỏ giòn với số lượng 50 tấn.

"Tôi cũng có cá trắm cỏ ăn đậu tằm để thịt được giòn, nuôi được 8 tháng rồi, ít tháng nữa mới thu hoạch lứa cá đầu tiên xem chất lượng ra sao. Nếu ổn tôi sẽ mở rộng mô hình", lão nông Lê Văn Dũng tiết lộ. 

Không chỉ làm giàu cho bản thân, ông Dũng còn tạo công ăn việc làm cho 20 lao động địa phương. Với những cống hiến trên, năm 2021 ông Dũng được UBND huyện Thanh Bình trao tặng bằng khen nông dân có thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất chăn nuôi thủy sản. 

(Theo Dân trí) 

Nuôi cá 'quý tộc', chàng trai vùng sâu thu nhập cả tỉ đồng mỗi năm

Nuôi cá 'quý tộc', chàng trai vùng sâu thu nhập cả tỉ đồng mỗi năm

“Tôi cắm chiếc xe máy của mình được 5 triệu đồng, mua 10kg cá koi về thuần dưỡng, sau khi bán lãi gần 1 triệu. Hiện tôi đã phát triển được 3 trại thuần dưỡng cá koi ở các tỉnh Kon Tum, Lâm Đồng và Đắk Lắk”, Phạm Thế Hùng.

Nga sẽ bán 340 tấn vàng khai thác mỗi năm ra sao?

Ngành công nghiệp khai thác vàng khổng lồ của Nga đang tìm cách bán kim loại quý này sang Trung Quốc và Trung Đông nhiều hơn khi các lệnh trừng phạt làm mất đi những khách hàng truyền thống.

Kể từ sau khi cuộc chiến nổ ra ở Ukraine, nhà khai thác vàng lớn thứ 2 là Nga bắt đầu nhận thấy các thị trường châu Âu và Mỹ hầu như đã đóng cửa với vàng Nga do lệnh cấm nhập khẩu vàng sản xuất từ nước này. Một số nhà máy luyện kim cũng đang từ chối nấu chảy vàng từ Nga.

Nga sẽ bán 340 tấn vàng khai thác mỗi năm ra sao? - 1

Ngành công nghiệp vàng của Nga đang rơi vào thế khó khi tìm cách bán khoảng 340 tấn vàng khai thác mỗi năm trị giá khoảng 20 tỷ USD (Ảnh: Russia Business Today).

Lâu nay, các nhà khai thác mỏ của Nga vẫn thường bán kim loại quý cho một số ngân hàng địa phương, hầu hết do nhà nước điều hành, như VTB Bank PJSC và Bank Otkritie. Các ngân hàng này sau đó sẽ xuất khẩu vàng hoặc những năm gần đây là chuyển đến ngân hàng trung ương Nga.

Tuy nhiên, lệnh trừng phạt đã khiến cho việc bán vàng của các ngân hàng này bị đình trệ và mặc dù Ngân hàng Trung ương Nga (Bank of Russia) cho biết sẽ bắt đầu mua vàng trở lại sau 2 năm tạm dừng, song họ cũng cho biết có thể sẽ không mua nhiều như trước đây.

Điều đó đang khiến ngành công nghiệp vàng của Nga rơi vào thế khó. Liệu họ sẽ bán khoảng 340 tấn vàng khai thác mỗi năm với trị giá khoảng 20 tỷ USD như thế nào?

Bởi thực tế, những ngân hàng không bị trừng phạt không thể xử lý hết khối lượng lớn như vậy. Và mặc dù cách đây 2 năm, chính phủ Nga đã cấp phép cho lĩnh vực khai thác mỏ nói chung được xuất khẩu trực tiếp, nhưng cho đến nay rất ít công ty sử dụng quy trình này vì họ vẫn thích dựa vào các ngân hàng để bán vàng.

Tuy nhiên, điều đó có thể sớm được thay đổi khi các công ty khai thác mỏ của Nga đang xem xét xuất khẩu trực tiếp. Cả nhà sản xuất lẫn bên ngân hàng đều đang mở rộng hoạt động bán hàng sang các nước ở châu Á và Trung Đông.

Người phát ngôn của nhà sản xuất vàng Polymetal International Plc cho biết công ty này đang sử dụng hình thức xuất khẩu trực tiếp để bán vàng cho UAE và Trung Quốc.

Nguồn tin của Bloomberg cũng cho hay một số nhà khai thác vàng lớn khác của Nga bắt đầu đàm phán với các công ty có trụ sở tại Trung Quốc và UAE.

Nga sẽ bán 340 tấn vàng khai thác mỗi năm ra sao? - 2

Theo Hội đồng vàng thế giới, Nga là nhà sản xuất vàng lớn thứ 2 trên thế giới, chiếm 9,5% sản lượng (Đồ họa: Bloomberg).

Ngân hàng Trung ương Nga từng là đơn vị mua có chủ quyền lớn nhất, thu gom hầu như toàn bộ sản lượng khai thác của nước này, trước khi tạm dừng việc thu mua vào năm 2020. Tuy nhiên, cam kết bắt đầu mua lại của ngân hàng này mới đây sẽ giúp hấp thụ một số nguồn cung không thể xuất khẩu.

Mặc dù ngân hàng trung ương Nga đã tăng cường nắm giữ khối lượng vàng đáng kể từ năm 2019 song các giao dịch có thể hạn chế hơn trong tương lai.

Ngân hàng Trung ương Nga đang hạn chế mức giá mua vào ở mức 5.000 rúp/gram, tức khoảng 1.880 USD/ounce theo tỷ giá hối đoái hiện tại, thấp hơn so với giá chuẩn trên thị trường vàng thế giới.

2 quan chức giấu tên của ngân hàng trung ương Nga cho biết kế hoạch thu gom vàng trở lại này là nhằm hỗ trợ doanh số cho các nhà khai thác vàng trong nước do gặp khó trong xuất khẩu và thị trường nội địa không thể hấp thụ hết khối lượng đó.

Ngoài ra, số vàng này cũng sẽ được tiêu thụ trên thị trường bán lẻ trong nước. Chính phủ Nga cũng đã bãi bỏ thuế VAT cho các giao dịch này sau khi cuộc chiến nổ ra ở Ukraine.

"Chúng tôi đang chứng kiến sự gia tăng đáng kể về nhu cầu đối với vàng trên thị trường bán lẻ. Các ngân hàng sẵn sàng trả với giá theo chuẩn quốc tế chứ không phải ở mức 5.000 rúp/gram", người phát ngôn của Polymetal cho biết.

Mặc dù giá vàng không có xu hướng phản ứng với các yếu tố cơ bản của cung cầu như các loại hàng hóa khác, chẳng hạn như kim loại cơ bản, năng lượng, nông sản… song triển vọng xuất khẩu của Nga suy yếu cũng sẽ làm giảm nguồn cung trên toàn cầu.

"Thị trường vàng thường trong trạng thái thặng dư", Suki Cooper - nhà phân tích tại Standard Chartered - nói và cho rằng: "Nếu nhu cầu của Nga tăng lên, sản lượng khai thác của họ không được đẩy ra thị trường quốc tế thì nguồn cung dư thừa của các quỹ ETF sẽ bị thu hẹp, thị trường vàng có thể gần về mức cân bằng hơn, lần đầu tiên kể từ năm 2015".

(Theo Dân Trí) 

Mỹ trừng phạt kho vàng 130 tỷ USD của Nga

Mỹ trừng phạt kho vàng 130 tỷ USD của Nga

Chính quyền Mỹ đã tung ra các biện pháp trừng phạt nhằm vào kho vàng dự trữ 130 tỷ USD của Nga để ngăn Moscow đối phó với những khó khăn hiện tại từ các lệnh cấm vận của phương Tây.

Giá vàng hôm nay 4/4: Nga - Ukraine khó đoán, chờ tăng giá

Giá vàng giảm trong bối cảnh các cuộc đàm phán ngừng bắn giữa Nga và Ukraine tiến triển, đồng USD tăng giá.

Giá vàng trong nước

Kết thúc phiên giao dịch hôm qua, giá vàng miếng 9999 tại SJC và Doji niêm yết như sau:

SJC Hà Nội: 68,3 triệu đồng/lượng (mua vào) - 69,07 triệu đồng/lượng (bán ra)

SJC TP.HCM: 68,3 triệu đồng/lượng (mua vào) - 69,05triệu đồng/lượng (bán ra)

Doji Hà Nội: 68,25 triệu đồng/lượng (mua vào) - 68,95 triệu đồng/lượng (bán ra) 

Doji TP.HCM: 68,3 triệu đồng/lượng (mua vào) - 69 triệu đồng/lượng (bán ra)

Giá vàng quốc tế

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên tại Mỹ tăng 4,3 USD/ounce lên 1.937,2 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 4/2022 trên sàn Comex New York tăng 15,7 USD lên 1.949,2 USD/ounce.

Thị trường vàng kết thúc quý 1/2022 với mức tăng mạnh nhất kể từ quý 3/2020 do nhu cầu mạnh mẽ, đẩy giá có thời điểm lên mức 2.060 USD/ounce.

bieu-do-gia-vang-dau-thang-4-2022
Biểu đồ giá vàng 

Cục Thống kê Lao động đã công bố một số tin tức đáng mừng là đã có 431.000 người Mỹ có việc làm trong tháng 3, gần với con số dự báo 490.000 việc làm trước đó. Cùng với đó, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức thấp nhất trong hai năm là 3,6%.

Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức thấp nhất trong gần 2 năm qua và tiền lương tăng trở lại củng cố dự báo Fed sẽ nâng lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm trong tháng 5. Kỳ vọng nâng lãi suất đã khiến vàng suy giảm, vì điều đó khiến chi phí cơ hội tăng cao hơn đối với việc nắm giữ kim loại quý vốn không sinh lời này.

Những tiến triển có thể đạt được trong các cuộc đàm phán ngừng bắn giữa Nga và Ukraine có thể làm giảm giá trị trú ẩn an toàn của vàng. Bên cạnh đó, ợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ và đồng USD tăng cao, khiến vàng kém hấp dẫn.

Dự báo giá vàng

Theo khảo sát của Phố Wall, 5 nhà phân tích, chiếm 28%, dự báo giá vàng tăng vào tuần tới; 10 nhà phân tích, tương đương 56%, dự báo giá giảm; và 3 người, tương đương 17%, dự báo giá đi ngang.

Còn kết quả khảo sát của Phố Chính cho thấy, có 336 người được hỏi, tương đương 56%, cho rằng vàng sẽ tăng giá vào tuần tới; 170 người khác, tương đương 28%, dự báo giá giảm; và 98 người, tương đương 16%, có ý kiến trung lập.

Adrian Day, Chủ tịch công ty Adrian Day Asset Management, đánh giá, xu hướng giá vàng hiện nay không khác mấy so với trước khi xảy ra xung đột ở Ukraine. Một khi thị trường tập trung vào quyết định chính sách của FED và Ngân hàng Trung ương châu Âu thì giá vàng sẽ tiếp tục xu hướng tăng.

Jean Lusk, đồng giám đốc phụ trách bảo hiểm rủi ro thương mại của Walsh Trading, cho biết mặc dù vàng đang chật vật tìm động lực tăng giá mới, nhưng ông vẫn coi những thời điểm giá giảm là cơ hội mua để đầu tư dài hạn.

Bảo Anh

Tăng lên 74 triệu đồng/lượng, vay vàng méo mặt

Tăng lên 74 triệu đồng/lượng, vay vàng méo mặt

Tháng qua, giá vàng đã lên cao nhất lịch sử hơn 74 triệu đồng/lượng khiến cho nhiều người vay vàng méo mặt. Ở thời điển này, liệu có nên mua vàng để trả nợ. 

Vietnam Airlines 2 năm lỗ liên tiếp gần 1 tỷ USD, ăn mòn gần hết vốn

Các hãng hàng không thua lỗ nặng trong vài năm gần đây nhưng có tín hiệu sẽ hồi phục trong năm 2022.

Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines (HVN) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2021 với khoản lỗ gần 1,12 nghìn tỷ đồng, qua đó nâng số lỗ trong năm 2021 lên hơn 13,3 nghìn tỷ đồng.

Đây là quý lỗ thứ 8 liên tiếp của Vietnam Airlines. Lũy kế, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam lỗ gần 22 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 1 tỷ USD), ăn mòn gần hết số vốn chủ sở hữu hơn 22,1 nghìn tỷ đồng.

CTCP hàng không Vietjet - Vietjet Air (VJC) của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo cũng bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid. Trong quý IV/2021, Vietjet lỗ ròng gần 102 tỷ đồng. Tuy nhiên, lũy kế cả năm, VietJet vẫn lãi ròng hơn 100 tỷ đồng, tăng 46% so với năm trước, nhưng chủ yếu nhờ lợi nhuận từ hoạt động tài chính.

Vietravel (VTR) cũng thua lỗ nặng hàng trăm tỷ do doanh thu từ mảng du lịch tiếp tục bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Trong khi đó, Hãng hàng không Vietravel Airlines của Vietravel vẫn phải trả tiền thuê tàu bay, bảo trì bảo dưỡng trong thời gian ngừng bay do giãn cách...

Hầu hết các hãng hàng không đều ghi nhận tình trạng sức khỏe tài chính kém đi.

Vietnam Airlines ghi nhận tổng nợ phải trả lên tới gần 62,6 nghìn tỷ đồng, gần bằng tổng tài sản. HVN nợ hơn 1.070 tỷ đồng trả cho người lao động. Vietjet cũng có tổng nợ phải trả cao gấp đôi so với vốn chủ sở hữu. VTR gánh khoản nợ phải trả 2 nghìn tỷ đồng.

{keywords}
Nhiều hãng hàng không thua lỗ trong 2021.

Trên thực tế, trong khó khăn, các hãng hàng không vẫn tìm ra phương án riêng cho mình.

Trong năm 2021, Vietnam Airlines tăng mạnh vốn từ 14.182 tỷ đồng lên 22.143 tỷ đồng để cải thiện sức khỏe tài chính. Vietnam Airlines đã nối lại nhiều chuyến bay quốc tế thường lệ giữa Việt Nam các quốc gia ngay đầu năm 2022.

Trong năm 2021, Vietjet đã thực hiện gần 42.000 chuyến bay và vận chuyển trên 5,4 triệu lượt khách trên toàn mạng bay. Đối với hoạt động vận chuyển hàng hóa, Vietjet đạt doanh thu cao, gần 3 nghìn tỷ đồng, tăng 200% so với cùng kỳ.

Trong năm, Vietjet tiếp tục tối ưu chi phí hoạt động theo giờ bay, giảm phí thuê tàu, đồng thời nhận được sự hỗ trợ của Chính phủ cho ngành hàng không, giảm 50% chi phí hạ cất cánh, giảm 50% thuế bảo vệ môi trường nhiên liệu bay đến hết năm 2022, giảm chi phí cảng và phục vụ mặt đất, các hãng chỉ trả theo mức tối thiểu.

Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, nhưng các hãng hàng không bắt đầu đón nhận các tín hiệu tích cực khi từ cuối năm 2021 nhờ vào chương trình tiêm chủng được triển khai rộng rãi trên toàn quốc cùng với chiến lược thích ứng an toàn mới của nền kinh tế. Việc Việt Nam mở cửa du lịch sẽ giúp doanh thu của ngành hàng không hồi phục.

Năm 2022, cùng với việc mở cửa hoàn toàn các đường bay quốc tế, đặc biệt là sự phát triển các khu du lịch, nghỉ dưỡng trên khắp cả nước, ngành hàng không Việt Nam được đánh giá sẽ hồi phục và phát triển mạnh mẽ kể từ năm 2022 và các năm tiếp theo.

M. Hà

Ngược dòng chiếm sóng, nữ tỷ phú Phương Thảo chắc ngôi số 1

Ngược dòng chiếm sóng, nữ tỷ phú Phương Thảo chắc ngôi số 1

Cổ phiếu Hàng không VietJet vẫn ở vùng đỉnh, trong khi đó HDBank ngược đòng thị trường chung bứt phá ấn tượng. Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo vững chắc ở vị trí nữ tỷ phú số 1 Việt Nam.

Ra mắt công cụ mới, Google, Facebook, Netflix sẵn sàng nộp thuế

Từ khi có Thông tư 80, các nhà cung cấp dịch vụ xuyên biên giới lớn như Google, Facebook, Netflix đều bày tỏ sự ủng hộ và sẵn sàng nộp thuế.

Sau ba tháng, kể từ khi Thông tư 80/2021/TT-BTC có hiệu lực, ngày 21/3 vừa qua, Tổng cục Thuế đã tổ chức lễ công bố Cổng Thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp ở nước ngoài (Etaxvn.gdt.gov.vn) và triển khai Ứng dụng thuế điện tử trên nền tảng thiết bị di động (eTax Mobile).

Việc triển khai quy định mới này sẽ tháo gỡ vướng mắc về khung pháp lý nhiều năm nay, giờ đây các doanh nghiệp xuyên biên giới có thể trực tiếp nộp thuế cho doanh thu từ các giao dịch với khách hàng cá nhân Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Phụng, Cục trưởng Cục thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục thuế) chia sẻ xung quanh vấn đề này.

{keywords}
Ông Nguyễn Văn Phụng

Ông Phụng cho biết: Trong những năm gần đây, một số DN nước ngoài đã cung cấp dịch vụ vào thị trường Việt Nam theo phương thức xuyên biên giới. Tuy nhiên, chúng ta mới thu được phần thuế qua cơ chế thuế nhà thầu.

Theo quy định trong Thông tư 103/2014/TT-BTC về Hướng dẫn nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam, tổ chức nước ngoài nhận thu nhập từ Việt Nam thông qua việc bán hàng hóa, dịch vụ vào Việt Nam phải có nghĩa vụ nộp thuế. Với quy định này, từ năm 2014, chúng ta đã có quy định giao nhiệm vụ cho các tổ chức Việt Nam như ngân hàng, các nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo,..v.v., khi trả tiền cho bên nước ngoài thì phải giữ lại tiền thuế gọi là thuế nhà thầu.

Tuy nhiên, quy định này chưa thu được thuế từ các giao dịch giữa các DN xuyên biên giới với khách hàng là người dùng cá nhân tại Việt Nam. Chẳng hạn, Công ty Netflix cung cấp dịch vụ thì tiền của người dùng cá nhân sẽ trả thẳng cho công ty, do đó chưa thu được thuế. Như vậy, tuy Việt Nam đã có khung pháp lý để thu thuế các đơn vị này, nhưng quy định chưa đầy đủ dẫn đến những hạn chế nhất định trong việc thực thi.

Nhận thức được những bất cập này, Bộ Tài chính đã xây dựng Luật quản lý thuế cùng các Nghị định và Thông tư hướng dẫn nhằm khắc phục những thiếu sót trong việc thu thuế xuyên biên giới. Luật quản lý thuế lần này đã tạo bước ngoặt lớn trong việc quản lý thuế đối với các hoạt động thương mại điện tử (TMĐT), đặc biệt là các nhà cung cấp nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam tạo hành lang pháp lý vững chắc cho cơ quan quản lý thuế cũng như đảm bảo môi trường kinh doanh công bằng.

- Việc thu thuế tới đây sẽ được triển khai như thế nào, thưa ông?

Ngoài các văn bản pháp luật kể trên, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ Đề án quản lý thuế đối với TMĐT. Đề án được xây dựng rất công phu, có nhiều giải pháp cụ thể, và đang được triển khai một cách tích cực.

Đặc biệt, đối với nhà cung cấp nước ngoài thì chúng ta áp dụng song song hai cơ chế. Một là cơ chế thuế nhà thầu nước ngoài, hai là Cổng thông tin điện tử, để người nước ngoài khai trực tiếp.

Nhưng chúng tôi khuyến cáo là cơ chế nộp qua Cổng thông tin điện tử sẽ tốt hơn, minh bạch hơn. Thông qua Cổng thông tin điện tử, DN nước ngoài cung cấp dịch vụ ở Việt Nam thì sẽ kê khai và nộp thuế đầy đủ cho cơ quan quản lý nhà nước. Cổng thông tin này sẽ khắc phục tình trạng trước đây DN nước ngoài không biết kê khai và nộp thuế ở đâu.

{keywords}
Cổng Thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp ở nước ngoài ra mắt ngày 21/3

- Cổng thông tin điện tử sẽ hoạt động thế nào, thưa ông?

Cổng thông tin điện tử do Cục thuế doanh nghiệp lớn là đơn vị chủ trì, cùng các vụ chức năng khác xây dựng và quản lý. Cổng thông tin sẽ giúp các DN nước ngoài không có hiện diện ở Việt Nam có thể đăng ký, kê khai và nộp thuế.

Sau khi thực hiện thành công thủ tục đăng ký thuế lần đầu, Cổng thông tin gửi thông tin về tài khoản giao dịch điện tử và mã số thuế vào địa chỉ thư điện tử của người nộp thuế đã đăng ký để thực hiện các thủ tục về thuế trên Cổng thông tin. Căn cứ theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu nhận được, DN sẽ nộp số thuế tương ứng bao gồm thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập DN cho cơ quan quản lý thuế.

Bên cạnh đó, Cổng thông tin cũng có chức năng tra cứu thông tin lưu trên hệ thống, phục vụ cho hoạt động thanh kiểm tra định kỳ của ngành thuế.  

- Ông kỳ vọng hệ thống này sẽ cải thiện việc thu thuế đối với lĩnh vực này như thế nào?

Trong thời gian qua, ngành thuế đã thu được gần 5.000 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh trên môi trường mạng, chủ yếu thu qua cơ chế thuế nhà thầu. Với cơ chế thu thuế mới, con số này sẽ tiếp tục tăng lên, ước tính khoảng 20-30% mỗi năm.

Trong quá trình làm việc, chúng tôi nhận thấy từ lúc có Thông tư 80, các nhà cung cấp dịch vụ xuyên biên giới lớn như Google, Facebook, Netflix đều bày tỏ sự ủng hộ và sẵn sàng nộp thuế. Các doanh nghiệp đều khẳng định rằng công cụ này sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các bên vì chính sách rõ ràng, quy trình minh bạch, thủ tục thuận lợi, có công cụ kiểm tra, khai thuế, nộp thuế. Họ cũng hiểu được rằng, muốn kinh doanh lâu dài ở một đất nước thì phải chấp hành nghĩa vụ nộp thuế.

Trong công tác quản lý, chúng tôi sẽ có những biện pháp nghiệp vụ chuyên ngành thuế để thực hiện kiểm tra, kiểm soát xác định nghĩa vụ của từng bên theo chức năng nhiệm vụ được giao.

- Xin cảm ơn ông!

Bình An (thực hiện)

Bao năm thất thu nguồn tiền khổng lồ, nay Việt Nam đã có giải pháp

Bao năm thất thu nguồn tiền khổng lồ, nay Việt Nam đã có giải pháp

Ngày 21/3, Tổng cục Thuế tổ chức Hội nghị công bố Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài (Etaxvn.gdt.gov.vn) và triển khai ứng dụng eTax Mobile.

Mất không 30% hoa hồng, nỗi đau của các khách sạn Việt

"Chúng ta đang thua, thua ngay trên sân nhà. Những người chủ khách sạn rất đau đáu khi phải trả đến 30% hoa hồng cho các công ty nước ngoài. Đó là nỗi đau của họ".

Ông Ngô Minh Đức, nhà sáng lập, Chủ tịch Công ty GOTADI, đã chia sẻ như vậy tại Hội thảo chương trình giới thiệu “Chuyển đổi số trong ngành du lịch”, diễn ra ngày 2/4, trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2022.

Ông Hoàng Quốc Hòa, Phó Giám đốc điều hành Trung tâm Thông tin du lịch (Tổng cục Du lịch), nhấn mạnh, chuyển đổi số là yêu cầu cấp thiết và là xu hướng tất yếu đối với ngành du lịch toàn cầu. Việt Nam không nằm ngoài xu hướng đó.

Trên thực tế, du lịch Việt Nam đang triển khai những sản phẩm công nghệ như hệ thống dashboard thông tin điều hành du lịch; cơ sở dữ liệu ngành du lịch cho cơ quan quản lý; hệ thống đăng ký và tự đánh giá an toàn Covid-19; ứng dụng Du lịch Việt Nam an toàn; thẻ du lịch thông minh cho du khách; hệ thống quản lý và bán vé điện tử cho các điểm tham quan,...

{keywords}
Các kênh OTA của nước ngoài đang chiếm lợi thế tại Việt Nam

Chẳng hạn, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học ông Lê Xuân Kiêu cho hay, thời gian qua, với sự hỗ trợ của Tổng cục Du lịch và các DN công nghệ, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã phát triển được hệ thống bán vé điện tử, dự kiến sẽ ra mắt trong tháng 4/2022. Việc này sẽ góp phần tạo thuận lợi cho khách du lịch giao dịch theo hướng “không chạm”, phù hợp trong bối cảnh dịch bệnh, đồng thời giúp khu di tích quản lý hiệu quả hơn hoạt động bán vé.

Là một trong những đơn vị đi đầu trong chuyển đổi số nhưng sau rất nhiều bài học, kinh nghiệm thương trường, Chủ tịch Ngô Minh Đức của GOTADI nhận xét, đây là một quá trình rất khó khăn, vô cùng khó, vô cùng tốn kém, đòi hỏi nguồn lực và sự kiên trì.

Theo ông, việc phát triển những nền tảng số của người Việt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về làm chủ công nghệ, giúp các doanh nghiệp giảm bớt chi phí trong quá trình ứng dụng công nghệ vào kinh doanh.

Tuy nhiên, ông Ngô Minh Đức cho rằng, ngành công nghệ thông tin của của du lịch Việt Nam nói chung và các DN du lịch nói riêng đang ở mức thấp so với thế giới. So với ngành hàng không, vé điện tử đã có từ gần 20 năm nay.

Do đó, ông Đức đánh giá cao việc ngành Du lịch quyết tâm chuyển đổi số, bởi nếu không làm việc này sớm chúng ta sẽ lạc hậu, khó cạnh tranh. “Hiện nay chúng ta đang thua, thua ngay trên sân nhà. Những người chủ khách sạn rất đau khi trả đến 30% hoa hồng cho các công ty nước ngoài khi bán qua Agoda hay Booking.com.

{keywords}
Ông Ngô Minh Đức tại hội thảo (ảnh TT Du lịch)

Ông Đức đang nhắc tới các OTA (Online Travel Agent), kênh cung cấp các sản phẩm dịch vụ như bán phòng khách sạn, tour du lịch, vé máy bay,... trên nền tảng online. Hơn 70% khách sạn ở Việt Nam đang đăng ký bán phòng trên các kênh OTA. Thậm chí, nhiều khách sạn cho biết tỷ lệ đặt phòng đến từ kênh OTA chiếm 50-60% trong cơ cấu doanh thu. Bình thường, các DN phải trả hoa hồng từ 15-20%, tuỳ mùa cao điểm hay thấp điểm. Thậm chí, có đơn vị phải trả đến 30-45% hoa hồng để được xuất hiện trên trang đầu tiên.

Tuy nhiên, các thương hiệu OTA toàn cầu như Agoda, Booking, Traveloka, Expedia... đang chiếm tới 80% thị phần ở Việt Nam. Còn Việt Nam chỉ có trên 10 công ty kinh doanh du lịch trực tuyến như Ivivu.com, Chudu24.com, Mytour.vn, GOTADI...

“Một trong những cái tiên quyết là chúng ta phải làm chủ được công nghệ, từ đó ngành Du lịch mới có thể phát triển được, giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh”, ông Đức nói

Ông Đức cho rằng, phải liên kết, phải chuyển đổi số cùng nhau thì chúng ta mới có thể hình thành, phát triển được hệ sinh thái của người Việt với nhà cung cấp dịch vụ thông minh, người dùng thông minh, điểm đến thông minh và không còn thua ngay trên sân nhà.

Qua việc cùng nhau trải nghiệm, cùng nhau nâng cấp hệ thống của người Việt, chúng ta sẽ tăng số lượng các nhà cung cấp, mở rộng đối tượng sử dụng, áp dụng các loại thẻ Việt, thẻ du lịch Việt ở mọi nơi, không phụ thuộc vào các nhà trung gian nước ngoài nữa.

Ngọc Hà

Khách sạn 5 sao im lìm, chán nản chưa buồn mở cửa lại

Khách sạn 5 sao im lìm, chán nản chưa buồn mở cửa lại

Hàng loạt khách sạn 5 sao vẫn đóng cửa im lìm trong bối cảnh Việt Nam mở cửa đón khách quốc tế từ 15/3. 

Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2022

Giá đất Cam Lâm vẫn tăng nóng

Chính quyền đã có nhiều động thái chấn chỉnh, ngăn chặn tình trạng phân lô, bán nền ở Cam Lâm (Khánh Hòa). Tuy nhiên giá đất khu vực này vẫn tăng chóng mặt thời gian gần đây.

Hai tháng nay, giới đầu cơ, cò đất lại đổ xô về huyện Cam Lâm săn đất, việc mua bán vẫn diễn ra nhộn nhịp.

“Nằm vùng ở Cam Lâm được hơn tháng rồi, đất vẫn bán đều còn giá cả vẫn đang tăng từng ngày. Dịp này mua bán thuận lợi hơn khi tình trạng ‘cò ảo’ giảm nhiều so với đầu năm”, Phú - nhân viên một sàn bất động sản ở Nha Trang - nói.

Đất lên giá từng ngày

Theo cò đất này, hồi Tết giá đã tăng mạnh, nhưng sau đó chính quyền can thiệp nên tạm lắng. “Từ khi VinGroup chính thức công bố sẽ đầu tư siêu đô thị ở Cam Lâm, giá đất tiếp tục tăng”, Phú nói và cho biết giờ có tầm 1 tỷ đồng vào Cam Lâm rất khó kiếm đất đẹp.

Còn Thu Trang - một môi giới bất động sản tự do, dân bản địa - cho biết dù UBND huyện Cam Lâm đã có thông báo tạm dừng tiếp nhận giải quyết đối với hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ tháng 12/2021, giá đất tại khu vực này vẫn tăng phi mã.

“Sau khi có tập đoàn xin đầu tư dự án khủng gần 17.000 ha, cộng thêm việc Cam Lâm được Chính phủ cho phép lập quy hoạch đô thị sân bay đất ở khu vực này đã tăng thêm 3-5 lần. Trung bình đất thổ cư tăng thêm 7-10 triệu đồng/m2, còn đất trồng cây lâu năm, hàng năm tăng 5-7 lần tùy khu vực”, Trang nói.

{keywords}
Nhiều vị trí đất ven đầm Thủy Triều, huyện Cam Lâm, được phân lô để bán. Ảnh: Xuân Hoát.

Theo cò này, việc đất ở Cam Lâm tăng giá không theo quy chuẩn nhất định, phần lớn do cò thổi giá hoặc hai bên tự thỏa thuận với nhau tùy nhu cầu mua bán. Đối với khu vực ven trục đường chính và ven đầm Thủy Triều, đất thổ cư có giá 18-40 triệu đồng/m2 nhưng không dễ để có lô đẹp.

Trong khi đó, người dân địa phương cho biết đất vườn trồng xoài ở Cam Lâm giờ rất ít người bán. Một phần vì quỹ đất này họ bán gần hết, số còn lại vẫn “găm” chờ giá lên thêm.

“Sau Tết, nhiều môi giới bất động sản và giới đầu cơ ở các tỉnh thành khác đến hỏi mua đất vườn, đất rẫy nhiều hơn. Lúc trước giá dao động 70-80 triệu đồng mét ngang, nay đã tăng lên hơn 150 triệu đồng/mét ngang. Đất có vị trí đẹp có giá không dưới 200 triệu đồng/mét ngang”, ông Đặng Văn - ngụ xã Cam Hiệp Bắc, huyện Cam Lâm - cho hay.

Liên lạc với một số cò khi cần mua đất ở Cam Lâm, các môi giới này tư vấn không nên “săn” đất ven đầm Thủy Triều vì giá rất cao, trong khi khu vực khác rẻ hơn, việc làm giấy tờ cũng thuận lợi.

“Đất ven đầm Thủy Triều đa phần đã có chủ, nơi nào còn thì bị hét giá rất cao. Trong khi khu vực khác chỉ tầm 10-15 triệu đồng/m2, việc ra sổ cũng đơn giản”, cò tên Hoàng tư vấn.

Công khai quy hoạch để tránh rủi ro

Tuy nhiên, khi đặt vấn đề rủi ro vì nguồn gốc đất, đất vướng quy hoạch, cộng thêm chính quyền kiểm soát chặt hồ sơ liên quan, Hoàng khẳng định chỉ cần khách xuống tiền đặt cọc, mọi việc sẽ lo được.

“Theo quy hoạch 1/5000 là đất sản xuất, sau này còn quy hoạch lại 1/2000, 1/500 thì có thể thay đổi thành loại đất khác. Còn đất cây lâu năm mặt tiền đường tránh Quốc lộ 1, cách đường sắt cao tốc, khả năng chuyển thành đất ở rất cao vì là hai bên quốc lộ sẽ là đất ở. Giá đó rẻ nên mua để đó đợi lên đất ở hoặc mua lướt khi tập đoàn triển khai dự án”, cò Phú trấn an.

Ông Phan Việt Hoàng - Phó tổng thư ký Hội môi giới Bất động sản Việt Nam - cho rằng thông tin tập đoàn lớn muốn đầu tư vào Cam Lâm, cộng hưởng với việc Thủ tướng cho lập quy hoạch chung đô thị mới tại huyện Cam Lâm đã khiến giá đất khu vực này tăng bất thường; nhiều khu vực tăng mạnh so với trước Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

{keywords}
Cam Lâm được quy hoạch thành đô thị sân bay, hiện đại trong tương lai. Ảnh: Xuân Hoát.

Phó tổng thư ký Hội môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng một trong những tình trạng bất cập hiện nay là nhiều khu đất phân lô bán nền chỉ dựa trên kế hoạch sử dụng đất hàng năm.

“Những loại đất này đã được phép chuyển đổi mục đích thành đất ở nhưng thiếu căn cứ vào các quy hoạch phân khu, chi tiết và điểm dân cư nông thôn thì trong vấn đề kêu gọi các dự án đầu tư sẽ xảy ra tình trạng xung đột quy hoạch, dẫn đến việc chồng ranh dự án lên các ‘khu dân cư mới nổi’ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người mua", ông Hoàng nói.

"Bất động sản yếu tố sinh lời được thể hiện qua sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương chứ không phải qua sự ‘tung hô’, ‘thổi giá’ của các sàn môi giới”, Phó tổng thư ký Hiệp hội bất động sản Việt Nam nhấn mạnh.

Bà Lê Phạm Thùy Ngân, Phó chủ tịch UBND huyện Cam Lâm, cho biết thời gian qua tình trạng chuyển nhượng đất đai ở địa phương và giá đất tại một số khu vực trên địa bàn có nhiều biến động.

Phó chủ tịch huyện Cam Lâm cho rằng việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất là quyền của người sử dụng đất; việc giá đất tăng cao là theo tình hình của thị trường.

"Chính phủ vừa đồng ý cho Khánh Hòa lập quy hoạch chung đô thị mới tại huyện Cam Lâm với mục tiêu phát triển địa phương thành đô thị sân bay, hiện đại, sinh thái, đẳng cấp quốc tế. Do vậy, người dân khi có các giao dịch về quyền sử dụng đất cần đến các cơ quan chức năng để nắm rõ thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm tránh những rủi ro về tài chính”, bà Ngân nói và cho biết UBND huyện đã giao Phòng TN&MT phối hợp với chính quyền các xã, thị trấn tổ chức công bố công khai quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng đất để người dân nắm.

"Chúng tôi cũng công bố công khai thông tin các dự án đăng ký đầu tư trên địa bàn để tránh trường hợp người sử dụng đất bị thiệt hại khi thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất”.

Theo Zing

'Buôn nước bọt' 5 năm kiếm 10 tỷ: Quản chặt đội quân 300.000 người

'Buôn nước bọt' 5 năm kiếm 10 tỷ: Quản chặt đội quân 300.000 người

Tiệm cầm đồ cũng treo biển “thông tin nhà đất”. Nhà môi giới giờ len lỏi vào tận các làng, bản. Họ  kích giá cả những mảnh đất thôn quê. Số lượng môi giới bất động sản lên tới khoảng 300.000 người.

Giá vàng hôm nay 3/4: Kết thúc tuần giảm giá

Giá vàng trong nước và thế giới kết thúc tuần giảm trong bối cảnh USD đi lên, kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ thúc đẩy việc nâng lãi suất trong thời gian tới. 

Giá vàng trong nước

Kết thúc phiên giao dịch hôm qua, giá vàng miếng 9999 tại SJC và Doji niêm yết như sau:

SJC Hà Nội: 68,3 triệu đồng/lượng (mua vào) - 69,07 triệu đồng/lượng (bán ra)

SJC TP.HCM: 68,3 triệu đồng/lượng (mua vào) - 69,05triệu đồng/lượng (bán ra)

Doji Hà Nội: 68,25 triệu đồng/lượng (mua vào) - 68,95 triệu đồng/lượng (bán ra) 

Doji TP.HCM: 68,3 triệu đồng/lượng (mua vào) - 69 triệu đồng/lượng (bán ra)

Giá vàng quốc tế

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên tại Mỹ tăng 4,3 USD/ounce lên 1.937,2 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 4/2022 trên sàn Comex New York tăng 15,7 USD lên 1.949,2 USD/ounce.

Giá vàng trên thị trường quốc tế quay đầu tăng mạnh mẽ trở lại sau khi giảm khá sâu trước đó. Một đồng USD lên giá và dầu suy giảm chưa gây áp lực lớn lên mặt hàng kim loại này. Vàng trước đó chịu áp lực giảm giá khá mạnh khi giá dầu bất ngờ đi xuống, trong khi đồng USD tăng mạnh và lợi tức trái phiếu đi lên.

{keywords}
Giá vàng hôm nay

Đà hồi phục của vàng vẫn có thể bị hạn chế do các cuộc đàm phán hòa bình đã làm giảm sức hút của kim loại quý như một tài sản trú ẩn an toàn. Nhóm đầu cơ giá xuống có thể đang đặt cược vào hy vọng về một thỏa thuận kết thúc cuộc xung đột Ukraine.

Bộ Lao động Mỹ công bố số liệu cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới đã tạo thêm 431.000 việc làm trong tháng 3, đưa tỷ lệ thất nghiệp xuống 3,6%. Trước đó, các nhà phân tích dự kiến nền kinh tế Mỹ sẽ tạo thêm khoảng 490.000 việc làm trong tháng Ba và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 3,7%.

Theo công ty cung cấp dữ liệu việc làm ADP, số việc làm trong khu vực tư nhân của Mỹ đã tăng 455.000  từ tháng Hai đến tháng Ba và phù hợp với dự kiến trước đó.

Dự báo giá vàng

Stephen Innes, Fed đang dựa hoàn toàn vào các số liệu kinh tế, nếu báo cáo việc làm khả quan có thể tiếp sức cho đồng USD và lợi suất trái phiếu tăng lên, và điều này rõ ràng có ảnh hưởng đến vàng.

Bob Haberkorn, chiến lược gia thị trường cấp cao của công ty môi giới giao dịch hàng hóa kỳ hạn RJO Futures (Mỹ), cho biết: “Tình hình địa chính trị bất ổn kéo dài một tháng nay và số liệu lạm phát tiếp tục tăng. Do đó, tâm lý chung của thị trường lúc này của các nhà đầu tư là tìm kiếm sự an toàn”.

Trong nhiều khảo sát của Kitco, các chuyên gia phân tích và cả nhà đầu tư đều kỳ vọng giá vàng sẽ tăng tiếp trong tuần mới. Nhiều dự báo kỳ vọng giá vàng có thể sớm lấy lại vùng 2.000 USD/ounce.

Bảo Anh

Sếp lớn Thế giới di động rời ghế sau 10 năm

Mới đây, ông Trần Kinh Doanh đã có đơn từ nhiệm khỏi HĐQT CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG).

CEO Trần Kinh Doanh chính thức rời Thế Giới Di Động

Mới đây, ông Trần Kinh Doanh đã có đơn từ nhiệm khỏi HĐQT CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG), tiếp nối động thái rút lui khỏi ban điều hành trực tiếp chuỗi Bách Hóa Xanh hồi tháng 1/2022. Là một trong những "tướng" chính trong dàn bộ sậu của MWG, việc ra đi của ông Doanh gây nhiều chú ý.

Được biết, ông Doanh tham gia MWG từ năm 2007, vị trí ban đầu là Phó Tổng Giám đốc Công ty. Đến năm 2014, ông được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc CTCP Thế giới Di động (chuỗi di động). Năm 2017, ông Doanh cũng được bổ nhiệm làm Chủ tịch Thế giới số Trần Anh (một trong những công ty được MWG mua lại cùng thời điểm).

Sang năm 2018, khi MWG tuyên bố dốc sức bước vào mảng FMCG với chuỗi Bách Hóa Xanh, ông Doanh được chọn là người cầm trịch trực tiếp. Sau khi ông Doanh rút khỏi vị trí CEO, ông Nguyễn Đức Tài - Chủ tịch HĐQT - đã tham gia tiếp quản dẫn dắt chuỗi này.

{keywords}
Ông Trần Kinh Doanh

Theo báo cáo quản trị tính đến 27/1/2022, ông Doanh đang sở hữu 7,728 triệu cổ phiếu MWG, tương đương 1,084% vốn. Trên thị trường, MWG chốt phiên hôm nay 1/4/2022 với giá trần 156.000 đồng/cp, tương đương sổ cổ phiếu của ông Doanh trị giá 1.205,6 tỷ đồng.

Chủ tịch mới của FLC và Bamboo Airways

Sau khi ông Trịnh Văn Quyết bị bắt, ông Đặng Tất Thắng sẽ chính thức đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC và Công ty Cổ phần hàng không Tre Việt từ ngày 31/3/2022 cho đến khi có quyết định mới của ĐHĐCĐ và HĐQT.

Ông Đặng Tất Thắng tốt nghiệp Thạc sỹ chuyên ngành Xây dựng và Quản lý Dự án tại Đại học Northumbria (Vương quốc Anh), và là gương mặt lãnh đạo quen thuộc tại FLC, Bamboo Airways.

Tại Bamboo Airways, ông hiện là Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc. Tại FLC, ông đảm nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc kể từ năm 2014 và được bầu làm Phó Chủ tịch HĐQT FLC nhiệm kỳ 2021-2026 từ tháng 4/2021.

{keywords}
FLC, Bamboo Airways có chủ tịch mớ

Quyền cổ đông FLC, cổ đông Bamboo Airways tương ứng với toàn bộ cổ phần ông Trịnh Văn Quyết sở hữu tại hai doanh nghiệp và các tài sản, quyền tài sản khác của ông Quyết được bà Vũ Đặng Hải Yến thực hiện thay ông Quyết theo Giấy uỷ quyền được ông Quyết ký trước đó.

Cổ phiếu một thời của Hà Văn Thắm bùng lên

Sau 2 phiên tăng trần trước đó, trong phiên 28/3 cổ phiếu OGC của Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group) tiếp tục tăng thêm gần 4,6% lên 18.400 đồng. Tính từ đầu năm tới nay, cổ phiếu này đã tăng trên 60%, đi ngược xu hướng ảm đạm trên thị trường.

Mức giá hiện tại của OGC cao hơn khá nhiều so với mức 12.000 đồng/cp ở vào thời điểm trước khi ông Hà Văn Thắm bị bắt tạm giam từ ngày 24/10/2014 và mức đáy 1.200 đồng/cp thời điểm cuối 2016 khi nguyên chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương (OceanBank) bị Viện kiểm sát nhân dân Tối cao đã tống đạt cáo trạng truy tố.

Ông Hà Văn Thắm bị Cảnh sát điều tra Bộ Công an tống đạt quyết định khởi tố ngày 24/10/2014 với tội danh vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, đồng thời bị bắt tạm giam trong thời hạn 4 tháng.

Kể từ khi ông Thắm bị bắt, cổ phiếu OGC giảm không ngừng và khiến nhiều nhà đầu tư bắt đáy thua lỗ đậm. Chỉ trong vòng nửa năm cuối 2014, cổ phiếu OGC giảm 50% xuống ngưỡng 6.000 đồng/cp.

Nhiều người lao vào bắt đáy cổ phiếu này ở thời điểm đó. Tuy nhiên, cổ phiếu này sau đó bốc hơi thêm hơn 50% trong vòng 6 tháng tiếp theo và xuống mức 2.500 đồng/cp.

Nữ tướng Mai Thanh tham vọng tỷ đô

Là người chèo lái “con tàu” REE từ những ngày đầu tiên cho tới khi trở thành một tập đoàn tiếng tăm như hiện nay, doanh nhân Nguyễn Thị Mai Thanh được nhiều người biết tới. 

Theo bà Thanh, năng lượng tái tạo là mảng đầu tư chiến lược của REE. Hiện, danh mục của REE chỉ có một công ty nhiệt điện và còn lại đều là năng lượng sạch như điện gió, mặt trời, thủy điện. REE sẽ tiếp tục tìm kiếm cơ hội đầu tư mảng năng lượng tái tạo. Mặt khác, nhân sự là thành viên HĐQT mới có nhiều kinh nghiệm trong mảng này và được kỳ vọng đóng góp nhiều phát triển sắp tới của doanh nghiệp.

{keywords}
Bà Nguyễn Thị Mai Thanh 

REE đặt mục tiêu năm 2025, vốn hóa thị trường REE sẽ gấp đôi hiện tại và doanh thu hàng tỷ USD, tăng mạnh so với mức 10.000 tỷ hiện tại.

Theo báo cáo kết quả kinh doanh, doanh thu hợp nhất đạt 5.810 tỷ đồng, tăng 3% so với năm 2020, và lợi nhuận sau thuế đạt 1.855 tỷ đồng, tăng 13,9% so với năm trước. Năng lượng và nước là hai mảng đóng góp chính vào sự tăng trưởng của doanh thu, tăng 159% lên 3.055 tỷ đồng (năm 2021) từ 1.178 tỷ đồng (năm 2020).

Bắt ông Trịnh Văn Quyết

Ông Trịnh Văn Quyết, nguyên chủ tịch Tập đoàn FLC, bị cơ quan chức năng khởi tố và bắt với cáo buộc thao túng và che giấu thông tin chứng khoán. 

Trước đó, ông Trịnh Văn Quyết gây chú ý khi bất ngờ đăng ký bán 175 triệu cổ phiếu FLC từ ngày 10/1/2022. Theo đó, ông Quyết đăng ký bán 175 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch dự kiến theo mệnh giá là 1.750 tỷ đồng. Thời gian giao dịch dự kiến từ 10-17/1. Mục đích được ông Quyết nêu là cơ cấu tài sản.

Phương thức giao dịch thoả thuận hoặc khớp lệnh. Trước giao dịch ông Quyết nắm giữ 215 triệu cổ phiếu FLC tương ứng 30,34% vốn điều lệ doanh nghiệp.

Ngày 11/1, Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HoSE) ra thông báo huỷ bỏ giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC vào ngày 10/1 theo chỉ đạo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Nguyên nhân huỷ giao dịch do Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết không báo cáo, không công bố thông tin trước khi giao dịch.

Ngày 18/1, Ủy ban Chứng khoán nhà nước xử phạt ông Quyết 1,5 tỉ đồng và đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán của ông trong vòng 5 tháng.

Bảo Anh

Thú chơi đồng hồ hàng hiếm, trị giá cả căn nhà của Minh Nhựa

Thú chơi đồng hồ hàng hiếm, trị giá cả căn nhà của Minh Nhựa

Đại gia Minh Nhựa sở hữu nhiều mẫu đồng hồ thiết kế tinh xảo của các thương hiệu nổi tiếng như Patek Philippe, Hublot, Richard Mille...

Nhiều ngân hàng dự báo lợi nhuận quý I không đạt kỳ vọng

Các ngân hàng cho biết tình hình kinh doanh trong quý I/2022 đã cải thiện so với quý trước nhưng vẫn chưa đạt kỳ vọng. Dự báo tình hình sẽ cải thiện hơn trong quý II và cả năm 2022

Đây là thông tin được các nhà băng chia sẻ trong cuộc điều tra xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng quý II/2022 do Vụ dự báo, thống kê (thuộc Ngân hàng Nhà nước) thực hiện.

Cụ thể, cuộc khảo sát được thực hiện với toàn bộ tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang kinh doanh tại Việt Nam với tỷ lệ trả lời đạt 94%.

Theo đó, các ngân hàng đánh giá tình hình kinh doanh của hệ thống trong quý I năm nay đã có sự cải thiện so với quý trước nhưng chưa đạt kỳ vọng. Tuy nhiên, hầu hết tổ chức tín dụng (73-80%) kỳ vọng tình hình kinh doanh sẽ cải thiện hơn trong quý II và cả năm 2022 với mức độ cải thiện cao hơn so với năm 2021.

Nhieu ngan hang du bao loi nhuan quy I khong dat ky vong anh 1

Nhiều ngân hàng cho biết kết quả kinh doanh quý I có tăng trưởng so với quý liền trước nhưng vẫn chưa đạt kỳ vọng (Ảnh: Hoàng Hà)

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, các nhà băng đều đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh trong quý I có tăng trưởng nhưng chưa đạt được như kỳ vọng.

Trong quý tiếp theo, gần 60% tổ chức tín dụng kỳ vọng kết quả hoạt động kinh doanh tăng trưởng so với quý I. Trong đó, khoảng 57% ngân hàng dự báo kết quả kinh doanh tăng nhẹ, 34% ngân hàng kỳ vọng không đổi và 9% ngân hàng lo ngại kết quả kinh doanh suy giảm nhẹ.

Các ngân hàng cũng điều chỉnh giảm kỳ vọng về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của năm 2022 so với kỳ điều tra trước, với gần 90% ngân hàng dự báo lợi nhuận trước thuế năm 2022 tăng trưởng dương so với năm 2021 (giảm 5 điểm % so với tỷ lệ kỳ điều tra trước). Bên cạnh đó, vẫn có 6% ngân hàng dự báo lợi nhuận suy giảm trong năm nay và 5% dự báo không đổi.

Về vấn đề nợ xấu, trái với dự báo nợ xấu tăng nhẹ trong quý IV/2021, nợ xấu của hệ thống ngân hàng trong quý I năm nay đã được các tổ chức tín dụng nhận định có chiều hướng giảm nhẹ và kỳ vọng tiếp tục giảm trong quý tiếp theo.

Sau quý I với kỳ vọng huy động vốn toàn ngành tăng 2,6%, các ngân hàng tiếp tục kỳ vọng tăng trưởng huy động vốn đạt bình quân 3,6% trong quý II và tăng 11,4% trong cả năm này. So với kỳ điều tra trước, mức tăng trưởng huy động dự kiến cả năm này đã giảm 0,7 điểm %.

Tương tự ở chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, trong quý I các ngân hàng dự báo chỉ tiêu này có thể tăng tới 5,3%, cao hơn nhiều so với mức tăng 2,95% cùng kỳ năm 2021. Sang đến quý II, các ngân hàng kỳ vọng chỉ tiêu này tăng thêm 4,8% và sẽ đạt 14,1 % trong cả năm 2022. So với dự báo cả năm tại kỳ điều tra trước, kỳ vọng của các ngân hàng với tăng trưởng tín dụng toàn ngành không đổi.

Cũng tại báo cáo điều tra này, các tổ chức tín dụng cho biết thanh khoản của hệ thống ngân hàng trong quý I vừa qua vẫn duy trì ở trạng thái tốt, nhưng đã thu hẹp nhẹ so với cuối quý IV/2021 với cả tiền Đồng và ngoại tệ. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này là nhu cầu trả lương, thưởng và thanh toán của doanh nghiệp tăng cao trước và sau Tết Nguyên đán.

Sang quý II, các tổ chức tín dụng dự kiến tình hình thanh khoản sẽ cải thiện cao hơn và tiếp tục cải thiện hơn trong cả năm 2022 so với năm 2021 đối với cả tiền Đồng và ngoại tệ.

Về lãi suất, mặt bằng lãi suất huy động - cho vay được các ngân hàng kỳ vọng không đổi hoặc chỉ tăng rất nhẹ 0,03-0,06 điểm % trong giai đoạn tháng 4-6 tới và tăng 0,13-0,18 điểm % trong cả năm 2022. Trong đó, mức tăng chủ yếu tập trung ở lãi suất huy động.

Theo Zing