Thứ Năm, 30 tháng 9, 2021

Sacombank tích cực ‘gỡ khó’ cho khách hàng trong đại dịch

Trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực "vượt bão" Covid-19, ngân hàng Sacombank xác định: vừa tăng cường phòng chống dịch, vừa hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho khách hàng là mục tiêu hàng đầu.

Là ngân hàng đầu tiên công bố giảm lãi suất cho vay kể từ sau cuộc họp của Ngân hàng Nhà nước với các tổ chức tín dụng hồi tháng 7/2021, Sacombank luôn là một trong những đơn vị phản ứng nhanh, khi liên tục đưa ra các giải pháp và chương trình đồng hành thiết thực, để cùng khách hàng khắc phục khó khăn.

Cụ thể, ngân hàng đang áp dụng giảm khung lãi suất vay đến 1% cho cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Theo đó, khách hàng cá nhân có thể chủ động theo dõi dư nợ và thanh toán khoản vay qua các kênh trực tuyến (kể cả khoản vay tại quầy và vay trực tuyến). Đối với khách hàng doanh nghiệp, lãi suất vay ngắn hạn chỉ còn từ 4%/năm và được ưu đãi hàng loạt phí như: miễn phí ngân hàng trực tuyến internet banking và mobile banking; phí thường niên và dịch vụ quản lý năm đầu thẻ doanh nghiệp; dịch vụ chi lương; miễn/giảm phí các dịch vụ chuyển tiền trong nước và quốc tế, tài trợ thương mại, bảo lãnh… linh hoạt theo quy mô doanh nghiệp.

{keywords}

Sacombank cũng triển khai nhiều ưu đãi dành cho khách hàng cá nhân tham gia gửi tiết kiệm trực tuyến trên ứng dụng Sacombank Pay hoặc ngân hàng điện tử (internet banking, mobile banking), với mức lãi suất cao hơn giao dịch tại quầy lên đến 0,5%/năm. Đồng thời, khách hàng có thể vay tiêu dùng nhanh dựa trên số dư tiết kiệm này mọi lúc mọi nơi mà không cần đến ngân hàng.

Đại diện ngân hàng Sacombank chia sẻ: “Những chương trình, hoạt động thiết thực của Sacombank nhằm đồng hành cùng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước trong việc triển khai các giải pháp quyết liệt để thực hiện “mục tiêu kép”: vừa kiểm soát dịch bệnh vừa tăng trưởng kinh tế”.

Thời gian tới, Sacombank tiếp tục triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi, điều chỉnh chính sách và đề ra các giải pháp mới nhằm thúc đẩy lưu thông vốn, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu phục hồi sản xuất của người dân và doanh nghiệp. Ngân hàng cũng tiếp tục đẩy mạnh hoạt động ngân hàng số, nhằm tạo đột phá về sản phẩm, dịch vụ thông qua việc ứng dụng nền tảng công nghệ tiên tiến, tối ưu hóa lợi ích cho khách hàng.

Thế Định

Tiệm vàng, cắt tóc, sửa xe đắt khách ngày đầu “bình thường mới”

Ngày đầu “bình thường mới”, các dịch vụ đông khách tại TP.HCM là cắt tóc, sửa xe, phục vụ nhu cầu cá nhân. Đáng chú ý, nhiều người thực hiện giao dịch bán vàng để lấy tiền sinh hoạt.

6h30 sáng, tiệm cắt tóc Đông Tây Barber Shop (quận Phú Nhuận) đã mở cửa đón những vị khách đầu tiên, sau thời gian nghỉ dài do giãn cách xã hội. Đến 9h, nhân viên tại quán liên tục phải xin lỗi và mời khách mới đến quay lại sau do lượng khách xếp hàng chờ đã quá đông.

“Tôi cắt tóc lần gần nhất là từ tháng 5, không nghĩ chờ thời gian giãn cách dài đến như thế. May hôm nay đến sớm nên được vào cắt tóc”, Duy Thịnh (quận Phú Nhuận) nói.

“Cắt tóc là dịch vụ cần được mở, vì đàn ông để tóc dài rất khó chịu và nóng nực. Tôi chờ ở tiệm được gần 1 tiếng rồi”, ông Nguyễn Quốc Bình (quận Phú Nhuận) chia sẻ.

Anh Nguyễn Hoài Thanh, chủ hệ thống cắt tóc Đông Tây Barber Shop cho biết, các tiệm trong hệ thống chỉ làm việc đạt khoảng 20% công suất do chưa đủ thợ. Anh mở lại để máy móc, thiết bị điện lâu ngày không bị hỏng, tiệm được dọn dẹp sạch sẽ.

{keywords}
Tiệm cắt tóc mở lại đông khách từ sớm (ảnh: Trần Chung)
{keywords}
Các tiệm cắt tóc cũng không hoạt động hết công suất do chưa đủ nhân viên (ảnh Trần Chung)

Để đảm bảo an toàn phòng chống dịch, anh Thanh yêu cầu nhân viên tại các chi nhánh tuyệt đối không được tiếp xúc, gặp gỡ nhau. Đồng thời, nhân viên trực tiếp cắt tóc là người đã tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin đủ số ngày quy định. Các cơ sở cũng trang bị súng bắn cồn, cồn xịt khuẩn 70 độ để vệ sinh tay, ghế ngồi trước khi cắt cho mỗi khách hàng.

“Chúng tôi 4 tháng trời đi tình nguyện, cắt tóc trong các khu cách ly, bệnh viện dã chiến nên hiểu quá rõ nỗi khổ mà dịch bệnh mang đến. Chúng tôi mở cửa lại và không đòi hòi quyền lợi gì về kinh tế cả. Ai cũng đều thấm mệt vì khó khăn rồi, chỉ mong thành phố sớm kiểm soát được dịch”, anh nói.

Theo ghi nhận của PV. VietNamNet, trong sáng 1/10, sáng “bình thường mới” đầu tiên tại TP.HCM, lượng người ra đường đông hơn hẳn so với những ngày trước đây. Các dịch vụ đắt khách trong sáng nay sau chuỗi ngày dài giãn cách là: sửa chữa xe máy, cắt tóc, tiệm bán bánh mỳ,... đáng chú ý có cả dịch vụ giao dịch mua bán vàng. Trong đó, giá của một số dịch vụ, mặt hàng được phản ánh “đắt đỏ” hơn ngày thường.

Chị Phan Thị Cẩm (quận 3) cho hay, ổ bánh mỳ ngày thường mua chỉ 15.000-18.000 đồng thì nay lên tới 27.000 đồng. “Nhân bên trong vẫn là chả lụa với thịt như mọi khi nhưng giá lại tăng. Dịch bệnh khó khăn mà giá cả thì leo thang”, bà nội trợ thốt lên.

{keywords}
Đông người đi mua ắc quy mới trong sáng 1/10 (ảnh: Trần Chung)
{keywords}
Tiệm sửa xe máy làm việc không nghỉ từ lúc mở hàng (ảnh: Trần Chung)

Anh Quốc Đạt (quận Bình Thạnh) cho hay, giá bình ắc quy cho xe Wave ngày thường dao động từ 250.000-280.000 đồng, nay các cửa hàng bán phụ tùng hét giá tới 350.000 đồng/bình ắc quy. Anh Đạt vẫn phải chấp nhận mua ắc quy thay để phục vụ công việc đi lại.

Tuyến phố Bùi Hữu Nghĩa (quận Bình Thạnh) vốn nổi tiếng là tuyến phố chuyên mua bán phụ tùng, sửa chữa xe, các tiệm sửa xe đều có đông khách từ sớm. Ông Huỳnh Tài Duyên (quận Bình Thạnh) cho biết, xe máy để lâu trong nhà không đi nên khó nổ máy, sáng nay ông phải dắt bộ ra tiệm để kích ắc quy và thay luôn nhớt xe lâu ngày.

Bán vàng lấy tiền sinh hoạt

Đặc biệt, trong sáng đầu tiên "bình thường mới", các tiệm vàng là điểm tập trung khá đông người. 8h sáng, hàng dài người xếp hàng trước tiệm vàng Mi Hồng (đường Bùi Hữu Nghĩa - quận Bình Thạnh) để vào giao dịch. Tiệm vàng Kim Thành Phát (đường Vũ Tùng - quận Bình Thạnh) gần đó cũng trong tình trạng đông.

Tại một tiệm cầm đồ vàng khác nằm trên đường Bạch Đằng (quận Bình Thạnh), nhiều người xếp hàng chờ tới lượt vào giao dịch. Khảo sát nhanh cho thấy, các giao dịch được người dân thực hiện chủ yếu là bán vàng

{keywords}
Xếp hàng dài chờ giao dịch ở một cửa hàng vàng tại quận Bình Thạnh sáng 1/10 (ảnh: Trần Chung)

Bà Ngọc Phụng (quận 3) cho hay, sáng nay bà bán 1 chỉ vàng SJC (khoảng 5,6 triệu đồng) để lấy tiền chi tiêu, sinh hoạt do mấy tháng nay thu nhập từ công việc tự do của gia đình không ổn định.

“Giờ hết tiền nên chúng tôi bán vàng hoặc cầm vàng lấy tiền tiêu tạm chứ biết làm sao. Nhà nước cũng chỉ hỗ trợ được vậy. Dịch bệnh biết trách ai bây giờ”, anh Phùng Thái (quận Phú Nhuận) nói.

Theo Chỉ thị mới ban hành của chính quyền TP.HCM, sẽ có 13 loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được hoạt động trở lại từ ngày 1/10, như các hoạt động kinh doanh, thương mại - dịch vụ gồm: cung cấp lương thực thực phẩm; trung tâm thương mại, siêu thị, siêu thị mini; cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tạp hóa; dịch vụ mua bán, sửa chữa, bảo trì các loại xe, máy móc, thiết bị dân dụng, công nghiệp,...

Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thì chỉ được bán hàng mang đi; đối với nhà hàng trong các cơ sở lưu trú, cơ sở nghỉ dưỡng, tham quan du lịch chỉ được phục vụ tại chỗ cho khách lưu trú, tham quan, không tổ chức buffet. Cơ sở kinh doanh dịch vụ cắt tóc, gội đầu được hoạt động tối đa 50% công suất.

Trong khi đó, các hoạt động kinh doanh quán bar, spa, massage, dịch vụ làm đẹp, dịch vụ ăn uống tại chỗ, rạp chiếu phim, vũ trường, karaoke, trò chơi điện tử; bán hàng rong, vé số dạo vẫn tiếp tục tạm dừng.

Trần Chung

Mở cửa siêu thị, dùng trí tuệ nhân tạo kiểm soát người mua

Mở cửa siêu thị, dùng trí tuệ nhân tạo kiểm soát người mua

Phủ xanh nguồn nhân lực, ứng dụng công nghệ là những giải pháp các siêu thị tại TP.HCM thực hiện để phục vụ đón khách trực tiếp từ ngày 1/10, trong điều kiện "bình thường mới".

Giá Bitcoin ngày 1/10: Bật tăng lên từ đáy

Từ mốc 41.000 USD vào sáng sớm qua, đến sáng nay (1/10), giá Bitcoin lại vọt lên mức 44.000 USD. Các đồng tiền mã hóa khác tăng, giảm trái chiều. Tổng giá trị vốn hóa của thị trường đạt trên 2.000 tỷ USD.

Giá Bitcoin trong phiên sáng nay (1/10) có dấu hiệu khởi sắc. Dữ liệu của CoinDesk lúc 9h20' hôm nay (giờ Việt Nam) cho thấy, giá Bitcoin được giao dịch ở mức 43.557,41 USD, tăng 1,08% so với ngày hôm qua. Trong 24 giờ qua, giá Bitcoin thời điểm cao nhất đạt 44.098,32 USD, thấp nhất ở mức 42.739,50 USD.

Còn theo số liệu của CoinGecko, khối lượng giao dịch Bitcoin trong khoảng 24 giờ qua là hơn 29,8 tỷ USD, vốn hóa của thị trường Bitcoin vào sáng nay ghi nhận ở mức hơn 824 tỷ USD.

{keywords}
 Giá Bitcoin vọt lên mức 44.000 USD

Trong khi đó, giá các đồng tiền mã hóa quan trọng khác lại tăng, giảm trái chiều.

Rất nhiều đồng tiền mã hóa quan trọng cũng leo giá theo đà tăng của Bitcoin. Trong đó, Ethereum tăng 1,01%, ở mức giá 3.004 USD; Polkadot tăng 1,73%, lên mức giá 28,68 USD; Stellar tăng 0,06%, có giá 0,278 USD; Dogecoin tăng 0,44%, có giá 0,203 USD; Polygon tăng 0,48%, lên mức giá 1,14 USD; Litecoin tăng 2,62%, có giá 153,09 USD; Bitcoin Cash tăng 1,8%, về mức giá 503,4 USD...

Trái ngược với xu hướng trên, một số đồng tiền mã hóa khác lại quay đầu giảm giá. Chẳng hạn, Cardano giảm 0,24%, có giá 2,11 USD; XRP giảm 0,17%, về mức giá 0,949 USD; Chainlink giảm 0,44%, có giá 23,8 USD...

Nhờ sự tăng giá của Bitcoin và nhiều đồng tiền mã hóa quan trọng khác mà tổng giá trị vốn hóa của thị trường tiền mã hóa vẫn ở mức cao. Theo CoinGecko, tổng giá trị vốn hóa của thị trường tiền mã hóa vào sáng nay đạt hơn 2.000 tỷ USD, tăng 1,5% so với ngày hôm qua.

Bitcoin và thị trường tiền điện tử vừa trải qua đợt lao dốc cực mạnh sau khi Trung Quốc tăng cường siết các hoạt động liên quan đến tiền điện tử.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) mới đây thông báo, tiền điện tử không được xem là một loại tiền tệ chính thức tại nước này. Do vậy, các loại tiền kỹ thuật số sẽ không được lưu thông trên thị trường cũng như các sàn giao dịch nước ngoài bị cấm hoạt động ở Trung Quốc đại lục thông qua Internet. Ngoài ra, PBOC cũng cấm các tổ chức tài chính, dịch vụ thanh toán và công ty Internet tạo điều kiện, hỗ trợ những giao dịch tiền số.

Làn sóng bán tháo tiền mã hóa tăng mạnh sau thông tin China Evergrande Group, một trong những công ty bất động sản hàng đầu Trung Quốc, vỡ nợ. Theo các chuyên gia, sự việc này không những làm rung chuyển thị trường bất động sản của Trung Quốc mà còn có tác động toàn cầu, có thể dẫn tới hệ lụy xấu tới các chủ nợ, chính là giới ngân hàng

Nhiều thông tin tiêu cực đã khiến giá Bitcoin và các đồng tiền mã hóa khác giảm mạnh, về mức 41.000 USD. Nhưng đến sáng nay, giá Bitcoin đã quay đầu tăng giá, lên ngưỡng 44.000 USD.

Giới phân tích cho rằng nguyên nhân khiến Bitcoin tăng giá mạnh là do những nền tảng cơ bản của Bitcoin vẫn khá vững chắc.

Nhiều chuyên gia dự báo, giá Bitcoin sẽ tiếp tục tăng và đồng tiền mã hóa này sẽ sớm đạt mức đỉnh mới. Chuyên gia tài chính Craig Erlam dự báo, giá Bitcoin sẽ sớm trở lại mốc kỷ lục gần 65.000 USD.

Thậm chí, Florian Grummes, Giám đốc điều hành Blockstream Adam Back, còn đưa ra dự đoán giá Bitcoin có khả năng chạm mức 100.000 USD vào cuối năm. Đồng quan điểm, nhà phân tích tiền điện tử nổi tiếng PlanB nhận định, giá Bitcoin sẽ đạt 100.000 USD hoặc cao hơn vào tháng 12 năm nay.

Anh Tuấn

Bitcoin trong chuỗi dài giảm giá, chìm sâu dưới đáy

Bitcoin trong chuỗi dài giảm giá, chìm sâu dưới đáy

Giá Bitcoin tuần này biến động khá dữ dội, từ mức 48.000 USD về mức dưới 40.000 USD. Các đồng tiền mã hóa khác cũng biến động mạnh. Tổng giá trị vốn hóa của thị trường tiền mã hóa vẫn chưa thể lấy lại mốc 2.000 tỷ USD.

Loại hoa "độc, lạ" khiến chị em lùng mua

Gần đây, chị em Sài thành đua nhau đặt mua những cành hoa độc lạ trên thị trường. Trong đó, cành ô mai và hoa cà phê được nhiều người tìm mua.

Những ngày gần đây, trào lưu cắm những cành cây, quả lạ ngày càng trở nên phổ biến. Nếu như thời gian trước, chị em rủ nhau mua cành tuyết mai, thạch nam, hồng, táo mèo về cắm thì nay trào lưu này đã thay đổi.

Hiện tại, nhiều chị em lùng sục tìm mua cành ô mai (còn có tên khác là chuông bạc, hoa bạch đàn) nở có mùi hương lạ, bền cả tháng. Đây là loại cành có mùi thơm khuynh diệp, hoa nở trắng như bông tuyết. Mùi thơm tinh dầu của hoa ô mai giúp giảm căng thẳng, dễ ngủ và còn có tác dụng đuổi muỗi.

Loại hoa "độc, lạ" khiến chị em Sài thành mê mẩn, lùng mua cắm - Ảnh 1.

Mùi thơm tinh dầu của hoa ô mai giúp giảm căng thẳng, dễ ngủ và còn có tác dụng đuổi muỗi.

Cành ô mai thu hút rất nhiều chị em không chỉ vì màu xanh bạc độc đáo mà còn vì những bông hoa trắng muốt như tuyết mùa đông, mong manh.

Hiện tại, mỗi bó cành ô mai được rao bán trên thị trường ở TP.HCM với giá dao động từ 170.000 - 200.000 đồng/bó (10 cành).

Loại hoa "độc, lạ" khiến chị em Sài thành mê mẩn, lùng mua cắm - Ảnh 2.

Chia sẻ với phóng viên, chủ Tiệm hoa bốn mùa (quận Bình Thạnh) cho biết: "Trong số các loại cành hoa nhập về như tuyết mai, hồng, thạch nam... thì cành ô mai hiện tại được nhiều khách ưa chuộng hơn. Sở dĩ có tên hoa ô mai vì nhìn những bông hoa giống hình viên ô mai từ hình dáng đến màu sắc. Tuy nhiên, mỗi cành ô mai chỉ nở hoa được 1/4, điểm xuyết ở những nụ già. Khi nở, cành ô mai có mùi thơm tinh dầu rất dễ chịu".

Loại hoa "độc, lạ" khiến chị em Sài thành mê mẩn, lùng mua cắm - Ảnh 3.

Mỗi bó cành ô mai chỉ nở hoa được 1/4.

Được biết, cành ô mai có nguồn nhập từ Trung Quốc, nếu cắm khô, không có nước có thể "chơi" đến 3 tháng, còn nếu cắm nước cũng rất bền, được khoảng 15-20 ngày.

Loại hoa "độc, lạ" khiến chị em Sài thành mê mẩn, lùng mua cắm - Ảnh 4.

Mỗi bông hoa đến độ già nhất định sẽ tự bung nở rất xinh.

Bên cạnh cành ô mai (chuông bạc), rất nhiều chị em cũng tìm mua cành cà phê tươi để cắm. Hiện ở TP.HCM, nhiều người rao bán khoảng 100.000 đồng cho 10 cành.

Loại hoa "độc, lạ" khiến chị em Sài thành mê mẩn, lùng mua cắm - Ảnh 5.

Cành cà phê được nhiều chị em lùng mua về nhà cắm.

"Em nhớ ngày xưa mỗi lần theo ba vào thăm rẫy, thấy cả cành hoa cà phê trắng muốt, thích quá bẻ vài cành về nhà chơi mà bị la cho một trận vì 1 cành chăm mãi mới thu hoạch được, nay người ta chuyển sang bán cả cành toàn trái nên bất ngờ, lạ quá. Em mua về cắm cho nhớ năm tháng tuổi thơ", chị Thu Hương (chung cư An Khang, TP Thủ Đức) thích thú nói.

Những cành cà phê tươi thường có chiều dài khoảng 60 cm - 80 cm, có quả xanh, quả chín. Sau khi cắm, quả cà phê sẽ chín dần theo từng ngày, trông rất đẹp mắt. Màu xanh của quả cà phê chuyển sang màu đỏ mang ý nghĩa tượng trưng cho sự may mắn và sung túc.

Loại hoa "độc, lạ" khiến chị em Sài thành mê mẩn, lùng mua cắm - Ảnh 6.

Sau khi cắm, quả cà phê sẽ chín dần theo từng ngày, trông rất đẹp mắt.

Ngoài ra, trong quá trình cắm cành cà phê, khi quả chín người chơi có thể rang, xay chế biến cà phê tươi để uống.

Thực tế cho thấy, mặc dù cành cà phê được nhiều người ưa chuộng và đặt mua nhưng khá nhiều chị em khi mua cành cà phê về loay hoay không biết cắm sao cho đẹp được như những bức ảnh chị em khác "khoe" trên mạng.

Loại hoa "độc, lạ" khiến chị em Sài thành mê mẩn, lùng mua cắm - Ảnh 7.

Cành hoa cà phê được chị em cất công cắm rất đẹp.

Theo chia sẻ của chị Kim Duyên (quận Bình Thạnh), cành cà phê mua về nên lặt bớt quả dưới gốc, dùng lọ miệng nhỏ để cắm. Nếu có đá kiểng thì thả vào lọ cao sẽ cắm dễ hơn. Và do lá cà phê to, che hết quả nên bạn có thể bỏ lá để đỡ nhanh héo, chỉ để lại quả.

Khách chơi cành cà phê cho biết, cành cà phê còn có thể chơi tròng vòng 10-15 ngày. từ 12 - 15 ngày.

Loại hoa "độc, lạ" khiến chị em Sài thành mê mẩn, lùng mua cắm - Ảnh 8.

Lá cà phê rất to, nên nếu để cả lá sẽ che hết quả và nhanh héo, do đó khi chơi cành cà phê, nhiều chị em sẽ ngắt hết lá chỉ để lại quả. Cành cà phê thường được cắm trong những bình cao, miệng nhỏ vì như vậy mới đỡ được cành. Ngoài ra, bạn cũng nên đặt bình cành cà phê ở những chỗ thoáng và rộng.

(Theo Gia Đình và Xã Hội)

Hoa 100 đồng/bông không ai mua, xót xa gà bán lỗ, bán chạy

Hoa 100 đồng/bông không ai mua, xót xa gà bán lỗ, bán chạy

Khi phải thực hiện giãn cách xã hội để ngăn chặn dịch COVID-19, người nông dân một lần nữa phải đối mặt với các thách thức mới, nhất là vấn đề tiêu thụ nông sản.

Giá lợn hơi xuống dưới 50.000 đồng/kg

Thời điểm tuần từ 25 - 30/9, giá lợn hơi trung bình cả nước là 46.500 đồng/kg.

Theo Cục Chăn nuôi, sản xuất chăn nuôi 8 tháng năm 2021 cơ bản chủ động được nhu cầu thực phẩm hiện tại của người dân các địa phương trên cả nước. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều khó khăn vướng mắc cần tháo gỡ, nhất là trong khâu lưu thông, vận chuyển sản phẩm và vật tư phục vụ sản xuất để phục vụ cho duy trì đàn vật nuôi và tái đàn. Từ đó, đảm bảo cung ứng đủ cho tiêu dùng trong nước những tháng cuối năm 2021, đầu năm 2022 cũng như dịp Tết Nguyên đán và một phần cho xuất khẩu trong bối cảnh dịch COVID-19.

{keywords}
Giá lợn hơi trong dân xuống dưới 50.000 đồng/kg. Ảnh minh họa - Nguồn: PLO.

Từ tháng 4 đến nay, giá lợn thịt xuất chuồng có xu hướng giảm, thậm chí có địa phương xuống dưới 50.000 đồng/kg. Thời điểm tuần từ 25 - 30/9 giá lợn hơi trung bình cả nước là 46.500 đồng/kg.

Cụ thể, tại miền Bắc giá lợn hơi của công ty dao động từ 44.000 - 51.000 đồng/kg và trong dân từ 43.000 - 46.000 đồng/kg. Tại miền Trung của công ty dao động từ 41.000 - 52.000 đồng/kg và trong dân từ 46.000 - 48.000 đồng/kg. Tại miền Nam của công ty dao động từ 45.500 - 51.500 đồng/kg và trong dân từ 44.000 - 46.000 đồng/kg.

Theo Cục Chăn nuôi, so sánh với giá thành sản xuất thì chăn nuôi trang trại vừa và nhỏ đang lỗ từ 8.900 - 9.700 đồng/kg; nông hộ lỗ từ 7.700 - 8.700 đồng/kg; chăn nuôi trang trại, tập đoàn lớn lãi từ 1.900 - 2.700 đồng/kg.

Giá lợn hơi trong dân xuống dưới 50.000 đồng/kg - Ảnh 1.

Ta các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ các doanh nghiệp chăn nuôi chỉ tiêu thụ được từ 5 - 10% gà công nghiệp trắng, gà lông màu. Ảnh minh họa - Nguồn: TTXVN.

Về sản phẩm gia cầm, giá gà công nghiệp trắng giai đoạn tháng 7, 8 các tỉnh phía Bắc từ 15.000 - 20.000 đồng/kg; các tỉnh phía Nam từ 6.000 - 10.000 đồng/kg. Những ngày gần đây, giá tại các tỉnh phía Bắc lên trên 25.000 đồng/kg, các tỉnh phía Nam từ 18.000 - 20.000 đồng/kg.

Giá vịt thịt từ 25.000 - 35.000 đồng/kg; trứng vịt từ 2.600 - 3.000 đồng/quả, trứng gà công nghiệp từ 2.200 - 2.500 đồng/quả, giá trứng gà màu 2.500-3.000 đồng/quả.

Do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, khó khăn trong vận chuyển, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm giảm nhiều, đặc biệt là 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Vì vậy, sản phẩm chăn nuôi ứ đọng quá tuổi. Đặc biệt các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ các doanh nghiệp chăn nuôi chỉ tiêu thụ được từ 5 - 10% gà công nghiệp trắng, gà lông màu và lợn tiêu thụ được khoảng 70%.

Thời gian qua dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng, các bộ ngành có nhiều văn bản hướng dẫn kịp thời, tháo gỡ khó khăn, ách tắc... tuy nhiên, việc vận chuyển hàng hóa, vật tư, sản phẩm vẫn gặp khó khăn tại các huyện, xã, thôn bản; việc hướng dẫn di chuyển, đi lại cho người lao động tại một số địa phương còn chưa sát thực tế.

Một số chốt kiểm tra có thời điểm vẫn bị ùn tắc giao thông dẫn đến vận chuyển hàng tươi sống không được thuận lợi. Một số địa phương còn quy định hàng hóa phải sang xe rất khó khăn cho việc bốc vác, tăng chi phí, nhất là với xe có trọng tải từ 10 - 20 tấn, vật sống. Có địa phương bắt buộc lái xe và người ngồi trên xe phải đã tiêm phòng và phải có kết quả xét nghiệm PCR, không chấp nhận xét nghiệm nhanh...

Theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Chăn nuôi thường xuyên nắm bắt tình hình sản xuất, nguồn cung, nhu cầu và khả năng điều tiết, tiêu thụ thực phẩm thiết yếu. Cục kịp thời hướng dẫn, triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn; hỗ trợ các doanh nghiệp chăn nuôi trong vận chuyển sản phẩm liên tỉnh; cung cấp danh sách trang trại để kết nối cung-cầu thực phẩm.

Cục Chăn nuôi cho biết, kế hoạch sản xuất năm 2021 sản lượng thịt các loại khoảng 6,2 triệu tấn; sản lượng trứng khoảng 16 tỷ quả; sản lượng sữa khoảng 1,2 triệu tấn.

Đến tháng 8, tổng đàn lợn khoảng 26,67 triệu con, tăng 4,5%; đàn gia cầm 515 triệu con ước tăng 5,4%; đàn bò thịt trên 6,3 triệu con, tăng khoảng 1,8%; đàn bò sữa trên 331.000 con; đàn dê cừu trên 2,8 triệu con; riêng đàn trâu 2,4 triệu con giảm 3,8%. Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt khoảng trên 4,5 triệu tấn, sản lượng trứng gia cầm đạt 11,4 tỷ quả, tăng 5%.

"Căn cứ tình hình sản xuất, nhu cầu của tiêu dùng cân đối giữa các vùng cơ bản chủ động được nguồn cung thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, một phần cho xuất khẩu", Cục Chăn nuôi cho hay.

Trong bối cảnh dịch bệnh trên đàn vật nuôi như dịch tả lợn châu Phi, viêm da nổi cục, lở mồm long móng vẫn còn xảy ra và dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, Cục Chăn nuôi khuyến cáo các địa phương, cơ sở chăn nuôi cần áp dụng các giải pháp tăng cường an toàn sinh học trong chăn nuôi.

Cùng đó, thực hiện tốt an toàn sinh học trong chăn nuôi là nhiệm vụ then chốt để đảm bảo sản xuất chăn nuôi đạt được các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra trong năm 2021 và các năm tiếp theo.

(Theo VTV)

Giá thịt lợn lao dốc, chủ trại nuôi kêu trời vì lỗ tiền tỷ

Giá thịt lợn lao dốc, chủ trại nuôi kêu trời vì lỗ tiền tỷ

"Sáng nay tôi vừa phải bán lứa lợn thịt với giá 42.000 đồng/kg, tính ra, mỗi con lợn xuất chuồng lỗ 1,5-1,8 triệu đồng”, ông Nguyễn Công Bắc, chủ trang trại chăn nuôi lợn ở Sơn La than thở sau khi xuất bán đàn lợn 800 con.

Tin chứng khoán ngày 1/10: Cổ phiếu SHB của Bầu Hiển ở vùng đỉnh lịch sử

Cổ phiếu SHB của Bầu Hiển tăng mạnh, trở lại đỉnh lịch sử, khi mà “game” mới vừa được công bố. Nhóm cổ phiếu ngân hàng chịu áp lực từ khả năng nợ xấu gia tăng và lợi nhuận suy giảm; tuy nhiên triển vọng chung vẫn khá tốt.

Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội (SHB) của ông Đỗ Quang Hiển (Bầu Hiển) vừa công bố sẽ ngừng giao dịch từ 6/10 trên sàn Chứng khoán Hà Nội (HNX) và chính thức giao dịch trên sàn chứng khoán TP.HCM (HSX) vào ngày 11/10.

Trong phiên giao dịch 30/9, cổ phiếu SHB tăng mạnh 2,3% lên 26.600 đồng/cp, trái ngược với diễn biến đa số giảm của nhóm cổ phiếu ngân hàng.

Gần đây, SHB của Bầu Hiển liên tục đón nhận nhiều thông tin tốt. SHB vừa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho tăng vốn điều lệ lần hai trong năm 2021 thông qua chi trả cổ tức năm 2020 cho cổ đông. Hồi tháng 5/2021, ngân hàng này đã chia cổ tức năm 2019 cho cổ đông tỷ lệ 10%.

Hồi cuối tháng 8, SHB có thông tin sẽ chuyển nhượng 100% vốn tại công ty tài chính SHB Finance cho Krungsri của Thái Lan. Trước mắt, SHB sẽ chuyển nhượng 50% vốn điều lệ của SHB Finance cho Krungsri và sẽ tiếp tục chuyển nhượng 50% vốn còn lại sau 3 năm.

{keywords}
Tin chứng khoán ngày 1/10: Ngân hàng của Bầu Hiển ghi dấu ấn.

Thỏa thuận chuyển nhượng SHB Finance sẽ đem lại nguồn thặng dư vốn đáng kể cho cổ đông cũng như nâng cao năng lực tài chính và vị thế của SHB. 

Hồi giữa tháng 5, tổ chức nghiên cứu và phân tích chỉ số chứng khoán hàng đầu thế giới Morgan Stanley Capital International (MSCI) đã quyết định thêm cổ phiếu SHB vào rổ danh mục của chỉ số MSCI Frontier Market Index  - chỉ số tham chiếu cho quỹ MSCI Frontier Markets Index ETF. 

SHB đặt ra mục tiêu bứt phá với hai kịch bản kế hoạch lợi nhuận, trong đó xác định mục tiêu tăng trưởng ít nhất 78% trong năm 2021; kế hoạch chi trả cổ tức năm 2020 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 10,5%...

Gần đây, giá cổ phiếu ngân hàng chùng lại sau một thời gian dài bứt phá mạnh và là trụ cột trên thị trường chứng khoán. Cổ phiếu SHB của ông Đỗ Quang Hiển cũng điều chỉnh nhưng vẫn ở vùng cao và tăng gấp đôi so với hồi đầu năm.

{keywords}
Biến động chỉ số VN-Index.

Chỉ số chứng khoán VN-Index ngày 1/10

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), các cổ phiếu tăng nhẹ sau vài phiên chịu áp lực nặng nề từ những thông tin vĩ mô tiêu cực. GDP được công bố tăng trưởng âm ở mức sâu nhất trong lịch sử.

Một số doanh nghiệp được dự báo vẫn có kết quả kinh doanh tốt trong quý III. Hơn thế dòng tiền được cho là vẫn ở trên TTCK khi mà các kênh đầu tư khác kém hấp dẫn. Dù vậy, sự thận trọng vẫn còn cao.

Theo MBS, thị trường chứng khoán trong nước hồi phục trên nền thanh khoản thấp, tuy vậy độ rộng rất tích cực nhờ đóng góp của nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ. Kể từ đầu tuần, thanh khoản đang trong xu hướng giảm dần và đây cũng là phiên có mức thanh khoản thấp nhất trong 2 tháng vừa qua.

Thị trường vẫn dao động trong xu hướng đi ngang 1 tháng vừa qua, xu hướng thanh khoản giảm trong tuần cuối tháng 9 là điều nhà đầu tư cần lưu ý. Dòng tiền vẫn lựa chọn các cổ phiếu vừa và nhỏ nên xu hướng tích lũy của thị trường có khả năng còn tiếp diễn, các nhóm cổ phiếu được hưởng lợi từ sự mở cửa của nền kinh tế sẽ là sự lựa chọn cho nhà đầu tư trong thời gian tới.

Theo YSVN, thị trường có thể tiếp tục đi ngang trong phiên giao dịch mới trong bối cảnh dòng tiền tiếp tục phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu. Áp lực bán có thể tiếp tục gia tăng nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ và tác động tiêu cực lên tâm lý của nhà đầu tư ngắn hạn, đặc biệt dòng tiền vẫn chưa sẵn sàng quay trở lại thị trường cho nên kịch bản đi ngang còn tiếp diễn trong vài phiên tới. Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức giảm.

Chốt phiên chiều 30/9, chỉ số VN-Index tăng 2,85 điểm lên 1.342,06 điểm. HNX-Index tăng 3,03 điểm lên 357,33 điểm. Upcom-Index tăng 0,63 điểm lên 96,56 điểm. Thanh khoản giảm mạnh xuống còn 18,3 nghìn tỷ đồng trên cả 3 sàn.  Riêng sàn HOSE đạt hơn 15,2 nghìn tỷ đồng.

V. Hà

Đại gia Mỹ bất ngờ gọi tên ông lớn ngân hàng Việt

Đại gia Mỹ bất ngờ gọi tên ông lớn ngân hàng Việt

Nhiều đại gia ngân hàng Việt bứt phá nhanh chóng trong thời gian vừa qua và thu hút sự quan tâm của những tổ chức tài chính hàng đầu trên thế giới.

Hàng chục quốc gia nợ Trung Quốc vì "Vành đai và Con đường"?

Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc có thể đã khiến hàng chục quốc gia thu nhập thấp và trung bình nợ Bắc Kinh một khoản chưa công bố trị giá 385 tỷ USD.

Con số này vừa được Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế AidData, thuộc Đại học William & Mary tại Virginia (Mỹ), đưa ra trong một nghiên cứu mới nhất về "dự án thế kỷ" này của Trung Quốc. 

AidData đã phân tích 13.427 dự án phát triển của Trung Quốc có tổng trị giá 843 tỷ USD trên 165 quốc gia trong thời gian 18 năm tính đến cuối năm 2017.

{keywords}
42 quốc gia hiện đang có mức nợ công với Trung Quốc vượt quá 10% GDP của họ. Trong ảnh là một dự án đường sắt ở Kenya được xây dựng theo sáng kiến BRI (Ảnh: Bloomberg/Getty).

Vành đai và Con đường (BRI) là sáng kiến chính sách hàng đầu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Sáng kiến này được ra mắt vào năm 2013 để đầu tư vào gần 70 quốc gia và tổ chức quốc tế nhằm đưa Trung Quốc lên vị trị thống trị toàn cầu trong lĩnh vực tài chính phát triển quốc tế. Trong 2 thập kỷ qua, Trung Quốc đã cung cấp khoản tài chính kỷ lục cho các nước phát triển, ở cả khu vực công lẫn tư nhân.

Theo báo cáo của AidData, chi cho phát triển quốc tế của Trung Quốc hiện ít nhất là gấp đôi so với Mỹ và các cường quốc kinh tế khác, ở mức mỗi năm khoảng 85 tỷ USD.

Tuy nhiên, các khoản chi này thường dưới dạng nợ hơn là viện trợ và sự mất cân đối này đã tăng nhanh trong thời gian gần đây. Báo cáo cho thấy, kể từ khi ra mắt Sáng kiến BRI, Trung Quốc đã cấp 31 khoản vay trên mỗi một khoản tài trợ.

Dẫu vậy, lâu nay Trung Quốc vẫn phủ nhận việc đẩy các quốc gia đang phát triển vào cái gọi là "bẫy nợ", mở đường cho Bắc Kinh thâu tóm các tài sản thế chấp cho các khoản nợ như các cảng biển, mỏ tài nguyên…

Tuy nhiên, những lo ngại đã được đưa ra kể từ khi thành lập BRI là khả năng cho vay có thể cao hơn so với báo cáo chính thức ở nhiều quốc gia thu nhập thấp và trung bình. AidData ước tính rằng các khoản nợ không được báo cáo có thể khoảng 385 tỷ USD.

Các nhà nghiên cứu cho biết, trong thời kỳ trước khi có BRI, phần lớn khoản cho vay ở nước ngoài của Trung Quốc là hướng đến những người đi vay có chủ quyền, tức các tổ chức chính phủ trung ương.

Tuy nhiên, một sự thay đổi lớn đã diễn ra kể từ thời điểm sáng kiến ra mắt, đó là gần 70% khoản cho vay ở nước ngoài hiện nay được hướng đến các doanh nghiệp nhà nước, các ngân hàng quốc doanh, các phương tiện chuyên dụng, liên doanh và các tổ chức tư nhân", báo cáo cho biết.

Các khoản nợ này thường không hiển thị trên bảng cân đối kế toán của các quốc gia nhưng nhiều khoản được chính phủ đó bảo lãnh. Điều đó làm mờ ranh giới giữa nợ công và nợ tư. Những bảo lãnh này có thể rõ ràng hoặc ngầm, trong đó áp lực công chúng hoặc chính trị có thể khiến chính phủ phải cứu trợ nếu công ty đó gặp khó khăn về tài chính.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nghĩa vụ nợ của các quốc gia này đối với Trung Quốc lớn hơn đáng kể so với ước tính của các tổ chức nghiên cứu quốc tế, cơ quan xếp hạng tín dụng hay các tổ chức quốc tế. Báo cáo cho rằng, 42 quốc gia hiện đang có mức nợ công với Trung Quốc vượt quá 10% GDP của họ.

Theo báo cáo, những khoản nợ này không được báo cáo lên Hệ thống Báo cáo Nợ của Ngân hàng Thế giới (DRS). Bởi trong nhiều trường hợp, các tổ chức chính phủ trung ương ở các quốc gia này không phải là những người đi vay chịu trách nhiệm trả nợ chính.

"Chúng tôi ước tính rằng các chính phủ đang báo cáo thiếu các nghĩa vụ trả nợ thực tế và tiềm năng cho Trung Quốc ở mức trung bình tương đương 5,8% GDP", báo cáo cho hay.

Tổng số nợ chưa được báo cáo này lên khoảng 385 tỷ USD. AidData cho rằng việc quản lý những khoản nợ tiềm ẩn này đang trở thành một thách thức lớn đối với nhiều quốc gia bị ảnh hưởng.

(Theo CNBC/ Dân Trí)

Châu Phi lại rơi vào 'bẫy nợ' của Trung Quốc?

Châu Phi lại rơi vào 'bẫy nợ' của Trung Quốc?

Dù khẳng định việc hỗ trợ châu Phi xây cảng cá dọc bờ biển là hành động thực hiện hoá "ước mơ ấp ủ bấy lâu" của nước này, động thái của Trung Quốc đang dấy lên nhiều nghi ngờ.

TPBank công bố hoàn thành Basel III

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) vừa công bố hoàn thành toàn bộ các yêu cầu của Basel III và IFRS 9, đồng thời cho biết sẽ triển khai toàn diện cả hai chuẩn mực quốc tế quan trọng này ngay từ quý IV năm nay.

Hoàn thành Basel III và IFRS 9

{keywords}
Với việc cùng lúc đáp ứng cả 2 chuẩn mực quốc tế quan trọng này, TPBank sẽ nâng cao mức độ tín nhiệm của ngân hàng trong mắt khách hàng và các nhà đầu tư

Basel III là chuẩn mực quản trị rủi ro đang được nhiều ngân hàng Việt Nam hướng tới, giúp các ngân hàng nâng cao năng lực vốn, kiểm tra sức chịu đựng của ngân hàng trong những tình huống xấu nhất và quản lý rủi ro thanh khoản.

Trong khi đó, IFRS 9 là chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế quan trọng đối với ngân hàng. IFRS 9 mang lại những lợi ích lớn cho các tổ chức tài chính như tăng cường tính minh bạch, tăng khả năng so sánh, gia tăng chất lượng thông tin công bố, từ đó mở rộng cánh cửa hội nhập vào thị trường vốn quốc tế.

Bằng việc đáp ứng toàn bộ yêu cầu của cả Basel III và IFRS 9, TPBank trở thành ngân hàng Việt Nam tiên phong áp dụng đồng thời hai chuẩn mực quản trị rủi ro và báo cáo tài chính khắt khe trong lĩnh vực ngân hàng trên toàn thế giới.

“TPBank đặt mục tiêu trở thành ngân hàng tư nhân hàng đầu Việt Nam, không chỉ ở thị phần kinh doanh, mà còn ở việc tiên phong trong việc tuân thủ những chuẩn mực quốc tế. Việc áp dụng Basel III và IFRS cũng như các chuẩn mực quốc tế khác sẽ tăng cường năng lực quản trị tại ngân hàng, gia tăng tính minh bạch, từ đó nâng cao uy tín và vị thế của TPBank trên thị trường quốc tế cũng như trong nước,” ông Nguyễn Hưng - Tổng Giám đốc TPBank chia sẻ.

Hướng tới nâng cao mức độ tín nhiệm của ngân hàng

Đại diện của TPBank cho biết, ngân hàng này đã chú trọng đến việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế tiên tiến nhất từ rất lâu, nhằm đạt được hiệu quả và chất lượng trong công tác quản trị rủi ro. Cụ thể, TPBank đã sớm quan tâm tới việc triển khai và áp dụng Basel III từ năm 2015, thông qua việc tự nghiên cứu và áp dụng nội bộ một số yêu cầu của chuẩn mực này về quản lý rủi ro thanh khoản, như tỷ lệ đảm bảo khả năng thanh khoản, tỷ lệ nguồn vốn ổn định ròng và tỷ lệ đòn bẩy.

“Từ cuối năm 2020, TPBank đã tiếp tục triển khai các cấu phần còn lại của Basel III và tới nay đã hoàn toàn tuân thủ các quy định của tiêu chuẩn này. Điều đó giải thích vì sao TPBank có thể đáp ứng được toàn bộ các yêu cầu của Basel III chỉ trong thời gian ngắn sau khi triển khai toàn diện Basel II vào đầu năm ngoái” - ông Hưng cho biết.

Đối với dự án IFRS 9, TPBank đã thực hiện rà soát toàn bộ yêu cầu của Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế IFRS (gồm 41 chuẩn mực Kế toán quốc tế - IAS và 16 chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế - IFRS) với chuẩn mực Kế toán Việt Nam - VAS, từ đó chỉ ra các khác biệt và các bút toán chuyển đổi để lập báo cáo tài chính tuân thủ hoàn toàn IFRS.

“Thách thức lớn nhất của việc triển khai và áp dụng đồng thời Basel III và IFRS là các áp lực về kế hoạch vốn của ngân hàng trong trung và dài hạn. Tuy nhiên, TPBank đã biến thách thức này thành một cơ hội để chủ động lập kế hoạch tối ưu hoá nguồn vốn, xây dựng các kế hoạch kinh doanh hiệu quả nhằm đảm bảo sự phát triển nhanh nhưng vững bền của ngân hàng” - vị đại diện TPBank nói.

Ông Hưng khẳng định TPBank đáp ứng hoàn toàn các yêu cầu về vốn, về thanh khoản và tỷ lệ đòn bẩy của Basel III.

Bên cạnh kế hoạch vốn, TPBank cũng lường trước được những thách thức về mặt dữ liệu khi triển khai các chuẩn mực quốc tế. Các dự án lớn như Data Warehouse, Metadata, xây dựng các Datamart, khai thác dữ liệu lớn BigData… đã được TPBank triển khai từ rất sớm và đang phát huy hiệu quả cho các dự án của ngân hàng. TPBank cũng ứng dụng Robot quy trình tự động RPA, Trí tuệ nhân tạo AI, Máy học ML … trong việc xây dựng các mô hình tổn thất tín dụng và nâng cao hiệu quả của quy trình thu thập và xử lý dữ liệu, thông tin.

Trong bối cảnh nền kinh tế trên thế giới cũng như tại Việt Nam đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, việc TPBank đã mạnh tay đầu tư chi phí để cùng lúc hoàn thiện và đáp ứng đầy đủ những yêu cầu khắt khe của 2 chuẩn mực quốc tế là Basel III và IFRS thể hiện sự quyết tâm trong việc triển khai và áp dụng các chuẩn mực để hướng đến sự minh bạch, vị thế cạnh tranh và đặc biệt là tăng cường sức mạnh và khả năng chống chịu trước các cú sốc vĩ mô của nền kinh tế.

Ngọc Minh

Tận dụng các nguồn ưu đãi những ngày ‘ví lép’ theo cách của Jun Phạm

Trong 30 phút livestream, Jun Phạm chia sẻ cùng fan nhiều bí quyết sống thông minh trong đại dịch như giữ nguồn năng lượng tích cực, ưu tiên mua sắm online và thanh toán qua app, tận dụng lãi suất ưu đãi từ ngân hàng khi cần vay vốn…

{keywords}
 Jun Phạm livestream trò chuyện cùng fan hâm mộ về cách giữ tinh thần, sức khỏe cũng như chi tiêu, giao dịch trong mùa dịch

Chăm sóc tinh thần và sức khỏe bản thân

Mở đầu livestream vào vào buổi tối thứ bảy tuần cuối tháng 9/2021, Jun Phạm bày tỏ sự đồng cảm với các fan về việc không thể thoải mái ra ngoài mấy tháng vừa qua. Tuy nhiên, anh nhắc nhở, dù khá buồn nhưng “ai ở đâu yên đó” và ghi nhớ “5K” mọi lúc mọi nơi là việc hết sức quan trọng.

Jun Phạm không ngừng động viên mọi người hãy tận dụng thời gian này để F5 bản thân, tạo một số thói quen tích cực, thắt chặt tình cảm với người thân, bạn bè.

Riêng cá nhân Jun Phạm, mỗi ngày, anh dành đến 2 tiếng đồng hồ cho các hoạt động nâng cao thể lực, tinh thần như nhảy dây, hít đất, hít xà, cử tạ… Anh cho biết tất cả thiết bị hỗ trợ tập luyện này anh đều mua qua online và thanh toán qua app Sacombank Pay.

Giao dịch online qua app ngân hàng là lựa chọn tối ưu

Đối với sở thích “nghiện mua sắm”, Jun Phạm đã dịch chuyển gần như hoàn toàn sang online. Anh “mách” các fan, chuyện “săn sale” sẽ chẳng còn là vấn đề nếu mỗi người sở hữu một chiếc thẻ có khả năng hoàn tiền.

Theo Jun Phạm, từ khi mở thẻ Visa Platinum Cashback của Sacombank, anh cho phép mình mua trước - trả sau hoặc mua trả góp 0% nhiều sản phẩm yêu thích, thanh toán online nhanh chóng, món hàng yêu thích cũng được giao liền tay, lại còn được hoàn tiền đến 5% nữa.

{keywords}
Jun Phạm cho biết Sacombank Pay là một ứng dụng tài chính hiện đại, tiện ích, có thể giúp giải quyết nhiều nhu cầu

Trong lúc trò chuyện, khi fan thắc mắc hỏi cách mở tài khoản, Jun Phạm nói vui: “Trăm năm trong cõi người ta, cái gì không biết thì tra google”. Tuy nhiên anh cũng cẩn thận chia sẻ lại cách tải app Sacombank Pay ra sao, rồi mở tài khoản ngay trên ứng dụng mà không cần rời khỏi nhà như thế nào… Anh còn bày tỏ sự thích thú và lan tỏa đến các fan rằng trên app này quảng cáo rất nhiều mặt hàng hay, tiện dụng, lại còn được khuyến mãi giảm giá đều đều, cứ bấm vô mua, khỏi săn đâu hết.

Bày cách xoay vốn khởi nghiệp

Trong phần livestream, trước thông tin TP.HCM chuẩn bị mở cửa trở lại một số hoạt động, dịch vụ, Jun Phạm chia sẻ nếu ai đó quyết định tận dụng giai đoạn này để khởi nghiệp thì đầu tiên là phải xác định được khách hàng mục tiêu, từ đó mới dẫn đến các vấn đề khác, kể cả vị trí, hình thức giao dịch…

Jun Phạm cũng nhắn nhủ mọi người đừng e dè chuyện vay vốn, vì nếu đã có chiến lược hay mà gặp vấn đề thiếu vốn thì dễ rơi vào tình huống trend qua đi - không còn triển khai được nữa.

{keywords}
Jun Phạm gợi ý cho các bạn đang “máu me” kinh doanh nắm bắt cơ hội qua gói Sacombank Business eCombo và nguồn vốn ưu đãi chỉ từ 4%/năm

Jun Phạm cũng gợi ý cho các fan nguồn vốn từ 4%/năm đến từ Sacombank. Anh cho biết, Sacombank có một gói dịch vụ tài khoản gọi là Business eCombo, với gói này tổ chức/doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn khi tham gia cũng đều được tư vấn tất tần tật về các giải pháp hoạt động, quản lý dòng tiền, hỗ trợ trợ nguồn vốn, đặc biệt còn được ưu đãi miễn và giảm phí đến 70%.

Cách mở tài khoản online trên app Sacombank Pay:

{keywords}

Tải Sacombank Pay: http://bit.ly/stbpay

Hướng dẫn mở Tài khoản số đẹp FREE trên app Sacombank Pay: 

Chọn "Mở tài khoản thanh toán" --> Chọn hình thức nhận thông báo (nofity qua Sacombank Pay - miễn phí) -> chọn số Tài khoản theo ý thích -> Nhập OTP --> Hoàn tất.

Chi tiết: https://bitly.com.vn/oes3rt

Nắm bắt cơ hội kinh doanh:

Gói Sacombank Business eCombo cùng nguồn vốn ưu đãi chỉ từ 4%/năm

Đặt hẹn tại: https://bit.ly/TuVan_DN 

{keywords}

Thế Định

Giá gas tăng 5 tháng liên tiếp, lên mức kỷ lục

Từ hôm nay (1/10), mỗi bình gas loại 12 kg sẽ tăng thêm 42.000 đồng, có giá từ 460.000 đồng đến trên 500.000 đồng. Đây là lần thứ 5 giá gas tăng liên tiếp. Mức tăng lần này cũng cao nhất trong 5 tháng qua.

Nhiều công ty kinh doanh gas đầu mối vừa đồng loạt công bố giá bán lẻ gas từ ngày 1/10 với mức tăng 3.500 đồng/kg, tương đương 42.000 đồng/bình 12 kg (loại dùng phổ biến trong gia đình) và 157.500 đồng/bình 45 kg (bình gas công nghiệp).

Mức giá này đã bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT) khi mua tại các điểm bán lẻ ở TP.HCM và các tỉnh phía Nam. Do đó, giá gas bán lẻ sẽ dao động ở mức 460.000-520.000 đồng/bình 12kg.

{keywords}
Giá gas tăng lên mức kỷ lục

Lý giải nguyên nhân vì sao giá gas tháng 10 tăng mạnh, các đơn vị kinh doanh gas cho biết, giá giao dịch gas trên thị trường thế giới giao theo hợp đồng tháng 10 tăng tới 132,5 USD/tấn so với tháng 9, ở mức bình quân 797,5 USD/tấn. Do đó, các đơn vị kinh doanh gas trong nước phải điều chỉnh tăng giá gas bán lẻ.

Giá gas trong nước hiện phụ thuộc vào diễn biến giá gas thế giới do nguồn cung nội địa chỉ chủ động được khoảng 60% mức tiêu thụ.

Đây là tháng thứ 5, giá gas tăng liên tiếp. Trước đó, sau 2 tháng giảm mạnh, vào tháng 6, giá gas bán lẻ trong nước đã quay đầu tăng giá với mức tăng là 14.000 đồng/bình 12kg. Và đến tháng 7/2021, giá gas tiếp tục tăng 30.000 đồng/bình 12kg. Sang tháng 8,mgiá gas bán lẻ được điều chỉnh tăng thêm 12.000 đồng/bình 12kg. Đến tháng 9, giá gas tăng thêm 2.500 đồng/bình 12 kg. Và sang tháng 10, mỗi bình gas loại 12 kg sẽ tăng thêm 42.000 đồng. Mức tăng lần này cũng cao nhất trong 5 tháng qua.

Như vậy, kể từ tháng 6-10, giá gas đã tăng 8.375 đồng/kg, tương đương mức tăng 100.500 đồng/bình 12 kg.

Anh Tuấn

Ba tháng liên tục tăng giá, gas ngày càng đắt đỏ

Ba tháng liên tục tăng giá, gas ngày càng đắt đỏ

Từ hôm nay (1/8), giá gas bán lẻ được điều chỉnh tăng thêm 12.000 đồng/bình 12kg. Đây là tháng thứ 3 giá gas tăng liên tiếp với tổng mức tăng 56.000 đồng/bình 12kg.

Người của tỷ phú Trần Bá Dương rút hết vốn khỏi công ty Hùng Vương

Sau khi tỷ phú Trần Bá Dương cùng công ty riêng thoái hết vốn khỏi Hùng Vương, một nhân sự lãnh đạo của Thaco cũng đăng ký bán nốt số cổ phiếu HVG còn lại.

Ông Nguyễn Phúc Thịnh, Ủy viên HĐQT Công ty Cổ phần Hùng Vương (mã chứng khoán: HVG) vừa đăng ký bán toàn bộ 2 triệu cổ phiếu HVG theo phương thức khớp lệnh, thời gian giao dịch dự kiến bắt đầu từ ngày mai 1/10 đến 29/10. 

Ông Thịnh cho biết mục đích giao dịch là cơ cấu tài chính cá nhân. Nếu bán hết cổ phiếu như đăng ký, ông không còn sở hữu bất kỳ cổ phiếu nào của Hùng Vương.

Trước đó, đầu tháng 4, ông Thịnh cũng chuyển nhượng 36,6 triệu cổ phiếu HVG, giảm tỷ lệ sở hữu tại Hùng Vương từ 17% xuống dưới 1%. Sau giao dịch này, ông Thịnh không còn là cổ đông lớn của doanh nghiệp thủy sản này.

Ông Nguyễn Phúc Thịnh là thành viên HĐQT Thaco và tham gia HĐQT Hùng Vương, đại diện phần vốn của nhóm cổ đông liên quan tỷ phú Trần Bá Dương tại doanh nghiệp cá tra này, từ đầu năm 2020.

Đầu tháng 7, tỷ phú Dương cùng Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Trân Oanh cũng đã thoái toàn bộ vốn đầu tư của mình khỏi Hùng Vương. Ông chủ Thaco và công ty riêng của mình bán ra tổng cộng gần 20 triệu cổ phiếu HVG, giảm tỷ lệ sở hữu từ 8,8% xuống còn 0%.

Như vậy, với động thái thoái vốn mới nhất của ông Nguyễn Phúc Thịnh, nhóm cổ đông liên quan tỷ phú Trần Bá Dương đã rút vốn hoàn toàn khỏi Hùng Vương.

{keywords}
Thị giá cổ phiếu HVG lao dốc suốt 2 năm qua nhưng gần đây ghi nhận thanh khoản tăng cao (Ảnh: TV).

Mối lương duyên giữa Thaco và Hùng Vương bắt đầu từ tháng 1/2020. Thời điểm này, phía Thaco đầu tư để nắm 35% cổ phần Hùng Vương và 65% vốn trong liên doanh mảng chăn nuôi heo giữa hai bên, tham gia quản trị, hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp thủy sản này.

Tại đại hội thường niên tổ chức cuối tháng 5, lãnh đạo Thaco cho biết phía công ty con phụ trách mảng nông nghiệp của tập đoàn là Thagrico đã mua lại toàn bộ mảng chăn nuôi heo của Hùng Vương. Hiện Thaco sở hữu các trang trại heo tại Bình Định và An Giang sau khi mua lại hai công ty chăn nuôi heo của Hùng Vương.

Về phần Hùng Vương, sau khi nhận đầu tư từ Thaco, doanh nghiệp của ông Dương Ngọc Minh vẫn không có dấu hiệu khởi sắc. Đầu tháng 8/2020, cổ phiếu HVG bị hủy niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HSX) phải chuyển sang giao dịch trên sàn UPCoM, chỉ được mua bán vào phiên thứ sáu hàng tuần. Thị giá HVG hiện chưa đến 3.000 đồng.

{keywords}
Chủ tịch HĐQT Hùng Vương Dương Ngọc Minh tại buổi lễ nhận đầu tư từ Thaco vào đầu năm 2020 (Ảnh: THA).

Hùng Vương hiện chưa công bố báo cáo tài chính các quý của năm 2020, dẫn đến việc cổ đông không thể biết được tình hình tài chính của doanh nghiệp. 

Công ty Cổ phần Hùng Vương được thành lập năm 2003 và niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HSX) vào năm 2009. Hùng Vương và Chủ tịch HĐQT Dương Ngọc Minh từng gắn với biệt danh "vua cá tra" khi là một trong những doanh nghiệp thủy sản có quy mô lớn nhất trên sàn chứng khoán nhiều năm liền.

Tuy nhiên, Hùng Vương bắt đầu gặp khó khăn từ sau năm 2015, sau khoảng thời gian mở rộng hoạt động nhưng không đem lại hiệu quả. Trong lần gần nhất công bố số liệu tài chính cho niên độ tài chính 2019, Hùng Vương lỗ sau thuế hợp nhất 1.123 tỷ đồng và lỗ lũy kế 1.743 tỷ đồng.

(Theo Dân Trí)

Chân dung 3 đại gia Việt giàu kếch xù sau khi ra tù, cuộc đời ly kỳ như phim

Chân dung 3 đại gia Việt giàu kếch xù sau khi ra tù, cuộc đời ly kỳ như phim

Những đại gia này có điểm chung là gây dựng lại sự nghiệp sau khi ra tù, hiện đang sở hữu khối tài "khủng".

Cá mú rớt giá hơn 50% vẫn ế

Mọi năm giá cá mú từ 280.000-350.000 đồng/kg thì nay đã giảm hơn 50% nhưng vẫn không bán được. Nhiều hộ nuôi phải vay mượn để có tiền mua thức ăn, duy trì đàn cá chờ hết dịch.

Gần 10 tấn cá mú trong đìa của ông Nguyễn Văn Thịnh (ngụ xã Cam Hải Đông, TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) đã quá hạn thu hoạch hơn 2 tháng, nhưng gia đình vẫn chưa có mối nào để bán.

“Ngày nào cũng gọi điện, nhắn tin cho thương lái nhưng họ bảo chưa kiếm được mối tiêu thụ hàng. Hai tháng rồi, cá không bán được mà phải bỏ ra cả trăm triệu để mua thức ăn duy trì đàn cá”, ông Thịnh cho biết.

Giá cá mú lao dốc

Tỉnh Khánh Hòa hiện có hàng trăm hộ nuôi cá mú chung cảnh ngộ như ông Thịnh.

Gia đình ông Nguyễn Trưng Vương (xã Cam Hải Đông) có khoảng 4 tấn cá mú bông đang nuôi trong đìa. Trong đó, số cá đang đến kỳ thu hoạch nhưng chưa bán được hơn 2 tấn.

“Giờ chỉ mong bán được một ít để lấy tiền duy trì số lượng cá còn lại trong đìa. Tiền dự trữ mua thức ăn đã hết, còn nợ lãi vay thì chưa biết khi nào trả được vì cá bán không ai mua”, ông Vương buồn bã nói.

gia ca mu bong anh 1

Giá cá mú đang ở mức thấp nhất so với nhiều năm qua. Ảnh: A.B.

Theo các hộ nuôi cá mú, thời điểm này năm ngoái giá cá mú giao động 280.000-350.000/kg. Nay giá đã rớt hơn một nửa mà vẫn không ai thu mua.

Khảo sát cho thấy, giá bán tại đìa chỉ còn 100.000-160.000 đồng/kg tùy loại. "Nếu bán được người nuôi như tôi sẽ lỗ vốn, đó là chưa tính công chăm sóc mấy tháng trời”, ông Thịnh cho biết.

“Hy vọng lớn nhất của chúng tôi là dịch Covid-19 nhanh được kiểm soát, các thị trường hết giãn cách xã hội và hàng hóa lưu thông. Khi đó giá cá mú sẽ cải thiện, chúng tôi thoát cảnh bán tháo dù lỗ nặng như hiện nay”, ông Thịnh mong muốn.

Theo ông Võ Văn Toàn, Phó chủ tịch UBND thị trấn Cam Đức, huyện Cam Lâm, trên địa còn tồn khoảng 200 tấn cá mú các loại. “Địa phương đang tích cực phối hợp với các ngành của huyện, tỉnh để tìm kiếm đầu ra, hỗ trợ nông dân tiêu thụ cá mú”, ông Toàn cho biết.

Một số thương lái cho hay dù giá cá mú thương phẩm rớt mạnh, nhưng vì hàng không tiêu thụ được nên ngưng thu mua 2 tháng nay.

“Cá mú chủ yếu tiêu thụ ở thị trường Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh phía Nam. Các thị trường này hiện giãn cách xã hội nên hàng hóa không thể lưu thông. Nếu vận chuyển hàng theo yêu cầu của những địa phương đó thì chi phí đội lên khiến thương lái chúng tôi không còn lãi nên không dám nhập hàng”, bà Hương, một thương lái cho biết.

Cũng theo các thương lái, trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp thì việc tiêu thụ trong tỉnh sẽ phần nào giảm được lượng cá tồn. Tuy nhiên, khó khăn lớn là việc đội chi phí do các yêu cầu an toàn về phòng chống dịch khiến họ không dám mạnh dạn nhập hàng đi bán.

“Nếu liên hệ siêu thị, cửa hàng bách hóa họ yêu cầu vận chuyển hàng tới nơi và phải có đầy đủ các giấy tờ về an toàn phòng chống dịch rất nghiêm nên cũng gặp khó trong khâu mua hàng, vận chuyển. Bán lẻ thì phải đăng ký với chính quyền địa phương, mà chưa chắc có khách hàng khi đang giãn cách xã hội như hiện nay”, bà Hương bày tỏ.

Lập điểm bán lẻ hỗ trợ nông dân

Theo Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn tỉnh Khánh Hòa, địa phương đang tồn hơn 250 tấn cá mú thương phẩm, trong đó tập trung chủ yếu ở huyện Cam Lâm.

“Giá cá mú xuống thấp khiến người dân gặp khó khăn. Chúng tôi cũng nắm bắt được tình hình nhưng do dịch bệnh nên khó đưa ra các giải pháp hỗ trợ người nuôi. Hiện, sở đang kết hợp với các phòng kinh tế của các địa phương để tiếp cận, giúp bà con tiếp thị sản phẩm bán ra thị trường trong tỉnh”, lãnh đạo Sở NNPTNT tỉnh Khánh Hòa cho biết.

gia ca mu bong anh 2

Nhiều điểm bán lẻ được thiết lập để hỗ trợ người nuôi cá mú. Ảnh: C. Định.

Theo UBND huyện Cam Lâm, địa phương đã thành lập 3 điểm bán cá mú nhằm hỗ trợ người dân vượt qua giai đoạn khó khăn này. Lãnh đạo huyện này cũng cho biết phương án mở điểm bán lẻ khả quan, nhưng số lượng tiêu thụ có hạn và chỉ là giải pháp tạm thời giúp ngời nuôi vượt qua khó khăn trước mắt.

“UBND huyện đã kiến nghị lên tỉnh việc quảng bá thương hiệu cá mú ra bên ngoài. Trước mắt là các thị trường lân cận như Lâm Đồng, Bình Thuận, Đắk Lắk. Lợi thế cá mú Khánh Hòa là giá rẻ, chất lượng tốt và tự tin thu hút được thị trường”, lãnh đạo UBND huyện Cam Lâm nói và cho biết khi có thị trường, giá cả nhích lên thì thương lái có thể trực tiếp làm việc với người nông dân để thỏa thuận giá.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Khánh Hòa, để giúp đỡ nông dân, đơn vị này sẽ là đầu mối liên hệ, cung cấp thông tin các sản phẩm để các sở, ngành, đơn vị, địa phương giới thiệu, quảng bá hỗ trợ tiêu thụ thủy sản cho nông dân.

(Theo Zing)

Hải sản Phú Quốc giảm giá một nửa

Hải sản Phú Quốc giảm giá một nửa

Tôm tít, tôm mũ ni, cá mú và mực là những loại hải sản đang giảm giá rất mạnh tại đảo ngọc Phú Quốc.

Chuỗi cà phê điêu đứng sau dịch

Đại dịch khiến cho ngành F&B bị ảnh hưởng nặng từ thay đổi thói quen của người tiêu dùng, quy định khoảng cách chỗ ngồi tối thiểu, hay thậm chí là buộc phải đóng cửa.

Đóng cửa tại các vị trí đắc địa

Nằm trong khách sạn Rex, toạ lạc tại địa chỉ 141 Nguyễn Huệ luôn, Starbucks Rex là địa điểm mà những tín đồ cà phê lui tới thường xuyên nhất. Dù không phải là cửa hàng đầu tiên được mở tại TP.HCM nhưng Starbucks Rex thu hút nhiều người trẻ tới đây, đặc biệt là các dịp cuối tuần, rất khó có thể kiếm được chỗ ngồi ở đây.

Trong khi nhiều quán cà phê đang chuẩn bị mở cửa trở lại thì Starbucks Rex lại nói lời tạm biệt tới khách hàng. Trên fanpage, thương hiệu cà phê này thông báo sẽ đóng cửa từ 1/10/2021. 

Từ năm 2020 tới nay, thị trường kinh doanh cà phê và chuỗi nhà hàng chứng kiến sự ra đi lặng lẽ của nhiều đơn vị. Ảnh hưởng của dịch bệnh, quán phải đóng cửa, trong khi đó chi phí nhượng quyền, mặt bằng,... đã tạo áp lực lớn cho các thương hiệu này. Họ đành phải đóng cửa nếu không sẽ tiếp tục thua lỗ và không còn nhiều cơ hội ở tương lai.

{keywords}
Nhiều quán cà phê đóng cửa

Chuỗi cửa hàng Soya Garden cũng đã đóng cửa tại nhiều điểm quan trọng tại TP.HCM. Trên website của Soya Garden, cửa hàng cuối cùng tại TP.HCM đã không còn hiển thị, chỉ có danh sách 8 cửa hàng tại Hà Nội.

Ông Hoàng Anh Tuấn, người từng sáng lập, thẳng thắn thừa nhận, để tồn tại, Soya Garden cần ưu tiên tính hiệu quả. Ông dự đoán  không ít chuỗi khác sẽ  đóng bớt cửa hàng và tập trung đẩy mạnh bán online.

Ông Lê Bá Nam Anh, CEO The Coffee House cho hay, toàn bộ ngành F&B phải đối mặt với những thách thức không nhỏ. 9 tháng vừa qua, ngành F&B chỉ hoạt động được 3 tháng 1,3,4, sáu tháng còn lại hoạt động trong dịch với các mức độ kiểm soát khác nhau. Kể cả có chuẩn bị kỹ, hầu như sức phục hồi cũng sẽ chậm.

Trong đợt dịch lần 4 này, hầu hết các cửa hàng buộc tạm đóng cửa để tuân thủ quy định chống dịch. Số lượng cửa hàng lớn, chi phí cố định rất cao. Ngoài chi phí cho mặt bằng, nhân viên, khoản chi cho nguyên vật liệu vẫn phải trả cho nhà cung cấp dù không sử dụng vì mọi thứ đã được đặt mua lên kế hoạch trước 2 quý. Nên việc mất cân đối dòng tiền là thử thách lớn cho cả hệ thống.

Theo Savills Việt Nam, kể từ đợt dịch bùng đại dịch Covid-19 vào cuối tháng 4, thị trường bán lẻ đã chứng kiến nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, trả mặt bằng hoặc thu hẹp mô hình kinh doanh. Tính đến quý 2/2021, tỷ lệ lấp đầy của các trung tâm thương mại, khối đế bán lẻ đạt 94%, giảm so với cùng quý năm trước.

Tìm cách vượt qua đại dịch

Theo đại diện của The Coffee House, đơn vị này sẽ mở lại toàn bộ số cửa hàng trên toàn quốc và thực hiện các dự định chuyển đổi mô hình phù hợp với tình hình Covid-19.

Ông cho rằng, cần tạo lại mối tương tác với khách hàng, khi khách chưa đến được cửa hàng thì chúng tôi cần kết nối với họ qua các kênh trực tuyến, để khách không quên mình. Nhìn về dài hạn, các chiến lược mở rộng, đưa cà phê Việt ra nước ngoài vẫn không thay đổi. 

Những mô hình giao hàng, bán mang đi, phục vụ tại nhà và văn phòng sẽ lên ngôi trong tình hình mới. Đi kèm với đó là sản phẩm, kênh bán và thiết kế chuỗi cung ứng phù hợp với mô hình mới này. Do đó, cần phải tư duy lại toàn bộ các cấu thành của mô hình kinh doanh để đáp ứng được sự dịch chuyển này. Các yếu tố về tính linh hoạt, tiện lợi, an toàn được đề cao.

Theo khảo sát của Bộ phận bán lẻ Savills Việt Nam vào tháng 7/2021, tỷ trọng doanh thu của kênh trực tuyến (online) so với tổng doanh thu của hãng trung bình tăng 1,5-2 lần so với trước Covid-19, thể hiện tiềm năng tăng trưởng doanh thu khổng lồ nên các hãng đều dốc sức đầu tư cho mảng này.

Đây cũng chính là sự chuyển hóa trong cung cách thị trường bán lẻ F&B Việt Nam giai đoạn hậu đại dịch, dự kiến là sân chơi của thương mại điện tử và hệ thống vận chuyển, giao nhận và hàng hóa chuẩn chỉnh.

Các hộ kinh doanh ăn uống vừa và nhỏ hoặc các tiểu thương khởi nghiệp ngành F&B hoàn toàn có thể tham gia vào thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Tiki, Facebook, Instagram,... để tận dụng lượng khách sẵn có khổng lồ trên sàn, tìm đúng đối tượng khách hàng mục tiêu của mình có nhu cầu ăn uống chuyên biệt hoặc phổ biến, tùy vào mục tiêu và định vị riêng của thương hiệu.

{keywords}
Được mở bán mang về, nhiều quán vẫn đóng cửa im lìm

Bà Trần Phạm Phương Quyên, Quản lý cho thuê mặt bằng bán lẻ, Savills Việt Nam nhấn mạnh: “Khi người tiêu dùng không trực tiếp đến cửa hàng được thì chất lượng sản phẩm, khâu giao nhận chu đáo và sức mạnh marketing truyền miệng mới có tác dụng lan tỏa, hiệu quả nhất.”

Ngoài ra, xu hướng thanh toán trả trước bằng ví điện tử hoặc thẻ cũng được phổ biến với tốc độ chóng mặt. 51% người tiêu dùng ở Việt Nam đã chuyển từ thanh toán tiền mặt sang thanh toán trả trước kể từ khi Covid-19 xuất hiện, theo khảo sát của YoGov tháng 6/2021.

Vì vậy, các hộ kinh doanh ăn uống cũng cần tìm hiểu và đầu tư sớm vào các kênh ví điện tử hoặc thẻ để tối đa hóa sự thuận tiện thanh toán cho khách hàng.

Để phục hồi và tiếp tục tăng trưởng thời gian tới, bà Quyên gợi ý các doanh nghiệp F&B cần hoạch định các chiến lược mở rộng cửa hàng phù hợp. Đầu tiên, lựa chọn địa điểm kỹ càng, nên xây dựng mạng lưới cửa hàng dàn trải tại nhiều quận, thành phố, địa phương để tối đa hóa sự tiếp cận đến càng nhiều khách hàng càng tốt, vừa cung cấp sự tiện lợi ăn uống ngay tại khu vực khách hàng ở, vừa bao phủ diện rộng cho mạng lưới vận chuyển và bán hàng mang đi (delivery) của hãng.

Đồng thời, thu gọn lại diện tích quán chỉ vừa đủ hợp lý để tránh lãng phí, ảnh hưởng đến lợi nhuận. Chi phí thuê mặt bằng tối đa chỉ 10-16% doanh thu để duy trì hiệu quả cửa hàng. Hơn nữa, cần tinh gọn bộ máy và chi phí hoạt động của quán.

Cuối cùng, tập trung nguồn lực và phần tài chính tiết kiệm được để đầu tư và nuôi dưỡng hệ thống phân phối và kênh giao nhận hiệu quả, chăm chút vào các thông điệp marketing online, chăm sóc giá trị tinh thần và trải nghiệm của khách hàng tại nhà đối với sản phẩm của mình.

Duy Anh

Nghỉ 3 tháng, được phép mà chưa dám mở bán, chủ quán tiết lộ lý do

Nghỉ 3 tháng, được phép mà chưa dám mở bán, chủ quán tiết lộ lý do

Trong khi nhiều hàng quán ở Hà Nội đang cấp tập chuẩn bị mở bán trở lại thì rất nhiều cơ sở khác cửa đóng then cài, im lìm. 

Quy định mới về bán hàng online

Người bán hàng online phải cung cấp những thông tin về hàng hóa trên website để khách hàng có thể xác định chính xác các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ, nhằm tránh sự hiểu nhầm khi quyết định việc đề nghị giao kết hợp đồng.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 85/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử.

Theo quy định mới, với hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu trên website, người bán phải cung cấp những thông tin để khách hàng có thể xác định chính xác các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ nhằm tránh sự hiểu nhầm khi quyết định việc đề nghị giao kết hợp đồng.

Cụ thể, thông tin về hàng hóa công bố trên website phải bao gồm các nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật về nhãn hàng hóa, trừ các thông tin có tính chất riêng biệt theo sản phẩm, như năm, tháng, ngày sản xuất; hạn sử dụng; số lô sản xuất; số khung, số máy.

{keywords}

Bên cạnh đó, người bán hàng hóa, dịch vụ phải đáp ứng điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện phải công bố số, ngày cấp và nơi cấp giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện, văn bản xác nhận, hoặc các hình thức văn bản khác theo quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh của ngành, nghề đó.

Nghị định mới cũng quy định các hình thức hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử gồm: cho phép người tham gia được mở các gian hàng để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ; cho phép người tham gia được mở tài khoản để thực hiện quá trình giao kết hợp đồng với khách hàng; website có chuyên mục mua bán, trên đó cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ; mạng xã hội có một trong các hình thức hoạt động quy định trên và người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp trả phí cho việc thực hiện các hoạt động đó.

Ngoài ra, nghị định mới cũng bổ sung trách nhiệm của thương nhân và tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử. Theo đó, đối với các sàn giao dịch thương mại điện tử có chức năng đặt hàng trực tuyến, thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử có phải chỉ định đầu mối tiếp nhận yêu cầu và cung cấp thông tin trực tuyến cho cơ quan quản lý nhà nước về các đối tượng có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Đầu mối được chỉ định có trách nhiệm cung cấp thông tin trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm tiếp nhận yêu cầu để kịp thời phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo. 

Song song đó, đầu mối phải đại diện cho người bán nước ngoài trên sàn giao dịch thương mại điện tử giải quyết các khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến hàng hóa, dịch vụ do thương nhân nước ngoài cung cấp và có trách nhiệm thông báo nghĩa vụ thuế của người bán nước ngoài khi tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Đầu mối cũng là người tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của người tiêu dùng trong trường hợp một giao dịch thực hiện trên sàn giao dịch thương mại điện tử có nhiều hơn 2 bên tham gia; lưu trữ thông tin về các giao dịch đặt hàng được thực hiện trên sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định của pháp luật về kế toán; liên đới bồi thường thiệt hại trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ quy định tại các khoản 8, khoản 9 Điều 36 mà gây thiệt hại. 

Anh Tuấn

Thủ đoạn lừa đảo nhằm vào người bán hàng online

Thủ đoạn lừa đảo nhằm vào người bán hàng online

Thời gian vừa qua, qua công tác nắm tình hình lực lượng Công an phát hiện một thủ đoạn mới của các đối tượng phạm tội nhằm chiếm đoạt tài sản của người bán hàng online, và các hộ kinh doanh vừa và nhỏ.

Hưng Yên loay hoay tìm cách xuất khẩu đặc sản tiến vua

Nhãn lồng Hưng Yên với thương hiệu "đặc sản tiến vua" từ lâu đã rất nổi tiếng. Tuy nhiên, làm thế nào để khẳng định vị thế cho cây nhãn trong thời kỳ kinh tế số, Hưng Yên vẫn loay hoay tìm hướng đi. 

Xúc tiến chưa đủ, chưa trúng

Từ năm 2017 đến nay, nhiều hoạt động xúc tiến tiêu thụ nhãn của tỉnh Hưng Yên được tổ chức nhằm tạo cơ hội để nhà vườn và doanh nghiệp gặp nhau, người sản xuất có cơ hội tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ.

Tuy nhiên, theo một số thành viên Hội nhãn lồng Hưng Yên, hoạt động này thường chỉ thấy những gương mặt nhà vườn quen thuộc, nhất là một số hộ trồng nhãn có tên tuổi ở TP. Hưng Yên, vốn có nhiều lợi thế ở ngay thủ phủ của tỉnh. Còn rất nhiều nhà vườn ở các huyện như Phù Cừ, Ân Thi, Tiên Lữ, Khoái Châu... vẫn chưa được biết đến.

Tại các vùng nhãn Hưng Yên, giá bán nhãn cũng có sự chênh lệch dù sản phẩm chất lượng như nhau. Cụ thể, cùng một giống nhãn, nhưng giá bán tại vườn của một số hộ có tên tuổi ở TP. Hưng Yên vẫn cao hơn từ 20-30% so với người trồng nhãn các vùng khác. Ở các địa phương này, giống nhãn ngon có giá bán không cao hơn nhãn đại trà.

{keywords}
Việc quảng bá, xúc tiến mới tập trung ở một số hộ trồng nhãn có tên tuổi ở TP. Hưng Yên

Bà Trần Thị Bắc, Hợp tác xã nhãn lồng Nễ Châu, xã Hồng Nam, cho hay, gần 10 năm nay, lãnh đạo TP. Hưng Yên đã cùng các xã viên vào tận TP.HCM và các tỉnh phía Nam, ra Thủ đô Hà Nội để chào hàng, tìm kiếm thị trường, kết nối tiêu thụ với các doanh nghiệp kinh doanh nông sản lớn. Trên cơ sở những gì thành phố đã có, sản phẩm nhãn lồng Hồng Nam được biết đến nhiều hơn, nên đầu ra ổn định và giá tốt. 

Theo các chủ vườn nhãn ở TP. Hưng Yên, giống nhãn cùi ngon giá cao vượt trội ở tỉnh không nhiều, chỉ chiếm khoảng 10%; nhãn đường phèn thì càng hiếm, không đến 1%, vì là giống cây khó tính, năng suất không ổn định.

Những người có thâm niên trồng nhãn ở Hưng Yên cho biết, để bán được giá tốt, các nhà vườn cần loại bỏ các giống đại trà, thay bằng một vài giống nhãn ngon, thâm canh theo hướng VietGap và rải vụ.

Các hoạt động xúc tiến thương mại dù mở ra nhiều cơ hội tốt, nhưng lượng nhãn tiêu thụ ở mức khiêm tốn. Sau hội nghị kết nối xúc tiến tiêu thụ nhãn năm 2021, được tổ chức tại TP. Hưng Yên, HTX nhãn Quảng Châu bán được 3 tấn quả tươi; HTX cây ăn quả Quyết Thắng lần đầu tiên xuất khẩu được gần 3 tấn sang thị trường EU và Vương quốc Anh.

Các doanh nghiệp đánh giá, năm nay do dịch bệnh nên việc tiêu thụ nhãn vô cùng khó. Thị trường chính của nhãn lồng Hưng Yên là Hà Nội, Quảng Ninh, Lạng Sơn, TP.HCM và các tỉnh thành phía Nam,... nhưng các địa phương đều thực hiện giãn cách xã hội, quả nhãn không vận chuyển đi tiêu thụ được. Phần khác, khi doanh nghiệp cần số lượng lớn thì nhiều hợp tác xã không đáp ứng được, do chất lượng không đồng đều với nhiều loại khác nhau.

{keywords}
Hưng Yên loay hoay tìm chỗ đứng cho đặc sản tiến vua

Loay hoay tìm hướng xuất khẩu

Hưng Yên hiện có 15 vùng trồng nhãn xuất khẩu, trong đó có hai vùng trồng nhãn được cấp mã số xuất khẩu sang thị trường Mỹ tại xã Hồng Nam (TP. Hưng Yên) và xã Hàm Tử (huyện Khoái Châu); 13 vùng được cấp mã số xuất khẩu sang Trung Quốc; 4 khu vực đã được cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý gồm: TP. Hưng Yên và các huyện Khoái Châu, Kim Động, Tiên Lữ.

HTX nhãn lồng Hồng Nam từ năm 2015 đã có 10 ha của một số hộ được cấp mã thẻ xuất khẩu sang thị trường Mỹ, nhưng mới chỉ xuất duy nhất lần đầu được hơn 1 tấn quả tươi, từ đó đến nay không thêm được đợt nào nữa. Còn thị trường Trung Quốc, một số bà con bán cho các thương lái chủ yếu xuất theo đường tiểu ngạch, số lượng không nhiều vì trùng thời vụ; giá cũng không cao hơn so với bán trong nước.

Ông Vũ Ngọc Cảnh, Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp hữu cơ Fusa Hải Dương, cho hay, đầu vụ, công ty dự kiến mua 60 tấn nhãn xuất khẩu sang thị trường EU và Vương quốc Anh, nhưng sau đó chỉ mua được gần 20 tấn. Một phần do dịch bệnh, phần khác do một số yếu tố không đáp ứng về tiêu chuẩn, sản lượng không đủ...

Khi cần số lượng lớn, DN phối hợp với Trung tâm Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản thuộc Sở NN-PTNT tỉnh đi xét nghiệm, nhưng nhiều mẫu ở một số vườn không đạt nên đành chịu, ông nói.

{keywords}
Loay hoay tìm chỗ đứng cho đặc sản tiến vua

Ông Cảnh và đại diện nhiều doanh nghiệp đánh giá, nhãn Hưng Yên chất lượng ngon, nhưng không đồng đều về giống, mẫu mã, diện tích không lớn và phân tán nhỏ lẻ; công đoạn sơ chế, bảo quản còn hạn chế, thiếu hệ thống kho lạnh nên khó khăn cho các doanh nghiệp khi cần lượng hàng lớn.

Giám đốc một HTX trồng nhãn ở Hưng Yên lý giải, nhãn quả tươi rất khó xuất khẩu, bởi lượng đường cao, dễ nứt vỏ, khó bảo quản hơn các loại quả khác. Cần có công nghệ nano xử lý mã vỏ từ lúc quả non, khi thu hoạch không bị nứt rụng, không phải sơ chế. Các giống phù hợp cho xuất khẩu phải có vỏ dày, cùi giòn như T6, T2, Hương Chi...

“Để nhãn xuất khẩu được, cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các nhà khoa học, doanh nghiệp, quản lý, nhà vườn. Cần có sự phối kết hợp ngay từ khi nhãn ra hoa đậu quả đến khi thu hoạch, có sự đầu tư về kỹ thuật thâm canh theo nhu cầu của từng thị trường, có ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Cần có kho sơ chế, bảo quản sau thu hoạch để thuận tiện cho các doanh nghiệp về thu mua. Hiện nay, các yếu tố này còn hạn chế nên để xuất khẩu với số lượng lớn là khó” - ông Trần Văn Mý, Giám đốc HTX cây ăn quả Quyết Thắng, nhấn mạnh.

Người trồng nhãn than phiền mất mùa, thất thu thì trong báo cáo về tình hình sản xuất nhãn năm nay, công bố tại hội nghị Kết nối cung cầu xúc tiến tiêu thụ nhãn và nông sản tỉnh Hưng Yên năm 2021, diễn ra ngày 15/7, lại khẳng định, toàn tỉnh có 4.500 ha nhãn cho thu hoạch, tỷ lệ ra hoa đạt trên 98%, tỷ lệ đậu quả đạt 80-85%; sản lượng ước đạt từ 50.000-55.000 tấn, cao hơn 15-20% so với năm 2020.

Ngày 19/8, UBND tỉnh Hưng Yên phát động toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các cơ quan địa phương tiêu thụ giúp bà con vùng nhãn, mỗi người mua 10 kg. Thời điểm đó, Hưng Yên vẫn còn gần 24.000 tấn (chiếm 48% sản lượng) chưa tiêu thụ.

Chưa bao giờ buồn như năm nay: Nhãn Hưng Yên mất mùa, giá rẻ hơn rau

Chưa bao giờ buồn như năm nay: Nhãn Hưng Yên mất mùa, giá rẻ hơn rau

Vụ thu hoạch nhãn ở Hưng Yên sắp kết thúc, người trồng nhãn vẫn chưa hết ngậm ngùi vì vụ này không những mất mùa lại thêm rớt giá, khó tiêu thụ. Lượng quả tươi giảm từ 30-60%, có nơi mất đến hơn 80%, thậm chí mất trắng. 

Thái Bình 

Giá vàng hôm nay 1/10: Bật tăng từ đáy, đổ xô mua trả hàng bán khống

Giá vàng hôm nay 1/10 trên thị trường quốc tế tăng bật trở lại từ đáy 6 tuần sau khi sức cầu bắt đáy khiến cho nhiều người bán khống buộc phải mua vào để tránh thua lỗ nặng.

Giá vàng trong nước

Kết thúc phiên giao dịch 30/9, giá vàng 9999 trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji và SJC niêm yết theo thứ tự mua vào và bán ra như sau:

Doji Hà Nội:  56,55 triệu đồng/lượng -  57,50 triệu đồng/lượng

SJC Hà Nội: 56,25 triệu đồng/lượng - 56,87 triệu đồng/lượng

Doji TP.HCM: 56,70 triệu đồng/lượng -  57,58 triệu đồng/lượng

SJC TP.HCM: 56,25 triệu đồng/lượng - 56,88 triệu đồng/lượng

Giá vàng quốc tế

Đêm 30/9 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.748 USD/ounce. Vàng giao tháng 12 trên sàn Comex New York ở mức 1.747 USD/ounce.

Giá vàng thế giới đêm 30/9 thấp hơn khoảng 7,8% (147 USD/ounce) so với đầu năm 2021. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 49,5 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn khoảng 7,6 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước tính tới cuối giờ chiều phiên 29/9.

Giá vàng trên thị trường quốc tế tăng bật trở lại từ đáy 6 tuần sau khi sức cầu bắt đáy khiến cho nhiều người bán khống buộc phải mua vào để tránh thua lỗ nặng.

Tuy nhiên, một đồng USD tăng mạnh gần đây và hiện đang ở mức cao nhất trong 12 tháng đã khiến vàng không thể bứt phá mạnh như kỳ vọng của nhiều người sau cú lao dốc trước đó.

Đồng USD tăng trong bối cảnh giới đầu tư tìm đến đồng tiền này giữa lúc nước Mỹ đang đối mặt với khủng hoảng kép, liên quan tới vấn đề trần nợ công và đại dịch Covid-19 vẫn khiến nền kinh tế gặp khó.

Đồng bạc xanh tăng so với nhiều đồng tiền chủ chốt khác, trong đó có Nhân dân tệ của Trung Quốc.

gia-vang-hom-nay-01-10-2021-bat-tang-manh
Giá vàng hôm nay 1/10: tăng mạnh.

Theo chính quyền Bắc Kinh, chỉ số nhà quản lý mua hàng sản xuất chính thức (PMI) của Trung Quốc đã giảm xuống 49,6 điểm trong tháng 9 từ mức 50,1 trong tháng 8. Đây là lần đầu tiên sau 18 tháng, chỉ số sản xuất giảm xuống dưới 50 điểm.

Trong khi đó, theo Reuters, tập đoàn bất động sản khổng lồ của Trung Quốc Evergrande đã không thể thanh toán nợ cho các chủ sở hữu trái phiếu nước ngoài trong tháng này.

Dự báo giá vàng

Mặc dù tăng nhanh trở lại nhờ lực cầu bắt đáy và short covering, mặt hàng kim loại quý vẫn chịu áp lực từ một đồng USD mạnh lên từng ngày. Việc USD liên tục tăng mạnh khiến cho vàng trở nên kém hấp dẫn.

Theo Commerzbank, các nhà đầu tư có vẻ tin rằng Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất sớm hơn so với dự định trong năm 2023 như trước đó.

bieu-do-bien-dong-gia-vang-the-gioi-truoc-ngay-01-10-2021
Biến động giá vàng thế giới.

Hơn thế, xu hướng bán tháo của quỹ lớn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Giới đầu tư hiện cũng tính tới tác động về khả năng có một sự thay đổi lớn về nhân sự Fed. Chủ tịch Fed Dallas Robert Kaplan cho biết ông sẽ nghỉ hưu vào ngày 8/10 và Chủ tịch Fed Boston, Eric Rosengren cho biết ông sẽ nghỉ hưu vào ngày 30/9.

Trong cuộc họp Ủy ban thị trường mở của Fed (FOMC) tháng 11 sẽ có 6 ghế trống trong tổng số 19 ghế. Việc từ chức của các lãnh đạo Fed cũng diễn ra khi Fed tìm cách thay đổi chính sách tiền tệ của mình.

Nhiều khả năng Fed sẽ công bố kế hoạch giảm lượng mua trái phiếu hàng tháng tại cuộc họp chính sách tiền tệ vào tháng 11. Dự kiến, quá trình giảm dần sẽ bắt đầu vào tháng 12 và kết thúc vào giữa năm 2022.

V. Minh