Chủ Nhật, 31 tháng 10, 2021

Nhà máy Điện gió Kosy Bạc Liêu bắt đầu vận hành thương mại

Nhà máy Điện gió Kosy Bạc Liêu giai đoạn 1 - công suất 40,5 MW với tổng mức đầu tư trên 1.600 tỷ đồng đi vào vận hành thương mại (COD) từ ngày 30/10.

Nằm trên địa bàn huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu, dự án Nhà máy Điện gió Kosy Bạc Liêu giai đoạn 1 do Công ty CP Điện gió Kosy Bạc Liêu - thành viên của Tập đoàn Kosy làm chủ đầu tư bắt đầu khởi công xây dựng từ tháng 10/2020.

Ngày 28/9/2021, toàn bộ các turbine của nhà máy Điện gió Kosy Bạc Liêu đã hoàn thành công tác lắp đặt và thí nghiệm hiệu chỉnh, ngày 21/10/2021, chủ đầu tư Tập đoàn Kosy cùng các đơn vị nhà thầu đã đóng điện thành công đường dây đấu nối và trạm biến áp 220 kV, các xuất tuyến 22 kV cùng toàn bộ các turbine. Song song với đó, công tác hồ sơ được chuẩn bị sẵn sàng, dự án đã tiến hành hòa đồng bộ các turbine gió, hoàn thành các thử nghiệm COD vào ngày 27/10/2021.

{keywords}
 Đại diện chủ đầu tư Tập đoàn Kosy và các nhà thầu tại Lễ công nhận ngày vận hành thương mại Nhà máy Điện gió Kosy Bạc Liêu giai đoạn 1

Nhà máy Điện gió Kosy Bạc Liêu giai đoạn 1 là một trong những dự án được công nhận COD, thuộc nhóm 106 nhà máy điện gió đăng ký thử nghiệm. Dự án được công nhận ngày vận hành thương mại trong bối cảnh rất nhiều chủ đầu tư đang dồn mọi nguồn lực vào các dự án nhằm vận hành thương mại trước ngày 31/10/2021 để được hưởng mức giá ưu đãi 8,5 cent/kWh (theo Quyết định 39/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ). Dự án Điện gió Kosy

Bạc Liêu là dự án điện gió trên bờ đầu tiên tại Đồng bằng Sông Cửu Long hoàn thành, đưa vào khai thác trong năm nay. Sự kiện đã đánh dấu một bước tiến chiến lược của Tập đoàn Kosy.

{keywords}
Trạm biến áp 220kV Nhà máy Điện gió Kosy Bạc Liêu giai đoạn 1

Sau khi đi vào vận hành, nhà máy sẽ cung cấp sản lượng điện trung bình mỗi năm khoảng 116,7 triệu kWh, góp phần vào việc đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải điện, đảm bảo an ninh năng lượng, đóng góp vào ngân sách địa phương, giải quyết việc làm kỹ thuật cao, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng và khu vực.

Chia sẻ về việc này, ông Nguyễn Việt Cường, Chủ tịch Tập đoàn Kosy cho biết: “Đây là kết quả của một hành trình đầy tâm huyết và nỗ lực của tập thể Ban lãnh đạo và CBNV Tập đoàn Kosy trong suốt 12 tháng. Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, chúng tôi đã cán đích thành công và khẳng định được năng lực, kinh nghiệm của Tập đoàn Kosy trong lĩnh vực điện gió, là tiền đề để Kosy tiếp tục triển khai những dự án năng lượng tái tạo quy mô lớn hơn tại nhiều tỉnh thành trong thời gian sắp tới”.

Đại diện tập đoàn Kosy cho biết, các turbine của nhà máy Điện gió Kosy Bạc Liêu được cung cấp trọn bộ bởi Tập đoàn Goldwind International Renewable - Top 3 nhà sản xuất turbine gió lớn nhất toàn cầu. Đây là dòng turbine thông minh 4.5 MW mới nhất, phù hợp điều kiện gió ở khu vực, có đường kính cánh 155 m, cột tháp cao 130 m giúp tăng sản lượng điện. Turbine Goldwind sử dụng công nghệ nam châm vĩnh cửu truyền động trực tiếp, không hộp số nhờ đó giảm hao phí vận hành, tăng hiệu quả phát điện.

{keywords}
 Toàn cảnh 9 turbine của Nhà máy Điện gió Kosy Bạc Liêu giai đoạn 1

Cùng thời điểm nhà máy Điện gió Kosy Bạc Liêu giai đoạn 1 vận hành, nhà máy thủy điện Nậm Pạc 34 MW của Tập đoàn Kosy cũng phát điện, hòa lưới điện quốc gia. Bên cạnh đó, Kosy Group đang thi công dự án thủy điện Pa Vây Sử (Lai Châu) - 50,5 MW, dự án thủy điện Mường Tùng (Điện Biên) - 32 MW; và đang lên kế hoạch triển khai dự án Điện gió Kosy Bạc Liêu giai đoạn 2 (50 MW), dự án Điện mặt trời Bình Thuận (200 MW), các dự án thủy điện, điện gió, điện mặt trời khác...

Ngoài ra, Tập đoàn Kosy đang chuẩn bị công tác đầu tư các dự án năng lượng quy mô lớn như điện gió ngoài khơi (1.000 MW) tại Bạc Liêu, điện tích năng (1.200 MW) tại Lâm Đồng… và sẽ triển khai các dự án này trong giai đoạn 2025 - 2030.

Lệ Thanh

Tin chứng khoán ngày 1/11: Lãi gấp gần 4 lần, đại gia Lê Phước Vũ kiếm tiền nhiều chưa từng có

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng tiếp tục ghi kỷ lục mới và xác lập mốc tỷ USD một cách vững chắc, trong khi đó đại gia Lê Phước Vũ cũng lên một ngưỡng cao mới trong sự nghiệp kinh doanh của mình.

CTCP Vinhomes (VHM) của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vừa công bố lợi nhuận quý III với vị trí quán quân trong số các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán. Theo đó, trong quý II, doanh nghiệp bất động sản của ông Vượng lãi ròng gần 11,2 nghìn tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đạt 27 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 10 nghìn tỷ so với cùng kỳ.

Cùng với Vietcombank và Tập đoàn Hòa Phát, Vinhomes của tỷ phú Vượng nằm trong nhóm lợi nhuận tỷ USD. Trong năm 2019 và 2020, Vietcombank và Vinhomes là 2 doanh nghiệp niêm yết đầu tiên đạt ngưỡng lợi nhuận tỷ USD.

Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp tầm trung khác cũng ghi nhận lợi nhuận bứt phá. Tập đoàn Hoa Sen (HSG) của đại gia Lê Phước Vũ tiếp tục ghi nhận lợi nhuận sau thuế nghìn tỷ đồng.

Trong năm 2020-2021, (từ ngày 01/7/2021 đến ngày 30/9/2021), HSG ghi nhận lợi nhuận sau thuế hợp nhất hơn 4,3 nghìn tỷ đồng, bằng 3,7 lần so với năm liền trước.

Các doanh nghiệp hàng đầu trên thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng ấn tượng trong 9 tháng đầu năm 2021 cho dù đây là giai đoạn rất khó khăn. Cộng đồng doanh nghiệp trải qua 2 làn sóng đại dịch Covid-19.

Không ít doanh nghiệp lớn ghi nhận lợi nhuận tăng kỷ lục và cao nhất kể từ thành lập 20-25 trước đó.

Các tỷ phú ghi nhận túi tiền ở mức cao kỷ lục như Phạm Nhật Vượng, Trần Đình Long, Hồ Hùng Anh, Nguyễn Đăng Quang, Nguyễn Thị Phương Thảo. Cũng trong năm 2021, thị trường ghi nhận tỷ phú mới ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch Bất động sản Phát Đạt (PDR) hay Đỗ Anh Tuấn, Chủ tịch Sunshine Group với 2 mã cổ phiếu mới đưa lên sàn Sunshine Homes (SSH) và Tập đoàn KSFinance (KSF).

{keywords}

Trong 6 tháng đầu năm, Hòa Phát nắm ngôi vị quán quân về lợi nhuận nhờ giá thép tăng mạnh. Tập đoàn của tỷ phú Trần Đinh Long mang về hơn 1 triệu đồng lợi nhuận cho cổ đông trong mỗi giây trong 6 tháng đầu năm. 

Ở quý III, vị trí quán quân được trả về cho Vinhomes của tỷ phú PHạm Nhật Vượng. Sở dĩ Vinnhomes ghi nhận lợi nhuận tăng cao nhờ việc bàn giao nhiều căn hộ thấp tầng với biên lợi nhuận cao hơn. 

Trước khi công bố kết quả kinh doanh quý III ấn tượng, ông lớn bất động sản số 1 Việt Nam Vinhomes ghi nhận giá cổ phiếu giảm mạnh và vốn hóa bốc hơi hàng tỷ USD trong một thời gian ngắn. Giới đầu tư lo ngại về hoạt động bán hàng cũng như áp lực bán ra cổ phiếu VHM của Vingroup…

{keywords}
Chỉ số VN-Index lên đỉnh lịch sử mới.

Chỉ số chứng khoán VN-Index ngày 1/11

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), dòng tiền tiếp tục đổ vào cổ phiếu cả lớn và nhỏ, qua đó giúp VN-Index hướng lên đỉnh cao lịch sử mới, vượt ngưỡng 1.450 điểm.

Theo MBS, thị trường chứng khoán đã khép lại 1 tuần vượt đỉnh lịch sử và lập các mức cao mới, đà tăng được hỗ trợ bởi mức tăng thanh khoản 19% và khối ngoại quay đầu mua ròng sau chuỗi 11 tuần bán ròng liên tiếp. Chuỗi tăng 4 phiên liên tiếp đưa thị trường lập các mức cao mới như cởi bỏ tâm lý của nhà đầu tư ở 2 tuần đi ngang trước đó. Thị trường đang được kỳ vọng sẽ lập các đỉnh cao mới khi dòng tiền vẫn tiếp tục gia tăng, VN-Index có khả năng sẽ thử thách ngưỡng 1.465 điểm trong các phiên sắp tới.

Theo SHS, dư địa tăng là vẫn còn nên trong tuần giao dịch mới 1-5/11, VN-Index có VN-Index có thể tiếp tục tăng điểm để hướng đến những mức đỉnh cao mới, tuy nhiên những phiên rung lắc có thể xảy ra. Trong kịch bản tiêu cực, nếu áp lực bán gia tăng thì VN-Index có khả năng sẽ cần test lại lực cầu trong vùng hỗ trợ gần nhất trong khoảng 1.420-1.425 điểm.

Chốt phiên chiều 27/10, chỉ số VN-Index tăng 6,26 điểm lên 1.444,27 điểm. HNX-Index tăng 1,05 điểm lên 412,12 điểm. Upcom-Index tăng 0,99 điểm lên 105,38 điểm. Thanh khoản đạt 33,3 nghìn tỷ đồng trên cả 3 sàn.  Riêng sàn HOSE đạt hơn 28,9 nghìn tỷ đồng.

V. Hà

Bỏ 10 tỷ USD vào vùng đất mới, tỷ phú số 1 Việt Nam củng cố vị thế

Bỏ 10 tỷ USD vào vùng đất mới, tỷ phú số 1 Việt Nam củng cố vị thế

Doanh nghiệp của tỷ phú số 1 Việt Nam tiếp tục mở rộng với vào những dự án mang tầm cỡ quốc tế trong lĩnh vực ô tô điện và công nghệ nhưng không lơ là đầu tư vào mảng đã mang đến vị thế số 1.

Chiêu trò để che giấu lãi suất của các app “đen”

Đối với các app cho vay theo kiểu “tín dụng đen”, các đối tượng điều hành sẽ tung các chiêu trò để tránh tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”.

Đó là, khi chuyển số tiền theo hợp đồng cho khách vay, các đối tượng sẽ tự động cắt luôn một khoản tiền – gọi là phí dịch vụ. Sau đó, các đối tượng sẽ tính lãi theo thời gian cho vay, với mức lãi ngân hàng cho phép nhằm tránh bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

 Phí dịch vụ - chiêu trò để che giấu lãi suất “cắt cổ” của các app “đen” -0

Tuy nhiên, tất cả mọi hành vi đều là sự biến tướng của cho vay “tín dụng đen”, bởi lãi suất của các app này nếu tính đúng sẽ lên đến hàng trăm, thậm chí nghìn %/năm. Vụ án “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” do các đối tượng người Trung Quốc cùng đồng bọn thực hiện tại TP Hồ Chí Minh và ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước mà Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) phối hợp, chỉ đạo Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh điều tra, triệt phá là một ví dụ điển hình.

Theo đó, thủ đoạn của các đối tượng phạm tội là: Một số đối tượng người nước ngoài lập công ty tài chính, thuê người đứng tên giấy phép kinh doanh, đại diện pháp luật, tạo ra ứng dụng để cho vay tiền trực tuyến (thường gọi là app); như ứng dụng “Vaytocdo”, “Moreloan”, “VD online” vừa bị lực lượng Công an triệt phá. Khi khách có nhu cầu vay tiền thì phải tải một trong 3 ứng dụng trên về máy điện thoại di động của mình.

Để được cho vay, người vay phải điền đầy đủ các thông tin cá nhân, cung cấp hình ảnh chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, số tài khoản ngân hàng; bắt buộc phải chọn mục “đồng ý” trong hợp đồng cho vay điện tử, trong đó có điều khoản “người vay đồng ý cho ứng dụng truy cập danh bạ trên máy điện thoại di động”.

Sau khi người vay hoàn tất việc tạo tài khoản, ứng dụng sẽ tự động báo về hệ thống và có nhân viên của bộ phận cho vay tiếp nhận, liên lạc điện thoại với người vay để thu thập thêm thông tin, kiểm tra lại thông tin đã đăng ký trên app.

Nếu người vay thỏa mãn điều kiện vay tiền, người cho vay và người vay không cần gặp mặt mà chỉ cần vài phút, hệ thống tài khoản của “công ty” cho vay sẽ tự động chuyển tiền vay cho khách hàng bằng số tài khoản ngân hàng đã kê khai trước đó.

Đối với khách hàng vay qua ứng dụng “Vaytocdo” thì người vay lần đầu chỉ được vay 1,7 triệu đồng nhưng thực tế nhận về chỉ là 1,428 triệu đồng, còn “công ty” sẽ thu 272 nghìn đồng tiền phí dịch vụ. Trong 8 ngày người vay phải trả 2,040 triệu đồng (trong đó, 1,7 triệu đồng tiền gốc và 340 nghìn đồng tiền lãi 8 ngày). Nếu khách vay trả chậm sẽ bị phạt 102 nghìn đồng/ngày.

Đối với khách hàng vay qua ứng dụng “Moreloan” và “VD online” thì người vay lần đầu được duyệt vay số tiền là 1,5 triệu đồng, nhưng thực tế người vay chỉ được nhận 900 nghìn đồng, còn 600 nghìn đồng là tiền phí dịch vụ và tiền lãi trong 7 ngày. Sau 7 ngày, người vay phải trả tiền gốc vay là 1,5 triệu đồng. Nếu người vay tiền trả chậm một ngày sẽ bị phạt từ 2 % đến 5 %/ngày.

Nếu người vay trả nợ đúng hạn, có uy tín thì lần vay sau, nhân viên “công ty” sẽ duyệt cho người vay số tiền cao hơn từ cấp độ 1 đến cấp độ 7 (mỗi cấp độ gọi là 1 app), với số tiền tối đa được vay là 2,75 triệu đồng. Tuy nhiên, sau một thời gian, mỗi người có thể vay nhiều app khác nhau cùng lúc, để có thể vay được số tiền mình có nhu cầu vay.

 Như vậy, với hình thức cho vay nêu trên, các đối tượng đã cho vay với lãi suất 4,4 %/ngày, tương đương 30,8 %/tuần, 132 %/tháng và 1.600%/năm...

Khi đến gần thời hạn trả nợ, nhân viên bộ phận thu hồi nợ của “công ty” cho vay sẽ điện thoại nhắc nhở người vay phải trả nợ đúng hạn. Đến hạn trả nợ mà người vay chậm trả, thì nhân viên thu hồi nợ sẽ liên tục điện thoại cho người vay để đòi nợ.

Và sau vài ngày, người vay vẫn không trả được số tiền nợ và không đạt được thỏa thuận trả lãi với bên cho vay, các nhân viên thu hồi nợ sẽ điện thoại khủng bố tất cả những người trong danh bạ điện thoại của người vay (gồm gia đình, bạn bè, đồng nghiệp...) nhằm đe dọa, chửi bới và yêu cầu những người quen biết với người vay tiền phải tác động đến người vay tiền phải chuyển tiền trả nợ cho chúng.

Cơ quan Công an xác định từ tháng 4/2019 đến khi bị phát hiện, ngăn chặn, xử lý, đã có khoảng 60.000 giao dịch vay tiền qua 3 ứng dụng nói trên; với tổng số tiền các đối tượng cho vay vào khoảng 100 tỷ đồng.

Trước thực tế này, Bộ Công an khuyến cáo, người dân khi gặp khó khăn về tài chính, hãy tìm đến các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương hoặc trực tiếp đến các tổ chức tín dụng, ngân hàng tin cậy để được hỗ trợ; cảnh giác cao với vay tiền qua các ứng dụng (app, web) trên mạng internet.

(Theo Công An Nhân Dân)

'Con mồi' sập bẫy với chiêu xem video, đọc tin tức kiếm tiền qua mạng

'Con mồi' sập bẫy với chiêu xem video, đọc tin tức kiếm tiền qua mạng

Với mong ước "ngồi mát ăn bát vàng", nhiều người dân đã sập bẫy với chiêu lừa kiếm tiền nhanh khi chỉ cần ngồi nhà xem video, đọc tin tức trên mạng internet.

Chín lần tăng liên tục, giá gas vượt kỷ lục 500 nghìn đồng/bình

Từ hôm nay (1/11), mỗi bình gas loại 12 kg sẽ tăng thêm 17.000 đồng, kéo theo giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng lên tới 500.000 đồng/bình. Đây là lần thứ 9 trong năm nay giá gas tăng.

Nhiều công ty kinh doanh gas đầu mối vừa đồng loạt công bố giá bán lẻ gas từ ngày 1/11 với mức tăng 1.417 đồng/kg (đã có VAT).

Như vậy, giá gas bán lẻ đến tay người tiêu dùng sẽ tăng thêm 17.000 đồng/bình 12 kg.
Giá các loại bình gas 6kg, 45kg, 50kg cũng tăng thêm lần lượt 8.500 đồng, 64.000 đồng và 71.000 đồng/bình.

{keywords}
Gas lại tăng giá

Cụ thể, theo thông báo của Công ty Cổ phần thương mại xuất nhập khẩu dầu khí Thái Bình Dương, từ 1/11, giá gas Pacific Petro, City Petro, Vimexco Gas tăng 17.000 đồng/bình loại 12 kg và tăng 64.5000 đồng/bình loại 45 kg. Giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng tối đa là 501.000 đồng/bình 12kg, 536.000 đồng bình nhựa VIP/12kg và 1.877.500 đồng/bình 45 kg.

Còn Công ty TNHH MTV Dầu khí TP.HCM (Saigon Petro) thông tin: Từ ngày 1/11, giá gas tăng 17.000 đồng/bình 12 kg, giá bán lẻ tối đa đến tay người tiêu dùng là 478.500 đồng/bình 12kg.

Lý giải nguyên nhân vì sao giá gas tháng 11 tăng mạnh, các đơn vị kinh doanh gas cho biết, giá giao dịch gas trên thị trường thế giới giao theo hợp đồng tháng 11 tăng tới 52,5 USD/tấn so với tháng 10, ở mức bình quân 850 USD/tấn. Do đó, các đơn vị kinh doanh gas trong nước phải điều chỉnh tăng giá gas bán lẻ.

Giá gas trong nước hiện phụ thuộc vào diễn biến giá gas thế giới do nguồn cung nội địa chỉ chủ động được khoảng 60% mức tiêu thụ.

Đây là tháng thứ 9 trong năm nay giá gas tăng.

Còn tính từ tháng 6, giá gas đã 6 lần tăng liên tiếp. Cụ thể, vào tháng 6, giá gas bán lẻ trong nước đã quay đầu tăng giá với mức tăng là 14.000 đồng/bình 12kg. Và đến tháng 7/2021, giá gas tiếp tục tăng 30.000 đồng/bình 12kg. Sang tháng 8, giá gas bán lẻ được điều chỉnh tăng thêm 12.000 đồng/bình 12kg.

Đến tháng 9, giá gas tăng thêm 2.500 đồng/bình 12 kg. Tới tháng 10, mỗi bình gas loại 12 kg sẽ tăng thêm 42.000 đồng. Và đến tháng 11 này, mỗi bình gas loại 12 kg sẽ tăng thêm 17.000 đồng, kéo theo giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng lên tới 500.000 đồng/bình.

Anh Tuấn

Tăng giá 5 tháng liên tiếp, gas lên mức kỷ lục

Tăng giá 5 tháng liên tiếp, gas lên mức kỷ lục

Từ hôm nay (1/10), mỗi bình gas loại 12 kg sẽ tăng thêm 42.000 đồng, có giá từ 460.000 đồng đến trên 500.000 đồng. Đây là lần thứ 5 giá gas tăng liên tiếp. Mức tăng lần này cũng cao nhất trong 5 tháng qua.

Tiếp viên hàng không tiết lộ vị trí ngồi tốt nhất trên máy bay

Khi đi máy bay nên ngồi cạnh cửa sổ hay hành lang, ngồi ở đầu hay cuối khoang? Mỗi một vị trí sẽ có điểm cộng và trừ của riêng mình.

Ngồi trên máy bay hàng tiếng đồng hồ, thậm chí hàng chục tiếng trong những chuyến bay dài không phải lúc nào cũng là một trải nghiệm thoải mái. Khi đặt vé máy bay, hành khách thường có thể chọn chỗ ngồi cụ thể mình muốn và thông thường dịch vụ này không tính phí, miễn chúng "nhanh chân" chọn trước.

Câu hỏi đâu là chỗ ngồi tốt nhất trên máy bay chắc chắn là thắc mắc của rất nhiều người và đáp án cũng rất đa dạng. Chúng ta có rất nhiều yếu tố cần suy xét tùy theo sở thích, thói quen và nhu cầu cá nhân của mình. Nhưng nếu bạn muốn thoải mái hoạt động trên máy bay, không bị làm phiền nhiều thì vẫn có công thức chung.

Mới đây, Sandra Jeenie Kwon - một tiếp viên hàng không kỳ cựu người Mỹ đã chia sẻ cách chọn chỗ ngồi trên máy bay tốt nhất khiến nhiều người bất ngờ. Sandra là nhân viên của hãng hàng không Emirates danh tiếng bậc nhất thế giới và cô đã đúc kết được những lựa chọn hoàn hảo mọi người nên tham khảo dựa theo kinh nghiệm lâu năm của mình.

Tiếp viên hàng không kỳ cựu tiết lộ vị trí ngồi tốt nhất, lợi đủ đường khi đi máy bay, dân mạng bất ngờ vì rất ít người nghĩ đến - Ảnh 1.

Video của Sandra thu hút hơn 1,3 triệu view và nhận được nhiều bình luận đồng tình từ người xem

Theo Sandra, vị trí bị "loại" ngay đầu tiên là ghế ngồi ở giữa trong hàng ghế 3. Lý do đơn giản là không ai muốn bị ngồi kẹp giữa 2 người khác. Chỗ ngồi cạnh cửa sổ thì có lợi thế được ngắm cảnh dễ hơn nhưng lại phiền phức khi bạn cần đi vệ sinh hay ra ngoài. Nên nếu ngại việc phải mở lời nhiều, nhất là với người lạ thì chỗ ngồi ngoài cùng sẽ tiện lợi nhất cho việc di chuyển.

Có một vấn đề nhức nhối nhiều người khó chịu khi ngồi máy bay là chỗ để chân không thoải mái. Nếu điều này làm bạn bực mình thì cách tốt nhất là hãy chọn hàng ghế ở gần cửa ra vào vì có khoảng không rộng rãi. Trong những trường hợp khẩn cấp, hành khách ngồi đây cũng sẽ được sơ tán khỏi máy bay nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu chọn vị trí này, chúng ta phải chấp nhận "đánh đổi" việc màn hình tivi (nếu có) sẽ ở xa, khó nhìn hơn.

Tiếp viên hàng không kỳ cựu tiết lộ vị trí ngồi tốt nhất, lợi đủ đường khi đi máy bay, dân mạng bất ngờ vì rất ít người nghĩ đến - Ảnh 2.

Với hạng ngồi phổ thông, mỗi vị trí có ưu nhược điểm riêng nên chỗ tốt nhất là nơi có thể giảm thiểu sự phiền phức nhất (Ảnh minh họa)

Đối với những ai đề cao sự an toàn hàng đầu thì chỗ ngồi tốt nhất là ngay cạnh cửa thoát hiểm. Hàng ghế này cũng thường có không gian để chân thoải mái nhưng bù lại, một số máy bay không có khoang để hành lý trên đầu cho vị trí này.

Sandra tiết lộ rằng thông thường, hãng hàng không sẽ xếp chỗ cho khách ở các hàng ghế đầu trước để cân bằng trọng tải. Vậy nên nếu ai muốn có cơ hội ngồi cạnh ghế trống thì hãy chọn những dãy ghế ở cuối máy bay. Nhưng chọn các hàng ghế gần sát đuôi máy bay lại là một sai lầm vì bạn có nguy cơ phải ngồi gần nhà vệ sinh và chịu đựng mùi không dễ chịu trong suốt chuyến bay của mình. Ngoài ra, ngồi càng về sau thì hành khách cũng có thể bị hết lựa chọn món ăn mình thích nếu chuyến bay có phục vụ bữa ăn.

Sau khi cân đo đong đếm tất cả các yếu tố, Sandra khuyến nghị mọi người nên chọn chỗ ngồi cạnh hàng lang ở hàng ghế phía đuôi máy bay nhưng không sát nhà vệ sinh, hoàn hảo nhất là cách 5 dãy từ dưới đếm lên.

Tiếp viên hàng không kỳ cựu tiết lộ vị trí ngồi tốt nhất, lợi đủ đường khi đi máy bay, dân mạng bất ngờ vì rất ít người nghĩ đến - Ảnh 3.
Tiếp viên hàng không kỳ cựu tiết lộ vị trí ngồi tốt nhất, lợi đủ đường khi đi máy bay, dân mạng bất ngờ vì rất ít người nghĩ đến - Ảnh 4.

Sau khi loại trừ các chỗ ngồi có nhược điểm, nữ tiếp viên cho rằng ghế cạnh lối đi ở hàng gần cuối máy bay là hoàn hảo nhất

(Theo Unilad/ Doanh Nghiệp và Tiếp Thị)

Tết ảm đạm của tiếp viên hàng không: Thưởng bằng voucher, 'treo giò cả năm'

Tết ảm đạm của tiếp viên hàng không: Thưởng bằng voucher, 'treo giò cả năm'

Nhiều tiếp viên của các hãng bay Việt có một mùa Tết không có thưởng sau một năm thu nhập ảm đạm bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Máy sưởi Trung Quốc đổ bộ chợ mạng giá rẻ

Với thiết kế hiện đại, giá rẻ, máy sưởi Trung Quốc đang được nhiều người tiêu dùng quan tâm. Tuy nhiên, cũng có không ít nghi ngại về chất lượng sản phẩm.

Miền Bắc mới bắt đầu chớm đông nhưng trên khắp chợ mạng đã xuất hiện nhiều bài rao bán máy sưởi Trung Quốc chỉ từ 950.000 - 1,1 triệu đồng.

Theo giới thiệu từ người bán, loại máy sưởi thương hiệu Bear này có công suất 32W tới 1900W tuỳ theo mức độ gió tuỳ chỉnh. Máy thiết kế gọn nhẹ có thể dễ dàng mang đi, di chuyển từ trong phòng khách sang phòng ngủ hoặc phòng tắm.

May suoi Trung Quoc do bo cho mang... cua re co “oi“?
 Máy sưởi thương hiệu Bear có giá trên dưới 1 triệu đồng. Ảnh: Facebook

Cũng theo quảng cáo từ người bán, sản phẩm có ưu điểm chống nước, chống cháy và 3 chế độ gió: gió mát, gió ấm, gió nóng.

Chị Yến (một tiểu thương chuyên hàng nội địa Trung Quốc) cho biết, thiết bị có thiết kế đa dạng, màu sắc hơn hàng nội địa. "Máy sưởi Bear có thể sưởi ấm phòng 30-40m, để gần người mà không sợ khô da, không gây khó thở vì máy không đốt oxy trong phòng”, chị Yến nói.

Theo chị Yến, mỗi ngày chị nhận từ 2-3 đơn đặt hàng. Tuy nhiên, đây là hàng đặt trước nên khách phải đợi từ 2-4 tuần.

Vừa mới đặt mua một chiếc máy sưởi Bear trên chợ mạng, chị Giang (Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: "Theo quảng cá, loại máy sưởi này khá tiện dụng. Tôi muốn mua một chiếc để có thể sử dụng ở nhiều phòng trong nhà khi cần. Thêm nữa, máy sưởi này vừa có thể đặt trên bàn vừa có thể treo tường".

May suoi Trung Quoc do bo cho mang... cua re co “oi“?-Hinh-2
 Máy sưởi Bear thiết kế gọn nhẹ. Ảnh: Facebook

Trong khi đó, anh Tuấn (Cầu Giấy, Hà Nội) lại tỏ ra nghi ngại về chất lượng của loại máy sưởi xuất xứ Trung Quốc này. Anh chia sẻ, dù đang muốn mua một chiếc máy sưởi nhà tắm song anh vẫn chưa dám mua sản phẩm này. Bởi với mẫu mã đẹp, hiện đại và tiện dụng như vậy mà giá rẻ thì cũng rất đáng nghi ngại về chất lượng. “Hơn nữa, mua trên chợ mạng không có bảo hành, tôi không thấy yên tâm", anh Tuấn nói.

Anh Hoàng (nhân viên kỹ thuật một công ty điện ở Thanh Trì, Hà Nội) cho biết, các sản phẩm xuất xứ từ Trung Quốc thường giá rất rẻ, máy sưởi/đèn sưởi cũng không ngoại lệ.

“Sản phẩm kém chất lượng rất dễ xảy ra rò rỉ, chập điện, do vậy để bảo vệ sức khoẻ và tính mạng của mình, khách hàng chỉ nên chọn mua máy sưởi có nguồn gốc rõ ràng, được cơ quan chức năng kiểm định, được bảo hành tránh tình trạng chưa dùng đã hỏng mà không biết kêu ai”, anh Hoàng nhấn mạnh.

(Theo Tri Thức và Cuộc Sống)

Máy sưởi dầu đắt đỏ dùng hơn 1 năm là hỏng, mang đi sửa thợ cũng 'bó tay'

Máy sưởi dầu đắt đỏ dùng hơn 1 năm là hỏng, mang đi sửa thợ cũng 'bó tay'

Đèn sưởi điện rẻ, hiệu quả nhưng nếu dùng cả đêm sẽ khiến da bị khô và oxy trong phòng bị đốt hết. Vì thế, nhiều người chuyển sang các máy sưởi dầu để đảm bảo sức khỏe cho gia đình.

Kiều nữ lừa đảo hàng trăm tỷ đồng

Với thủ đoạn kêu gọi huy động vốn đầu tư vào các dự án đất đai, Trần Thị Xa đã lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng của nhiều người.

Ngày 31/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Bắc Ninh cho biết, vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh tạm giam đối với Trần Thị Xa (SN 1983, HKTT  trú ở xã Phú Hòa, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh; hiện cư trú tại thành phố Bắc Ninh) về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Siêu lừa Bắc Ninh huy động
Đối tượng Trần Thị Xa

Với thủ đoạn kêu gọi, huy động vốn đầu tư vào các dự án đất đai, Trần Thị Xa đưa ra những thông tin gian dối với mọi người là nhiều đơn hàng cung cấp cho các công ty trong khu công nghiệp và kêu gọi góp vốn để đầu tư hưởng lợi nhuận; đưa ra thông tin có nhiều lô đất ở các dự án, kêu gọi mọi người góp vốn đầu tư để hưởng lợi nhuận cao.

Thực tế, số tiền Xa huy động của nhiều người hàng trăm tỷ đồng không đầu tư vào đất mà đổ vào các sàn giao dịch tài chính trên mạng.

Để phục vụ công tác điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Bắc Ninh đề nghị các bị hại của Trần Thị Xa liên hệ đến Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Bắc Ninh (Địa chỉ: Khu Ba Huyện, phường Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) hoặc liên hệ Điều tra viên Nguyễn Văn Hưởng, số điện thoại 0965.662.277.

(Theo Công An Nhân Dân)

Lộ mặt 'bà trùm' núp bóng kinh doanh, 'hot girl' sang chảnh

Lộ mặt 'bà trùm' núp bóng kinh doanh, 'hot girl' sang chảnh

Khá nổi tiếng trong giới kinh doanh online nhờ nhan sắc xinh đẹp và cuộc sống sang chảnh, song đây chỉ là màn kịch che mắt để hot girl này điều hành đường dây đánh bạc tiền tỷ.

Lương 15 triệu đồng/ tháng nên thuê nhà hay mua nhà Hà Nội

“Mua nhà ở Hà Nội” là một bài toán khó đối với rất nhiều người trẻ khi sinh sống và lập nghiệp ở Thủ đô. Tuy nhiên không phải ai cũng tìm được lời giải phù hợp với mình.

Với tâm lý phải an cư rồi mới lạc nghiệp, rất nhiều người đã cố gắng bằng được để mua một ngôi nhà. Tuy nhiên, gần đây cũng có nhiều người lại không mặn mà lắm với việc mua nhà mà chỉ muốn đi thuê. Những người trẻ ở độ tuổi 22-30 cũng vậy, rất nhiều trong số họ có thắc mắc rằng với mức lương trung bình hiện nay ở độ tuổi này (15 triệu/ tháng) thì nên mua hay thuê nhà ở Hà Nội?

ThS. Lê Quỳnh Anh, Giảng viên khoa Tài chính Ngân hàng – Đại học Đại Nam đưa ra góc nhìn về vấn đề này.

Lợi thế và bất lợi trong việc mua và thuê nhà

Ý tưởng về việc sở hữu riêng cho mình một ngôi nhà khiến cho hầu hết mọi người trong chúng ta đều cảm thấy hào hứng và đầy tự hào, nhất là với những người trong độ tuổi đã tốt nghiệp Đại học và đã có công việc để tự chi tiêu trong cuộc sống.

Khi có nhà riêng, mọi người sẽ cảm thấy an tâm hơn, có cơ sở để ổn định lâu dài hơn. Ngoài ra, chủ nhà cũng được thoải mái trang trí nhà cửa, nội thất theo ý mình muốn mà không phải quan tâm đến yêu cầu của bất kỳ ai. Và với rất nhiều người, có nhà riêng đồng nghĩa với sở hữu một tài sản lớn, đánh dấu một thành tựu trong cuộc đời.

Tuy nhiên, sở hữu một ngôi nhà đôi khi cũng mang lại những rắc rối và muộn phiền mà không phải ai cũng biết. Rất nhiều người vì muốn mua được nhà mà thế chấp và vay ngân hàng quá khả năng nên phải chịu đựng những áp lực nặng nề trong việc trả nợ và lãi hàng tháng.

Trong khi đó, có những người lại thích thuê nhà bởi với tính linh động của nó, họ có thể dễ dàng di chuyển đến nơi ở mới. Đồng thời tiền thuê nhà trong ngắn hạn thường không quá cao khiến cho họ không gặp quá nhiều áp lực tài chính. Ngoài ra, việc thay đổi chỗ ở cũng đem lại cảm giác mới mẻ, làm cho cuộc sống thêm phần màu sắc.

Vậy nên thuê hay mua nhà?

Ngoài những yếu tố về yếu tố tâm lý, sở thích và những lợi thế, bất lợi kể trên, yếu tố nguồn vốn ban đầu cũng là yếu tố quan trọng nhất khiến cho chúng ta có thể xác định được có nên mua nhà hay chỉ thuê nhà để thu được lợi ích cao nhất.

ThS. Lê Quỳnh Anh sử dụng mô hình toán Tài chính cá nhân được xây dựng một cách hết sức bài bản về dễ hiểu, cùng các giả định kinh tế phù hợp để đưa ra câu trả lời.

Giả định gồm:

- Gia đình gồm một cặp vợ chồng với 1-2 người con.

- Mức lương mỗi người trung bình là 15 triệu/tháng, vậy tổng thu nhập là 30 triệu/ tháng. Giả định mức lương này sẽ tăng trung bình 4%/năm.

- Tổng chi phí trung bình chưa kể tiền nhà/tháng là 20 triệu/ tháng.

- Giá trị trung bình của một ngôi nhà ở Hà Nội là 2.5 tỉ.

- Giá trị tiền thuê nhà trung bình là 10 triệu/ tháng. Tiền thuê nhà tăng trung bình theo năm là 1%/năm

- Số năm trả góp nhà trung bình là 30 năm.

- Lãi suất tiền gửi ngân hàng kỳ hạn 12 tháng là 6,5%/năm (mức lãi suất cao hơn so với thời điểm hiện tại, nhưng là mức trung bình của các ngân hàng ở Việt Nam với kỳ hạn này trong giai đoạn 2010 – 2020).

Bằng kết quả của mô hình toán Tài chính cá nhân, Thạc sĩ rút ra kết luận như sau:

Với mức lương 15 triệu/ tháng và không được gia đình hỗ trợ số vốn ban đầu bằng giá trị của căn nhà (2,5 tỉ) thì không nên mua nhà vì sẽ phải trả số tiền gốc và lãi cao hơn rất nhiều so với thu nhập, gây ra sức ép rất lớn về cả mặt tài chính và tinh thần. Vậy, với mức thu nhập và điều kiện như vậy thì thuê nhà sẽ hợp lý hơn.

Tuy nhiên, với mức lương này nhưng lại được gia đình tài trợ sẵn 2,5 tỉ bằng giá trị căn nhà, các bạn trẻ có thể đầu tư thu lợi bằng nhiều hình thức khác nhau như:

Cách 1: Không mua nhà mà đi thuê, dùng 2,5 tỉ đi gửi tiết kiệm ngân hàng với lãi suất trung bình 6,5%/năm, kỳ hạn 12 tháng theo hình thức lãi suất kép, tiền thu về sau một năm sẽ được tái đầu tư. Sau 30 năm, hộ gia đình này sẽ thu về 21,226 tỉ đồng.

Cách 2: Dùng toàn bộ 2,5 tỉ đó để mua nhà và sẽ dùng tiền tiết kiệm được hàng tháng để gửi ngân hàng với lãi suất tương tự phương án một. Sau 30 năm, hộ gia đình đó sẽ tích lũy được 16,181 tỷ đồng cùng với giá trị của căn nhà tại thời điểm này.

Cách 3: Dùng 2,5 tỉ này một phần mua nhà trả góp, một phần đem đi gửi ngân hàng (trong trường hợp này là dùng 750 triệu đồng tiền ngân hàng yêu cầu tối thiểu để trả góp lần đầu tiên, dùng 1,75 tỷ đồng còn lại để trả lãi kèm gốc theo năm, số tiền thu nhập tiết kiệm thêm được đem gửi ngân hàng với lãi suất như phương án một). Sau 30 năm, hộ gia đình sẽ tích lũy được 10,741 tỉ đồng cùng với giá trị của căn nhà tại thời điểm này.

Như vậy nếu bạn đang có mức lương trung bình 15 triệu/tháng thì hãy xem xét điều kiện về mức vốn tự có ban đầu của bản thân, cũng như dự đoán giá trị của căn nhà định mua trong tương lai để đưa ra quyết định mua nhà hay thuê nhà và cách thức mua một cách hiệu quả. Đừng vì tâm lý phải có nhà bằng mọi giá lỗi thời mà phải chịu những áp lực tài chính nặng nề cũng hoặc bỏ qua cơ hội đầu tư hiệu quả hơn nhé.

Ngoài ra, khi sử dụng mô hình Tài chính cá nhân này, người dùng có thể thay đổi các biến số về mức lương (VD: 30tr/ tháng, 50 triệu/tháng), giá cả ngôi nhà…. để đưa ra kết quả sát nhất, phục vụ cho việc ra quyết định của bản thân mình.

Tài chính cá nhân không chỉ là một công cụ giúp quản lý chi tiêu, tiết kiệm đơn giản mà còn là một công cụ giúp cho người dùng hoạch định được kế hoạch tài chính hiệu quả, nhằm đưa ra những quyết định đầu tư phù hợp và mang lại nhiều lợi ích kinh tế nhất.

Hi vọng bạn đọc đã tìm được cho cho mình phương hướng phù hợp nhất trong lựa chọn có nên mua nhà và thuê nhà ở Hà Nội qua bài phân tích như trên.

(Theo Nhịp sống kinh tế)

Liều mua nhà nhỏ 35m2, sau 1 tháng lướt sóng lãi 200-300 triệu/căn

Liều mua nhà nhỏ 35m2, sau 1 tháng lướt sóng lãi 200-300 triệu/căn

Do có số vốn nhỏ nhưng lại nắm rõ nhu cầu tài chính của khách hàng, cô nàng công sở 27 tuổi đã chọn giải pháp mua nhà chỉ trong diện tích nhỏ 30-35m2 rồi kinh doanh mua đi bán lại.

Bảo hiểm PJICO: lợi nhuận 9 tháng đạt 160% kế hoạch năm

Theo báo cáo tài chính quý III/2021, Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO) đạt lợi nhuận trước thuế luỹ kế trên 322 tỷ đồng - tăng gần gấp 2 lần so với cùng kỳ 2020 và hoàn thành 160% so với kế hoạch cả năm 2021. 

Mặc dù khó khăn do đại dịch Covid-19 lần thứ 4, bảo hiểm PJICO được đánh giá vẫn duy trì hoạt động kinh doanh ổn định, an toàn, đảm bảo việc làm, thu nhập cao cho người lao động và thiết lập ngưỡng mới về quy mô lợi nhuận.

Sau khi khấu trừ các khoản chi phí thuế, lợi nhuận sau thuế của PJICO đạt 260 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ 2020, làm gia tăng mạnh mẽ nguồn vốn chủ sỡ hữu và biên khả năng thanh toán. Tại 30/9/2021, vốn chủ sở hữu của PJICO tăng thêm 14% so với đầu năm đạt mức 1.686 tỷ đồng. Biên khả năng thanh toán đạt mức 195% tăng cao so với mức 150% tại thời điểm 30/6/2021. Lợi nhuận từ hoàn nhập dự phòng phí bảo hiểm là 44 tỷ đồng.

Tổng tài sản ở mức 6.800 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 11% so với đầu năm 2021. Trong đó, các khoản đầu tư ngắn hạn đạt 2.987 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ. Chỉ tiêu dự phòng nghiệp vụ trên bảng cân đối kế toán đạt 4.195 tỷ đồng, tăng gần 10% so với cùng kỳ. Quỹ dự phòng dao động lớn lũy kế tiếp tục được bổ sung đạt mức 340 tỷ đồng, cao nhất trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. Theo PJICO, quỹ dự phòng dao động lớn được tổ chức xếp hạng tín nhiệm A.M.Best coi đây là nguồn vốn “để dành” của các doanh nghiệp bảo hiểm, đóng góp trực tiếp vào sức mạnh tài chính trên bảng cân đối kế toán theo tiêu chuẩn quốc tế.

{keywords}
PJICO và NH PG bank ký kết thỏa thuận hợp tác Bancassurance

Kết quả kinh doanh khả quan của PJICO trong bối cảnh dịch bệnh chủ yếu đến từ tăng trưởng cao của các nhóm nghiệp vụ bảo hiểm bán buôn như bảo hiểm hàng hóa tăng 30%, bảo hiểm tài sản tăng 16%, bảo hiểm hỗn hợp tăng 22%, bảo hiểm kỹ thuật tăng 26%, bảo hiểm hàng không tăng 51,5%... Theo số liệu thống kê của thị trường bảo hiểm, đây đều là các nhóm nghiệp vụ giàu tiềm năng và hiệu quả.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn điều lệ đạt 36%, tăng so với mức 19% tại thời điểm 30/09/2020. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) tại thời điểm này đạt 15,4% tăng so với mức 9,7% tại thời điểm 30/09/2020, thuộc diện cao nhất trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tính đến thời điểm công bố.

Điểm đáng chú ý, PJICO là cái tên tiếp tục nằm trong top đầu bảng xếp hạng công ty bảo hiểm uy tín do Vietnam Report công bố đánh giá trong 6 năm liên tiếp. Điều này cũng được minh chứng qua kết quả hoạt động kinh doanh của PJICO trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh Covid-19.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 29/10, giá cổ phiếu PGI dao động ở mức 31.200 đồng/cổ phiếu và đang có xu hướng tăng. So với 1/1/2021, giá cổ phiếu PGI đã tăng khoảng 44 - 46%.

Thế Định

Công ty cổ phần Nhiệt điện Bà Rịa đẩy mạnh chuyển đổi số

Để hoàn thành mục tiêu kép, thời gian qua Công ty cổ phần Nhiệt điện Bà Rịa nỗ lực thực hiện chuyển đổi số toàn diện.

Theo đại diện Công ty cổ phần Nhiệt điện Bà Rịa (BTP), trước diễn biến của dịch bệnh Covid-19, BTP đã phải đối mặt với không ít khó khăn, khi vừa phải đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa phải đảm bảo sức khỏe cho CBCNV. Đây vừa là thách thức, vừa tạo cơ hội thúc đẩy chuyển đổi số trong công ty.

Dựa trên kế hoạch chuyển đổi số của tập đoàn và của tổng công ty, nhằm đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng công tác chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã xây dựng kế hoạch và triển khai các giải pháp thực hiện chuyển đổi số đồng bộ trong các lĩnh vực kỹ thuật - sản xuất, đầu tư xây dựng, quản trị nội bộ và công nghệ thông tin, đáp ứng được các nhu cầu quản trị, kiểm soát hoạt động, tối ưu hóa nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp đảm bảo không bị động, không gián đoạn trong các hoạt động điều hành sản xuất và kinh doanh.

{keywords}

Thời gian qua, công ty đã ứng dụng nhiều phần mềm dùng chung của tập đoàn vào hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh như: Hệ thống quản lý tài chính - vật tư (ERP); Hệ thống Quản lý kỹ thuật nguồn và lưới điện (PMIS); Hệ thống Quản lý đầu tư xây dựng (IMIS); Hệ thống phần mềm quản lý dữ liệu đo đếm (MDMS); Hệ thống quản lý nhân sự (HRMS); Hệ thống quản lý văn bản, luồng công việc (E-Office); Hệ thống trang Web đấu thầu điện tử ngành điện; Chương trình đào tạo trực tuyến E-Learning; Nhật ký vận hành điện tử; Hệ thống kiểm kê vật tư; Hệ thống phần mềm quản lý an toàn…

Bên cạnh đó, công ty còn sử dụng các ứng dụng ngoài tập đoàn như: KPI, chữ ký số, đấu thầu qua mạng trên hệ thống đấu thầu điện tử quốc gia…

Thời gian qua, khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, công ty đã triển khai “3 tại chỗ” (sản xuất, cách ly, ăn nghỉ tại chỗ) cho một bộ phận CBCNV, một bộ phận làm việc tại nhà ứng dụng các phương tiện và phần mềm như: điện thoại, thư điện tử, văn phòng điện tử (E-Office),... giúp nhân viên trao đổi thông tin, sắp xếp, quản lý, tiếp nhận xử lý hồ sơ công việc, khởi tạo và quản lý văn bản tài liệu, công văn, báo cáo.

Hệ thống Hội nghị truyền hình tại công ty đảm bảo vận hành an toàn, ổn định phục vụ các cuộc họp trong tập đoàn, tổng công ty và các buổi hội thảo, đào tạo,… Công ty đã triển khai giải pháp họp giao ban trực tuyến bằng phần mềm trực tuyến.

Trong công tác quản lý kỹ thuật, vận hành và bảo dưỡng sửa chữa, phần lớn các tổ máy có hệ thống điều khiển đều được nâng cấp lên các phiên bản cao hơn. Công ty đã đưa các máy tính HMI về nhà Điều hành Trung tâm để tập trung điều khiển các tổ máy; trạm biến áp 110 kV & 220 kV đã thực hiện thao tác từ xa thông qua Remote HMI với các giải pháp đảm bảo an ninh thông tin được trang bị đồng bộ và vận hành theo tiêu chí trạm không người trực từ xa.

Công ty đã và đang thực hiện lắp đặt hệ thống thu thập dữ liệu, giám sát và phân tích tình trạng phóng điện cục bộ các máy phát, hệ thống chẩn đoán máy biến áp online; các relay bảo vệ máy phát và máy biến thế sang dùng loại relay kỹ thuật số để ghi nhận được sự kiện phục vụ cho công tác phân tích sự cố theo yêu cầu. Phần mềm nhật ký vận hành để lưu trữ thông số vận hành thay cho việc lưu trữ bằng sổ sách.

Công ty đã trang bị cho người lao động các thiết công nghệ theo dõi thông số, trạng thái vận hành liên tục như độ rung, nhiệt độ, áp suất,... của các thiết bị chính, triển khai lắp đặt các transmitter chuyển đổi một số tín hiệu tại chỗ lên hiển thị tại HMI để giám sát, áp dụng sửa chữa bảo dưỡng theo RCM cho tổ máy. Công ty ứng dụng phần mềm PMIS hỗ trợ quản lý dữ liệu về lý lịch, tình trạng thiết bị, quá trình vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, thí nghiệm định kỳ,…

{keywords}

Công ty cổ phần Nhiệt điện Bà Rịa đã không ngừng nỗ lực, triển khai thực hiện tốt nhiều giải pháp chuyển đổi số, từ đó góp phần gia tăng năng suất lao động, hoàn thành các kế hoạch sản xuất kinh doanh, phấn đấu vượt các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra trong năm 2021.

Xuân Nam

Việt Nam ở đâu trước nỗi lo ‘stagflation’

Theo Bloomberg, nền kinh tế thế giới đang đối mặt với nguy cơ của lạm phát đình trệ (stagflation) khi giá năng lượng tăng cao đẩy nhanh tốc độ lạm phát và làm chậm quá trình phục hồi kinh tế sau đại dịch.

Stagflation (Lạm phát đình trệ) là trạng thái tăng trưởng kinh tế chậm và tỷ lệ thất nghiệp cao, hoặc kinh tế trì trệ đồng thời lạm phát tăng cao. Lạm phát đình trệ cũng được định nghĩa là khoảng thời gian mà lạm phát tăng cao kết hợp với sụt giảm GDP.

Hiện tượng này lần đầu tiên được ghi nhận vào những năm 1970 khi mà cuộc khủng hoảng dầu mỏ đã kéo theo một thời kỳ dài giá cả hàng hóa tăng và GDP giảm mạnh.

Giá cả hàng hóa thế giới tăng vọt

Tháng 9 vừa qua, thế giới đã chứng kiến một đợt tăng giá nhiên liệu với giá dầu tăng cao nhất sau 3 năm đổ lại. Giá khí tự nhiên giao dịch trong tháng 10 đã tăng chưa từng thấy trong 7 năm gần đây. Chỉ số giao ngay hàng hóa (CSI) của Bloomberg đã lên cao nhất trong 1 thập kỷ.

Cùng giai đoạn, chỉ số giá lương thực toàn cầu của Liên Hợp Quốc ghi nhận tăng gần 33% so với 1 năm trước. Nguyên nhân một phần là do mất mùa ở Brazil.

Theo tính toán của các chuyên gia tại Bloomberg, cứ mỗi 20% mức tăng của giá cả hàng hóa toàn cầu thì người tiêu dùng sẽ phải trả thêm khoản tiền trị giá xấp xỉ 550 tỷ USD (tương đương với sản lượng hàng năm của Bỉ). Tính theo USD, những nước chịu ảnh hưởng nhất bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và châu Âu, còn những nước hưởng lợi bao gồm Nga, Ả Rập Xê-út và Australia.

Việt Nam ở đâu trước nỗi lo ‘stagflation’ trên toàn cầu? - Ảnh 1.

Giá nhiên liệu leo thang trên toàn cầu. Nguồn ảnh: Nikkei Asia

Bloomberg nhấn mạnh, cứ mỗi 10 USD tăng của giá dầu sẽ làm tăng 0,2 điểm phần trăm vào lạm phát hàng năm trên khắp nước Mỹ, khu vực EU và Anh. Các nhà kinh tế của Goldman hay Morgan Stanley đã cắt giảm dự báo tăng trưởng với những ngành sử dụng nhiều năng lượng tại Trung Quốc.

Theo Fastmarkets, nền kinh tế thế giới được dự báo tăng trưởng 5,7% cho đến cuối năm 2021 và tăng trưởng sẽ chậm lại còn 4,6% vào năm 2022. Ẩn số khó dự báo nhất là Trung Quốc, chiếm khoảng 30% tăng trưởng kinh tế toàn cầu vào năm 2021. Nếu nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, nền kinh tế toàn cầu cũng sẽ chậm lại đáng kể, trừ khi các khu vực quan trọng khác tăng trưởng mạnh vượt dự báo.

Việt Nam ở đâu trước nỗi lo ‘stagflation’ trên toàn cầu? - Ảnh 2.

Dự đoán tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2021 và 2022. Nguồn: Fastmarkets

Cú sốc kinh tế lần này được nhiều chuyên gia kinh tế so sánh với hiện tượng lạm phát đình trệ những năm 1970, do giá dầu mỏ tăng cao. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng trung ương lại bác bỏ luận điểm này. Nhiều người lo ngại về việc giá tăng lâu dài hơn sẽ dẫn đến nhu cầu trả lương cao hơn, đẩy nền kinh tế vào một vòng "luẩn quẩn".

Lạm phát có thể chuyển sang lạm phát đình trệ?

Trong quý cuối cùng của năm 2021, chi phí sinh hoạt tăng cao đang là một chủ đề nóng trên toàn cầu. Liệu lạm phát chỉ đơn giản là hiệu ứng tạm thời trong quá trình phục hồi sau đại dịch, hay sẽ còn kéo dài hơn. Ông Lasse Sinikallas, Giám đốc kinh tế vĩ mô của Fastmarkets trả lời rằng, có lẽ là cả hai. "Bởi vì điều này còn phụ thuộc vào từng lĩnh vực".

Theo ông Lasse Sinikallas, một số ngành sẽ tăng giá một cách tạm thời do tắc nghẽn chuỗi cung ứng. Khi hoạt động kinh tế trở lại bình thường, giá cũng sẽ bình thường hóa. Nhưng các yếu tố như chi phí năng lượng, vận tải sẽ có ảnh hưởng lâu dài hơn đến một số lĩnh vực như thép (phụ thuộc vào nhóm ngành năng lượng) và lĩnh vực bán lẻ (phụ thuộc vào chi phí logistics). Chi phí leo thang liên tục chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng lớn đến người tiêu dùng.

Quá trình chuyển đổi năng lượng cũng có thể làm tăng giá trong dài hạn. Thuế carbon và chi phí tuân thủ các quy định mới sẽ làm tăng chi phí cung ứng, và một lần nữa, người tiêu dùng sẽ phải gánh thêm khoản chi phí này.

Các chỉ số giá sản xuất ở châu Âu, Mỹ và Trung Quốc phản ánh chi phí tăng cả trong ngắn hạn và dài hạn, đều có xu hướng cao so với 15 năm qua, cho thấy sự khởi đầu của thời kỳ giá tăng cao liên tục.

Việt Nam ở đâu trước nỗi lo ‘stagflation’ trên toàn cầu? - Ảnh 3.

Chỉ số giá sản xuất PPI trên toàn cầu. Nguồn: Fastmarkets.

Ông Lasse Sinikallas nhận định: ”Nếu lạm phát tiếp tục trong khi tăng trưởng chậm lại và tiền lương trì trệ, thì chúng ta có thể bước vào thời kỳ lạm phát đình trệ hoặc suy thoái - lạm phát chưa từng thấy kể từ thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng năng lượng những năm 1970. Nếu các ngân hàng trung ương can thiệp vào lạm phát bằng cách giảm kích thích kinh tế và có thể tăng lãi suất, điều này sẽ làm tăng chi phí vốn và làm giảm tốc độ tăng trưởng.”

Cả ECB, Fed và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã có chính sách làm cắt giảm chi tiêu trong thời kỳ Covid-19. Lãi suất tăng có thể gây ra mối đe dọa đối với các chính phủ có khoản nợ tăng cao chưa từng có trong thời kỳ Covid-19.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh, ông Andrew Bailey nói về những hạn chế của chính sách tiền tệ để đối phó với các tác nhân khiến giá tiêu dùng tăng cao.

“Những cú sốc mà chúng ta đang thấy đang hạn chế nguồn cung trong nền kinh tế so với sự phục hồi của nhu cầu. Điều này rất quan trọng vì chính sách tiền tệ sẽ không làm tăng nguồn cung chip bán dẫn, nó sẽ không làm tăng lượng gió”, ông Andrew Bailey cho biết.

Việt Nam: Lạm phát cơ bản ở mức thấp nhất từ năm 2011

Tổng cục Thống kê vừa qua đã công bố báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2021. Theo đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2021 giảm 0,2% so với tháng trước, tăng 1,67% so với tháng 12/2020.

Tính chung 10 tháng năm 2021, CPI tăng 1,81% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Lạm phát cơ bản 10 tháng tăng 0,84%.

Việt Nam ở đâu trước nỗi lo ‘stagflation’ trên toàn cầu? - Ảnh 4.

Nguồn: GSO

Lạm phát cơ bản tháng 10/2021 giảm 0,17% so với tháng trước, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 10 tháng năm nay tăng 0,84% so với cùng kỳ năm 2020.

Đáng chú ý, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, kể từ tháng 5/2021 đến nay lạm phát cơ bản có xu hướng giảm theo từng tháng. Điều này ngược với xu thế lạm phát gia tăng tại nhiều nước trên thế giới.

Việt Nam ở đâu trước nỗi lo ‘stagflation’ trên toàn cầu? - Ảnh 5.

Nguồn: Bộ Công thương

Tuy nhiên, mới đây giá xăng Việt Nam đã tăng lên mức cao nhất trong 7 năm qua. Giá xăng dầu thành phẩm bình quân trên thị trường thế giới dùng để tính giá cơ sở tăng từ 59,08% đến 76,03%, trong khi giá xăng dầu trong nước từ đầu năm đến nay tăng 40,23% đến 52,59%.

Theo số liệu trên website Global Petrol Prices, giá xăng Việt Nam ngày 25/10 được ghi nhận là 1,081 USD/lít, xếp thứ 64 trong danh sách. Trong khi đó, mức trung bình trên thế giới là 1,23 USD/lít.

Trước nhiều lo ngại giá xăng dầu tăng cao, Thứ trưởng Bộ Công thương khẳng định: "Chúng tôi cũng khẳng định rằng từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục phối hợp rất chặt chẽ với Bộ Tài chính để có thể đảm bảo làm được những gì tốt nhất trong phạm vi năng lực và tính toán xem công cụ mà chúng ta có trong tay là gì để có thể điều hành tốt nhất giá xăng dầu trong nước".

(Theo Doanh Nghiệp và Tiếp Thị)

Những cuộc khủng hoảng kinh tế lịch sử, mối lo lớn cho Việt Nam

Những cuộc khủng hoảng kinh tế lịch sử, mối lo lớn cho Việt Nam

Sau những cuộc khủng hoảng, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam rất ì ạch, phải mất rất nhiều năm mới vực lên được. Với khó khăn quá lớn hiện nay, nếu không có những gói hỗ trợ đủ mạnh, tình trạng này rất có thể sẽ lặp lại.

Con chim ưng giá 108.000 USD

Một con chim ưng đã được bán với giá "khủng" 108.000 USD qua một buổi đấu giá ở Saudi Arabia hồi đầu tuần này.

Chim ưng là một phần quan trọng trong di sản văn hóa sa mạc của người Saudi Arabia và các nước láng giềng từ hàng nghìn năm nay. Mới đây, một người nuôi chim ưng ở Saudi Arabia đã thành công trong việc bán một con chim ưng mà anh ta bắt được trên bầu trời thành phố Turaif với số tiền kỷ lục là 108 nghìn USD thông qua một cuộc đấu giá công khai tại câu lạc bộ chim ưng Saudi Arabia.

Người nuôi chim ưng và con trai của anh này đã mất hai ngày chờ đợi để bắt được con chim ưng và cuối cùng họ đã thành công trong việc bắt bằng lưới đánh cá. Con chim ưng được bán trong một cuộc đấu giá công khai tại câu lạc bộ chim ưng Saudi Arabia được coi là một trong những con chim đắt nhất từng được bán trong một cuộc đấu giá.

Con chim ưng được bán với giá 108.000 USD - 1

Con chim ưng có giá 108 nghìn USD

Người thợ săn Shadi nói với phóng viên rằng: "Tôi thường đi săn chim ưng với cha tôi từ khi tôi còn nhỏ, đây là một sở thích mà tôi thừa hưởng từ ông bà của tôi. Tuy nhiên đây là lần đầu tiên chúng tôi tham gia cuộc đấu giá của câu lạc bộ chim ưng Saudi Arabia". 

Con chim ưng có giá khởi điểm là 27 nghìn USD và sau nhiều màn "ngã giá", người chủ mới của con chim đã trả ra 108 nghìn USD.

Người Saudi Arabia và các quốc gia lân cận có thú nuôi chim ưng từ nhiều năm nay. Bệnh viện chim ưng lớn nhất thế giới nằm ở các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất. Triển lãm chim ưng quốc tế của Saudi Arabia được cho là lớn nhất thế giới. Cuộc đấu giá chim ưng của đất nước này bắt đầu vào ngày 1 tháng 10 và kéo dài đến ngày 15 tháng 11. Cuộc đấu giá chim ưng được tổ chức lần đầu vào năm ngoái và trở nên rất nổi tiếng.

(Theo Mid/ Dân trí) 

3 loại gia cầm tên như mãnh thú giúp nông dân kiếm bộn tiền

3 loại gia cầm tên như mãnh thú giúp nông dân kiếm bộn tiền

Tuy du nhập vào Việt Nam chưa lâu song những loại gia cầm trùng tên mãnh thú như gà mào sư tử, ngỗng sư tử, chim bồ câu sư tử... lại có giá trị kinh tế rất cao.

Rươi Hải Dương xuất khẩu đi Trung Quốc

Thị trường tiêu thụ rươi trong nước bị thu hẹp do dịch bệnh Covid-19, nhiều thương lái đã tìm hướng xuất khẩu loại đặc sản "trời cho" này sang thị trường Trung Quốc, mang lại giá trị cao.

Rươi Hải Dương mở rộng xuất khẩu đi Trung Quốc vì Covid-19

Theo ghi nhận của phóng viên, trong những ngày cuối tháng 10, các ruộng rươi của người nông dân Tứ Kỳ (Hải Dương) bắt đầu có hiện tượng "rươi nổi", cho thu hoạch. Mùa rươi năm nay, người dân cho biết mẫu mã của rươi rất đẹp, to tròn và nhiều bột. Tuy nhiên, do thời tiết xấu, mưa nhiều kéo dài nên người nông dân cũng lo lắng sản lượng năm nay sẽ bị sụt giảm so với các năm.

Tiêu thụ ảnh hưởng Covid-19, rươi Hải Dương mở rộng xuất khẩu đi Trung Quốc - 1

Mẫu mã của con rươi năm nay ở các ruộng rươi huyện Tứ Kỳ, Hải Dương có mẫu mã đẹp, rươi to, tròn và khỏe khoắn.

"Nhà tôi có hơn một mẫu rươi bắt đầu cho thu hoạch. Như năm ngoái chỉ riêng một mùa rươi chính vụ, gia đình tôi đã có thu nhập hơn 200 triệu đồng với tổng sản lượng hơn 6 tạ rươi. Năm nay sản lượng có lẽ sẽ không cao nhưng giá rươi thu mua tại ruộng đang ở mức cao hơn so với các năm, từ 500.000 đồng - 600.000 đồng/ kg", anh Vũ Văn Tân, một nông dân huyện Tứ Kỳ, Hải Dương cho biết.

Tiêu thụ ảnh hưởng Covid-19, rươi Hải Dương mở rộng xuất khẩu đi Trung Quốc - 2

"Năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 mà thị trường tiêu thụ rươi trong nước cũng đang bị thu hẹp. Toàn xã An Thanh có 137 ha rươi đã cho thu hoạch nhiều năm qua. Diện tích này hiện nay đã được mở rộng thêm hơn 250 ha, mang lại nguồn thu lớn cho người dân. Để giải quyết bài toán đầu ra, địa phương cũng đã liên kết với các doanh nghiệp thu mua rươi để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc theo đường chính ngạch", ông Phạm Xuân Luận, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp An Thanh chia sẻ.

Tiêu thụ ảnh hưởng Covid-19, rươi Hải Dương mở rộng xuất khẩu đi Trung Quốc - 3

Khi rươi bắt đầu nổi nhiều, người dân chong đèn trong đêm để thu hút con rươi, tháo cống nước ở ruộng rươi và căng lưới để đánh bắt.

Tiêu thụ ảnh hưởng Covid-19, rươi Hải Dương mở rộng xuất khẩu đi Trung Quốc - 4

Rươi Hải Dương mở rộng xuất khẩu đi Trung Quốc vì Covid-19

"Đây là năm thứ 2 chúng tôi bắt đầu xuất khẩu rươi ra thị trường nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc. Bên phía Trung Quốc đánh giá rất cao sản phẩm con rươi của Tứ Kỳ. Giá cả cho bà con nông dân khi xuất khẩu sang thị trường này rất tốt. Hiện nay thị trường Trung Quốc đang có nhu cầu rất lớn với loại thủy sản này, xuất khẩu được bao nhiêu là bên đó lấy hết bấy nhiêu", bà Đào Thu Hà, Giám đốc đơn vị xuất khẩu rươi đi Trung Quốc cho biết.

Tiêu thụ ảnh hưởng Covid-19, rươi Hải Dương mở rộng xuất khẩu đi Trung Quốc - 5

Sau khi vớt rươi lên bờ, chủ ruộng rươi đóng thùng xốp và tưới nước lạnh để bảo quản trong lúc chờ thương lái đến thu mua tại ruộng.

Cuối tháng 9 âm lịch hàng năm là thời điểm người dân Hải Dương bắt đầu thu hoạch con rươi để bán. Mùa rươi sẽ kéo dài đến hết tháng 11 Âm lịch hàng năm, mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân vùng ven sông Thái Bình.

(Theo Dân Trí)

Lộc trời trồi lên giữa mảnh ruộng hoang, dân Hải Dương trúng mánh

Lộc trời trồi lên giữa mảnh ruộng hoang, dân Hải Dương trúng mánh

Từ diện tích bỏ hoang, nay vùng đất bãi Soi Cộc ở xã Hà Thanh (Tứ Kỳ) đã sinh sôi hai con đặc sản rươi và cáy. Khi vùng đất này được quy hoạch sẽ mang lại nguồn lợi lớn cho người dân.

Đồng Dogelon Mars lấy cảm hứng từ Elon Musk tăng giá

Đồng Dogelon Mars (ELON) bật tăng từ đầu tháng 10. Đến nay, giá đồng tiền mã hóa này đã tăng trưởng hơn 4.100%.

Theo dữ liệu từ CoinMarketCap, giá đồng ELON bật tăng vào ngày 5/10 từ 0,0000000595 USD. Đến hôm 31/10, đồng tiền mã hóa này đã tăng hơn 41 lần, chạm mốc 0,000002485 USD.

Đợt tăng trưởng này đã nâng vốn hóa của loại coin meme từ 26 triệu USD lên 1,4 tỷ USD sau hơn một tháng. Hiện Dogelon Mars đang đứng vị trí 87 trên bảng xếp hạng các dự án tiền mã hóa có vốn hóa lớn nhất thế giới.

Ngày 29/10, giá của đồng ELON cũng đã tăng trưởng gấp 3 lần sau khi được niêm yết trên sàn giao dịch tiền số OKEx và Crypto.com. Theo mô tả của dự án, Dogelon Mars là loại tiền mã hóa được phát triển trên nền tảng Ethereum, lấy cảm hứng từ vị tỷ phú người Mỹ Elon Musk.

Gia coin lay cam hung tu Elon Musk tang hon 41 lan anh 1

Biểu đồ giá của đồng ELON trên CoinMarketCap.

Cuối tháng 10, hàng loạt coin meme tăng giá mạnh. Trong đó, đồng tiền số được so sánh là "kẻ đánh bại Dogecoin", Shiba Inu (SHIB) cũng tăng trưởng liên tục.

Theo dữ liệu từ CoinMarketCap, giá của đồng Shiba Inu (SHIB) tăng từ 0,00002516 USD và lập đỉnh mới ở mốc 0,00008 USD vào ngày 27/10.

Thông tin từ CoinGecko cho thấy SHIB từng được giao dịch ở mức 0,000000000077 USD vào đầu tháng 1/2021. So với thị giá hiện tại, meme coin này đã tăng trưởng tới 500.000 lần.

Đồng Shiba Inu từng bị nhiều người dùng cho là "bong bóng" đầu cơ. Gần đây, nhà đầu tư nổi tiếng người Mỹ, Michael James Burry chia sẻ trên Twitter bài mô tả của Coinbase về token meme Shiba Inu.

Ông nhấn mạnh rằng nguồn cung của loại coin này đã vượt quá 1 triệu tỷ đồng. Michael nhận định Shiba Inu không phải là một khoản đầu tư hấp dẫn vì nguồn cung quá lớn khiến đồng tiền meme này sẽ khó tăng giá sau khi được bơm thổi

(Theo Zing)

Hồ sơ Shiba Inu, tiền mã hóa vừa vượt mặt Dogecoin

Hồ sơ Shiba Inu, tiền mã hóa vừa vượt mặt Dogecoin

Đồng Shiba Inu đã tăng trưởng mạnh mẽ trong tuần qua. Vốn hóa của Shiba Inu có lúc lớn thứ 8 thị trường tiền mã hóa.

Kiwi New Zealand vốn là hàng nhập khẩu cao cấp, nay giá rẻ hơn trái cây Trung Quốc

Vì có giá khá đắt đỏ, nên kiwi New Zealand được xếp vào nhóm trái cây nhập khẩu cao cấp khi về thị trường Việt. Song vài tháng nay, loại quả này lại có giá bán còn rẻ hơn cả trái cây Trung Quốc.

Gần 3 tháng nay, chị Đào Thị Trâm Anh ở Trần Khát Chân (Hai Bà Trưng, Hà Nội) trở thành khách hàng quen thuộc tại một cửa hàng trái cây nhập khẩu gần nhà. Bởi, gần như tuần nào chị cũng đặt 1 thùng kiwi về ăn - loại trái cây trước kia chị rất ít khi đặt mua. 

Chị Trâm Anh cho biết, với thu nhập của gia đình chị, trước kia rất hiếm khi mua loại trái cây nhập khẩu từ New Zealand này về ăn vì chúng vốn có giá tương đối đắt đỏ. Đa phần những lần chọn mua đề là để làm quà biếu tặng. 

Còn bây giờ, loại quả này có giá khá bình dân. Loại kiwi vàng nhập khẩu từ New Zealand ăn ngọt thơm giá hiện nay chỉ trên dưới 120.000 đồng/kg, rẻ bằng một nửa so với trước kia. Mua nguyên 1 thùng 3,5kg hết khoảng 410.000 đồng/kg.

{keywords}
Kiwi New Zealand được rao bán tràn ngập thị trường những ngày này (ảnh: BH)

“Hôm nay tôi còn đặt mua được thùng kiwi xanh với giá chỉ 45.000 đồng/kg. Mức giá này còn rẻ hơn cả các loại trái cây Trung Quốc có bán trên thị trường hiện nay”, chị nói. 

Những ngày này, chị Đặng Phương Bình ở Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội) còn ra chợ mua kiwi vàng New Zealand với giá chỉ 110.000 đồng/kg. 

“Mới đầu, tôi còn tưởng hàng Trung Quốc vì trước nay kiwi New Zealand giá khá đắt, thường chỉ bán tại các cửa hàng trái cây nhập khẩu hay siêu thị. Chứ bày bán ở chợ như này đúng là hiếm khi thấy”, chị chia sẻ. 

Thị trường hiện nay, kiwi vàng, kiwi xanh nhập khẩu từ New Zealand được rao bán la liệt. Theo đó, kiwi vàng có giá bán dao động từ 110.000-140.000 đồng/kg tuỳ loại. Thậm chí có đầu mối rao bán giá chỉ 75.000 đồng/kg, nếu mua cả thùng 5,6kg giá giảm còn 66.000 đồng/kg - mức giá rẻ chưa từng có. Trong khi đó, kiwi xanh giá khoảng 45.000-70.000 đồng/kg.

{keywords}
Thời điểm này, cả kiwi vàng và kiwi xanh đều có giá siêu rẻ (ảnh: BH)

Anh Bùi Văn Tuấn, chủ một cửa hàng trái cây nhập khẩu ở Hà Đông (Hà Nội), cho biết, kiwi xuất xứ New Zealand vốn có giá từ 200.000-250.000 đồng tuỳ thời điểm. Cũng vì có giá khá đắt đỏ nên chúng được xếp vào nhóm trái cây cao cấp. Song, vài tháng nay, loại trái cây này giá giảm gần một nửa.

Như hôm nay, giá kiwi ruột vàng anh bán lẻ theo cân cũng chỉ 125.000 đồng/kg, khách mua nguyên thùng 3,5kg có giá 420.000 đồng/kg. Còn kiwi xanh giá 50.000 đồng/kg, mua combo 3kg giá 135.000 đồng.

Theo anh Tuấn, kiwi là loại quả gắn liền với đất nước New Zealand, được xem là "trái cây vua" nếu xét về nguồn dinh dưỡng. Ngày trước, loại trái cây này tương đối kén khách vì có giá bán tại thị trường Việt khá cao, giờ giá rẻ nên mọi người mạnh tay chi tiền mua về ăn. Đáng nói, khách đặt mua kiwi thường đặt theo thùng, rất ít khách đặt mua lẻ 1-2kg.

{keywords}
Dân buôn cho biết, do có giá rẻ nên lượng hàng tiêu thụ mỗi ngày tăng mạnh (ảnh: TL)

Cũng vì vậy, số lượng tiêu thụ kiwi dịp này tại cửa hàng của anh Tuấn tăng mạnh. Hiện trung bình mỗi ngày nếu tính cả khách sỉ và khách lẻ, anh bán hết khoảng 1-1,5 tấn kiwi các loại.

Chị Nguyễn Thị Diệu Linh bán trái cây nhập khẩu online ở Đại Kim (Hoàng Mai, Hà Nội) cũng cho biết, kiwi dịp này siêu đắt khách vì đang có giá rẻ. Thậm chí, có những khách quen, cứ cách ngày lại đặt mua một lần.

“Tôi chủ yếu bán ở các chợ online của các khu chung cư trong phường để tiện ship hàng, gần như không bán cho khách bên ngoài. Vậy nhưng, giờ bình quân mỗi ngày tôi bán hết gần 2 tạ kiwi vàng”, chị tiết lộ. 

Song, theo chị Linh, dòng kiwi vàng thường được khách chọn mua nhiều hơn dòng xanh. Bởi, kiwi vàng ăn ngọt và thơm hơn. Chưa kể, hàm lượng các khoáng chất, đặc biệt là hàm lượng vitamin C của kiwi vàng cao hơn kiwi xanh rất nhiều.

Châu Giang

Nho Trung Quốc đổ về chợ Việt, có loại giá rẻ như khoai lang

Nho Trung Quốc đổ về chợ Việt, có loại giá rẻ như khoai lang

Các loại nho Trung Quốc được quảng cáo là “hàng chất lượng cao” ồ ạt về chợ Việt. Có loại đang rao bán với giá rẻ như khoai lang, được chị em nội trợ chuộng mua về ăn, làm nho khô nguyên cành dịp này.

Gas lại tăng giá

Từ hôm nay (1/11), mỗi bình gas loại 12 kg sẽ tăng thêm 17.000 đồng, kéo theo giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng lên tới 500.000 đồng/bình. Đây là lần thứ 9 trong năm nay giá gas tăng.

Nhiều công ty kinh doanh gas đầu mối vừa đồng loạt công bố giá bán lẻ gas từ ngày 1/11 với mức tăng 1.417 đồng/kg (đã có VAT).

Như vậy, giá gas bán lẻ đến tay người tiêu dùng sẽ tăng thêm 17.000 đồng/bình 12 kg.
Giá các loại bình gas 6kg, 45kg, 50kg cũng tăng thêm lần lượt 8.500 đồng, 64.000 đồng và 71.000 đồng/bình.

{keywords}
Gas lại tăng giá

Cụ thể, theo thông báo của Công ty Cổ phần thương mại xuất nhập khẩu dầu khí Thái Bình Dương, từ 1/11, giá gas Pacific Petro, City Petro, Vimexco Gas tăng 17.000 đồng/bình loại 12 kg và tăng 64.5000 đồng/bình loại 45 kg. Giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng tối đa là 501.000 đồng/bình 12kg, 536.000 đồng bình nhựa VIP/12kg và 1.877.500 đồng/bình 45 kg.

Còn Công ty TNHH MTV Dầu khí TP.HCM (Saigon Petro) thông tin: Từ ngày 1/11, giá gas tăng 17.000 đồng/bình 12 kg, giá bán lẻ tối đa đến tay người tiêu dùng là 478.500 đồng/bình 12kg.

Lý giải nguyên nhân vì sao giá gas tháng 11 tăng mạnh, các đơn vị kinh doanh gas cho biết, giá giao dịch gas trên thị trường thế giới giao theo hợp đồng tháng 11 tăng tới 52,5 USD/tấn so với tháng 10, ở mức bình quân 850 USD/tấn. Do đó, các đơn vị kinh doanh gas trong nước phải điều chỉnh tăng giá gas bán lẻ.

Giá gas trong nước hiện phụ thuộc vào diễn biến giá gas thế giới do nguồn cung nội địa chỉ chủ động được khoảng 60% mức tiêu thụ.

Đây là tháng thứ 9 trong năm nay giá gas tăng.

Còn tính từ tháng 6, giá gas đã 6 lần tăng liên tiếp. Cụ thể, vào tháng 6, giá gas bán lẻ trong nước đã quay đầu tăng giá với mức tăng là 14.000 đồng/bình 12kg. Và đến tháng 7/2021, giá gas tiếp tục tăng 30.000 đồng/bình 12kg. Sang tháng 8, giá gas bán lẻ được điều chỉnh tăng thêm 12.000 đồng/bình 12kg.

Đến tháng 9, giá gas tăng thêm 2.500 đồng/bình 12 kg. Tới tháng 10, mỗi bình gas loại 12 kg sẽ tăng thêm 42.000 đồng. Và đến tháng 11 này, mỗi bình gas loại 12 kg sẽ tăng thêm 17.000 đồng, kéo theo giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng lên tới 500.000 đồng/bình.

Anh Tuấn

Tăng giá 5 tháng liên tiếp, gas lên mức kỷ lục

Tăng giá 5 tháng liên tiếp, gas lên mức kỷ lục

Từ hôm nay (1/10), mỗi bình gas loại 12 kg sẽ tăng thêm 42.000 đồng, có giá từ 460.000 đồng đến trên 500.000 đồng. Đây là lần thứ 5 giá gas tăng liên tiếp. Mức tăng lần này cũng cao nhất trong 5 tháng qua.

Từ tháng 11, giảm thuế nhiều dịch vụ

Từ tháng 11, nhiều chính sách mới có hiệu lực thi hành như hạn cuối nhận được tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 116; nhiều loại hình dịch vụ, hàng hóa sẽ được giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) trong hai tháng cuối năm.

Giảm thuế giá trị gia tăng đối với nhiều hàng hóa, dịch vụ

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 về một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19.

Theo đó, kể từ ngày 1/11 đến hết 31/12/2021, sẽ giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với các hàng hóa, dịch vụ gồm: Dịch vụ vận tải gồm vận tải đường sắt, vận tải đường thủy, vận tải hàng không, vận tải đường bộ khác; dịch vụ lưu trú; dịch vụ ăn uống; dịch vụ của các đại lý du lịch, kinh doanh du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quàng bá và tồ chức tour du lịch;

Sản phẩm và dịch vụ xuất bản; dịch vụ điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc; tác phẩm nghệ thuật và dịch vụ sáng tác, nghệ thuật, giải trí; dịch vụ của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác; dịch vụ thể thao, vui chơi và giải trí (không bao gồm phần mềm xuất bản và các hàng hóa, dịch vụ sản xuất, kinh doanh theo hình thức trực tuyến).

{keywords}

Tùy thuộc vào phương pháp tính thuế, mức giảm thuế GTGT được áp dụng như sau: Doanh nghiệp, tổ chức tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản này được giảm 30% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng; doanh nghiệp, tổ chức tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản này được giảm 30% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng.

Hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp với cơ sở thực hiện xã hội hóa chưa truy thu

Thông tư 71/2021/TT-BTC hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cơ sở thực hiện xã hội hóa chưa truy thu theo Nghị quyết 63/NQ-CP ngày 25/5/2014 quy định.

Cơ sở thực hiện xã hội hóa (gọi tắt là cơ sở) thành lập trước ngày 22/07/2016, có thu nhập từ hoạt động xã hội hóa, có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

(1) Cơ sở được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho thời gian còn lại theo quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp kể từ khi đáp ứng đủ điều kiện theo các quyết định của Thủ tướng trong từng thời kỳ bao gồm: Quyết định 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008; Quyết định 693/QĐ-TTg ngày 06/5/2013; Quyết định 1470/QĐ-TTg ngày 22/7/2016.

(2) Cơ sở không đáp ứng các điều kiện theo quy định tại các quyết định trên thì thực hiện kê khai bổ sung số thuế thu nhập doanh nghiệp còn thiếu (nếu có), tự tính số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp hoặc cơ quan thuế thực hiện truy thu đến thời điểm đáp ứng điều kiện tại các Quyết định nêu trên.

- Cơ sở trên nếu có thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh tại mục (2) thì không bị phạt vi phạm pháp luật về thuế và không tính tiền chậm nộp tính trên số tiền thu nhập doanh nghiệp tạm thời chưa truy thu cho đến 1/11/2021.

Từ ngày 2/11/2021, Cơ sở chưa nộp số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm thời chưa thu thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế chưa nộp và xử phạt vi phạm pháp luật về thuế (nếu có).

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/11/2021.

Thời hạn nộp hồ sơ nhận tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 116

Theo Quyết định 28 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, sau khi nhận được danh sách người lao động đủ điều kiện nhận hỗ trợ do cơ quan bảo hiểm xã hội gửi, mà thấy cần phải điều chỉnh thông tin, thì muộn nhất đến hết ngày 10/11/2021, các doanh nghiệp phải hoàn thành việc điều chỉnh thông tin để gửi lại danh sách cho cơ quan bảo hiểm xã hội, kèm theo hồ sơ chứng minh thông tin điều chỉnh theo quy định.

{keywords}

Trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận được danh sách điều chỉnh, tức vào khoảng 30/11/2021, cơ quan bảo hiểm xã hội phải chi trả tiền hỗ trợ cho người lao động tại doanh nghiệp.

Như vậy, ngày 10 và 30/11/2021 là hai mốc thời gian quan trọng để người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp nhận được tiền hỗ trợ Covid-19.

Trường hợp người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp sau ngày 30/11/2021 vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ thì phải tự làm thủ tục thông qua ứng dụng VssID, qua Cổng dịch vụ công của BHXH Viiệt Nam hoặc đến trực tiếp cơ quan bảo hiểm xã hội, như đối với trường hợp người lao động đã nghỉ việc, dừng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp FDI

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 15/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 16/2012/TT-NHNN của Thống đốc ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

Thông tư bổ sung khoản 1b vào sau khoản 1a Điều 15 về thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng; Giấy phép xuất khẩu vàng nguyên liệu; Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (đầu tư nước ngoài), doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực khai thác vàng.

Đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nhu cầu nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ đề nghị cấp phép theo cơ chế một cửa quốc gia thì gửi hồ sơ theo quy định tại Điều 12 Thông tư này đến Cổng thông tin một cửa quốc gia để được cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu.

Bên cạnh đó, Thông tư cũng bổ sung Khoản 5 vào Điều 15 hướng dẫn thực hiện thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ theo cơ chế một cửa quốc gia.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 20/11/2021.

Hướng dẫn mới về xếp lương viên chức khúc xạ nhãn khoa

Theo Thông tư 14/2021 quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức khúc xạ nhãn khoa, từ tháng 11, viên chức khúc xạ nhãn khoa (hạng III), với mã số V.08.11.30 sẽ được xếp lương như sau:

- Thực hiện Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) tại Nghị định 204/2004.

- Được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98 (tương ứng 3,48-7,42 triệu đồng/tháng).

Viên chức từ các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế hiện giữ sang chức danh nghề nghiệp khúc xạ nhãn khoa được áp dụng tiền lương theo hướng dẫn xếp lương tại khoản 2 Mục II Thông tư 02/2007 của Bộ Nội vụ khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức và theo quy định.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 1/11.

Anh Tuấn

Từ 1/10: Quy định mới về đăng kiểm, miễn phí đường bộ cho ô tô

Từ 1/10: Quy định mới về đăng kiểm, miễn phí đường bộ cho ô tô

Từ tháng 10/2021, hàng loạt chính sách kinh tế mới sẽ có hiệu lực như: doanh nghiệp nhỏ và vừa được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ mới; quy định mới về đăng kiểm ô tô, ban hành mẫu giấy xác nhận mới để mua nhà ở xã hội.

Thuế xăng chiếm gần 40% giá xăng, thu ngân sách từ thuế môi trường tăng mạnh

Mỗi lít xăng bán ra thị trường "gánh" gần 40% chi phí thuế. Trong đó thuế bảo vệ môi trường có mức thu cao nhất.

Thuế phí trên một lít xăng là bao nhiêu?

Hiện nay, một lít xăng chịu nhiều loại thuế. Cụ thể, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng.

Ngoài ra, còn có một số khoản không phải là thuế, nhưng cũng được đưa vào làm cơ sở để tính giá xăng dầu như chi phí định mức, lợi nhuận định mức, Quỹ bình ổn giá (trong đó mức trích Quỹ bình ổn giá là linh hoạt hơn).

{keywords}
8 loại chi phí hình thành nên giá xăng.

Cụ thể, cơ cấu giá xăng được cộng 8 khoản, gồm: giá CIF tính thuế (giá xăng nhập + chi phí vận chuyển), thuế nhập khẩu (10%), thuế giá trị gia tăng (10%), thuế tiêu thụ đặc biệt (10% với xăng RON95 và 8% với xăng E5), thuế bảo vệ môi trường (3.800 đồng với E5, 4.000 đồng với RON 95).

Ngoài ra, còn có chi phí định mức kinh doanh (1.050 đồng/lít với xăng RON95 và 1.250 đồng/lít với xăng E5), lợi nhuận định mức (300 đồng) và trích quỹ bình ổn (300 đồng, nhưng biến động theo thực tế mỗi kỳ điều hành).

Giá bán xăng E5 sau kỳ điều chỉnh ngày 26/10 là 23.110 đồng/lít. Giá bán xăng RON95 là 24.430 đồng/lít. Tỷ lệ thuế trong giá bán ra của xăng E5 chiếm khoảng 39% giá bán. Còn tỷ lệ thuế trong mỗi lít xăng RON95 bán ra thị trường chiếm khoảng 38% giá bán.

{keywords}
Tỷ lệ thuế trên mỗi lít xăng E5 và xăng RON 95 là không có nhiều khác biệt

Có thể thấy, trong 4 loại thuế đánh vào xăng dầu, thuế bảo vệ môi trường là chiếm tỷ lệ cao nhất, “gắn” với số tiền tuyệt đối, thay vì tỷ lệ phần trăm như nhiều loại thuế khác. Do đó, dù giá xăng giảm sâu hay tăng mạnh, chi phí thuế bảo vệ môi trường cho mỗi lít xăng dầu là không đổi.

{keywords}

Thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại thuế.

Cho nên vào tháng 3/2020, khi giá xăng lao dốc mạnh, chỉ còn 12.560 đồng/lít xăng RON95 thì tỷ lệ thuế khi đó chiếm tới 49% trên mỗi lít xăng RON95 và chiếm 47% trên mỗi lít xăng E5 (biểu đồ dưới đây cho thấy điều đó).

Thời điểm tháng 3/2020, Bộ Công Thương cũng đã đề xuất Chính phủ xem xét, chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu và trình phương án giảm thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu ở mức phù hợp.

Khi đó Bộ Công Thương cũng đánh giá tỷ trọng thuế, phí trong giá xăng dầu ở mức cao (khoảng 55-60% đối với mặt hàng xăng, 35-40% đối với mặt hàng dầu). Trong đó thuế bảo vệ môi trường chiếm khoảng 32% đối với mặt hàng xăng và từ 11-20% đối với mặt hàng dầu.

Đặc biệt Bộ Công Thương đề nghị xem xét điều chỉnh giảm thêm thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng sinh học E5RON92 cho phù hợp với thực tế để tạo mức chênh lệch giá và khuyến khích sử dụng xăng sinh học. Việc tính thuế bảo vệ môi trường đối với xăng sinh học E5 bằng 95% mức thuế bảo vệ môi trường của xăng khoáng RON92 như hiện nay được Bộ Công Thương đánh giá là chưa phù hợp. Bởi vì xăng E5 RON 92 có 95% là xăng RON 92 và 5% là ethanol.

"Không nên một cách cơ học lấy 95%, chỉ khác nhau 5% mà phải đánh giá dựa vào mức độ khí phát thải khi sử dụng xăng E5", Bộ Công Thương nhấn mạnh.

Song từ đó đến nay, thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu vẫn được giữ nguyên.

Đóng góp lớn vào ngân sách

Xăng dầu thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường theo quy định của Luật Thuế Bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/1/2012. Tại Luật Thuế Bảo vệ môi trường quy định khung mức thuế bảo vệ môi trường và giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định mức thuế bảo vệ môi trường cụ thể theo các nguyên tắc đã được xác định tại Luật. Từ đó đến nay, thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu đã qua nhiều lần tăng.

Từ 1/1/2012, xăng bắt đầu chịu thuế bảo vệ môi trường 1.000 đồng/lít. Dầu diesel mức thu 500 đồng/lít; dầu hoả, dầu mazút, dầu nhờn mức thu 300 đồng/lít; mỡ nhờn mức thu 300 đồng/kg.

Tiếp đó, từ 1/5/2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý tăng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng (từ 1.000 đồng/lít lên 3.000 đồng/lít) và một số mặt hàng xăng dầu khác...

Từ 1/1/2019 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu lên kịch khung. Theo đó, thuế môi trường với xăng tăng thêm 1.000 đồng/lít, lên kịch khung 4.000 đồng. Các mặt hàng dầu cũng đồng loạt tăng thuế môi trường...

Tỷ lệ thu thuế bảo vệ môi trường nói chung so với tổng thu ngân sách nhà nước đã tăng từ hơn 1% lên hơn 4% (năm 2019 là 4,07%).

{keywords}
Thuế bảo vệ môi trường, với sự đóng góp chủ yếu của mặt hàng xăng dầu, đã tạo nguồn thu lớn cho ngân sách sau mỗi lần tăng thuế.

Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, các khoản thu từ thuế, phí và các khoản thu khác trong đó có thuế bảo vệ môi trường được tổng hợp đầy đủ vào cân đối ngân sách nhà nước.

Đây không phải là khoản thu mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp, có nghĩa không phải thu thuế bảo vệ môi trường là toàn bộ tiền đó dành riêng cho việc bảo vệ môi trường. Bộ Tài chính nhiều lần cho biết số chi cho bảo vệ môi trường nói chung thực tế lớn hơn số thu từ thuế bảo vệ môi trường. Việc quản lý, sử dụng khoản thu này được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và được Quốc hội phê duyệt hàng năm.

Lương Bằng

Giá xăng tiến lên đỉnh lịch sử, cách nhanh nhất giảm mối nguy cơ

Giá xăng tiến lên đỉnh lịch sử, cách nhanh nhất giảm mối nguy cơ

Muốn giảm giá xăng dầu nhanh, có thể sử dụng công cụ của nhà nước: đó là thuế. Trong đó, giảm thuế bảo vệ môi trường đang ở mức "kịch khung" cần được tính đến.