Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2021

Sai lầm khi sử dụng đồ gia dụng

Trong nhà dĩ nhiên sẽ cần phải sử dụng đồ gia dụng rồi, thế nhưng nhiều khi chúng ta vẫn chưa biết cách sử dụng sao cho đúng. Hãy cùng tìm hiểu những sai lầm khi sử dụng các đồ gia dụng vừa gây nguy hiểm vừa tốn tiền điện.

Nhiều khi chúng ta sử dụng đồ gia dụng theo thói quen mà không đọc hướng dẫn hoặc thậm chí đọc không hiểu dẫn đến việc sử dụng một cách tùy tiện nên rất nguy hiểm. Cùng tìm hiểu một số sai lầm khi dùng đồ gia dụng để có thể sử dụng bền hơn, giảm nguy hiểm cho chính mình.

Máy giặt

Dùng máy giặt xong thì sẽ đóng cửa lồng máy giặt lại là thói quen của chúng ta. Tuy nhiên việc đóng cửa lồng máy giặt sẽ làm tăng độ ẩm do nước trong máy giặt lâu khô hơn.

Đây là môi trường dễ sản sinh ra vi khuẩn và nấm mốc nên mở cửa lồng máy giặt một chút khi không sử dụng sẽ tốt hơn nhiều.

Sai lầm khi sử dụng các đồ gia dụng vừa gây nguy hiểm vừa tốn tiền điện - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Điều hòa

Nhiều người cho rằng mở cửa sổ với nguồn điện xoay chiều khi điều hòa đang bật sẽ khiến cho phòng mát nhanh hơn. Tuy nhiên điều này lại khiến cho AC của điều hòa dễ bị hỏng khi phải xử lý nhiều luồng khí nóng do đó làm chậm quá trình làm mát của điều hòa.

Vệ sinh và thay bộ lọc thường xuyên cũng giúp cho AC của điều hòa nhà bạn hoạt động tốt hơn và giảm lượng bụi trong không khí đấy.

Sai lầm khi sử dụng các đồ gia dụng vừa gây nguy hiểm vừa tốn tiền điện - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Bàn là

Việc thường xuyên sử dụng nước máy khi dùng bàn là sẽ khiến cho bàn là của bạn xuất hiện cặn thế nên bạn nên dùng nước lọc. Nước lọc chứa ít muối hơn so với nước máy nên sẽ ít gây hại cho mặt sắt của bàn là hơn.

Sau khi là xong, việc để nước lưu trên mặt bàn là sẽ khiến cho bàn là bị ăn mòn và có thể khiến quần áo bạn bị bẩn khi sử dụng bàn là. Hơn nữa nếu bị rò rỉ nước dính vào dây dẫn thì bàn là có thể bị đoản mạch.

Sai lầm khi sử dụng các đồ gia dụng vừa gây nguy hiểm vừa tốn tiền điện - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

Hãy làm sạch bàn là một cách thường xuyên, có thể dùng baking soda hòa tan trong nước cực kỳ hữu dụng nhé.

Ấm đun nước

Cho dù chỉ cần một lượng nước nhỏ thì bạn cũng nên đổ một lượng nước đủ để làm chìm toàn bộ bộ phận làm nóng của ấm đun nước, nếu không sẽ rất dễ gây ra sự cố đấy.

Không nên để ấm nước ở gần nơi có nhiệt độ cao vì nó có thể làm biến dạng ấm nước của bạn đấy.

Thêm vào đó bạn nên đổ hết nước ra khỏi ấm khi đã dùng xong chứ đừng để nước trong ấm qua đêm vì điều đó sẽ làm ấm xuất hiện cặn dưới đáy.

Sai lầm khi sử dụng các đồ gia dụng vừa gây nguy hiểm vừa tốn tiền điện - Ảnh 4.

Ảnh minh họa.

Máy xay

Khi dùng máy xay để xay đá hay các loại thực phẩm đông lạnh thì bạn nên cho thêm một ít nước vào nếu không thì động cơ máy xay của bạn sẽ rất dễ bị hỏng.

Hơn nữa hãy hạn chế cho thực phẩm quá nóng vào máy xay. Nếu không bề mặt nhựa trên máy xay của bạn sẽ rất dễ bị nứt. Nếu quá cần thiết thì bạn có thể dùng một chiếc khăn mát trùm lên máy và sử dụng máy ở công suất thấp.

Sai lầm khi sử dụng các đồ gia dụng vừa gây nguy hiểm vừa tốn tiền điện - Ảnh 5.

Ảnh minh họa.

Máy tính

Nhiều người có thói quen sử dụng máy tính bàn hay laptop luôn cắm điện, cắm sạc ngay cả khi không sử dụng đến chúng. Việc cắm điện sạc liên tục như vậy đã khiến máy tính và laptop sẽ tiêu hao điện khá khủng, tính trung bình trong thời gian chờ, laptop vẫn ngốn đến 96W điện mỗi ngày.

So với ở chế độ chờ thì laptop cũng sẽ tiêu tốn khoảng 1,5 chi phí điện so với bình thường, vậy nên hãy rút phích cắm khỏi nguồn điện, chỉ cắm sạc khi máy thật sự hết pin.

Sai lầm khi sử dụng các đồ gia dụng vừa gây nguy hiểm vừa tốn tiền điện - Ảnh 6.

Ảnh minh họa.

Tivi

Mặc dù đã thực hiện tắt tivi mà không sử dụng đến chúng suốt cả ngày, nhưng dù đã tắt nhưng không ngắt nguồn điện tivi thì tivi vẫn ngốn 24W mỗi ngày. Điều nữa là khi không ngắt nguồn điện của tivi, nhiều chi tiết bộ phận trong tivi vẫn phải hoạt động, gây hao mòn và khiến tivi nhanh hỏng hơn.

Sai lầm khi sử dụng các đồ gia dụng vừa gây nguy hiểm vừa tốn tiền điện - Ảnh 7.

Ảnh minh họa.

Bình nóng lạnh

Bạn cứ nghĩ rơ le nhiệt trong bình nóng lạnh sẽ có chế độ tự động ngắt, bật khi nước đủ nóng hay nhiệt độ nước trong bình xuống thấp. Cho nên bạn cứ vô tư cắm điện cho bình suốt 24/24, nhưng bạn đã tạo điều kiện cho bình nhanh hỏng vì phải hoạt động nhiều dễ quá tải gây cháy nổ.

Hành động này cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bình nóng lạnh bị rò rỉ điện. Lời khuyên của các chuyên gia là chỉ nên bật bình nóng lạnh trong vòng 10- 20 phút và phải tắt nguồn điện trước khi ra sử dụng.

Sai lầm khi sử dụng các đồ gia dụng vừa gây nguy hiểm vừa tốn tiền điện - Ảnh 8.

Ảnh minh họa.

Lò vi sóng

Đây là thiết bị tiêu tốn khá nhiều điện năng cho nên bạn cần phải đặt biệt chú ý. Luôn đóng kín cửa lò để tránh thất thoát vi sóng ra ngoài, làm giảm hiệu quả của lò và tốn rất nhiều điện. Không nên để lò vi sóng hoạt động khi trong phòng có máy lạnh hoặc các đồ điện khác. Vật dụng đựng thực phẩm khi để trong lò nên là thủy tinh, đồ sứ hoặc gốm, hạn chế dùng đồ kim loại vì chúng hút nhiệt, làm thực phẩm lâu chín, có thể làm cháy nổ lò.

(Theo Phụ Nữ Việt Nam)

Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2021

Tỷ phú Việt: một năm khó khăn tập trung tạo nền tảng để chờ thời bứt phá

Nhiều tỷ phú Việt vừa trải qua một năm giông bão nhưng cũng là năm tập trung để tạo nền tảng cho tập đoàn và chờ thời bứt phá. Khó khăn giúp các doanh nhân thấy được những lỗ hổng cần lấp vá.

Năm vượt khó 

Chỉ trong vài tháng cuối 2020, cổ phiếu MSN Công ty CP Tập đoàn Masan của ông Nguyễn Đăng Quang tăng gần gấp đôi, có lúc lên tới 95.000 đồng/cp (hồi giữa tháng 11/2020). Tới cuối tháng 1/2021, mức giá có lúc lên tới gần 100.000 đồng/cp. 

Tài sản của tỷ phú - chủ tịch Masan Group tăng thêm hàng trăm triệu USD, các cổ đông khác cũng có thêm khoảng 2 tỷ USD nhờ giá cổ phiếu tăng tương ứng.

Diễn biến này được cho là bất ngờ bởi giống như các doanh nghiệp khác, Masan gặp khó vì đại dịch Covid-19 và doanh nghiệp cần thời gian để thay đổi, phát triển bền vững trong tương lai.

Đáng chú ý là chiến lược tích hợp mảng tiêu dùng bán lẻ bắt đầu gặt hái những thành công đầu tiên sau khi VinCommerce đạt lợi nhuận ngay trong quý IV/2020. Trong quý IV/2020, VinCommerce đã đạt EBITDA (thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao và khấu trừ) dương. Với ngành hàng tiêu dùng, công ty con Masan Consumer Holdings (MCH) ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu gần 30%.

{keywords}
Doanh nghiệp của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang vượt khó trong năm 2020.

Doanh thu của Masan (MSN) năm 2020 tăng mạnh, gấp hơn 2 lần so với năm trước lên trên 77,2 nghìn tỷ đồng; lợi nhuận ròng 1.234 tỷ đồng. Còn Masan Consumer Holdings lần đầu đạt doanh thu 1 tỷ USD.

Trong một năm Covid đầy biến động, Tập đoàn Vingroup (VIC) của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vẫn ghi nhận doanh thu hợp nhất đạt 110 nghìn tỷ đồng (khoảng 5 tỷ USD).  

Kết quả đánh dấu một bước chuyển của Vingroup với trọng tâm là công nghệ, công nghiệp và dịch vụ. Doanh thu từ mảng sản xuất ô tô và điện thoại tăng mạnh, trong khi thu từ bất động sản vẫn lớn lên nhờ việc bàn giao nhiều tại ba đại dự án Vinhomes. Doanh thu VinSmart/VinFast tăng gấp đôi, lên 18 nghìn tỷ đồng.

Lĩnh vực công nghiệp của ông Phạm Nhật Vượng ghi dấu ấn khi VinFast đã bán ra tổng cộng 31.500 xe ô tô trong năm 2020, trong đó VinFast Fadil, VinFast Lux A và VinFast Lux SA trở thành mẫu xe bán chạy nhất trong các phân khúc tương ứng.

VinSmart cũng giữ vững vị thế trong top thương hiệu điện thoại thông minh bán chạy nhất quý IV và bắt đầu triển khai các giải pháp nhà thông minh (Smarthome) tại hai Đại đô thị Vinhomes Ocean Park và Vinhomes Smart City tại Hà Nội.

Tập đoàn Hòa Phát (HPG) của tỷ phú USD Trần Đình Long là doanh nghiệp có mảng sản xuất là cốt lõi. Doanh nghiệp này ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong 2020 tăng tới 80% so với năm trước lên 13,5 nghìn tỷ đồng.

HPG là doanh nghiệp "lội ngược dòng" ngoạn mục. Ngành thép trong năm 2020 gặp rất nhiều khó khăn khi nguyên liệu đầu vào đều tăng mạnh, giá quặng sắt cuối năm tăng vọt. Nhưng năm qua, HPG ghi nhận doanh thu đạt gần 91,3 nghìn tỷ đồng, tăng 41% so với 2019. Sản xuất thép tiếp tục đóng vai trò đầu tàu. Thị phần thép HPG vươn lên mức 32,5%.

CTCP Sữa Việt Nam - Vinamilk (VNM) cũng đạt kết quả kinh doanh ấn tượng trong năm 2020 nhờ đưa các doanh nghiệp sau M&A tăng trưởng mạnh mẽ và ghi nhận tin tức tích cực về xuất khẩu đến các Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore và nhiều nước khu vực Đông Nam Á cũng như phát triển thị trường mới tại khu vực châu Phi.

Cả năm, VNM ghi nhận doanh thu đạt hơn 59,6 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng dương so với 2019 và hoàn thành 100% kế hoạch năm. Doanh thu thuần xuất khẩu của VNM tăng trưởng trong bối cảnh đầy thách thức cho thấy các chiến lược của doanh nghiệp đang phát huy hiệu quả.

{keywords}
Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo

Tạo nền tảng, chờ thời bứt phá

Không chỉ tăng trưởng, nhiều tập đoàn lớn đã tạo được nền tảng trong năm khó khăn 2020 để chờ thời cơ bứt phá.

Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang cho biết, năm 2021, Masan đặt mục tiêu chuyển đổi VCM từ điểm mua sắm thuần túy trở thành nền tảng phục vụ các nhu cầu thiết yếu - Point of Life: nền tảng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu chiếm hơn 50% chi tiêu tiêu dùng bao gồm hàng FMCG, thực phẩm tươi sống, các sản phẩm, dịch vụ tài chính, và các dịch vụ giá trị gia tăng. 

Năm qua, mảng thịt lợn của Masan thắng lớn khi giá thịt lợn ở mức cao và giá bán các sản phẩm MeatDeli luôn ở mức cao so với mặt bằng chung nhờ nhu cầu mua thực phẩm có chất lượng tốt tăng lên. Masan MEATLife (MML) đạt hơn 16,1 nghìn tỷ đồng, tăng 17% so với năm trước. 

Với Tập đoàn Hòa Phát, mảng thép ngày càng được củng cố sau khi Nhà máy Dung Quất đi vào hoạt động. Doanh nghiệp của tỷ phú Trần Đình Long cũng tăng cường đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và bất động sản công nghiệp.

HPG ghi nhận tăng trưởng ngoạn mục trong lĩnh vực nông nghiệp. Thị phần bò Úc chiếm 50%, trứng gà sạch đã đạt sản lượng 700.000 quả/ngày, góp mặt trong những doan nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực chăn nuôi heo với gần 400.000 con (gồm cả heo thịt và heo giống).

Chủ tịch Hòa Phát cho biết doanh nghiệp đặt mục tiêu triển khai dự án khu liên hợp thép Dung Quất giai đoạn mở rộng (Dung Quất 2) từ tháng 1/2022 và có thể đi vào hoạt động sau 3 năm. Dự án có công suất 5 triệu tấn/năm, được đầu tư để đáp ứng nhu cầu HRC và kỳ vọng giúp doanh thu, lợi nhuận năm tăng 80% từ mức hiện tại.

Với Vingroup, sản xuất ô tô là mảng được tỷ phú Phạm Nhật Vượng ưu tiên. Gần đây, VinFast đã công bố kế hoạch trình làng 3 ô tô chạy điện vầ dự kiến hòa vốn EBITDA trong 5 năm tới nhờ việc tăng sản lượng để gia tăng thị phần cũng như giảm chi phí sản xuất.

VinFast cũng bắt đầu vận hành xe buýt điện VinBus từ năm 2021, nhắm mục tiêu 30% thị phần ôtô tại Việt Nam.

Ông lớn ngành hàng không Vietjet Air (VJC) của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo gặp nhiều khó khăn trong năm 2020 do đại dịch Covid-19 nhưng cũng là một tập đoàn tạo được nền tảng vững chắc, giữ vững để phát triển trong dài hạn.

Trong quý cuối 2020, VietJet Air thậm chí đạt lợi nhuận sau thuế hợp nhất 995 tỷ đồng, giúp hãng hàng không thị phần số 1 Việt Nam cả năm đạt lợi nhuận sau thuế 70 tỷ đồng. Đây là một trong số ít các hãng hàng không trên thế giới không sa thải nhân viên và hoạt động có lợi nhuận trong năm 2020. Báo cáo tài chính của Vietjet ghi nhận cơ cấu doanh thu phụ trợ đạt gần 50%, cho thấy hãng đã tăng cường các dịch vụ phụ trợ để bù đắp doanh thu vé máy bay.

Chuyên gia Phan Văn Nhân đến từ CTCK Sài Gòn cho rằng, các tập đoàn có quy mô lớn hơn, sức chống chịu tốt và thích ứng nhanh. Các doanh nghiệp trên sàn ít bị tác động hơn. Một số ngành được hưởng lợi đặc thù riêng như ngành thép do giá đầu ra tăng.

Một năm khó khăn trôi qua, nhiều tỷ phú đã vượt qua giông tố, ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng, tạo nền tảng và chờ thời bứt phá. Các tập đoàn lớn trở thành những doanh nghiệp dân tộc dẫn đầu cho cộng đồng doanh nghiệp và cũng là trụ đỡ trên thị trường chứng khoán.

V. Hà

Cam sành Hà Giang giá siêu rẻ chỉ 6.000 đồng/kg, người Hà Nội đặt mua cả yến

Những năm trước, thời điểm chính vụ cam sành Hà Giang giá rẻ nhất cũng từ 13.000-15.000 đồng/kg, cam ngon giá ổn định ở mức 30.000 đồng/kg. Nhưng năm nay, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên loại cam này rớt giá thê thảm.

Những ngày cuối tháng 2, đầu tháng 3 Dương lịch hàng năm là thời điểm nhiều vườn cam sành ở Hà Giang chín rộ, cho trái vàng ươm. Tuy nhiên, thời điểm này năm nay, dù cam đã vào chính vụ, nhưng do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 nên việc vận chuyển cam sành đi các tỉnh tiêu thụ gặp nhiều khó khăn. Vì thế, so với các năm trước, giá cam sành rớt thảm.

Anh Nguyễn Hữu Quân, một tiểu thương bán cam sành Hà Giang ở Lạc Long Quân, Tây Hồ (Hà Nội) cho biết, dù giá siêu rẻ nhưng vì đã chín rộ nên bà con trồng cam vẫn phải bán.

“Loại cam sành Hà Giang không nói thì mọi người đều biết quả rất mỏng vỏ, ruột đỏ và nhiều nước. Thông thường từ tháng 12 đến tháng 3 Dương lịch hàng năm là mùa thu hoạch của loại cam này, đặc biệt cuối tháng 2 đầu tháng 3 là thời điểm rộ nhất. Cam thời điểm này rất ngọt và mọng nước lắm”, anh Quân nói.

{keywords}
Cam sành Hà Giang vào mùa thu hoạch nên chín rộ, mọng nước

Người bán cam này chia sẻ, dù ngon ngọt như vậy nhưng cam sành Hà Giang năm nay rớt giá thê thảm. “Giá cam giảm một nửa so với cùng kỳ năm ngoái. Năm 2020, tháng 3, giá cam sành vẫn bán được 15.000 đồng/kg. Thậm chí, cuối mùa, giá cam còn lên 30.000 đồng/kg”.

Năm nay, một ký cam sành Hà Giang được vận chuyển về Hà Nội anh Quân chỉ bán với giá 6.000 đồng/kg. 

“Mọi năm, cam vận chuyển đi nhiều nơi như miền Trung, miền Nam nên giá thành cam sành Hà Giang rất vững. Năm nay, do dịch Covid-19 nên loại cam này không vận chuyển được đi các tỉnh. Chưa kể, diện tích trồng cam được mở rộng hơn. Vì thế, những vườn cam ứ đọng quả, không tiêu thụ được. Bà con tại vườn bán giá rất rẻ, chỉ mong cứu vãn được đồng nào hay đồng ấy. Mình lấy cam về bán cũng là để ủng hộ và chia sẻ cùng bà con”, anh Quân nói.

Theo anh Quân, đây là những trái cam sành Hà Giang mới hái và vận chuyển ngay về Hà Nội nên tươi rói. Mỗi ký cam sành gồm khoảng 5-7 quả.

“Vì cam sành Hà Giang chưa bao giờ rớt giá như năm nay nên nhà mình đóng sẵn túi 10kg, 20kg để khách đến mua theo túi. Túi cam 10 kg giá chỉ 60.000 đồng, túi 20 kg giá chỉ 120.000 đồng là đã có rất nhiều cam để bổ ăn, ép nước cả tuần uống thoải mái”.

Riêng với những quán cafe hay những tiểu thương bán đồ uống, nước ép trái cây, họ thường lấy túi 30-50kg một lúc. Chính bởi được nhiều người ủng hộ nên mỗi ngày, người đàn ông này bán được vài tạ cam. Ngày nhiều nhất bán được gần tấn cam.

Là người rất thích uống nước cam, chị Phan Thị Huyền ở tòa nhà Hà Thành Plaza, Thái Thịnh (Hà Nội) những ngày này liên tục mua cam sành Hà Giang về ăn cũng như ép nước uống.

{keywords}
Do giá rẻ nên người dân mua về cả yến để ăn, vắt nước uống dần

Chị Huyền kể, những năm trước, chưa bao giờ chị mua được cam sành Hà Giang với giá dưới 15.000 đồng. Nhưng năm nay, sau Tết Nguyên đán, thấy nhiều tiểu thương bán cam chỉ 5.000-6.000 đồng nên ban đầu chị Huyền thấy giật mình.

“Mình vào hỏi vì sao giá cam lại rẻ như vậy thì người bán bảo không vận chuyển được đi các nơi do dịch bệnh nên giá rẻ. Mình liền mua ủng hộ 10kg, sau một tuần ăn hết mình vừa đặt mua thêm 10kg nữa, giá chỉ 60.000 đồng”, chị Huyền nói.

Đồng nghiệp chị thấy giá cam sành Hà Giang giảm sâu nên cũng rủ nhau mua chung. “Có hôm mấy chị đồng nghiệp đặt mua đến 50-60kg cam vì cùng chuyến phí vận chuyển chỉ mất thêm 25.000 đồng. Mọi người đều có tâm lý mua ủng hộ bà con trồng cam.

Ngoài cam sành Hà Giang, cam Hàm Yên (Tuyên Quang) cũng được nhiều tiểu thương chợ mạng bán với giá 4.000-5.000 đồng/kg. Thấy giá cam rẻ, bà nội trợ nào cũng mua ít nhất chục ký để hỗ trợ bà con trồng cam.

Thảo Nguyên

Giá vàng hôm nay 28/2: Tuần thứ hai liên tiếp giảm giá

Giá vàng thế giới giảm mạnh, trong khi đó giá vàng trong nước điều chỉnh giảm với biên độ thấp. Người mua vàng lỗ 550 nghìn đồng/lượng sau khi mua vàng ngày Vía Thần tài.

Giá vàng trong nước

Trái ngược với đà giảm giá của thị trường quốc tế, vàng trong nước điều chỉnh với biên độ thấp, chỉ tăng giảm chưa tới 100 nghìn đồng/lượng. Đầu tuần, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 55,65 triệu đồng/lượng (mua vào) và 56,3 triệu đồng/lượng (bán ra).

Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 55,55 triệu đồng/lượng (mua vào) và 56,07 triệu đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Giá vàng SJC tại TP.HCM, chiều bán ra là 56,05 triệu đồng/lượng.

Giá vàng SJC lên mức cao nhất trong tuần là 56,2 triệu đồng/lượng (mua vào) và 56,7 triệu đồng/lượng (bán ra) vào thời điểm sáng ngày 23/2. Mức thấp nhất là 55,8 triệu đồng/lượng (mua vào) và 56,12 triệu đồng/lượng (bán ra) vào ngày 27/2.

{keywords}
Giá vàng tuần qua

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 55,75 triệu đồng/lượng (mua vào) và 56,25 triệu đồng/lượng (bán ra).

Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 55,6 triệu đồng/lượng (mua vào) và 56,12 triệu đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Giá vàng SJC tại TP.HCM, chiều bán ra là 56,1 triệu đồng/lượng.

So với đầu tuần, giá vàng SJC có sự điều chỉnh không nhiều. Giá vàng tăng 100 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 50 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra.

Giá vàng thế giới

Chốt phiên cuối tuần, giá vàng giao tháng Tư giảm 46,6 USD, hay 2,6%, xuống 1.728,8 USD/ounce, mức thấp nhất kể từ tháng 6/2020. Giá vàng giảm 2,7% trong tuần qua và giảm 6,6% trong tháng Hai, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 11/2016.

Tính từ đầu 2021 tới nay, vàng đã giảm khoảng 6% sau khi ghi nhận một năm 2020 tăng mạnh nhất trong thập kỷ vừa qua.

Tuần qua, giá vàng thế giới giảm mạnh. Giá vàng trên thị trường quốc tế giảm mạnh do đồng USD tăng mạnh trong bối cảnh lợi tức trái phiếu Mỹ vọt lên cao. Triển vọng kinh tế Mỹ được đánh giá tươi sáng.

Theo Kitco, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tiếp tục tăng lên mức 1,45%/năm. Đây là mức cao mới trong vòng 1 năm qua. Thông tin này tiếp tục ảnh hưởng tới các thị trường, trong đó có thị trường vàng.

{keywords}
Giá vàng trong nước vẫn chênh lệch cao so với thế giới

Vàng giảm còn do phần lớn các thị trường chứng khoán trên thế giới tăng giá sau khi chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell khẳng định tiếp tục chính sách nới lỏng tiền tệ để kích thích kinh tế.

Trong các phiên cuối tuần, giá vàng thế giới đã có lúc giảm xuống mức thấp nhất của tám tháng và hướng đến tuần giảm thứ hai liên tiếp trong bối cảnh triển vọng kinh tế sáng sủa hơn và quan ngại về lạm phát thúc đẩy lợi suất trái phiếu tăng.

Dự báo giá vàng

Trưởng bộ phận chiến lược thị trường tại Blue Line Futures, Phillip Streible cho biết lợi suất trái phiếu tăng tiếp tục ảnh hưởng xấu đến thị trường vàng. Theo ông, vàng chưa tìm được cách nào để phục hồi vững chắc ngay cả khi Mỹ có các cuộc đàm phán về các biện pháp kích thích kinh tế bổ sung.

Nhà phân tích thị trường Fawad Razaqzada tại ThinkMarkets cho rằng lợi suất trái phiếu tăng là trở ngại chính đối với giá vàng, khi điều này làm tăng chi phí cơ hội cho việc nắm giữ vàng.

Ông cho rằng giá vàng cũng chịu sức ép do giao dịch theo kỳ vọng lạm phát gần đây, khi các nhà đầu tư chọn các tài sản có thể có triển vọng tốt hơn khi tình hình kinh tế cải thiện như đồng và dầu thô.

Mặc dù giảm giá nhưng thông tin về gói hỗ trợ tài chính để kích thích kinh tế của Mỹ có thể sẽ hạn chế khả năng tăng giá của đồng USD và từ đó mở đường cho kim loại quý lấy lại những gì đã mất.

Bảo Anh

Cả làng đổ ra đồng “xe duyên” cho loài quả đặc sản

Những ngày này người trồng bưởi Phúc Trạch đổ ra đồng thụ phấn, “xe duyên” cho loài cây đặc sản nhằm tăng năng suất. Cuối vụ thu hoạch đưa lại doanh thu hàng trăm triệu đồng.

Bưởi Phúc Trạch là thứ quả đặc sản của huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh). Loài cây này nở hoa vào tháng Giêng, có hương thơm ngào ngạt. Đến mùa quả chín, bưởi có vị ngọt thanh, tép giòn.

Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả kinh tế, tỷ lệ đậu quả cao, người trồng bưởi phải thụ phấn bằng cách lấy phấn bưởi chua quét lên nhụy của hoa bưởi Phúc Trạch.

Theo người dân, cứ sau tết Nguyên đán khoảng một tuần là hoa bưởi Phúc Trạch nở rộ. Đây là thời điểm thích hợp nhất để người dân tập trung nhân lực thụ phấn bổ sung cho lứa hoa chính vụ.

{keywords}
Hoa bưởi Phúc Trạch có màu trắng, hương thơm ngào ngạt
{keywords}
Người dân chở nhau ra đồng mang theo phấn bưởi chua để thụ phấn cho bưởi đặc sản
{keywords}
Dụng cụ mang theo ra đồng là một chiếc sào và giỏ đựng hoa bưởi 

Xã Hương Trạch được xem là thủ phủ của loài cây đặc sản này.  Từ sau mùng 6 Tết Tân Sửu, mọi người gác lại công việc đổ ra đồng thụ phấn cho hoa. Công việc mỗi ngày bắt đầu từ 6h30 và kết thúc lúc 17h chiều.

Anh Trần Văn Thắng (trú xóm Phú lễ, xã Hương Trạch), cho biết, gia đình anh trồng gần 1 hecta bưởi Phúc Trạch. Vào thời điểm này hằng năm, anh cùng vợ gác lại tất cả công việc để ra đồng giúp cây thụ phấn.

"Vợ chồng tôi bắt đầu công việc từ 6h30 buổi sáng nếu thời tiết đẹp. Nếu trời nắng to thì dừng. Trời nắng to phấn hoa bưởi chua sẽ bị khô, thụ phấn sẽ không hiệu quả", anh Thắng nói.

{keywords}
Anh Thắng phấn khởi thụ phấn cho bưởi
{keywords}
Những nụ hoa bưởi chua "khỏe mạnh" được người dân hái mang theo
{keywords}
Chọn hoa bưởi chua có phấn nhiều
{keywords}
Hái cánh hoa, giữ lại phần nhụy phấn gắn vào chiếc sào
{keywords}
Người dân lấy phấn bưởi chua chấm hoặc quét lên hoa bưởi Phúc Trạch
{keywords}
Những cây nào cao, phải gắn phấn hoa vào sào để tiện cho việc thụ phấn

Bác Nguyễn Hữu Thi (54 tuổi, trú xóm Phú Lộc), kể rằng gia đình bác trồng hơn 300 cây bưởi đặc sản Phúc Trạch, hằng năm cho thu nhập khoảng 200 triệu đồng.

"Nếu bình thường không thụ phấn thì tỷ lệ đậu quả chỉ đạt 30%, bây giờ có kỹ thuật thụ phấn như thế này khoảng 80% tỷ lệ sẽ đậu quả. Như vậy việc thụ phấn sẽ cho năng suất quả bưởi cao, khoẻ hơn, quả đẹp hơn", bác Thi nói.

Theo bà Đinh Thị Thanh (thôn Phú Lễ, xã Hương Trạch), quá trình thụ phấn là khoảng thời gian người trồng bưởi khá vất vả.

"Thụ phấn bưởi khá mệt, nhưng sau khi xong thì chỉ cần phun thuốc đậu trái, thuốc nấm, hái bớt quả xấu, nắng lên tưới nước và đợi đến tháng Tư bọc bao cho quả rồi sau đó thu hoạch chứ không cần phải tác động lên bưởi nữa. Việc quan trọng sau quá trình thụ phấn là chăm tưới cho cây", bà chia sẻ.

{keywords}
Bác Thi "xe duyên" cho vườn bưởi gia đình
{keywords}
Những cây bưởi cổ thụ buộc phải dùng bắc thang để thụ phấn
{keywords}
Mỗi ngày trung bình mỗi người thụ phấn được khoảng 100 cây bưởi
{keywords}
Nhiều người không trồng bưởi họ nhận thụ phấn thuê. Mỗi ngày được gia chủ trả công 200.000 đồng
{keywords}
Sau khoảng 2 tuần thụ phấn sẽ biết tỷ lệ đậu quả. Những chùm như thế này được cho là quá trình thụ phấn thành công
{keywords}
Sau khi đậu quả, nếu tỷ lệ đậu quá cao người dân sẽ hái bớt, chọn bỏ những quả xấu để đảm bảo chất lượng quả
{keywords}

Thiện Lương

Siêu thị tại Hà Lan bị dọa tẩy chay vì bán 'Phở Việt Nam' không phải là phở

Siêu thị tại Hà Lan bị dọa tẩy chay vì bán 'Phở Việt Nam' không phải là phở

Một chuỗi siêu thị lớn tại Hà Lan đã phải tự rút toàn bộ sản phẩm mang tên "Phở Việt Nam" ra khỏi kệ hàng của mình sau khi vấp phải những chỉ trích nặng nề từ khách hàng.

Ngân hàng có thu nhập nhân viên cao nhất năm 2020

Techcombank có thu nhập bình quân nhân viên cao nhất năm 2020 với 38 triệu đồng/tháng. Đứng kế sau, lần lượt là Vietcombank, MB, VIB, TPBank, SHB, BIDV, VietinBank, MSB và Sacombank.

{keywords}

Theo số liệu tổng hợp từ báo cáo tài chính của 23 ngân hàng, thu nhập bình quân nhân viên trong năm 2020 đạt khoảng 22,3 triệu đồng/tháng, tăng 4,4% so với năm trước. Thu nhập bình quân được ước tính theo mức chi phí trả lương, thưởng, phụ cấp cho nhân viên và số liệu do ngân hàng công bố.

Năm 2020, Techcombank là ngân hàng có thu nhập bình quân nhân viên cao nhất hệ thống với 38 triệu đồng/tháng, tăng 2 triệu đồng/tháng so với năm 2019.

{keywords}
TPBank có mức tăng lên tới 17,1%, cao nhất toàn ngành

Dù giảm 4,8% so với năm trước, thu nhập của nhân viên Vietcombank vẫn đứng thứ hai với khoảng 32,8 triệu đồng/tháng.

Xếp lần lượt ở các vị trí tiếp theo là MB (31,4 triệu đồng/tháng), VIB (30,7 triệu đồng/tháng), TPBank (28 triệu đồng/tháng) và SHB (27,1 triệu đồng/tháng). Trong đó VIB, TPBank và SHB là ba ngân hàng có mức thu nhập trung bình của nhân viên tăng so với năm trước. TPBank có mức tăng nhiều nhất trong TOP 10 (17,1%) từ 23,9 triệu đồng lên 28 triệu đồng.

Tương tự Vietcombank, hai "ông lớn" BIDV và Vietinbank cũng ghi nhận thu nhập bình quân nhân viên giảm trong năm vừa qua, xuống lần lượt 26 triệu đồng/tháng (-4%) và 25,5 triệu đồng/tháng ( -5%); qua đó xếp thứ 7 và thứ 8 trên bảng xếp hạng.

Ngoài các ngân hàng kể trên, Top 10 ngân hàng có thu nhập nhân viên cao nhất năm 2020 còn bao gồm MSB và Sacombank.

Ở chiều ngược lại, thu nhập bình quân nhân viên ACB lại xếp ở vị trí cuối cùng trong danh sách thông kê với 13 triệu đồng/tháng, khá thấp so với mặt bằng chung và kém xa các nhà băng có quy mô nhân sự tương đương. 

Tuy nhiên, tính toán này chỉ dựa trên chi phí lương và phụ cấp do ngân hàng công bố. Vì vấy, nếu tính thêm cả các khoản chi khác, thu nhập bình quân của mỗi nhân viên ACB có thể lên tới hơn 29 triệu đồng/tháng.

Trong năm qua, chỉ 7/23 ngân hàng được thông kê có thu nhập nhân viên sụt giảm gồm Vietcombank, VietinBank, BIDV, VietinBank, MB, SeaABank, Nam A Bank và NCB.

Cũng phải nói thêm rằng, con số thu nhập bình quân trên đây chỉ mang tính tham khảo, cho thấy bức tranh hoạt động chung của ngành trong thời gian qua và tương quan giữa các ngân hàng.

Bên cạnh đó, do được tổng hợp từ báo cáo tài chính nên những con số dưới đây chưa thể phản ánh chính xác thu nhập của từng vị trí, khu vực; trong khi thu nhập thực tế cũng phụ thuộc vào kỳ trả lương, trợ cấp, và chính sách kế toán... của từng ngân hàng.

Thu nhập bình quân nhân viên ngân hàng năm 2020

{keywords}

(Theo Kinh Tế & Tiêu dùng)

Tìm cách hóa giải sự bất ổn của nguồn điện vô tận

Tỷ trọng điện gió, điện mặt trời trong hệ thống điện sẽ còn tăng lên, đòi hỏi phải có giải pháp để hóa giải sự bất ổn của nguồn điện trời cho này.

Điện mặt trời, điện gió tiếp tục được ưu tiên

Tại dự thảo quy hoạch điện VIII đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến, so với quy hoạch điện VII điều chỉnh, trong giai đoạn đến 2030, chương trình phát triển nguồn điện có những thay đổi lớn.

Đó là phát triển với quy mô lớn nguồn điện gió, điện mặt trời (công suất nguồn điện gió gấp 3 lần và điện mặt trời gần gấp 2 lần so với quy hoạch điện VII điều chỉnh); chỉ tiếp tục xây dựng các dự án nhiệt điện than đang xây dựng và đang xúc tiến đầu tư để có thể vào vận hành trong giai đoạn 2021-2025...

{keywords}
Điện mặt trời bùng nổ đã xuất hiện nhiều vấn đề mới cho hệ thống điện

Theo đó, cơ cấu công suất nguồn điện có sự thay đổi theo hướng giảm dần tỷ trọng nhiệt điện than từ 34% năm 2020 xuống còn 27% vào năm 2030. Đặc biệt, trong giai đoạn này không phát triển thêm nhiệt điện than mới ngoài các nhà máy nhiệt điện than đang trong quá trình xây dựng và đang xúc tiến đầu tư để có thể vào vận hành trong giai đoạn 2021-2025.

Thay vào đó, Bộ Công Thương muốn phát triển mạnh mẽ nguồn điện sử dụng khí từ 7GW năm 2020 lên 13,5GW năm 2025 và 28-33GW năm 2030. Tỷ trọng nguồn điện khí tăng từ 15% năm 2020 lên 21-23% năm 2030.

Phát triển mạnh mẽ điện gió từ công suất khoảng trên 600 MW năm 2020 lên đến hơn 11.000-12.000 MW năm 2025 và hơn 18.000-19.000 MW năm 2030. Tỷ trọng điện gió chiếm 11% tổng công suất đặt năm 2025 và 13% tổng công suất đặt năm 2030.

Phát triển điện mặt trời từ công suất khoảng 17.000 MW giai đoạn 2020-2025 lên gần 19.000-20.000 MW năm 2030. Tỷ trọng điện mặt trời chiếm 17% tổng công suất đặt năm 2025 và chiếm 14% năm 2030.

Định hướng phát triển nguồn điện giai đoạn 2031-2045, các nguồn điện gió và mặt trời cũng sẽ được phát triển mạnh trong tương lai, với tỷ trọng công suất lên tới trên 42% vào năm 2045.

Tuy nhiên, đây là loại hình năng lượng có tính bất ổn cao, do đó có những tác động mạnh đến hệ thống điện.

Bộ Công Thương cho rằng: Với đặc điểm thay đổi năng lực phát điện (công suất) nhanh, không kiểm soát, điều khiển được, điện gió sẽ gây ra dao động đáng kể tới hệ thống điện mỗi khi gió biến thiên hoặc ngừng. Nếu các nguồn điện khác không được đầu tư thêm để thay thế tại các thời điểm đó, hoặc các nguồn điện hiện có không được điều chỉnh tăng (hay giảm) công suất kịp thời để bù - trừ trong khi có điện gió và điện mặt trời tham gia, hệ thống điện sẽ mất cân bằng nguồn cấp và phụ tải tiêu thụ.

“Khi đó điện áp và tần số hệ thống điện sẽ trượt ra ngoài chỉ số định mức cho phép và các hệ thống bảo vệ kỹ thuật sẽ tác động, hậu quả nặng nề là có thể rã lưới, mất điện trên diện rộng”, Bộ Công Thương cảnh báo.

Tìm cách hóa giải

Trước những bất ổn của nguồn điện mặt trời, điện, gió, dự thảo quy hoạch điện VIII đánh giá cần có nguồn phát điện dự phòng khác để huy động khi nguồn điện gió, mặt trời biến thiên nhanh hoặc đột ngột dừng.

Do đó, cơ quan soạn thảo cho rằng, để đảm bảo hệ thống điện vận hành an toàn, không sụt điện áp, tần số thì cần có lượng sông suất sẵn sàng gần tương đương với tổng công suất các nguồn điện mặt trời, điện gió tham gia.

{keywords}
Điện khí sẽ được đẩy mạnh đầu tư, để sẵn sàng cung ứng khi nguồn điện mặt trời, điện gió đột ngột suy giảm.

Mặt khác, để có thể chủ động điều khiển các nguồn điện thay thế, hoặc điều khiển chính các nguồn điện mặt trời, điện gió, gió khi có bất thường, đơn vị vận hành hệ thống điện cần phải có biện pháp, công cụ, năng lực dự báo chính xác sự thay đổi của tốc độ gió, sự tăng giảm bức xạ mặt trời trong ngày, trong tuần... ngay cả khi đã có đủ nguồn dự phòng.

Bộ Công Thương cũng đề ra loạt biện pháp khác để không xảy ra các tác động xấu, nguy hại đến hệ thống điện và thúc đẩy phát triển các nguồn điện mặt trời, điện gió.

Theo đó, các chủ đầu tư nguồn điện mặt trời, điện gió cần tính toán đánh giá ảnh hưởng của sóng hài và có các giải pháp lắp đặt thiết bị lọc sóng hài để giảm tác động tín hiệu xấu tới nhà máy và hệ thống điện.

Ngoài ra, cần cho nghiên cứu để áp dụng lắp đặt các pin dự trữ, nạp điện khi nguồn điện mặt trời, điện gió vượt cao hơn nhu cầu phụ tải, và phát điện ra khi các nguồn này ngừng vận hành.

Tuy nhiên, hệ thống lưu trữ có chi phí cao, và đây thực sự là một thách thức về mặt kinh tế. 

“Tất nhiên, hiện giá cả các thiết bị tích trữ năng lượng hiện còn cao, tác động đến hiệu quả kinh tế của nguồn điện năng lượng tái tạo, nhưng xu thế giá của chúng đang giảm nhanh và công nghệ cũng ngày càng được cải tiến”, Bộ Công Thương nhận định.

Một điểm quan trọng là thay vì cho phát triển mạnh các trang trại điện mặt trời quy mô vài chục đến hàng trăm MW, cần tập trung tuyên truyền quảng bá, khuyến khích mạnh phát triển điện mặt trời áp mái tại các mái nhà dân, công xưởng, tòa nhà thương mại. Điện mặt trời áp mái có nhiều đặc điểm ưu việt là: quy mô nhỏ; bố trí phân tán; chỉ đấu nối và lưới hạ hoặc trung áp (0,4 kV hay 22 kV); có thể huy động xã hội hóa đầu tư...

Hà Duy

Đón nguồn điện vô tận: Việt Nam lập kỷ lục, vào top đầu thế giới

Đón nguồn điện vô tận: Việt Nam lập kỷ lục, vào top đầu thế giới

Trong vòng 3 năm nay, điện mặt trời, điện gió đã thực sự vào giai đoạn bùng nổ ở Việt Nam. Từ con số 0 tròn trĩnh, điện gió, điện mặt trời đã đua nhau lập hết kỷ lục này đến kỷ lục khác.

Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2021

“Số hóa” bảo hiểm TNDS - xu hướng thiết yếu trong xã hội hiện đại

“Số hóa” giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự (DSBB) là giải pháp giúp cho doanh nghiệp giảm bớt thủ tục, hồ sơ cấp giấy chứng nhận bảo hiểm và hỗ trợ người tham gia bảo hiểm nhanh chóng hơn.

Đặc biệt, trong Nghị định 03/2021/NĐ-CP do Chính phủ ban hành và sẽ áp dụng vào ngày 1/3/2021, bên cạnh điểm nhấn mới là giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử, những vấn đề liên quan đến chính sách bồi thường cũng có nhiều điểm đáng lưu ý.

Lợi ích của “số hóa” bảo hiểm

Là một trong những lĩnh vực đặc thù ít được cung cấp trên nền tảng công nghệ, các doanh nghiệp bảo hiểm hiện đã có thể chủ động thiết kế và phát hành giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử cho người đăng ký tham gia. Điều này giúp doanh nghiệp giảm bớt thủ tục, hồ sơ cấp giấy chứng nhận bảo hiểm và hỗ trợ người tham gia bảo hiểm nhanh chóng hơn.

“Số hóa” giấy bảo hiểm DSBB là điều tất yếu trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển công nghệ mạnh mẽ, tạo nhiều lợi thế cho các doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực, ngành nghề. Sự thay đổi này cũng giúp người tiêu dùng có thể giao dịch, thực hiện thủ tục mua - bán bảo hiểm dễ dàng hơn thông qua ứng dụng hoặc website.

Nhiều thay đổi trong nghị định mới

Trong Nghị định mới, thủ tục và hồ sơ bồi thường bảo hiểm được đơn giản hóa tối đa, giúp người được bồi thường có thể cung cấp nhanh chóng, đồng thời doanh nghiệp bảo hiểm cũng dễ dàng xác minh kết quả.

{keywords}

Bên cạnh đó, Nghị định cũng thực hiện giảm bớt tài liệu liên quan đến thiệt hại về sức khỏe, tính mạng xuống còn 3 loại: Giấy chứng nhận thương tích; hồ sơ bệnh án; trích lục khai tử hoặc giấy báo tử hoặc văn bản xác nhận của cơ quan công an hoặc kết quả giám định của cơ quan giám định pháp y đối với trường hợp nạn nhân chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn. 

{keywords}

Với Nghị định mới này, giấy chứng nhận bảo hiểm sẽ có thời hạn từ 1 - 3 năm thay vì 1 năm như trước đây. Trong thời gian đó, nếu có sự chuyển giao sở hữu xe máy, quyền hạn bảo hiểm vẫn còn hiệu lực.

Đây là sự thay đổi cần thiết khi hiện tại, số lượng người tham gia bảo hiểm vẫn chưa thực sự tích cực. Theo thống kê từ Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) vào tháng 5/2020, trong số hơn 60 triệu xe máy thì chỉ có khoảng 30% người tham gia giao thông mua bảo hiểm. Nguyên nhân xuất phát từ việc quy trình và hồ sơ bồi thường vẫn còn gây nhiều khó khăn cho người tham gia bảo hiểm.

Chính vì những bất cập trên, sự thay đổi về chính sách bồi thường cũng như thực hiện “số hóa” giấy chứng nhận bảo hiểm sẽ mang đến nhiều quyền lợi và khuyến khích người dân tham gia bảo hiểm DSBB, giúp giảm thiểu những rủi ro về tài chính khi xảy ra sự cố khi tham gia giao thông.

Hiểu được điều này, DigiPay đã hợp tác với công ty bảo hiểm BSH trên ứng dụng MFast trong việc cấp giấy chứng nhận điện tử. Đây cũng là đơn vị tiên phong trong việc liên kết với công ty bảo hiểm thực hiện “số hóa” sản phẩm.

Chỉ với vài thao tác đơn giản, người mua đã có thể sở hữu bảo hiểm DSBB trên ứng dụng MFast. Sau khi hoàn tất, người mua sẽ nhận giấy chứng nhận điện tử qua email đăng ký và có hiệu lực tương đương với loại bảo hiểm vật lý (bảo hiểm giấy).

Không chỉ mua bảo hiểm nhanh chóng và đơn giản, người mua bảo hiểm trên MFast còn nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn như chiết khấu, quà tặng,…

Digipay

Công ty cổ phần giải pháp Thanh Toán Số (DigiPay) - công ty tài chính dựa trên nền tảng công nghệ xu hướng Fintech - trực thuộc DigiTel, là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ ICT tại Việt Nam.

Thừa hưởng nền tảng và ưu thế về công nghệ của DigiTel, DigiPay không ngừng tìm tòi và khai thác những công nghệ mới, phù hợp với từng phân khúc thị trường, trong mọi lĩnh vực, với định hướng: “Số hóa cuộc sống”.

Tháng 4/2019, DigiPay đã được trao chứng chỉ hệ thống quản lý an toàn thông tin theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27001:2013 từ Bureau Veritas - tổ chức quốc tế trong lĩnh vực thử nghiệm, đánh giá và chứng nhận ISO.

MFast - trực thuộc DigiPay là một nền tảng bán hàng và chi trả hoa hồng tự động theo định hướng công nghệ ở Việt Nam. Không chỉ cung cấp các sản phẩm liên quan đến bảo hiểm và tài chính, ứng dụng còn được định hướng là nơi “ai cũng có thể tạo ra thu nhập”.

Cổ phần Giải pháp Thanh toán số - DigiPay J.S.C

Email: hotro@mfast.vn

Website: https://mfast.vn/

Tố Uyên

Kinh doanh châu chấu mua được nhà

Ít người ngờ được rằng một thú vui tưởng như viển vông lại giúp chàng trai trẻ này thành triệu phú ngoài đời thực.

Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xảy ra. Chắc bạn cũng biết về con dế. Bạn đã bao giờ bắt dế chưa? Hoặc từng thưởng thức những món ăn có nguyên liệu từ dế? Và thực tế thì đã có người mua được hai căn nhà chỉ nhờ việc kinh doanh dế, bạn có tin không?

Ở độ tuổi 39, người đàn ông có tên Mạnh Quang Bảo (hiện đang sống ở Sơn Đông, Trung Quốc) đã tậu được cho mình 2 căn nhà chỉ trong vòng 10 năm. Khoản tiền anh kiếm được để mua nhà chỉ dựa vào 1 việc duy nhất đó là kinh doanh châu chấu.

Chàng trai tậu được hai căn nhà chỉ từ kinh doanh sản phẩm 0 đồng này - Ảnh 1.

Anh Mạnh Quang Bảo (hiện đang sống ở Sơn Đông, Trung Quốc) với nghề bắt và kinh doanh châu chấu.

Ban đầu, anh Quang Bảo chỉ mua châu chấu về nuôi như một thú vui. Dần dần sau đó, anh phát hiện ra mình có thể kiếm tiền bằng thú vui này. Mỗi buổi tối, anh thường tới các ruộng ngô hoặc bụi rậm để tìm châu chấu. Thời gian anh Quang Bảo “săn tìm” bắt đầu từ 9h tối cho tới 2h sáng. Thời điểm “bội thu” nhất, anh có thể bắt được hơn 100 con châu chấu/đêm.

Sau khi bắt châu chấu, anh sẽ kỳ công chọn ra những con to, đẹp và khỏe mạnh. Những con châu chấu có ngoại hình đẹp có thể bán với giá “trên trời”. Quang Bảo tiết lộ, anh từng bán 1 con châu chấu với giá lên tới 12.000 NDT (tương đương 41 triệu đồng). Sau nhiều năm tích cóp, số tiền từ kinh doanh châu chấu đủ để anh tậu được 2 căn nhà.

Chàng trai tậu được hai căn nhà chỉ từ kinh doanh sản phẩm 0 đồng này - Ảnh 2.

Những chú châu chấu sau khi bắt về nhà sẽ được anh Quang Bảo phân loại ra từng chiếc hộp nhỏ như thế này để bán.

Những năm gần đây, nhờ công cụ “livestream” bán hàng, Quang Bảo tiếp tục đẩy mạnh việc kinh doanh châu chấu của mình ra khắp các tỉnh thành ở Trung Quốc. Tuy nhiên, anh chàng không phải người duy nhất làm giàu nhờ loài côn trùng quen thuộc này.

Bởi cũng giống như Quang Bảo, anh Hầu Thành Khánh 28 tuổi ở Hà Nam (Trung Quốc) cũng “đổi đời” nhanh chóng nhờ sở thích nuôi dế.

Từ năm 2008, anh đã bắt đầu hành trình “săn” dế của mình. Anh từng bán được 1 con dế với giá lên tới 7.000 NDT (tương đương 23,8 triệu đồng). Con dế này có phần răng lớn và dày, đầu nghểnh lên và phần càng rất đẹp.

Mỗi năm, Thành Khánh dành ra khoảng 45 ngày để bắt dế, từ 15/7 cho tới 6/8. Mỗi năm, anh có thể thu về hàng chục nghìn NDT, tương đương hơn trăm triệu đồng. Khách hàng của anh mua dế về để chơi đấu dế, vì vậy họ thường thích những con có phần đầu to, trưởng thành sớm, răng cứng và to.

Chàng trai tậu được hai căn nhà chỉ từ kinh doanh sản phẩm 0 đồng này - Ảnh 3.

Công việc kinh doanh châu chấu và các loại côn trùng khác có thể kiếm bộn tiền.

(Theo Pháp Luật và Bạn Đọc)

Dùng đèn năng lượng để tiết kiệm điện

Nhiều người dùng hiện nay cho rằng, sử dụng đèn năng lượng để thắp sáng nhằm tiết kiệm điện hơn so với sử dụng các thiết bị khác, nhưng sự thật có đúng là như vậy?

Hiện nay, nhiều người sử dụng thường "mách nhau" về công dụng của những chiếc đèn năng lượng, trong đó tiêu chí tiết kiệm điện là vấn đề được mọi người quan tâm nhiều nhất. Nhiều người nông dân tại các tỉnh địa phương cũng đã thi nhau sử dụng những chiếc đèn năng lượng có công suất lớn để thắp sáng trang trại suốt nhiều đêm trong vụ mùa. Thậm chí tại nhiều nơi khác, người dân đã bắt đầu sử dụng đèn năng lượng mặt trời thay cho bóng đèn điện. Một số nơi còn trang bị loại đèn này cho đường làng, xóm. Ưu điểm của chúng là tiện, không cần bật/tắt, độ sáng cao. Đặc biệt, chi phí ban đầu thấp hơn hóa đơn tiền điện phải trả trong cùng thời gian sử dụng. 

{keywords}
Nhiều hộ gia đình đã lựa chọn đèn năng lượng thay vì các thiết bị khác 

Nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng, nhiều cửa hàng bán đồ điện hay thậm chí trên các trang mạng điện tử, đã bán đèn năng lượng mặt trời với các tấm pin đủ kích thước, công suất, loại đèn và mức giá, thậm chí nhiều mẫu đèn năng lượng mặt trời có giá bán khá rẻ so với các model tương tự do các công ty phân phối uy tín cung cấp. Chẳng hạn, một mẫu đèn 30W giá 120.000 - 150.000 đồng, đèn 100W giá khoảng 400.000 - 600.000 đồng hay các mẫu đèn 200W giá chưa tới 1 triệu đồng. 

Được biết, đèn năng lượng mặt trời cũng có nhiều loại: đèn đường, đèn pha, đèn trụ sân vườn hoặc trụ cổng và đèn dùng trong nhà. Một số nơi còn bán đèn LED trang trí. Sản phẩm có thể đi kèm điều khiển từ xa. Các mẫu ngoài trời có thêm tính năng chống nước chuẩn IPX6, cũng như cảm biến tự động bật/tắt khi có người, hoặc trời tối/sáng.

Việc lắp đặt cũng khá đơn giản. Người mua chỉ cần lắp ráp tấm pin và đèn vào khung, sau đó gắn lên nơi cần chiếu sáng.

Các mẫu đèn năng lượng mặt trời hiện nay gồm ba bộ phận chính: tấm pin mặt trời để hấp thụ ánh sáng và chuyển hóa quang năng thành điện năng, đèn LED và pin Li-ion hoặc bình năng lượng để lưu trữ điện.

Tuy nhiên, thực hư về chuyện có hay không những tấm đèn năng lượng có khả năng tiết kiệm điện là điều chưa thể khẳng định chắc chắn. Theo Thạc sĩ Nguyễn Thế Phương, khoa Điện - Điện tử, Cao đẳng Công nghiệp Huế, đánh giá nguồn lưu trữ điện cũng có vai trò quan trọng không kém. "Tấm pin năng lượng mặt trời có tác dụng thu năng lượng mặt trời để chuyển hóa thành nguồn điện, còn bộ lưu điện là nơi lưu trữ năng lượng và cung cấp cho bóng đèn khi không có ánh sáng mặt trời", ông Phương giải thích. "Đối với đèn năng lượng hiện nay, bộ phận này thường là pin Li-ion, dung lượng khoảng 2.000 - 10.000 mAh".

Ông Phương cho rằng bộ lưu trữ nguồn điện đóng vai trò quyết định về độ sáng, thời gian sáng cũng như độ ổn định của bóng đèn. "Dù bóng đèn có công suất lớn, tấm pin năng lượng mặt trời thu điện tốt, mà nguồn lưu trữ chất lượng kém, đèn cũng hoạt động không đúng công suất, thậm chí chập chờn, khiến bóng đèn và các bộ phận khác nhanh hỏng", ông Phương nhận định. Dù vậy, ông Phương cho rằng rất khó để người dùng tự phát hiện các vấn đề về chất lượng tấm pin cũng như bộ lưu điện, nếu chỉ nhìn vào vẻ bề ngoài sản phẩm.

{keywords}

Hơn thế nữa, người tiêu dùng khi mua các loại đèn năng lượng tránh vì tham rẻ mà mua những sản phẩm kém chất lượng, trong đó pin kém chất lượng cũng có nhiều rủi ro. Việc các tấm pin được lắp ráp từ các tế bào quang điện thải loại sẽ nhanh lão hóa và nhanh giảm hiệu suất tạo ra dòng điện. Do các tế bào quang điện được ghép nối tiếp, hỏng một tế bào sẽ hỏng cả tấm pin. Các tấm pin hỏng sẽ gây ô nhiễm khi thải ra môi trường. 

Vì vậy, trong mọi trường hợp mua đồ điện tử nói chung và đèn năng lượng mặt trời nói riêng, người dùng nên chọn những sản phẩm có thương hiệu trên thị trường quốc tế hoặc những hãng có đại diện, đại lý tại Việt Nam. Đặc biệt, các tấm pin mặt trời phải qua các bước kiểm định chất lượng trước khi bán ra thị trường.

(Theo Viet Q)

Vàng giảm giá, bị bán tháo

Giá vàng thế giới trong phiên giao dịch cuối tuần giảm mạnh về vùng 1.735 USD trước áp lực bán tháo mạnh của nhà đầu tư. Chỉ sau 2 phiên cuối tuần, giá kim loại quý đã mất gần 4%.

Thị trường vàng thế giới đang rơi vào trạng thái tiêu cực khi cả giá giao ngay và tương lai đều liên tục giảm sâu.

Trong phiên giao dịch cuối tuần 26/2 theo giờ Mỹ (đêm qua theo giờ Việt Nam), giá vàng thế giới một lần nữa đối mặt với áp lực bán tháo mạnh của nhà đầu tư và lao dốc về vùng thấp nhất kể từ tháng 7/2020.

Giá vàng lao dốc

Cụ thể, giá vàng giao ngay trên sàn New York và Kitco đêm qua ghi nhận mức giảm 34,5 USD/ounce so với phiên liền trước (tương đương 2% giá trị), đóng cửa tuần ở 1.735,6 USD/ounce. Đây đã là phiên giảm mạnh thứ 2 liên tiếp và là phiên giảm thứ 4 trong tuần này của kim loại quý.

Nếu so với cuối phiên 24/2 (giờ Mỹ), giá vàng giao ngay hiện thấp hơn gần 70 USD, tương đương mức giảm ròng 3,8% sau hai ngày. Còn nếu so với phiên đầu tuần (22/2), kim loại quý đã mất 77,5 USD, tương đương mức giảm ròng 4,3%.

Trên sàn Comex, giá hợp đồng vàng tương lai giao tháng 4 cũng giao dịch kém tích cực khi giảm 2,6% giá trị đêm qua, hiện cố định ở mức 1.729,1 USD/ounce.

Phiên 26/2 là phiên giao dịch cuối cùng của tháng 2 và kim loại quý thế giới đã chạm mốc thua lỗ 2 tháng liên tiếp. So với mức 1.912 USD/ounce đầu năm, giá vàng thế giới hiện thấp hơn gần 180 USD, tương đương mức giảm 9% từ đầu năm 2021.

Tại thị trường trong nước, đà giảm mạnh 2 phiên liên tiếp của vàng thế giới cũng tác động tiêu cực tới giá vàng miếng phiên cuối tuần hôm nay (27/2).

{keywords}

Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) sáng nay niêm yết giá vàng miếng khu vực TP.HCM ở mức 55,6 - 56,1 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm lần lượt 350.000 đồng giá mua và 250.000 đồng giá bán so với cuối ngày hôm qua.

Tại Hà Nội, vàng SJC bán ra hiện phổ biến ở mức 56,12 triệu/lượng, thấp hơn 250.000 đồng so với phiên 26/2 và thấp hơn 1,3 triệu đồng so với hai tuần trước. Đây cũng là phiên giảm thứ 4 liên tiếp của vàng miếng tuần này.

Cũng trong sáng nay, Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) niêm yết giá vàng ở mức 55,5 triệu/lượng (mua) và 56,05 triệu/lượng (bán), giảm 300.000 đồng ở cả hai chiều.

Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI hiện cũng giảm giá mua vào vàng miếng xuống 55,5 triệu/lượng, trong khi giá bán ra là 56,1 triệu đồng, thấp hơn 250.000 đồng so với cuối ngày 26/2.

Hiện giá vàng miếng do các doanh nghiệp lớn khác trong nước bán ra cũng phổ biến dao động quanh vùng 56-56,1 triệu đồng/lượng, mức thấp nhất kể từ đầu năm 2021.

Vì sao giá vàng liên tục lao dốc?

Trong khi giá vàng thế giới giảm 2% giá trị phiên cuối tuần, việc vàng trong nước chỉ giảm 0,4% khiến chênh lệch giữa 2 thị trường tiếp tục được nới rộng.

Hiện giá vàng thế giới quy đổi ra tiền Việt chỉ vào khoảng 48,4 triệu đồng/lượng, thấp hơn 7,7 triệu/lượng so với giá các doanh nghiệp trong nước đưa ra, tương đương 14% giá trị.

{keywords}
Giá vàng thế giới giảm sâu khiến chênh lệch giá với thị trường trong nước nới rộng lên 7,7 triệu đồng/lượng. Ảnh: Chí Hùng.

Theo các chuyên gia phân tích, việc giảm hơn 9% giá trị từ đầu năm 2021 và ghi nhận tháng thua lỗ thứ hai liên tiếp đang đặt vàng rơi vào trạng thái tiêu cực nhất nhiều năm. Nếu giá kim quý không giữ được mức 1.725 USD ​​hoặc 1.700 USD vào tuần tới, đợt bán tháo lần này sẽ không thể kết thúc.

Nguyên nhân chính khiến vàng đi xuống trong cả tuần này và giảm mạnh hai phiên cuối tuần là do lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng mạnh, hiện ở mức cao nhất trong một năm là 1,6%. Trên thị trường tài chính, trái phiếu kho bạc luôn được nhà đầu tư coi là tài sản an toàn cạnh tranh trực tiếp với vàng.

Ngoài lợi suất trái phiếu Mỹ tăng mạnh, giá trị đồng USD tăng đêm qua cũng là nguyên nhân khiến vàng giảm sâu.

Chỉ số USD Index đêm qua đã tăng trở lại vùng 90,89 điểm, cao hơn 0,83% so với phiên liền trước. Điều này đóng góp gần một nửa vào mức giảm của kim loại quý đêm qua.

Không riêng vàng, giá kim loại bạc đêm qua cũng giảm mạnh gần 5%, hiện phổ biến ở mức 26,32 USD.

Theo ông Peter Hug, Giám đốc giao dịch toàn cầu của Kitco Metals, hành động bán tháo vàng phiên cuối tuần của nhà đầu tư còn được đẩy nhanh nhờ yếu tố kỹ thuật sau khi kim loại quý giảm xuống dưới mức trung bình 200 ngày.

Vị chuyên gia cho biết thêm các nhà đầu tư cũng đang bắt đầu thoát khỏi chứng khoán và chuyển sang nắm giữ tiền mặt, một điều không tốt cho vàng.

"Việc các nhà đầu tư bán hầu hết tài sản an toàn và rủi ro thời gian qua cho thấy tâm lý đang dần chuyển sang nắm giữ tiền mặt, điều luôn bất lợi với các thị trường hàng hóa như vàng và bạc”, Hug nhấn mạnh.

(Theo Zing)

Cốt lẩu Trung Quốc tràn ngập

Do ảnh hưởng của dịch bệnh, việc ra ngoài mua sắm bị hạn chế, thời gian qua, các loại hàng buôn bán trên mạng ngày càng nở rộ. Một trong những mặt hàng bán chạy nhất thị trường online gần đây là gia vị cốt lẩu Trung Quốc.



Dù chỉ có mức giá từ hơn 40 đến 60 nghìn đồng, sản phẩm này được quảng cáo là chỉ cần đun sôi với nước là có thể cho ra ngay những nồi lẩu thơm ngon như ở nhiều hàng quán nổi tiếng. Tuy nhiên, đáng lo ngại, sản phẩm này không có tem phụ của bất cứ công ty nhập khẩu nào tại Việt Nam cũng như không có bất cứ thông tin kiểm định vào về chất lượng.

(Theo ANTV)

Cả làng đổ ra đồng “se duyên” cho loài quả đặc sản

Những ngày này người trồng bưởi Phúc Trạch đổ ra đồng thụ phấn, “se duyên” cho loài cây đặc sản nhằm tăng năng suất. Cuối vụ thu hoạch đưa lại doanh thu hàng trăm triệu đồng.

Bưởi Phúc Trạch là thứ quả đặc sản của huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh). Loài cây này nở hoa vào tháng giêng, có hương thơm ngào ngạt. Đến mùa quả chín, bưởi có vị ngọt thanh, tép giòn. Tuy nhiên để mang lại hiệu quả kinh tế, tỷ lệ đậu quả cao, người trồng bưởi phải thụ phấn bằng cách lấy phấn bưởi chua quét lên nhụy của hoa bưởi Phúc Trạch.

{keywords}
Hoa bưởi Phúc Trạch có màu trắng, hương thơm ngào ngạt

Theo người dân, cứ sau tết Nguyên Đán khoảng một tuần là hoa bưởi Phúc Trạch nở rộ. Đây là thời điểm thích hợp nhất để người dân tập trung nhân lực thụ phấn bổ sung cho lứa hoa chính vụ.

Xã Hương Trạch được xem là thủ phủ của loài cây đặc sản này.  Từ sau mùng 6 Tết Tân Sửu, mọi người gác lại công việc đổ ra đồng thụ phấn cho hoa. Công việc mỗi ngày bắt đầu từ 6h30 và kết thúc lúc 17h chiều.

{keywords}
Người dân chở nhau ra đồng mang theo phấn bưởi chua để thụ phấn cho bưởi đặc sản
{keywords}
Dụng cụ mang theo ra đồng là một chiếc sào và giỏ đựng hoa bưởi 

Anh Trần Văn Thắng (trú xóm Phú lễ, xã Hương Trạch) cho biết, gia đình anh trồng gần 1 hecta bưởi Phúc Trạch. Vào thời điểm này hằng năm, anh cùng vợ gác lại tất cả công việc để ra đồng giúp cây thụ phấn.

"Vợ chồng tôi bắt đầu công việc từ 6h30 buổi sáng nếu thời tiết đẹp. Nếu trời nắng to thì dừng. Trời nắng to phấn hoa bưởi chua sẽ bị khô, thụ phần sẽ không hiệu quả", anh Thắng nói.

{keywords}
Anh Thắng phấn khởi thụ phấn cho bưởi
{keywords}
Những nụ hoa bưởi chua "khỏe mạnh" được người dân hái mang theo
{keywords}
Chọn hoa bưởi chua có phấn nhiều
{keywords}
Hái cánh hoa, giữ lại phần nhụy phấn gắn vào chiếc sào
{keywords}
Người dân lấy phấn bưởi chua chấm hoặc quét lên hoa bưởi Phúc Trạch
{keywords}
Những cây nào cao, phải gắn phấn hoa vào sào để tiện cho việc thụ phấn

Bác Nguyễn Hữu Thi (54 tuổi, trú xóm Phú Lộc) cho biết, gia đình bác trồng hơn 300 cây bưởi đặc sản Phúc Trạch. Hằng năm đưa lại thu nhập khoảng 200 triệu đồng.

"Nếu bình thường không thụ phấn thì tỷ lệ đậu quả chỉ đạt khoảng 30%, bây giờ có kỹ thuật thụ phấn như thế này sẽ đạt khoảng 80% tỷ lệ đậu quả.  Như vậy việc thụ phấn sẽ cho năng suất quả bưởi cao, khoẻ hơn, quả đẹp hơn", bác Thi cho hay.

{keywords}
Bác Thi "se duyên" cho vườn bưởi gia đình
{keywords}
Những cây bưởi cổ thụ buộc phải dùng bắc thang để thụ phấn
{keywords}
Mỗi ngày trung bình mỗi người thụ phấn được khoảng 100 cây bưởi
{keywords}
Nhiều người không trồng bưởi họ nhận thụ phấn thuê. Mỗi ngày được gia chủ trả công 200.000 đồng
{keywords}
Sau khoảng 2 tuần thụ phấn, sẽ biết tỷ lệ đậu quả. Những chùm như thế này được cho là quá trình thụ phấn thành công
{keywords}
Sau khi đậu quả, nếu tỷ lệ đậu quá cao thì người dân sẽ hái bớt, chọn lọc những quả xấu ngắt bỏ để đảm bảo chất lượng cho quả
{keywords}

Bà Đinh Thị Thanh (thôn Phú Lễ, xã Hương Trạch) cho biết, quá trình thụ phấn là khoảng thời gian người trồng bưởi khá vất vả. "Thụ phấn bưởi khá mệt, nhưng sau khi xong thì chỉ cần phun thuốc đậu trái, thuốc nấm, hái bớt quả xấu, nắng lên tưới  nước và đợi đến tháng tư bọc bao cho quả rồi sau đó thu hoạch chứ không cần phải tác động lên bưởi nữa. Việc quan trọng sau quá trình thụ phấn là chăm tưới cho cây".

Thiện Lương

Siêu thị tại Hà Lan bị dọa tẩy chay vì bán 'Phở Việt Nam' không phải là phở

Siêu thị tại Hà Lan bị dọa tẩy chay vì bán 'Phở Việt Nam' không phải là phở

Một chuỗi siêu thị lớn tại Hà Lan đã phải tự rút toàn bộ sản phẩm mang tên "Phở Việt Nam" ra khỏi kệ hàng của mình sau khi vấp phải những chỉ trích nặng nề từ khách hàng.