Thứ Tư, 31 tháng 3, 2021

Dòng tiền như lũ, chứng khoán lên đỉnh lịch sử

Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục sôi động và hút một tiền rất lớn trong nhiều tháng gần đây. Chỉ số VN-Index sáng 1/4 chính thức vượt đỉnh lịch sử năm 2018 lên mức cao nhất mọi thời đại.

Sáng 1/4, dòng tiền tiếp tục ồ ạt đổ vào cổ phiếu nhiều nhóm ngành trong đó có nhóm tiêu dùng, sắt thép, tài chính, dầu khí, ngân hàng…

Các cổ phiếu đồng loạt tăng giá với những mã lớn bứt phá giúp thị trường đi lên. Chỉ số VN-Index tăng thêm 19,5 điểm lên đỉnh cao lịch sử mới: 1.210,94 điểm, cao hơn so với đỉnh lịch sử 1.204,33 điểm được thiết lập vào ngày 9/4/2018.

Vingroup (VIC) của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm 3.400 đồng lên 121.300 đồng/cp; Vinhomes (VHM) cũng của tỷ phú Vượng tăng 1.900 đồng lên 99.200 đồng/cp; Chứng khoán Sài Gòn (SSI) tăng 1.950 đồng lên 33.700 đồng/cp; Vinamilk (VNM) tăng 1.900 đồng vượt ngưỡng 100.000 đồng/cp.

Một số cổ phiếu ngân hàng, sắt thép và bất động sản cũng tăng khá ấn tượng. VPBank (VPB) tăng 1.200 đồng lên 45.850 đồng/cp; Hòa Phát (HPG) tăng 1.400 đồng lên 48.200 đồng/cp; Novaland (NVL) tăng 1.900 đồng lên 82.400 đồng/cp…

Nhóm cổ phiếu ngân hàng sau nhiều phiên tăng mạnh vẫn giữ được sức cầu rất lớn. Cổ phiếu Sacombank (STB) ghi nhận hơn 25 triệu đơn vị được chuyển nhượng trong buổi sáng 1/4. Trên sàn Hà Nội (HNX), cổ phiếu SHB của Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội cũng ghi nhận gần 6 triệu cổ phần được giao dịch.

{keywords}
Các cổ phiếu blue-chips là trụ cột giúp VN-Index lên đỉnh lịch sử.

Theo CTCK MBS, thị trường với sự dẫn dắt rất mạnh mẽ từ nhóm bluechip là tín hiệu tích cực giúp VN-Index vượt qua kháng cự 1.200 điểm. Bên cạnh đó, thanh khoản cao cũng là một yếu tố hỗ trợ mạnh. Theo MBS, các mã vốn hóa lớn tích lũy dài thời gian qua đang nhập cuộc mạnh mẽ sẽ là yếu tố để thị trường trông đợi cho lần vượt cản này.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục được kỳ vọng sẽ dẫn dắt thị trường đi lên cho dù suy giảm trong phiên đầu tháng do đã tăng rất mạnh trong các phiên trước đó. Số lượng các tài khoản cá nhân mở mới tăng rất mạnh giúp dòng tiền đổ vào chứng khoán ngày một mạnh.

Bên cạnh đó, những giải pháp giải quyết vấn đề tắc nghẽn lệnh trên sàn chứng khoán TP.HCM (HOSE) dường như đã có những tác dụng nhất định. Tình trạng nghẽn không thấy xảy ra trong phiên sáng. Dòng tiền đổ vào đã giúp cổ phiếu nhiều ngành đi lên.

Hiện, nhiều ngành nghề được cho là có tiềm năng trong thời gian tới.  Đó là các cổ phiếu ngân hàng với tình trạng nợ xấu được cải thiện, thu nhập ngoài tín dụng tăng khá ấn tượng. Cổ phiếu ngành chứng khoán hưởng lợi từ giao dịch bùng nổ trong thời gian qua.

Cổ phiếu ngành xây dựng hạ tầng, vật liệu xây dựng cũng được cho là có tương lai tươi sáng nhờ dòng tiền đầu tư công từ chính phủ. Trong khi đó, ngành thép với những mã như HPG, HSG, NKG… được hưởng lợi từ giá thép tăng.

M. Hà

Dịch vụ bảo dưỡng điều hòa hốt bạc

Hà Nội dần bước vào mùa nắng nóng, nhưng trước đó nhiều ngày, dịch vụ bảo dưỡng điều hòa đã rầm rộ hút khách, hốt bạc.

Theo khảo sát, tại các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa điều hòa ở Hà Nội, nhu cầu của khách hàng đang tăng lên từng ngày. Anh Hoàng Khương, thợ điện lạnh tại một chuỗi siêu thị điện máy lớn cho biết dù mới bắt đầu vào mùa nhưng anh đã phải tăng ca đến 20h mỗi ngày, do đông khách.

Anh Huy (Bảo dưỡng Bách Khoa) cũng cho biết cơ sở của anh đang lên kế hoạch về việc tăng thêm thợ để phục vụ nhu cầu ngày một tăng của khách hàng. Anh Huy nhận định, lượng khách sẽ còn tăng nữa, thậm chí là quá tải trong thời gian tới cho đến mùa hè. “Rất ít khách hàng chủ động kiểm tra chất lượng điều hòa nhà mình. Thường là vào mùa nóng, bật điều hoà lên mà không mát thì khách mới bắt đầu tìm đến dịch vụ bảo dưỡng. Đến lúc đó, các cơ sở dịch vụ mới thực sự bận rộn”, anh Huy nói.

{keywords}
Dịch vụ bảo dưỡng điều hòa bắt đầu vào mùa hốt bạc. (Ảnh minh họa)

Hiện nay, mức giá bảo dưỡng điều hoà trên địa bàn Hà Nội vào khoảng 150.000 đồng/máy đối với máy lẻ. Còn đối với các công ty, nhà xưởng, văn phòng có số lượng điều hoà nhiệt độ lớn thì chi phí này có thể rẻ hơn. Tuy nhiên, chi phí này chỉ bao gồm công thợ, phí vệ sinh (ngoại trừ phí bơm gas nếu có).

Trong khi đó, với những sản phẩm bị lỗi hay chất lượng kém thì chi phí phát sinh cao hơn gấp nhiều lần. Một nhân viên bảo dưỡng điều hòa thừa nhận thường thì rất hiếm khi chỉ bảo dưỡng thôi mà sẽ kèm theo sửa chữa, do đó giá tiền cho một đơn hàng thường lên đến hàng trăm, thậm chí là tiền triệu. "Sản phẩm điều hòa chỉ cần lâu không sử dụng cũng dễ sinh ra hỏng hóc, trục trặc, đơn giản nhất là hết gas. Quá trình bảo dưỡng, phần lớn điều hòa đều phải bơm gas và sửa chữa vài chi tiết. Số tiền khách phải trả vì thế cũng tăng theo", anh này nói.

Là một người có 15 năm kinh nghiệm trong nghề, anh Bình - người cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, bảo trì điều hòa không khí thông qua ứng dụng Ong thợ - cho biết, dù mang lại nhiều tiện lợi nhưng dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa điều hòa cũng có nhiều mánh khóe mà nhân viên thường sử dụng để “móc túi” khách hàng.

Ví dụ như trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng, nhân viên có thể đánh tráo thiết bị, linh kiện hoặc kiểm tra hời hợt, qua loa để nói khống linh kiện hỏng hóc, buộc phải thay thế. Bằng cách này, thợ sửa điều hòa có thể ăn gian chiều dài dây nối, ống dẫn đồng...để thu lợi. Hay việc bơm thêm gas cũng là trường hợp gian lận phổ biến của nhiều thợ sửa điều hòa. Gas của máy điều hòa sẽ còn hoặc hết toàn bộ chứ không phải hao hụt cần bơm thêm như nhiều thợ giải thích. Khi gas bị xì hết, thợ cần tìm và xử lý mối gây rò rỉ, sau đó nạp lại gas.

Anh Bình đưa ra lời khuyên cho người tiêu dùng khi sử dụng dịch vụ, nên theo dõi trực tiếp trong lúc thợ sửa chữa và xem kỹ các chỉ số trên giấy tờ cũng như công việc thực tế.

{keywords}
Vệ sinh cục nóng điều hoà.

Khách hàng nếu nhận được đề xuất của thợ sửa chữa về việc thay ống đồng nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình truyền gas với lý do ống đồng xuống cấp, nứt, gãy thì nên cảnh giác. “Nếu điều hoà mới lắp được khoảng vài ba năm thì đề xuất này khả năng cao là một trong những mánh khóe của thợ sửa chữa nhằm thu thêm phí dịch vụ cũng như được hưởng lợi từ những đoạn dây đồng được thay thế”, anh Bình nói.

Cũng theo anh Bình, khách không nên để đến lúc cao điểm mới sửa chữa. Điều này không chỉ khiến các cơ sở bảo dưỡng trở nên quá tải và từ đó dễ dàng đẩy tăng lên.

(Theo VTC News)

Treo quảng cáo ở cột điện bị phạt

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo.

Theo Nghị định, đối với các vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo, hình thức xử phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền và đình chỉ hoạt động có thời hạn. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có mức phạt khác nhau.

Nhưng mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa là 50 triệu đồng đối với cá nhân và 100 triệu đồng đối với tổ chức. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản cáo là 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức.

Cụ thể, Nghị định quy định biểu diễn nghệ thuật mà thực hiện hành vi không phù hợp với văn hóa truyền thống, lứa tuổi, giới tính theo quy định của pháp luật bị phạt tiền từ 25 - 30 triệu đồng.

{keywords}
Ảnh: Dân Trí.

Mức phạt trên cũng áp dụng đối với hành vi tổ chức thi người đẹp và người mẫu mà không có văn bản chấp thuận.

Phạt tới 3 triệu đồng nếu bán vé tham dự lễ hội

Về tổ chức lễ hội, Nghị định quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200 - 500 nghìn đồng đối với một trong các hành vi sau: Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định; nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội; mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.

Phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng nếu bán vé, thu tiền tham dự lễ hội; không có nhà vệ sinh hoặc có nhà vệ sinh nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định trong khu vực lễ hội, di tích…

Quảng cáo thuốc lá, rượu từ 15 độ trở lên bị phạt tới 70 triệu đồng

Về lĩnh vực quảng cáo, Nghị định quy định phạt tiền từ 50 - 70 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: 1- Quảng cáo thuốc lá; 2- Quảng cáo rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên; 3- Quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi; thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo; 4- Quảng cáo thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc; thuốc không còn thời hạn đăng ký lưu hành; 5- Quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác.

Đối với hành vi treo đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 3, điểm b khoản 5 và điểm b khoản 8 Điều 12 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt bị phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng.

Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định phạt tiền từ 15 - 20 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thiếu nội dung về phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

Phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Quảng cáo việc chẩn đoán, lựa chọn giới tính phôi, thai nhi; quảng cáo, môi giới việc hiến, nhận bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại.

(Theo VTV)

Thủ thuật kinh doanh của nhà hàng

Bước vào các nhà hàng chúng ta đều có tâm lý muốn được ăn một bữa ngon miệng, thoải mái, được phục vụ chu đáo. 

Nắm bắt được điều đó, các nhà hàng đã có những thủ thuật để đánh vào tâm lý của thực khách, khiến bạn tự muốn gọi đồ nhiều hơn.

1. Đặc tả từng món

10 thủ thuật của nhà hàng khiến khách gọi món nhiều hơn trong vô thức, chỉ đến khi nhìn hóa đơn mới ngỡ ngàng - Ảnh 1.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc mô tả chi tiết và hấp dẫn về món ăn có thể giúp nhà hàng tăng đến 27% doanh thu. Ví dụ, một vài nhà hàng sẽ mô tả món bò bít tết ăn kèm khoai tây chiên bằng tên gọi sang trọng hơn như "thăn bò thượng hạng ăn kèm khoai tây chiên thái tay".

2. Không lắp gương ở không gian chính

10 thủ thuật của nhà hàng khiến khách gọi món nhiều hơn trong vô thức, chỉ đến khi nhìn hóa đơn mới ngỡ ngàng - Ảnh 2.

Đa phần các nhà hàng đều không lắp gương ở không gian chính. Điều này dựa theo một nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi con người nhìn thấy chính mình trong gương thì sẽ… bớt muốn ăn lại.

3. Để thực khách ngửi thấy mùi thơm của món ăn trong bếp

10 thủ thuật của nhà hàng khiến khách gọi món nhiều hơn trong vô thức, chỉ đến khi nhìn hóa đơn mới ngỡ ngàng - Ảnh 3.

Ai cũng sẽ có xu hướng thèm ăn hơn khi ngửi thấy mùi thơm từ đồ ăn, nhất là thức ăn nóng. Vì thế, nhiều nhà hàng tìm cách để thực khách có thể ngửi thấy mùi thơm của món ăn trong bếp, thậm chí, được tận mục sở thị quy trình chế biến và hình ảnh thành phẩm.

Đó là lý do vì sao, những cơ sở ăn uống có không gian rộng thường ưu tiên thiết kế bếp mở để phục vụ.

4. Thủ thuật với thực đơn

10 thủ thuật của nhà hàng khiến khách gọi món nhiều hơn trong vô thức, chỉ đến khi nhìn hóa đơn mới ngỡ ngàng - Ảnh 4.

Khi nhìn thoáng qua thực đơn, khách hàng thường chọn những gì họ đã có ý định ăn trước khi bước vào nhà hàng. Thế nhưng, một số nhà hàng có những thủ thuật để khiến khách thay đổi ý định: Những món ăn đắt hơn (hoặc nhà hàng muốn bán hơn) có thể được giới thiệu đầu tiên hoặc làm nổi bật hơn. Họ cũng niêm yết giá nhưng không có ký hiệu tiền (đôla, đồng) khiến nhiều khách bỏ qua việc nhìn giá khi gọi món.

5. In hình ảnh món ăn lên thực đơn

10 thủ thuật của nhà hàng khiến khách gọi món nhiều hơn trong vô thức, chỉ đến khi nhìn hóa đơn mới ngỡ ngàng - Ảnh 5.

Thông thường, các nhà hàng sẽ in hình ảnh của những món ăn đắt tiền và được trang trí bắt mắt lên thực đơn để kích thích sự tò mò và cảm giác thèm ăn của thực khách.

6. Dọn đĩa thừa trên bàn

10 thủ thuật của nhà hàng khiến khách gọi món nhiều hơn trong vô thức, chỉ đến khi nhìn hóa đơn mới ngỡ ngàng - Ảnh 6.

Phục vụ lau bàn và dọn đĩa thừa trên bàn không chỉ vì muốn sạch sẽ. Sự thật là việc quá nhiều đĩa trên bàn sẽ khiến bạn cảm giác "đã-ăn-đủ" và ngừng gọi đồ. Các nhà hàng thì khuyến khích điều ngược lại.

7. Không gian riêng tư, ấm cúng thích hợp cho khách hướng nội

10 thủ thuật của nhà hàng khiến khách gọi món nhiều hơn trong vô thức, chỉ đến khi nhìn hóa đơn mới ngỡ ngàng - Ảnh 7.

Những vị khách hướng nội có xu hướng tìm kiếm một góc nhỏ riêng tư và ấm cúng ngay khi đến nhà hàng. Không gian đó thường khiến họ cảm thấy an tâm và thoải mái hơn, từ đó sẽ gọi nhiều đồ ăn hơn. Lý do là bởi sẽ không ai nhìn thấy và nhận ra họ, lúc này khách cũng sẽ mang cảm giác muốn tiêu thụ đồ nhiều calories hơn.

8. Chơi nhạc cổ điển

10 thủ thuật của nhà hàng khiến khách gọi món nhiều hơn trong vô thức, chỉ đến khi nhìn hóa đơn mới ngỡ ngàng - Ảnh 8.

Nhạc ở quán ăn có thể ảnh hưởng đến thực khách nhiều hơn bạn nghĩ. Ví dụ nhạc cổ điển có thể khiến người nghe cảm thấy họ sung túc và hào phóng hơn, vì thế họ sẵn sàng gọi nhiều đồ ăn hơn.

9. Càng nặng càng tốt

10 thủ thuật của nhà hàng khiến khách gọi món nhiều hơn trong vô thức, chỉ đến khi nhìn hóa đơn mới ngỡ ngàng - Ảnh 9.

Đa số thực khách đều dễ dàng bị đánh lừa bởi cảm giác rằng cân nặng thường tỷ lệ thuận với chất lượng. Do đó, nhiều nhà hàng thường sử dụng bộ dao, muỗng, nĩa được làm từ vật liệu nặng như đồng hoặc bạc để thực khách cảm thấy món ăn ngon hơn và đáng tiền hơn.

10. Dùng màu thực phẩm làm đẹp món ăn

10 thủ thuật của nhà hàng khiến khách gọi món nhiều hơn trong vô thức, chỉ đến khi nhìn hóa đơn mới ngỡ ngàng - Ảnh 10.

Cá hồi rất ngon và tốt cho sức khỏe, vì vậy nó là một món ăn phổ biến ở các nhà hàng. Tuy nhiên, một số trang trại có thể cho cá ăn thực phẩm không lành mạnh khiến nó có màu xám. Vì thế nhiều quán ăn đã ngâm cá vào màu thực phẩm để cá trông tươi hơn thực tế.

(Theo GiadinhNet)

Tin chứng khoán ngày 1/4: Nghìn tỷ dồn dập đổ vào, đại gia ngân hàng giàu chưa từng có

Các cổ phiếu ngân hàng hút một dòng tiền lớn đổ vào trong những ngày qua. Giá trị vốn hóa của nhiều ngân hàng tăng thêm cả tỷ USD trong một thời gian ngắn, qua đó giúp các doanh nhân trong lĩnh vực này giàu lên nhanh chóng.

Chỉ trong khoảng 30 phút giao dịch đầu tiên sáng 1/4, cổ phiếu STB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) của ông Dương Công Minh tiếp tục hút một lượng tiền lớn với khoảng 6 triệu đơn vị được chuyển nhượng, trị giá khoảng 130 tỷ đồng.

Đây là một phiên diễn biến tích cực hiếm thấy tiếp theo với cổ phiếu Sacombank.

Trong phiên 31/3, Sacombank ghi nhận gần 57 triệu cổ phiếu được giao dịch. Còn trong phiên liền trước đó, ngân hàng của ông Dương Công Minh ghi nhận giao dịch kỷ lục: 100 triệu cổ phiếu STB được chuyển nhượng chỉ trong một phiên.

Như vậy, có phiên giá trị giao dịch riêng cổ phiếu Sacombank đã lên tới 1,8 nghìn tỷ đồng, chiếm một tỷ trọng lớn trên thị trường chứng khoán. Trước đó, STB cũng nghi nhận những phiên giao dịch thỏa thuận với trị lên tới cả nghìn tỷ đồng.

Tính trong vòng 1 năm qua, cổ phiếu STB đã tăng gấp khoảng 3 lần, từ mức 7.000 đồng/cp lên trên 21.000 đồng/cp như hiện tại.

Một cổ phiếu khác cũng hút dòng tiền mạnh là: Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) của ông Đỗ Quang Hiển (Bầu Hiển). Trong vài tuần qua, SHB ghi nhận hàng chục triệu cổ phiếu được chuyển nhượng mỗi phiên, trong đó có những lệnh mua giá trần với khối lượng lên tới 23 triệu cổ phiếu.

Với 4 phiên trần liên tiếp, cổ phiếu SHB đã tăng thêm gần 40%.

{keywords}
Ông Dương Công Minh (trái)

Diễn biến giao dịch của cổ phiếu này trong 4 phiên gần đây cũng gây ấn tượng mạnh tới giới đầu tư, đặc biệt một phiên giao dịch với 80 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, trị giá khoảng 1,5 nghìn tỷ đồng trong tuần trước.

Trong phiên giao dịch đầu tuần, SHB cũng có cú bứt phá ngoạn mục trong 2 phút với hàng triệu cổ phiếu được đặt mua ở mức giá cao chót vót, giúp cổ phiếu này tăng trần trong nháy mắt và trở thành động lực lớn kéo thị trường đi lên.

Không chỉ SHB của Bầu Hiển, cổ phiếu SSB của Ngân hàng SeABank của bà trùm sân golf Nguyễn Thị Nga đã tạo nên kỷ lục vô tiền khoáng hậu trong nhóm ngân hàng trên sàn HOSE. Cổ phiếu này tăng kịch trần 6 phiên liên tiếp sau khi chào sàn trong tuần trước. Tổng cộng cổ phiếu SSB đã tăng 67%, từ mức giá tham chiếu 16.800 đồng/cp hôm chào sàn 24/3 lên mức 28.000 đồng/cp như hiện tại.

Nhiều cổ phiếu ngân hàng khác cũng đã nổi sóng trong những phiên giao dịch gần đây, như LienVietPostBank tăng 3 phiên với khối lượng giao dịch đột biến, Techcombank và HDBank đều có 5 phiên tăng liên tiếp,…

Nhiều cổ phiếu ngân hàng khác cũng tăng mạnh và được đánh giá là động lực kéo thị trường chứng khoán chung đi lên. Nhiều mã được đánh giá còn dư địa tốt và giá còn hấp dẫn, có thể là bệ đỡ cho thị trường trong thời gian tới như Vietinbank, ACB, MBBank…

Các cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh trong bối cảnh nhiều nhà băng báo lãi lớn trong năm 2020 và dự báo tiếp tục lãi cao trong năm 2021.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, một số chuyên gia cảnh báo về việc các ngân hàng phần lớn chưa ghi nhận thêm nợ xấu do dịch Covid-19, chưa phải trích lập dự phòng rủi ro, do đó những kết quả kém tươi sáng hơn chưa được phản ánh.

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), VN-Index vượt lên trên ngưỡng 1.200 điểm.

Theo MBS, những nhịp rung lắc là không thể tránh khỏi. Nhìn chung, thị trường với sự dẫn dắt rất mạnh mẽ từ nhóm bluechip đang cho thấy khả năng vượt qua kháng cự 1.200 điểm là rất cao. Thanh khoản trong 2 phiên tăng gần đây cũng rất tốt nếu đem so sánh với giai đoạn chỉ số sideway từ tháng 2 trở đi. Các mã vốn hóa lớn tích lũy dài thời gian qua đang nhập cuộc mạnh mẽ sẽ là yếu tố để thị trường trông đợi cho lần vượt cản này.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 31/3, chỉ số VN-Index tăng 5,08 điểm lên 1.191,44 điểm; HNX-Index tăng 5,42 điểm lên 286,67 điểm. Upcom-Index tăng 0,79 điểm lên 81,41 điểm. Thanh khoản đạt 19,3 nghìn tỷ đồng.

V. Hà

Phá kho hàng giả, hàng nhái lớn nhất Ninh Bình

Một kho hàng rộng 1.000m2 với đủ sản phẩm hàng dân dụng, gia dụng, tiêu dùng, chủ yếu là hàng giả mạo nhãn hiệu và hàng nhập lậu, vừa bị triệt phá. Đây là kho hàng vi phạm lớn nhất từ trước đến nay tại Ninh Bình.

Cụ thể, chiều 31/3, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Ninh Bình phối hợp với Công an tỉnh Ninh Bình (trực tiếp là Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu và Công an huyện Gia Viễn) tiến hành kiểm tra đột xuất kho hàng có diện tích gần 1.000m2. Chủ kho hàng này là ông Trần Văn Bản (ở thôn Điềm Khê, xã Gia Trung, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình).

Đoàn kiểm tra phát hiện kho hàng chứa một lượng lớn sản phẩm gia dụng, dân dụng, thực phẩm, thực phẩm chức năng, quần áo, đồng hồ... có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, nhập lậu, vi phạm về nhãn hàng hóa, an toàn thực phẩm.

{keywords}
Lực lượng chức năng phát hiện kho hàng giả, hàng nhái lớn nhất Ninh Bình (Ảnh: Cục QLTT Ninh Bình)

Đây là cơ sở đã hoạt động kinh doanh lâu năm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, phương thức hoạt động rất tinh vi với nhiều chiêu trò nhằm qua mắt lực lượng chức năng.

Theo điều tra của lực lượng QLTT tỉnh Ninh Bình, một trong những phương thức được cơ sở này sử dụng để kinh doanh là sử dụng nền tảng số để livestreams bán hàng trên mạng xã hội (chủ yếu là Facebook).

Hệ thống bán hàng của cơ sở này cho thấy, mỗi video livestream có khoảng 5.000 view và trung bình một ngày có khoảng 1.000 đơn hàng được gửi đi thông qua các dịch vụ vận chuyển.

"Việc trinh sát và điều tra kho hàng này mất rất nhiều thời gian, công sức, thấy có đủ chứng cứ vi phạm, lực lượng chức năng mới tiến hành bắt giữ. Bởi, đối tượng vi phạm chủ yếu sử dụng mạng xã hội để chào bán và sử dụng dịch vụ chuyển phát vận chuyển hàng hóa" ông Trần Duy Tuấn - Cục trưởng Cục QLTT Ninh Bình - chia sẻ.

Cục trưởng Cục QLTT Ninh Bình cho biết, đây là chuyên án khám kho hàng sử dụng nền tảng số để bán hàng trên mạng lớn nhất từ trước đến nay tại Ninh Bình.

Lực lượng QLTT Ninh Bình sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng phân loại, kiểm đếm và niêm phong để tiếp tục xác minh làm rõ các vi phạm của cơ sở, xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Anh Tuấn

Thành phố đắt đỏ nhất nước

Hà Nội tiếp tục duy trì vị trí thành phố đắt đỏ nhất cả nước, sau khi vượt qua TP.HCM vào năm ngoái. 

Thành phố cảng Hải Phòng đã có bước thăng hạng khá lớn khi vượt tới 6 bậc so với năm 2018, 2 bậc so với năm 2019 để giữ vị trí thành phố đắt đỏ thứ 3 của Việt Nam.

Tổng cục Thống kê vừa công bố Chỉ số giá sinh hoạt theo không gian (SCOLI). Theo đó, Hà Nội giữ vị trí dẫn đầu với mức giá đắt đỏ nhất trong 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

{keywords}
Ảnh minh họa

TP.HCM đã mất vị trí quán quân từ năm 2018. Năm nay, thành phố mang tên Bác giữ vị trí thứ 2, với chỉ số SCOLI bằng 99,05%.

Một số nhóm hàng của TP.HCM có mức giá bình quân cao hơn Hà Nội: Giáo dục bằng 105,43% chủ yếu do học phí ở các trường dân lập và dạy nghề cao hơn Hà Nội; may mặc, mũ nón, giày dép bằng 101,26%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng bằng 102,03%.

Một số nhóm hàng tại TP.HCM có mức giá bình quân thấp hơn Hà Nội gồm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống bằng 98,21%; đồ uống, thuốc lá bằng 97,33%; thiết bị và đồ dùng gia đình bằng 98,12%; thuốc và dịch vụ y tế bằng 97,43%; giao thông bằng 97,31%; bưu chính viễn thông bằng 96,23%; văn hóa, giải trí và du lịch bằng 97,63%; hàng hóa và dịch vụ khác 95,83%.

{keywords}
Những tỉnh/thành đắt đỏ nhất Việt Nam (Đồ họa: Bảo Bảo)

Hải Phòng giữ vị trí đắt đỏ thứ 3 cả nước, tăng mức đắt đỏ 6 bậc so với năm 2018 và tăng 2 bậc so với năm 2019. Hầu hết các nhóm hàng của Hải Phòng đều thấp hơn Hà Nội từ 0,13%-7,79%. Đây là địa phương tập trung nhiều ngành công nghiệp quan trọng của đất nước, đặc biệt là cảng trung chuyển hàng hóa chiến lược quan trọng.

Trong những năm qua, Hải Phòng đã có những bước phát triển vượt bậc trên tất cả các ngành kinh tế, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao. Kinh tế Hải Phòng phát triển sôi động dẫn đến mức giá một số nhóm hàng dịch vụ tại Hải Phòng cao so với các địa phương khác.

Đà Nẵng đứng thứ 4 với chỉ số SCOLI năm 2020 bằng 97,11%. Năm 2019, Đà Nẵng đắt đỏ thứ 3 cả nước nhưng sang năm 2020 mức giá thấp hơn chủ yếu do hỗ trợ giảm học phí cho người dân và mức giá nhóm hàng văn hóa, giải trí và du lịch thấp hơn Hà Nội khi chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19.

Thành phố đắt đỏ thứ 5 cả nước là Lào Cai. Lào Cai thay đổi vị trí đắt đỏ từ thứ 8 cả nước năm 2019 lên thứ 5 cả nước năm 2020 chủ yếu do Bà Rịa - Vũng Tàu và Thừa Thiên - Huế lần lượt đứng ở vị trí thứ 4 và thứ 6 trong năm 2019 đã chuyển xuống vị trí thấp hơn trong năm 2020 (thứ 9 và thứ 14) do giá các nhóm văn hóa, giải trí, du lịch, giá nhà ở thuê, giá dịch vụ phục vụ cá nhân giảm vì ảnh hưởng của dịch Covid-19.

So với năm 2019, vị trí các địa phương có mức giá đắt đỏ trong năm 2020 không có sự thay đổi lớn. Tuy nhiên, các tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc có mức giá dần thấp hơn so với những năm trước đây do giao thông ngày càng thuận lợi nên chi phí vận chuyển và lưu trữ hàng hóa giảm. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có mức đắt đỏ hơn các tỉnh miền núi chủ yếu ở các nhóm hàng nhà ở thuê, dịch vụ, giải trí và du lịch.

Chỉ số SCOLI tính theo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, với mốc Thành phố Hà Nội = 100.

SCOLI là chỉ tiêu thống kê quốc gia, phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá sinh hoạt giữa các vùng, địa phương trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Chỉ số SCOLI phục vụ hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đánh giá kết quả thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, trợ cấp khó khăn, trợ cấp tiền lương. Đồng thời chỉ số này còn là cơ sở để tính Chỉ số phát triển con người (HDI) và Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) theo sức mua tương đương.

(Theo Doanh Nghiệp và Tiếp Thị)

Quán bánh mì bảo thủ thời bao cấp hút khách

Có một quán bánh mì ở phố cổ Hà Nội vô cùng "bảo thủ", suốt hơn 40 năm vẫn giữ hương vị ban đầu - hương vị của bánh mì thời bao cấp với mức giá chỉ 10 nghìn đồng.


Quán bánh mì 42 năm vị không đổi, giá không tăng, hết bay 400 cái mỗi sáng

Lạ đời: Hàng bánh mì phố cổ giá chỉ 10 ngàn đồng

Bánh mì là món ăn phổ biến đến mức, ở bất cứ góc phố, lề đường nào của Việt Nam, thực khách cũng có thể tìm mua.

Để tăng sức cạnh tranh, thu hút khách hàng, nhiều quán bánh mì không ngừng sáng tạo "làm mới" mình từ ngoại hình: nào là bánh mì than đen, bánh mì thanh long, bánh mì cá sấu, bánh mì khổng lồ... đến phần nhân bánh mì: gà xé, phô mai, trứng muối...  

Ấy vậy mà có một quán bánh mì ở phố cổ Hà Nội lại vô cùng "bảo thủ", suốt hơn 40 năm vẫn giữ hương vị ban đầu - hương vị của bánh mì thời bao cấp với nhân pa-tê, thịt quay, xúc xích đỏ, ruốc bông cùng nước sốt ớt. 

Hương vị chẳng đổi thay mà quán vẫn đông khách nườm nượp. Có người ăn gần như đủ 7 bữa sáng trong tuần tại quán mà vẫn không thấy chán.

Quán bánh mỳ bảo thủ thời bao cấp mỗi buổi sáng hết bay 400 cái - 1

Quán bánh mì "bảo thủ" ấy nằm ở phố Hàng Gai, chỗ giáp với phố Tô Tịch.

Tiệm bánh mì Hàng Gai bắt đầu bán từ năm 1979, tính đến nay đã 42 năm tuổi, nếu tính về gia truyền đã sang đời thứ 2. Gọi là hàng cho sang vậy thôi, chứ thực ra cả "gia tài" của quán gói gọn trong một tủ kính nhỏ, một cái lò nướng tự chế, dăm ba chiếc ghế nhựa. Thậm chí, quán bánh mì này còn chẳng có biển tên.

Quán bánh mỳ bảo thủ thời bao cấp mỗi buổi sáng hết bay 400 cái - 2

Sáng nào, quán bánh mì này cũng chật cứng khách hàng.

Người duy trì quán bánh mì hiện tại là chị Linh - con dâu của gia đình chủ quán.  Vào giờ cao điểm bán hàng, tay chị lúc nào cũng thoăn thoắt cắt bánh, thêm nhân để kịp bán cho thực khách đang chờ.

Phóng viên có mặt tại đây vào lúc 7h sáng - thời gian đông khách nhất trong ngày. Chị Linh và hai người bán phụ tất bật làm bánh, gói bánh rồi trả khách mà người chờ vẫn kín cả quán.

Người vội đi làm, người vội đi học nhưng kì lạ là không ai giục giã. Có lẽ họ cũng đã quen với cảnh này. Và cũng chẳng nỡ giục, vì cô chủ cứ thoăn thoắt làm "không kịp thở" mà vẫn niềm nở hỏi han khách. Có nhiều khách mới tới đỗ xe, chẳng cần nói ăn ra sao chị đã nhớ nằm lòng.

"Vẫn như cũ chứ em?"

"Bỏ ớt à chị ơi?"

"Anh đẹp trai này ăn đầy đủ, nhiều ớt nhé"

Bà chủ trẻ "nhớ dai" thế đấy. 

"Không nhớ cũng không được vì ngày nào họ cũng ăn ở đây, có khi quanh năm chỉ đổi món khác vài lần", chị Linh bảo.

Quán bánh mỳ bảo thủ thời bao cấp mỗi buổi sáng hết bay 400 cái - 3

Quán vỉa hè nho nhỏ, đơn sơ, chật chội. Ấy thế mà khách vẫn "nghiện".

Quán bánh mỳ bảo thủ thời bao cấp mỗi buổi sáng hết bay 400 cái - 4

Khách đứng xung quanh chờ bánh mì.

Chị Linh bảo, các nguyên liệu tạo nên chiếc bánh mì, rồi hương vị từng loại nhân của quán từ khi mẹ chồng chị mở bán thế nào, đến đời chị khi được trao truyền lại vẫn giữ nguyên như thế.

Chiếc bánh mì Hàng Gai đúng vị Hà Nội, thiên về vị mặn, ngậy, xốp, giòn. Đấy là khẩu vị mà suốt ngần ấy năm mẹ chồng chị lúc sinh thời, và chị bây giờ vẫn không muốn đổi. Và cũng là cái hương vị nhiều vị khách không muốn quên.

"Bánh mì vị "Hà Nội xưa" là thế, không thêm các loại sốt hay rau củ gì cả. Nếu cho vào, chiếc bánh mì sẽ lệch vị không còn là bánh mì vị xưa nữa.

Nhiều khách hàng trẻ tuổi hỏi tại sao không cho thêm dưa chuột hay rau bắp cải vào ăn sẽ ngon hơn, nhưng mình vẫn giữ nguyên như vậy không thay đổi. Chính vì thế đa phần khách của tôi là những người ngoài 30 hoặc người lớn tuổi thích hoài cổ", chị Linh chia sẻ.

Quán bánh mỳ bảo thủ thời bao cấp mỗi buổi sáng hết bay 400 cái - 5

Chiếc bánh mì bao cấp ở quán chị Linh.

Cái ngon của bánh mì phố Hàng Gai là phần nhân đều do tự gia đình làm trừ bơ. Bánh mì giòn rụm kết hợp hoàn hảo với vị ngon của thịt xá xíu nửa nạc nửa mỡ, của xúc xích đỏ dai giòn, pa-tê mềm xốp và thơm lừng.

Màu nâu hồng của pa-tê, cả cái lớp mỡ trắng dẻo quánh, chạm vào lưỡi là tan nổi bật trên ruột bánh mì vừa mềm xốp vừa không quá đặc. Đó là đặc trưng của quán, ai đã ăn rồi là dù đi xa về gần cũng đều đến thưởng thức. Cũng vì tự làm nên bao năm nay, giá bánh mì vẫn vậy, chỉ đúng 10.000 đồng.

Chỉ mở vài tiếng buổi sáng mà chị Linh bán hết 400 - 500 chiếc/ngày.

Hương vị 40 năm không đổi thay, quyết trung thành với bí quyết mẹ chồng truyền lại

Quán được mẹ chồng chị Linh mở cửa từ năm 1979. Đến năm 2007, chị Linh về làm dâu, được bà truyền cho công thức. Mới đầu, chị chỉ phụ bếp nấu nướng, theo bà lên phố ngồi thái thịt, mãi đến 2015 mới tự mình bán.

Quán bánh mỳ bảo thủ thời bao cấp mỗi buổi sáng hết bay 400 cái - 6

Khách sẵn lòng xếp hàng chờ bánh dù lúc rất vội.

Quán bánh mỳ bảo thủ thời bao cấp mỗi buổi sáng hết bay 400 cái - 7

Đa phần khách tới đây đều là khách quen lâu năm.

Nhiều năm nay, nhà chị Linh chỉ chọn thịt làm nhân bánh từ những nhà dân nuôi đàn nhỏ lẻ, không phải là lợn nuôi trang trại công nghiệp. Sáng sớm, mối thịt ở khu vực Mỹ Đức (Hà Nội) sẽ mang sang cho chị từng miếng thịt, bộ gan, bì… được tuyển lựa theo yêu cầu.

Bánh mì cũng phải đặt riêng để lò làm cho những mẻ bánh từ bột chọn lọc, vỏ giòn, ruột đặc mà xốp, được nướng bằng lò tự chế để bánh giòn mà không bị chai, phồng, cũng không bị ép xẹp lép như dùng máy kẹp.

Quán bánh mỳ bảo thủ thời bao cấp mỗi buổi sáng hết bay 400 cái - 8

Các nguyên liệu làm nhân bánh đều được gia đình chọn lọc kĩ càng.

Quán bánh mỳ bảo thủ thời bao cấp mỗi buổi sáng hết bay 400 cái - 9

Bánh mì được đặt làm riêng.

Quán bánh mỳ bảo thủ thời bao cấp mỗi buổi sáng hết bay 400 cái - 10

Pa-tê chỉ làm bằng gan và thịt. Bí quyết duy nhất đó là cho nhiều hành khô được phi vàng giòn bằng mỡ gà. Láng mỏng một lớp mỡ khổ dày lót mặt khuôn, pa-tê xay đổ lên trên rồi đem hấp cách thủy liên tục 6 tiếng. 

Chị Linh nghỉ bán hàng về là chuẩn bị xay pa-tê cho kịp lên bếp lúc 1h30 chiều. Đến tối pa-tê vừa chín, sau đó được bỏ ra chờ nguội.

Thịt xíu, chị cũng phải để ý phần thịt - mỡ cân đối nhau, phải tẩm ướp, hấp rồi mới đem rán cho chảy bớt mỡ. Tương ớt dầu, có váng mỏng li ti trên mặt cũng được chế lại để không quá cay xộc như tương ớt phở.

Quán bánh mỳ bảo thủ thời bao cấp mỗi buổi sáng hết bay 400 cái - 11

Với mức giá 10.000 đồng, mọi tầng lớp đều có thể ăn bánh mì nhà chị, từ người lao động cho tới nhân viên văn phòng.

Xúc xích đỏ, chị Linh mất khoảng hơn 10 tiếng mới làm ra thành phẩm. Đầu tiên là luộc thịt và bì, sau đó đem xay cùng bột và màu hoa hiên, hấp cho nhừ rồi đem ra nhào nặn cho thật mịn. Cuối cùng là để đông lạnh 5 - 6 tiếng trước khi thái máy. 

Hàng ngày chị Linh phải dậy từ 3h30 sáng để chuẩn bị hàng 6h30 bán đến 10h30 sáng là nghỉ. Mỗi ngày bán hàng là một niềm vui đối với chị Linh.

Với mức giá 10.000 đồng, mọi tầng lớp đều có thể ăn bánh mì nhà chị, từ người lao động cho tới nhân viên văn phòng. Với chị Linh, dù mọi thứ đều thay đổi theo thời gian nhưng công thức làm bánh mì mẹ chồng để lại, chị vẫn một mực giữ tới cùng để phục vụ những chiếc bánh mì ngon cho thực khách tới ăn.

(Theo Dân Trí)

Đặc sản rùng mình khi thưởng thức

Nhiều món ăn ngon được xem là đặc sản, được nhiều người ưa chuộng song lại tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh, có thể đe dọa đến tính mạng người thưởng thức.

Nhộng ve sầu

Ve sầu non hay còn gọi là nhộng ve sầu, có rộ nhất là từ cuối tháng 4 đến hết tháng 7 trong năm. Vài năm trở lại đây, món ăn này được xem là đặc sản, được nhiều người ưa chuộng tìm mua.

Nhộng ve sầu có nhiều loại, đắt và bán chạy nhất là nhộng cánh tơ. Đây là loài nhộng vừa lột xác xong, thân ve còn rất non và cánh mới nhú. Lúc này nhộng khá béo và mềm.

{keywords}
Nhộng ve sầu được xem là đặc sản, được nhiều người ưa chuộng tìm mua.

Theo nhiều chủ nhà hàng, nhộng ve sầu có thể chế biến được nhiều món như rán giòn, tẩm bột, rim mắm..., khi ăn có vị bùi, ngậy, béo, thơm. Có thời điểm khan hàng, nhộng ve sầu được chào bán với giá 800.000 đồng/ 1kg.

{keywords}
Thời gian qua rất nhiều người phải nhập viện vì thưởng thức đặc sản nhộng ve sầu.

Dù được xem là đặc sản nhưng món ăn này tiềm ẩn khá nhiều nguy hiểm. Theo các chuyên gia y tế, nhộng ve sầu không có độc tố gây chết người.

Nhưng do nhộng ve sống khá lâu trong môi trường trước khi lột xác và trưởng thành ngoi lên khỏi mặt đất nên rất dễ bị nhiễm vi khuẩn hay các loài nấm độc ký sinh trên cơ thể. Nếu ăn phải con nhộng có những độc tố này thì hậu quả sẽ rất khó lường.

Tiết canh

Tiết canh được làm từ tiết động vật (lợn, vịt, ngan...) trộn với nội tạng, sụn, thịt. Đây là món ăn được nhiều người Việt ưa thích. Điều đặc biệt của món ăn là nguyên liệu chế biến.

Tiết động vật tươi được pha với chút nước mắm hoặc nước muối nhạt, hãm cho khỏi đông trước khi trộn với những phần thịt băm nhỏ để làm đông tiết.

{keywords}
Tiết canh là món đặc sản được nhiều người ưa chuộng. (Ảnh: Toàn Vũ).


Vì nhiều lý do, nhất là vấn đề liên quan tới vệ sinh an toàn thực phẩm nên tiết canh được xem là món ăn không an toàn. Trong quá trình chế biến, tiết của động vật không qua bất kỳ công đoạn tiệt trùng nào mà được ăn trực tiếp cùng với lạc rang và rau thơm.

{keywords}
Tuy nhiên, đây cũng là được xem là món ăn không an toàn. (Ảnh: Toàn Vũ).

Tiết canh bản chất là sử dụng máu sống chế biến nên không thể tiêu diệt các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, nhất là máu của lợn, gà, vịt... đang nhiễm bệnh. Đó là chưa kể, trong tiết canh sống còn chứa nhiều nguồn bệnh như giun sán, giun xoắn...

Gỏi cá sống

Món cá nhảy được xem là món ăn phổ biến, đặc sản của người Thái ở Sơn La. Điểm khác biệt của món ăn này chính là ở cách ăn rất lạ lùng, cá vẫn còn nhảy tanh tách trong miệng khi ăn.

Cá bắt về phải còn sống, chọn những con cá bé, có kích thước lớn nhất là bằng ngón tay cái của người lớn, thả vào chậu nước muối sạch, để cá tự bơi và tiết hết những thứ bẩn ở trong người.

{keywords}
Cá được ăn sống cùng các loại rau thơm. 

Khi ăn, người ta dùng dao nhỏ khía nhanh vào bụng cá, nặn ruột bỏ ra ngoài rồi thả nhanh vào hỗn hợp ăn kèm gồm: lõi chuối tươi, rau thơm các loại gia vị mắm, muối, mỳ chính, tỏi, ớt và đặc biệt là không thể thiếu hạt mắc khén (gia vị đặc biệt của người Thái).

Dù được nhiều người ưa chuộng, song không ít trường hợp đã phải nhập viện do thưởng thức món đặc sản này. Theo các chuyên gia y tế, những món ăn chưa qua nấu chín luôn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm các loại vi sinh vật, nếu nặng có thể đe dọa tới tính mạng.

Cá nóc

Cá nóc là một loại cá thuộc lớp cá vây tia, với đặc tính đẩy ra những lớp gai khi ở trạng thái phòng ngự. Đây là loài cá sống ở khu vực nước mặn, quanh các khu vực bãi đá san hô ngầm vùng nhiệt đới. Loại cá này có tính độc mạnh, gây chết người khi ăn nếu không được chế biến đúng cách.

{keywords}
Cá nóc là loài có độc tính rất mạnh. 

Ở Việt Nam đã thống kê được hơn 60 loài cá nóc, trong đó có khoảng 30 loài là cá độc. Độc tố cá nóc rất độc, với người chỉ cần ăn 10 gam thịt cá nóc có độc tố là bị ngộ độc. Chỉ từ 1-2mg độc tố có thể gây chết người.

Thông thường, thịt cá nóc thường được chế biến bằng cách lọc thịt cá nóc còn tươi nguyên. Chọn phần thịt cá không có độc, thái thành miếng mỏng và ăn như sashimi.

Cách chế biến cá nóc vô cùng khó khăn, và chỉ một số đầu bếp trên thế giới mới đủ khả năng chế biến món ăn này.

Tại Nhật Bản, một suất sashimi cá nóc có thể tiêu tốn của một gia đình khoảng 200 USD cho 8 miếng khi dùng bữa tại những nhà hàng sang trọng.

(Theo Dân Trí)

Ấn Độ đóng băng tài khoản công ty mẹ của TikTok

Sau khi cấm TikTok cùng hàng trăm ứng dụng Trung Quốc, Ấn Độ đóng băng tài khoản của Tập đoàn ByteDance tại hai ngân hàng lớn.

Theo South China Morning Post, cơ quan quản lý Ấn Độ phong tỏa ít nhất hai tài khoản ngân hàng của Tập đoàn ByteDance - công ty mẹ của TiTok - vì cáo buộc trốn thuế. Tập đoàn Trung Quốc đệ đơn kháng án, yêu cầu tòa án hủy bỏ lệnh trên với lý do việc tài khoản bị đóng băng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của công ty ở quốc gia Nam Á.

Hai tài khoản bị phong tỏa của ByteDance Ấn Độ thuộc ngân hàng Citibank và HSBC. Nhà chức trách cáo buộc ByteDance Ấn Độ trốn thuế khi thực hiện các giao dịch quảng cáo trực tuyến với Công ty TikTok Pte Ltd ở Singapore.

Ngoài ra, chính quyền Ấn Độ chỉ đạo hai ngân hàng cấm ByteDance Ấn Độ rút tiền từ bất kỳ tài khoản ngân hàng nào có liên quan đến mã số thuế của công ty.

{keywords}
Người Ấn Độ treo bảng "Ở đây cấm TikTok" tại Đền Vàng ở Amritsar. Ảnh: AFP.

Trong đơn kháng cáo, ByteDance Ấn Độ cho biết hãng có khoảng 10 triệu USD trong tài khoản tại hai ngân hàng, và toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty bị tắc nghẽn vì tài khoản bị đóng băng.

Ấn Độ ra lệnh cấm TikTok và nhiều ứng dụng Trung Quốc của Ấn Độ sau cuộc đụng độ đẫm máu giữa binh sĩ hai nước ở biên giới hồi năm ngoái.

ByteDance có khoảng 1.300 nhân viên ở Ấn Độ, hầu hết phục vụ cho hoạt động của công ty tại các nước khác. Công ty mẹ của TikTok cắt giảm lượng lớn lao động tại Ấn Độ sau khi chính quyền New Delhi cấm ứng dụng video ngắn này.

Năm ngoái, TikTok rơi vào tầm ngắm giám sát tại nhiều quốc gia trên khắp thế giới vì nghi vấn đánh cắp dữ liệu người dùng. Chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng dọa cấm cửa TikTok vì lo ngại về an ninh quốc gia.

(Theo Zing)

Đại gia gỗ vỡ nợ, biệt phủ bỏ hoang

Căn biệt phủ có diện tích khủng nằm ở vị trí đắc địa bị bỏ hoang khiến nhiều người tiếc nuối.

Peter Grant là một đại gia ngành gỗ từng khá nổi tiếng ở Canada. Ông từng muốn xây dựng một biệt phủ cực kì hoành tráng bên hồ Temiskaming. Biệt phủ này có diện tích cực khủng lên đến hàng nghìn m2, dự kiến sẽ có cả sân golf, phòng triển lãm, thác nước...

Ngoài ra, Peter Grant còn muốn biến nơi này thành chỗ làm việc của các nhân viên công ty mình sở hữu là Grant Forest Products Inc.

Đại gia gỗ vỡ nợ, biệt phủ siêu to khổng lồ đang xây dở bỏ hoang suốt 10 năm - Ảnh 1.

Căn biệt phủ hoành tráng nằm ven sông


Đại gia gỗ vỡ nợ, biệt phủ siêu to khổng lồ đang xây dở bỏ hoang suốt 10 năm - Ảnh 2.

Tuy nhiên vì tình hình kinh doanh ngày càng đi xuống nên Peter đã vỡ nợ. Điều này đồng nghĩa với việc ông không đủ khả năng tài chính để hoàn thiện căn biệt phủ còn dang dở này.

Nhìn bên ngoài như căn nhà đã hoàn thành nhưng bên trong vẫn còn khá ngổn ngang. Năm 2010 nó đã được rao bán và công ty ở Toronto đã mua lại nhưng họ chẳng làm gì ngoài lắp thêm camera an ninh.

Đại gia gỗ vỡ nợ, biệt phủ siêu to khổng lồ đang xây dở bỏ hoang suốt 10 năm - Ảnh 3.

Đại gia gỗ vỡ nợ, biệt phủ siêu to khổng lồ đang xây dở bỏ hoang suốt 10 năm - Ảnh 4.

Có thời gian, chủ sở hữu căn nhà còn không đóng thuế bất động sản trong 3 năm và thành phố đã quyết định bán căn nhà để truy thu tiền thuế. Tuy nhiên sau đó người này bất ngờ đóng thuế nên nó lại tiếp tục bị bỏ hoang. Nhiều người tiếc nuối vì với vị trí đẹp thế này, căn biệt phủ đáng nhẽ đã có thể trở thành một thiên đường để nghỉ ngơi, tận hưởng đúng nghĩa.

Đại gia gỗ vỡ nợ, biệt phủ siêu to khổng lồ đang xây dở bỏ hoang suốt 10 năm - Ảnh 5.

Đại gia gỗ vỡ nợ, biệt phủ siêu to khổng lồ đang xây dở bỏ hoang suốt 10 năm - Ảnh 6.

Đại gia gỗ vỡ nợ, biệt phủ siêu to khổng lồ đang xây dở bỏ hoang suốt 10 năm - Ảnh 7.

Đại gia gỗ vỡ nợ, biệt phủ siêu to khổng lồ đang xây dở bỏ hoang suốt 10 năm - Ảnh 8.

(Theo Doanh Nghiệp và Tiếp Thị)

Những "trùm" hàng lậu ngày chốt cả nghìn đơn, "hốt bạc" nhờ livestream

Không cần thuê mặt bằng tốn kém, một số kho hàng chuyên bán hàng online theo hình thức livestream chốt được cả vài nghìn đơn mỗi ngày.

Liên tiếp phát hiện kho lậu "khủng"

Mới đây, thông tin một kho hàng lậu có quy mô lớn tại Hà Nội bị phát hiện thu hút sự quan tâm của dư luận. 

Kho hàng rộng với hàng trăm mã hàng, hàng vạn sản phẩm từ quần áo, đồ gia dụng đến mỹ phẩm được chủ cơ sở kinh doanh chủ yếu qua mạng xã hội thông qua hình thức livestream.

Không cần thuê mặt bằng tốn kém, kho hàng này được bố trí nằm khuất trong một con ngõ tại thôn Phú Mỹ A, xã Phú Sơn, Ba Vì, Hà Nội. Chủ kho là N.V.N, sinh năm 1992.

Với cách thức bán online, thông qua hình thức chuyển phát nhanh, các đơn hàng sau khi được chốt được vận chuyển đến khắp mọi miền đất nước từ Bình Định, Khánh Hòa, đến Thanh Hóa, Quảng Ninh...

Theo cơ quan quản lý thị trường, chỉ trong 6 tháng, kho hàng có tới hơn 655.000 đơn hàng được chốt bán, tức trung bình một ngày sẽ có hơn 3.600 đơn được gửi đi - một con số vô cùng lớn và là doanh số khó thể có được với các mặt bằng bán hàng truyền thống thông thường.

Việc này không phải hy hữu. Trước đó, hồi tháng 7/2020, cơ quan chức năng cũng đã ập vào kiểm tra kho hàng rộng hơn 10.000 m2 tại Lào Cai của một ông chủ 9X.

{keywords}
Bên trong kho lậu "khủng" rộng cả 10.000m2.

Qua kiểm tra, cơ quan quản lý phát hiện kho hàng chứa hàng hóa nhập lậu, giả mạo nhãn hiệu được các đối tượng livestream bán hàng công khai trên Facebook. Tổng kho hàng có 237 chủng loại hàng hóa với hơn 158.000 đơn vị sản phẩm. Trong đó, trên 151.300 đơn vị sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ (hàng lậu) và hơn 6.600 đơn vị hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu của các thương hiệu nổi tiếng thế giới.

Ngày nào tối thiểu nhóm nhân viên chuyên livestream cũng chốt được trên dưới 1.000 đơn hàng. Bình quân hàng tháng gần 100.000 đơn vị sản phẩm, phục vụ cho 30.000 đến 40.000 đơn hàng.

"Làm phép tính nhẩm đơn giản, nếu tổng kho này tồn tại 1 năm thì sẽ có hàng triệu sản phẩm được bán lẻ từ đây đi khắp Việt Nam, đấy là còn chưa kể kênh bán buôn", một lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường cho biết. Chốt được số lượng đơn lớn như vậy, một số nhân viên diễn livestream được trả rất cao, tới trên 80 triệu đồng/tháng.

Đẩy mạnh kiểm tra hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Hình thức bán hàng livestream hiện nay khá phổ biến. Các trang livestream bán hàng xách tay, đồ hiệu "rởm", hàng lậu... "mọc lên như nấm sau mưa". 

Lướt qua một số nhóm chuyên bán hàng xách tay trên mạng xã hội Facebook, PV Dân trí ghi nhận có những trang có từ vài trăm đến vài chục ngàn thành viên tham gia.

{keywords}
Một kho hàng lậu chuyên bán hàng livestream vừa bị phát hiện.

Có những tài khoản livestream bán hàng ngoài người trực tiếp giới thiệu trước màn hình thì có đến hàng chục nhân viên khác làm nhiệm vụ kiểm tra tin nhắn và chốt đơn. Điều này cho thấy hình thức bán hàng mới này rất chuyên nghiệp và được thực hiện bởi một nhóm người chứ không chỉ một người.

Nhờ livestream mà các trang bán hàng thu hút được đông đảo người tiêu dùng tham gia trong một thời gian ngắn. Vì vậy, nhiều đối tượng đã lợi dụng hình thức này để lừa đảo người tiêu dùng bằng các mặt hàng cấm, hàng nhái, hàng giả. Chưa kể nhiều khách hàng còn bị sập bẫy lừa tiền khi mua hàng qua các hình thức livestream.

Trong khi đó, lợi nhuận từ việc kinh doanh hàng giả, hàng nhái thông qua mạng xã hội là rất lớn. Các chuyên gia cho rằng, cần có những chế tài mạnh tay hơn để xử lý. Bởi nếu tiền phạt chỉ bằng một phần nhỏ so với lợi nhuận khủng họ thu được thì vẫn không thể dẹp triệt để được. Chặn trang này sẽ lại mọc lên trang khác, làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp kinh doanh chân chính khác.

Các cục quản lý thị trường đang tiếp tục đẩy mạnh thực hiện kiểm tra, kiểm soát theo Quyết định số 888 của Tổng cục Quản lý thị trường về đấu tranh phòng ngừa, kiểm tra, xử lý vi phạm tại các địa bàn, tụ điểm nổi cộm về hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 5 năm 2021-2025 (thay thế Quyết định 3972).

Lãnh đạo Tổng cục quản lý thị trường khẳng định sẽ tiếp tục tập trung vào nhiệm vụ chống hàng giả, hàng nhái và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và chống gian lận thương mại trên môi trường internet. Đồng thời, làm tốt công tác chống buôn lậu và những hành vi gian lận thương mại mới như xuất xứ hàng hóa và an toàn thực phẩm...

(Theo Dân Trí)

Khoản cho vay của Trung Quốc với các nước đang phát triển

Nghiên cứu do các chuyên gia từ tổ chức Mỹ, Đức thực hiện đã chỉ ra một số bí mật liên quan tới những khoản vay Trung Quốc dành cho các nước nghèo và đang phát triển.

Theo nghiên cứu được công bố ngày 31/3, các điều khoản trong các thỏa thuận vay của Trung Quốc với các nước đang phát triển được cho là thường "bí ẩn" một cách khác thường và "yêu cầu bên vay phải ưu tiên thanh toán cho các chủ nợ là ngân hàng quốc doanh Trung Quốc trước các bên cho vay khác".

AidData - tổ chức nghiên cứu tại Đại học William & Mary (Mỹ), đã thu thập dữ liệu để thực nghiên cứu trên trong 3 năm, thông qua 100 bản hợp đồng cho vay giữa Trung Quốc và 24 quốc gia thu nhập thấp và trung bình. Một số nước trong đó hiện đang gặp khó khăn với các gánh nặng nợ nần trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng do đại dịch Covid-19.

Các nhà nghiên cứu tại AidData, Trung tâm Phát triển Toàn cầu (CGD) có trụ sở tại Washington, Viện Kiel của Đức và Viện Kinh tế Quốc tế Peterson (Mỹ) đã so sánh các hợp đồng cho vay của Trung Quốc với các hợp đồng cho vay khác để đưa ra đánh giá có hệ thống đầu tiên về các điều khoản pháp lý của Trung Quốc với nước vay tiền.

{keywords}
(Ảnh minh họa: Reuters).

Theo Reuters, Trung Quốc hiện là chủ nợ lớn nhất thế giới, chiếm 65% các khoản nợ song phương chính thức trị giá hàng trăm tỷ USD trên khắp châu Phi, Đông Âu, Mỹ Latinh và châu Á.

"Trung Quốc là chủ nợ chính thức lớn nhất thế giới, nhưng chúng ta đang thiếu thông tin cơ bản về các điều khoản và điều kiện cho vay của nước này", các tác giả của nghiên cứu nhận định.

Theo Reuters, bản báo cáo dài 77 trang đã chỉ ra một số điểm khác biệt trong những điều khoản này. Ví dụ, trong thỏa thuận có quy định ngăn bên vay tiết lộ các điều khoản của khoản vay. Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng, trong những hợp đồng này cũng có các thỏa thuận về tài sản thế chấp không chính thức có lợi cho chủ nợ Trung Quốc so với các chủ nợ khác. Đồng thời, khoản vay từ Trung Quốc dường như cũng đi kèm điều khoản là khoản nợ sẽ không bị tái cơ cấu tập thể.

Các hợp đồng cũng quy định quyền lợi giúp Trung Quốc có thể hủy bỏ các khoản vay hoặc đẩy nhanh việc trả nợ.

Chuyên gia Scott Morris của CGD cho biết, kết quả nghiên cứu đặt ra câu hỏi về vai trò của Trung Quốc với tư cách là thành viên của nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới G20. Nhóm này đã đồng thuận với một khung nhằm giúp các quốc gia nghèo hơn đối phó với áp lực tài chính của Covid-19 bằng cách giúp họ giảm bớt gánh nặng nợ nần.

Khung trên kêu gọi sự đối xử công bằng giữa các chủ nợ. Tuy nhiên, ông Morris cho biết, hầu hết các hợp đồng của Trung Quốc đều có các khoản cấm các quốc gia tái cơ cấu khoản vay theo các điều khoản bình đẳng và hợp tác với các chủ nợ khác.

"Đó là một điều khoản cấm rất đáng lưu ý, và nó dường như đi ngược lại với những cam kết mà Trung Quốc đang đưa ra tại G20", ông Morris nói, mặc dù ông nhận định rằng Trung Quốc có thể sẽ không thực thi những điều khoản trên trong hợp đồng cho vay.

Trung Quốc trước đó nhiều lần tuyên bố rằng, các tổ chức tài chính của họ đang nỗ lực để giảm bớt gánh nặng nợ nần với các quốc gia châu Phi.  

Hồi tháng 11 năm ngoái, Bắc Kinh tuyên bố họ đã gia hạn nợ cho các nước đang phát triển với tổng trị giá là 2,1 tỷ USD theo khung cam kết với G20 - mức cao nhất trong số các nước thành viên.

Hồi tháng 1, Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo rằng một số quốc gia đang rất cần được giãn nợ hoặc xóa nợ do mức độ nghiêm trọng của tình hình suy thoái toàn cầu do đại dịch Covid-19.

(Theo Reuters / Dân Trí)

Sự thật lan đột biến tiền tỷ

Theo giới chuyên gia, những cuộc giao dịch lan đột biến tiền tỷ xuất hiện rầm rộ thời gian qua thực chất chỉ là chiêu trò của một nhóm người.

Phần lớn các giao dịch đều là ảo hoặc có những thỏa thuận ngầm với nhau, nhằm chiếm tiền của người chơi. Chỉ có người mua cuối cùng gánh hậu quả là có thật.
Giao dịch ảo

Tiếp cận một người đang rao bán lan đột biến giá hàng tỷ đồng trên Facebook, chúng tôi được Lê Văn Tuyên (Lương Sơn, Hòa Bình) giới thiệu đủ loại lan đột biến. Tuyên nói rằng, đã có thâm niên chơi lan được 5 năm và đang bán mạnh những dòng như Ngọc Sơn Cước, Cờ Đỏ, Vô Thương, Vĩnh Khang, 5 cánh trắng... với giá từ vài chục triệu đến chục tỷ đồng mỗi xăng-ti-mét.

“Tùy vào túi tiền, anh có thể lựa chọn phân khúc để đầu tư. Hiện, dòng lan HO (Hiển Oanh - PV) giá mềm mà được nhiều người chọn, dưới 1 tỷ là anh có thể có 2 - 3 mầm rùi. Dòng 5 ct pt (5 cánh trắng Phú Thọ) giá có hơn 300 triệu/cm, còn dòng Vip như Cờ Đỏ hay Vô Thương tiền tỷ/cm, nhưng nếu biết cách chăm sóc, chắc chắn lãi đậm”, Tuyên giới thiệu.

{keywords}
"Giao dịch" lan đột biến 5 cánh trắng Bảo Duy trị giá 9,9 tỷ diễn ra trong tháng 3

Tuyên nói rằng, vừa rồi có khách mới bỏ ra 3 tỷ đồng để chơi dòng Vip, chưa đầy 2 tháng sau đã bán được 8 tỷ đồng. Tuy nhiên, khi phóng viên ngỏ ý đến thăm vườn lan đột biến để lựa chọn trực tiếp, Tuyên chỉ gửi ảnh cho chúng tôi và nói “vườn đang trong giai đoạn ươm cây non” rồi hẹn sẽ liên hệ lại vào hôm khác khi tổ chức được buổi tham quan.

Theo ghi nhận của PV Tiền Phong, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều nhóm giao dịch lan đột biến với hàng trăm nghìn người tham gia. Các đối tượng dùng Facebook, YouTube, Tiktok để quảng cáo các video của mình. Trong các nhóm chat (nhắn tin) kín, các chủ nhóm không ngần ngại vận động thành viên viết bình luận hưởng ứng để tạo “sóng”.

Anh Trần Văn Tuấn (TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), chủ vườn lan với hơn 8 năm kinh nghiệm, nói rằng, lan đột biến đã có mặt trên thị trường từ lâu, nhưng phong trào chơi lan đột biến với giá tiền tỷ mới chỉ rộ lên từ đầu năm 2020 đến nay. Theo anh Tuấn, trong giới trồng lan đột biến, người có hoa đẹp, “độc”, lạ thường chia sẻ lên các hội nhóm, hoặc tổ chức các buổi giao lưu nên trong giới đều biết đến.

“Người trồng lan đột biến thực sự chưa bao giờ nghĩ có giá như thế này. Thế nên, khi vừa qua, xuất hiện những giao dịch lên tới tiền tỷ 1 kie lan (1 kie bằng 1cm), tức lấy chiều dài của cây lan mà tính tiền thì quá khủng”, anh Tuấn nhận xét.

Có bàn tay thao túng

Ông Nguyễn Văn Chiêu, Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh Tuyên Quang, cho rằng, lan đột biến trên thị trường đang được định giá tự do, phụ thuộc vào sự chấp thuận giữa người mua và người bán. Đến nay, chưa có đơn vị nào đứng ra đánh giá lan đột biến giá bao nhiêu nên đây là cơ hội béo bở cho các đối tượng lợi dụng để thổi giá trục lợi. Theo ông Chiêu, chất lượng lan đột biến cũng không có sự đảm bảo, bởi lan muốn nở hoa thường phải mất 1 năm chăm sóc hoặc có loại ít nhất là 2-3 năm. Nếu người chơi mua phải đột biến giả, kém chất lượng hoặc nở không đúng cam kết, thì cũng đã quá muộn để đòi lại số tiền mình bỏ ra.

“Thời gian qua, nhiều vụ lừa đảo lan đột biến đã xảy ra như trường hợp một người dân ở huyện Phù Ninh (Phú Thọ) bị một số đối tượng lừa đảo mua lan đột biến với giá hơn hai tỷ đồng. Hay một chủ vườn lan thuê một căn nhà rất đẹp ở huyện Quốc Oai (Hà Nội) để lừa đảo bán hoa lan đột biến, sau đó cuỗm hàng chục tỷ đồng bỏ trốn. Do vậy, người dân cần cảnh giác với hình thức đầu tư này”, ông Chiêu nói.

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, GS.TS Lê Huy Hàm, nguyên Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp, cho rằng, việc thổi giá lan đột biến hiện nay là do sự thao túng của một nhóm người trên thị trường. Theo ông Hàm, gần đây, đời sống kinh tế - xã hội được nâng cao nên xu hướng chơi lan trở nên phổ biến hơn. Do đó, những đối tượng thổi giá nắm bắt được tâm lý của người dân, và các kẽ hở quy định pháp luật tung ra thị trường các dòng lan đột biến.

“Những clip mua bán tiền tỷ, trăm tỷ lan đột biến trên thực tế là dàn dựng. Ở đây không ai đưa tiền cho ai cả. Trước khi tổ chức một giao dịch, họ đã có những thỏa thuận ngầm với nhau. Tuy nhiên, để tạo lòng tin, họ có thể tạo ra các giao dịch thật, tức mua của những người dân có lan đột biến với giá cao, sau đó về bán tiếp. Các giao dịch này diễn ra liên tục và người mua cuối cùng sẽ là người chịu hậu quả”, ông Hàm nhận định.

Theo ông Hàm, lan đột biến là một cá thể hay một dòng hoa lan bất ngờ có sự biến đổi khác biệt về kiểu dáng (màu hoa, kích thước lá, độ dài đốt thân hoặc sự sắp xếp các cánh hoa trên cành…) so với các cây cùng loại.

Trên thị trường, sở dĩ các đối tượng rao lan đột biến với giá hàng tỷ hay trăm tỷ đồng là do họ cho rằng sự đột biến đó là độc đáo, duy nhất. Càng đột biến lạ và hiếm, giá càng cao. Tuy nhiên, với trình độ hiện nay, không quá khó để tiếp tục nhân giống lan đột biến giống y kiểu dáng của dòng bố mẹ. Không ai có thể khẳng định được, mình sở hữu một cây lan đột biến độc nhất vô nhị. Chỉ trong thời gian ngắn, các cơ sở nuôi cấy mô có thể đưa ra thị trường hàng vạn, thậm chí hàng triệu cây lan đột biến y như thế.

“Chắc chắn ở đây có sự tính toán rất kỹ của nhóm người và không loại trừ có bàn tay của người nước ngoài, công nghệ của nước ngoài trong việc tạo ra các dòng lan đột biến để mê dụ người chơi”, ông Hàm nhận định.

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt - Bộ NN&PTNT, cho biết, theo quy định hiện nay, người dân được phép tự do trồng và giao dịch lan đột biến. Tuy nhiên, theo Luật Trồng trọt (mới được ban hành, có hiệu lực từ 1/1/2023), chủ cơ sở kinh doanh giống cây trồng phải đăng ký với các Sở NN&PTNT các địa phương, sau đó nộp về Cục Trồng trọt thẩm tra, mới được phép buôn bán, kinh doanh. Theo ông Cường, việc lan đột biến giao dịch với giá tiền tỷ thời gian qua có sự bất thường, có dấu hiệu bong bóng giống như các cơn sốt về cây xanh, hay nhím từng xảy ra trước đây. Do vậy, người dân cần cảnh giác với các loại hình thức đầu tư lan đột biến hiện nay.

(Theo Tiền Phong)

Tắc nghẽn ở kênh đào Suez, doanh nghiệp Trung Quốc hưởng lợi

Các nhà sản xuất container Trung Quốc đang hưởng lợi khi vụ tắc nghẽn kênh đào Suez càng khiến cho tình trạng thiếu hụt container trên toàn cầu trở nên trầm trọng hơn.

Theo nhà sản xuất container lớn nhất thế giới, điều tồi tệ hơn từ vụ tắc nghẽn kênh đào Suez gần đây là nhu cầu về container trên toàn cầu tăng lên mức cao kỷ lục trong năm nay, khiến giá vận tải được đẩy cao hơn.

Ông Mai Boliang - CEO của China International Marine Containers (CIMC) - cho rằng, trong thời kỳ đại dịch, giá container khô 20 feet (TEU) đã tăng gấp đôi so với một năm trước đó lên mức 3.500 USD. Dự kiến từ nay đến cuối năm, giá sẽ không giảm nhiều do nhu cầu lẫn giá thành sản xuất container vẫn ở mức cao.

"Chúng tôi đã đủ đơn hàng cho nửa đầu năm 2021. Dự kiến, nhu cầu về container sẽ lên kỷ lục trong năm nay. Vụ tắc nghẽn ở kênh đào Suez mới đây có thể làm trầm trọng hơn tình trạng thiếu hụt container trong thời gian dài", ông Mai nói.

{keywords}
Sự cố tắc nghẽn kênh đào Suez càng khiến cho tình trạng thiếu hụt container trên toàn cầu trở nên trầm trọng hơn (Ảnh: TNS).

Kênh đào Suez - tuyến đường thủy lớn của thương mại toàn cầu nối Địa Trung Hải và Biển đỏ - đã lưu thông trở lại bắt đầu từ hôm 30/3 sau gần một tuần tắc nghẽn do một con tàu container siêu trường siêu trọng bị mắc cạn.

Tuy nhiên, có thể phải mất đến vài ngày hoặc vài tuần mới lưu thông hết hàng trăm con tàu đang bị mắc kẹt tại đây. Các nhà phân tích lo ngại, sự chậm trễ này có thể làm chậm việc xử lý các container rỗng tại các cảng và làm tình trạng thiếu hụt container trầm trọng hơn.

Gần đây, chi phí vận chuyển đã không giảm nhiều do các rào cản hậu cần vẫn còn. Theo chỉ số Freightos Baltic Index, cước vận chuyển từ Trung Quốc đi các bờ Đông và bờ Tây của Mỹ lần lượt đạt mức 5.735 USD và 4.909 USD cho mỗi container lớn hơn 40 feet. Trong khi đó, cước vận chuyển đến Bắc Âu qua kênh đào Suez là 7.485 USD cho cùng loại container trên.

CIMC có trụ sở tại Thâm Quyến (Trung Quốc) - nhà cung cấp khoảng một nửa container cho toàn thế giới - đã hoạt động hết công suất kể từ cuối năm ngoái khi Trung Quốc và các nước châu Á khác tăng cường xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ và châu Âu, dẫn đến tình trạng thiếu hụt container.

Theo ông Mai, khoảng 98% container trên thế giới được sản xuất tại Trung Quốc. Trong đó, CIMC hiện vận hành 20 dây chuyền sản xuất container với công suất khoảng 220.000 TEU mỗi tháng, chiếm gần một nửa tổng công suất của toàn ngành này.

Năm ngoái, lợi nhuận ròng của CIMC đã tăng gấp đôi so với một năm trước đó lên 5,3 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 806 triệu USD), chủ yếu nhờ mảng kinh doanh container, chiếm khoảng 23% doanh thu của doanh nghiệp này.

Năm ngoái, doanh thu từ container của CIMC đạt hơn 1,9 tỷ Nhân dân tệ, tăng 13 lần so với một năm trước đó nhờ khối lượng lẫn giá container đều tăng vọt. Tính chung trong năm 2020, CIMC đã bán được hơn 1 triệu TEU, tăng 12% so với một năm trước đó, trong khi chi phí tăng 40%.

Ngoài nhu cầu trên toàn cầu tăng, ông Mai cho rằng, giá container tăng cao còn do giá thép tăng.

Theo dữ liệu từ Hiệp hội sắt thép Trung Quốc, giá thép tăng một phần do sự bùng nổ cơ sở hạ tầng tại nước này. Giá các sản phẩm thép tại Trung Quốc đã tăng lên nhanh chóng kể từ đầu năm ngoái.

"Rất khó để giảm giá container trong năm nay, bởi chúng tôi vẫn tin rằng, nhu cầu cao đối với container vẫn chưa thể hạ nhiệt cho đến tháng 9 tới", ông Mai nói.

(Theo SCMP / Dân Trí)

Giá vàng hôm nay 1/4: Vàng tăng vọt trở lại

Giá vàng hôm nay 1/4 trên thị trường quốc tế tăng nhanh trở lại sau một phiên tụt giảm sâu xuống mức thấp trong nhiều tuần. Đồng USD hạ nhiệt là một trong các yếu tố kéo giá vàng đi lên.

Giá vàng thế giới

Đêm 31/3 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.697 USD/ounce. Vàng giao tháng 4 trên sàn Comex New York ở mức 1.698 USD/ounce.

Giá vàng thế giới đêm 31/3 cao hơn khoảng 11,6% (176 USD/ounce) so với đầu năm 2020. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 48,1 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn khoảng 6,4 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước tính tới cuối giờ chiều phiên 31/3.

Giá vàng trên thị trường quốc tế tăng nhanh trở lại sau một phiên tụt giảm sâu xuống mức thấp trong nhiều tuần. Đồng USD hạ nhiệt là một trong các yếu tố kéo giá vàng đi lên.

Vàng tăng trở lại chủ yếu do lực cầu bắt đáy gia tăng khi vàng tụt xuống mức thấp trong phiên liền trước. Tuy nhiên, thị trường vàng vẫn chịu áp lực khá lớn trước một đồng USD đứng ở mức cao và lợi suất trái phiếu Mỹ có xu hướng đi lên.

Sự chùng lại của nhiều thị trường chứng khoán trên thế giới cũng góp phần hỗ trợ đối với mặt hàng kim loại quý.

Tổng thống Mỹ Joe Biden dự tính công bố chiến chương trình nghị sự kế tiếp về kinh tê với gói chi trị giá ít nhất 2 nghìn tỷ USD. Kế hoạch này có thể bao gồm việc tăng thuế đối với những người Mỹ và doanh nghiệp có thu nhập cao hơn.

{keywords}
Giá vàng hôm nay: tăng mạnh trở lại.

Trong phiên chiều 31/3, hầu hết thị trường chứng khoán châu Á đi xuống giữa bối cảnh Tổng thống Mỹ Biden dự kiến sẽ công bố kế hoạch chi tiêu trị giá hàng nghìn tỷ USD cho nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Trong những phiên đầu tuần, chứng khoán thế giới phần lớn tăng mạnh nhờ tâm lý lạc quan về đà phục hồi kinh tế toàn cầu cũng như quá trình tiêm chủng. Dù vậy, không ít nhà giao dịch vẫn lo ngại quá trình phục hồi sẽ đẩy lạm phát gia tăng và buộc các ngân hàng trung ương phải tăng lãi suất.

Nhiều người lo ngại chính sách tiền tệ siêu nới lỏng có thể sắp kết thúc.

Tình trạng sức khỏe kinh tế Mỹ khá tốt sau khi báo cáo việc làm của Bộ Lao động Mỹ cho thấy mức tăng đúng như kỳ vọng: thêm 517.000 việc làm trong tháng 3.

Dự báo giá vàng

Giá vàng tăng trở lại sau nhiều phiên giảm sâu. Nhiều dự báo tiếp tục cho rằng, vàng sẽ tăng trong dài hạn do nguồn cung vàng thiếu hụt và lạm phát gia tăng.

Trên thị trường vàng trong nước, chốt phiên ngày 31/3 đa số các cửa hàng vàng tại Hà Nội giảm mạnh giá vàng 9999 ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên liền trước.

Kết thúc phiên giao dịch 31/3, Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC khu vực Hà Nội ở mức: 54,05 triệu đồng/lượng (mua vào) và 54,55 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết vàng SJC ở mức: 54,10 triệu đồng/lượng (mua vào) và 54,52 triệu đồng/lượng (bán ra).

Tại Sài Gòn, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 54,10 triệu đồng/lượng (mua vào) và 54,50 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 54,10 triệu đồng/lượng (mua vào) và 54,53 triệu đồng/lượng (bán ra).

V. Minh