Thứ Hai, 29 tháng 3, 2021

Các thương hiệu bán lẻ đổ xô vào TTTM sau đại dịch

Trung tâm thương mại (TTTM) được đánh giá sẽ bứt tốc bởi sự “đổ bộ” của các thương hiệu trong nước và quốc tế, cùng sức bật trong nhu cầu tiêu dùng khi tình hình phòng chống dịch bệnh có những tín hiệu khả quan.

Với những kết quả khả quan từ công tác phòng chống dịch, Việt Nam bắt đầu tiêm vắc xin phòng Coivd-19… nền kinh tế được các chuyên gia kỳ vọng phục hồi phục nhanh chóng trong năm 2021, kéo theo đó là sự nhộn nhịp của các TTTM.

Tỷ lệ lấp đầy TTTM đạt mức cao

Bán lẻ là một trong những mảng hoạt động bị ảnh hưởng lớn trong đại dịch Covid-19 bởi yêu cầu giãn cách, sự hạn chế tập trung đông người… Tuy vậy, lĩnh vực này đã có sự linh hoạt, điều chỉnh nhanh chóng để “trụ vững” qua “cơn bão Covid-19”. Bên cạnh sự “lên ngôi” của các hoạt động mua sắm trực tuyến, bán lẻ tại TTTM được các chuyên gia đánh giá vẫn giàu sức hút trong giai đoạn bình thường mới. Báo cáo của Savills Việt Nam cho biết, kết thúc năm 2020, công suất của các trung tâm thương mại và cửa hàng bách hóa đều duy trì ổn định ở mức 95 - 98%. 

{keywords}
Thương hiệu thời trang Nhật Bản Uniqlo liên tục khai trương cửa hàng mới, đều nằm trong các TTTM 

Đánh giá từ Colliers International Vietnam cũng cho biết, tỷ lệ lấp đầy tại các TTTM lớn tại Việt Nam vẫn cao dù tình hình đại dịch. Đặc biệt, báo cáo đã ghi nhận hàng loạt thương hiệu quốc tế như: Uniqlo, Fila, H&M, Watsons, Haidilao Hot Pot… vẫn tiếp tục mở rộng hệ thống cửa hàng trong năm 2020, với hầu hết sự tập trung vào hệ thống TTTM lớn nhất Việt Nam hiện nay là Vincom. Theo đó, hãng thời trang Nhật Bản Uniqlo sẽ tiếp tục khai trương cửa hàng mới tại Vincom Phan Văn Trị (TP. HCM) vào ngày 21/04/2021. Colliers dự báo tích cực rằng: trong năm 2021, tỷ lệ lấp đầy sẽ tăng khoảng 1,2% so với năm 2020.

Bên cạnh những số liệu khả quan về tỷ lệ lấp đầy, giá thuê mặt bằng bán lẻ cũng được CBRE nhận định là “ổn định, đặc biệt ở các khu vực trung tâm TP Hà Nội và TP.HCM”. Tổng nguồn cung lũy kế của thị trường tăng nhẹ dù với tốc độ chậm hơn so với các năm trước, trong đó, nổi bật có dự án Vincom Mega Mall Ocean Park (Hà Nội) khai trương cuối năm 2020, đã tạo động lực tích cực cho thị trường. Đây không chỉ là điểm đến của người dân Thủ đô và khu vực lân cận, mà còn ghi dấu sự mở rộng của nhiều thương hiệu trong các lĩnh vực như: ăn uống, café, thời trang… Những điều này tạo bước đà để thị trường “bùng nổ” trong năm 2021, khi dịch được kiểm soát.  

{keywords}

Vincom Mega Mall Ocean Park quy tụ nhiều thương hiệu quốc tế, thu hút gần 80.000 lượt khách chỉ trong 3 ngày đầu khai trương 

Nhiều chuyên gia cho biết, những kết quả và kỳ vọng khả quan này không hề ngoài dự đoán khi trong giai đoạn dịch khó khăn, các TTTM đã chứng minh được uy tín, lợi thế vượt trội khi vừa đáp ứng được nhu cầu mua sắm cho người tiêu dùng, vừa có nhiều chính sách đồng hành hữu ích cho doanh nghiệp thuê mặt bằng.

Xu hướng mua sắm “all-in-one” ở TTTM

Các chuyên gia đánh giá, mặt bằng bán lẻ TTTM đã khẳng định vai trò mới sau dịch Covid-19 khi vượt các cửa hàng mặt phố, trở thành xu hướng của bán lẻ hậu dịch bệnh.

Từ phía người tiêu dùng, đại dịch tạo ra thói quen mới khi khách hàng ưu tiên đến các TTTM để được đáp ứng nhiều nhu cầu tại một điểm đến như: mua sắm, ăn uống, vui chơi giải trí... Bên cạnh đó, TTTM cũng đem đến sự an tâm cho khách hàng khi luôn triển khai các biện pháp phòng chống dịch, đảm bảo không gian mua sắm an toàn, sạch sẽ, văn minh. 

{keywords}

Hệ thống TTTM Vincom thắt chặt các biện pháp phòng chống dịch 

Đối với các doanh nghiệp bán lẻ, lợi thế của mặt bằng TTTM thể hiện rõ rệt, đã được minh chứng bằng “dòng chảy” của các cửa hàng mặt phố vào điểm đến “all-in-one” này. Với việc “buôn có bạn, bán có phường”, TTTM là nơi tập hợp đa dạng các ngành hàng: từ mua sắm, ẩm thực cho tới vui chơi giải trí. Từ đó, giúp các doanh nghiệp bán lẻ chia sẻ lợi thế cộng hưởng từ các thương hiệu thuộc ngành hàng khác, tiếp cận được lượng khách hàng ổn định. Ngoài ra, sự đồng hành, hỗ trợ từ chủ đầu tư các TTTM với các khách thuê cũng phần nào giúp các thương hiệu bán lẻ vượt qua giai đoạn khó khăn.

Hiện nay, các TTTM lớn cũng liên tiếp tổ chức chương trình ưu đãi, với sự tham gia của cả đông đảo thương hiệu, cùng “hâm nóng” thị trường. Các chương trình kích cầu sau các giai đoạn giãn cách như: Red Sale, Black Friday, Giáng sinh, Tết Nguyên đán… đã ghi nhận hàng nghìn lượt mua sắm tại các TTTM Vincom, chứng minh lợi thế cộng hưởng vượt trội của nơi đây.

{keywords}
Mô hình TTTM được các chuyên gia đánh giá sẽ trở thành xu hướng tất yếu sau đại dịch Covid-19, khi người tiêu dùng ưu tiên các điểm đến “all-in-one” 

Ngoài ra, CBRE cho biết, người tiêu dùng hiện nay không chỉ quan tâm hơn đến tính bền vững và sức khỏe trong mua sắm, mà còn sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn dành cho các trải nghiệm trong tiêu dùng. Xu hướng này sẽ thúc đẩy các nhu cầu khác ngoài mua sắm như: hoạt động cộng đồng, nghệ thuật, trải nghiệm cảnh quan mới lạ… mà các mô hình TTTM như hệ thống Vincom có thể dễ dàng tích hợp.

Minh Tuấn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét