Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2020

Người Mỹ rút tiền khỏi ngân hàng, đổ vào vàng, Bitcoin và chứng khoán

Triển vọng nền kinh tế ảm đạm và lãi suất rơi tự do, nhiều người Mỹ đang tìm cách rút tiền khỏi ngân hàng để đầu tư vào các tài sản đem lại lợi nhuận cao hơn.

Theo Bloomberg, trước đây, anh Brian Harrington, 28 tuổi, một nhà tư vấn tiếp thị ở Anaheim (bang California), hài lòng với khoản tiết kiệm có lãi suất 2% tại ngân hàng Ally. Nhưng giờ anh đang lên kế hoạch đầu tư 15.000 USD tiền tiết kiệm vào tiền điện tử Bitcoin.

Anh Harrington cho rằng lãi suất ngân hàng sẽ tiếp tục được duy trì ở mức rất thấp và triển vọng nền kinh tế ảm đạm trong dài hạn. "Tôi phải tiếp tục tìm kiếm lợi nhuận", anh Harrington chia sẻ.

Anh Harrington không phải người duy nhất đổ tiền sang các tài sản có tính rủi ro cao hơn. Theo Bloomberg, tiền của người dân Mỹ đang được chuyển khỏi tài khoản ngân hàng và đổ vào những tài sản như Bitcoin, vàng và cổ phiếu.

{keywords}
Lãi suất thấp khiến giới đầu tư đổ tiền vào vàng, đẩy giá vàng tăng mạnh. Ảnh: Reuters.

Đổ tiền vào vàng, cổ phiếu, Bitcoin

Bloomberg cho rằng số dư tài khoản của người Mỹ đã tăng lên trong vài tháng qua ở vì nhiều lý do. Lệnh phong tỏa toàn quốc khiến người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu. Trong khi đó, hàng nghìn tỷ USD được trao đến tay người Mỹ thông qua các gói kích thích.

Tỷ lệ tiết kiệm cá nhân chạm ngưỡng kỷ lục 32,2% vào tháng 4 vừa qua. Mint, một nền tảng lập kế hoạch tài chính, tiết lộ số tiền tiết kiệm khách hàng của hãng gửi thêm vào tài khoản tăng 16% trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 6 so với cùng kỳ năm ngoái.

Giới phân tích nhận định bây giờ không phải thời điểm thích hợp để giữ tiền. Trong năm qua, lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại Mỹ luôn giảm đều đặn. Các ngân hàng nổi tiếng như Ally và Marcus, chi nhánh tiêu dùng của Goldman Sachs, đưa ra mức lãi suất lần lượt là 1% và 1,05% vào tháng 7.

Năm ngoái, lãi suất của cả hai tổ chức đều hơn 2%. "Một số ngân hàng cố khác biệt so với đám đông. Nhưng đa số đều hạ lãi suất", Bloomberg dẫn lời chuyên gia tài chính Greg McBride tại Bankrate.com giải thích.

Thêm vào đó, chẳng có gì để đảm bảo rằng lợi nhuận của các tài khoản này sẽ phục hồi trong ngắn hạn. "Mức lãi suất được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thiết lập là nguyên nhân chính. Nhưng nó cũng liên quan đến sức khỏe của toàn bộ nền kinh tế", chuyên gia Anand Talwar tại ngân hàng Ally bình luận.

{keywords}
Nhiều người muốn kiếm lời từ Bitcoin khi lãi suất tiết kiệm giảm. Ảnh: Reuters.

Các công cụ an toàn truyền thống khác cũng bị ảnh hưởng. Lãi suất trung bình cho chứng chỉ tiền gửi 5 năm giảm từ 1,88% năm ngoái xuống còn 0,47%, theo Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang.

Ngược lại, giá tiền điện tử Bitcoin tăng 55% trong năm 2020. Tính từ đầu năm đến nay, giá vàng cũng tăng vọt 30%, và đã áp sát ngưỡng 2.000 USD/ounce. Giới chuyên gia dự báo giá vàng sẽ sớm vượt qua ngưỡng này. Các nhà đầu tư đổ xô mua vàng như một hàng rào chống lạm phát.

Cổ phiếu cũng bật tăng mạnh mẽ. Từ ngày 23/3 đến ngày 1/7, chỉ số S&P 500 tăng vọt 40%, mức tăng trong vòng 100 ngày lớn nhất kể từ năm 1933, theo Bespoke Investment Group.

"Tại sao lại để tiền nằm yên?"

Đà tăng đã mang lại cho người Mỹ niềm tin vào thị trường chứng khoán trong dài hạn. Theo khảo sát của Bankrate, 28% người Mỹ cho rằng thị trường chứng khoán là lựa chọn hàng đầu cho các khoản đầu tư dài hạn. Năm ngoái, tỷ lệ này chỉ dừng ở 20%.

Chỉ 18% người được hỏi chọn các khoản đầu tư khác như gửi tiền vào tài khoản tiến kiệm hoặc chứng chỉ tiền gửi. "Các kết quả này cho thấy sự thay đổi đáng chú ý đối với việc chấp nhận rủi ro. Trong những cuộc khảo sát trước đây, gửi tiết kiệm và đầu tư bất động sản bỏ xa cổ phiếu", chuyên gia McBride bình luận.

Đối với anh Meyer Denney, một kỹ sư phần mềm ở Seattle, việc tiết kiệm tiền để mua nhà mới trong vòng 5 năm tới vừa chắc chắn, vừa rủi ro. Hiện, người đàn ông 35 tuổi này để phần lớn tiền trong một tài khoản tiết kiệm lãi suất cao. Anh đang tìm kiếm các quỹ đầu tư đầu tư vào những mặt hàng chủ lực hoặc trái phiếu doanh nghiệp.

"Tôi lo rằng chúng tôi sẽ kiếm đủ tiền cho ngôi nhà mơ ước trong vòng 3 năm nữa, nhưng lúc đó giá thị trường đã tăng 10-15%. Vì vậy, tôi đang cố tìm một nơi thích hợp hơn để đầu tư", anh chia sẻ.

{keywords}
Niềm tin vào thị trường chứng khoán của người Mỹ gia tăng trong năm nay. Ảnh: Reuters.

Anh Edward Usuomon, 18 tuổi, không hối tiếc khi chuyển tiền ra khỏi ngân hàng. Anh bắt đầu làm gia sư từ tháng 9 năm ngoái. Sau vài tháng tiết kiệm, anh Usuomon nhận ra có nhiều cách kiếm lời tốt hơn việc gửi tiền vào tài khoản ở Michigan First Credit Union.

"Đầu tiên, tôi bắt đầu thử với cổ phiếu để giải trí. Cuối cùng tôi nghĩ tại sao tất cả số tiền này chỉ nằm yên trong tài khoản của mình?", anh Usuomon chia sẻ. Vậy nên, khoảng đầu tháng 4, anh bắt đầu rút tiền khỏi tài khoản tiết kiệm để mua tiền điện tử, cổ phiếu của Tesla và Apple.

Anh Usuomon ước tính dành 25% tiền lương cho các tài sản có rủi ro cao hơn. "Ngoài căn hộ và xe, tôi còn có quá nhiều thứ phải lo. Tôi đã cố gắng đầu tư sớm để trở nên giàu có", anh giải thích.

(Theo Zing)

Đồng USD giá thấp nhất trong 10 năm qua

Đồng euro tăng mạnh nhất trong 10 năm, đồng bảng Anh trải qua tháng tuyệt vời nhất kể từ năm 1990, và lần đầu tiên trong năm nay, mọi ngoại tệ mạnh đều tăng giá so với đồng USD.

Theo Bloomberg, chỉ số đồng USD - so sánh sức mạnh của đồng bạc xanh với 6 ngoại tệ mạnh khác - giảm tới 4,4% trong tháng này. Đây là mức sụt giảm tháng sâu nhất của đồng tiền nước Mỹ kể từ tháng 9/2010. Đồng USD sụt đẩy giá đồng euro lên cao, hiện 1 euro đổi được 1,19 USD, mức cao nhất kể từ tháng 5/2018.

Giá đồng USD lao dốc do giới đầu tư lo ngại về sức khỏe của nền kinh tế Mỹ. Mới đây, Bộ Thương mại Mỹ thông báo GDP nước này giảm tới 9,5% trong quý II/2020, tương đương 32,9% cả năm. Cú sụt giảm xóa sạch gần 5 năm tăng trưởng của nền kinh tế hàng đầu thế giới.

{keywords}
Đồng USD chứng kiến tháng 7 ảm đạm nhất thập kỷ. Ảnh: Getty.

Phần lớn nước Mỹ vẫn đang vật lộn với dịch Covid-19, số ca nhiễm virus liên tục tăng. Lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm mạnh, tỷ lệ thất nghiệp ở mức báo động và nguy cơ lạm phát tác động mạnh đến đồng USD.

Đặc biệt, giá đồng bạc xanh trượt rất nhanh trong 10 ngày qua, khi số ca nhiễm virus corona chủng mới tăng mạnh tại một số bang ở Mỹ. Niềm tin dành cho đồng USD càng suy giảm sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đề cập đến khả năng hoãn cuộc bầu cử tổng thống tháng 11 tới.

"Đồng USD vẫn chịu áp lực bán dữ dội", Financial Times dẫn lời nhà phân tích tiền tệ Lee Hardman của MUFG khẳng định. Các nhà phân tích của Unicreditdự báo giá đồng USD sẽ tiếp tục yếu ớ trong tháng 8, dù áp lực suy giảm không lớn bằng tháng 7.

(Theo Zing)

VNPAY đạt chứng chỉ tiêu chuẩn bảo mật quốc tế

Công ty Cổ phần Giải pháp thanh toán Việt Nam VNPAY vừa nhận chứng chỉ bảo mật quốc tế PCI DSS 3.2.1 level 1 cho Hệ thống Cổng thanh toán VNPAY do Tổ chức đánh giá Quốc tế ControlCase cấp.

Tiêu chuẩn bảo mật quốc tế PCI DSS là tiêu chuẩn bắt buộc đối với tất cả tổ chức, doanh nghiệp có liên quan đến nghiệp vụ xử lý, truyền tải và lưu trữ dữ liệu thẻ thanh toán, có giá trị trên toàn cầu do Hội đồng Tiêu chuẩn Bảo mật - SSC (Security Standards Council) thiết lập dành cho hoạt động thanh toán thẻ. Tham gia hội đồng là các tổ chức thẻ quốc tế lớn trên thế giới như: Visa, MasterCard, American Express (AMEX), Discover Financial Services, JCB International…

Tiêu chuẩn bảo mật PCI DSS 3.2.1 level 1 - cấp độ cao nhất của Service Provider, bổ sung nhiều tiêu chuẩn mới so với phiên bản cũ trước đây và được đánh giá hàng năm bởi Tổ chức Đánh giá Quốc tế ControlCase.

{keywords}
 Đại diện VNPAY (ở giữa) nhận chứng chỉ PCI DSS 3.2.1 level 1 và kỷ niệm chương từ ControlCase.

Trong suốt thời gian hơn 1 năm thực hiện (từ 2019), Cổng thanh toán VNPAY đã vượt qua 12 nhóm nguyên tắc và hơn 100 yêu cầu khắt khe về bảo mật và quy trình xử lý dữ liệu. Đặc biệt với PCI DSS 3.2.1. level 1, dịch vụ triển khai phải đảm bảo yêu cầu về nền tảng hỗ trợ các công nghệ mới, linh hoạt, bảo mật nhiều lớp trên network và ứng dụng, công nghệ lưu trữ truy xuất cao, chiến lược mã hóa mới nhằm tăng tốc ứng dụng… Cổng thanh toán còn sử dụng module Fraud Management do VNPAY tự phát triển nhằm phát hiện các giao dịch gian lận, giả mạo.

Theo đó, việc đạt chứng chỉ PCI DSS 3.2.1 level 1 khẳng định tầm quan trọng của công ty trong việc đáp ứng những nhu cầu khắt khe về đảm bảo an ninh dữ liệu trong quá trình lưu trữ, xử lý và chuyển tiếp theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo an toàn, bảo mật của hạ tầng thanh toán quốc gia.

Hiện tại, quy trình chuyển đổi kết nối đã được thực hiện với hơn 30 ngân hàng và hơn 50.000 merchant sang kết nối bảo mật mã hóa TLS 1.2 với thuật toán mã hóa mạnh.

Đại diện VNPAY, ông Lê Tánh - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Giải pháp thanh toán Việt Nam cho biết: “VNPAY rất vinh dự khi đón nhận chứng chỉ PCI DSS. Chúng tôi đã tập trung nhiều nguồn lực và thời gian cho dự án đặc biệt này. Chứng chỉ cũng là động lực thúc đẩy chúng tôi tiếp tục cung cấp cho khách hàng những dịch vụ với chất lượng tốt nhất, đảm bảo an toàn, bảo mật cao nhất theo tiêu chuẩn quốc tế”.

{keywords}

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thanh toán điện tử với ngành kinh doanh cốt lõi là Tài chính - Ngân hàng, VNPAY chuyên cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử cho hơn 40 ngân hàng, 5 công ty viễn thông và hơn 50.000 doanh nghiệp lớn, nhỏ cùng mạng lưới thanh toán QR lớn nhất lên đến 70.000 điểm chấp nhận thanh toán trên cả nước.

Trong thời gian tới, VNPAY cam kết sẽ tiếp tục duy trì những tiêu chuẩn bảo mật PCI DSS cho hệ thống Cổng thanh toán, đồng thời sẽ phát triển thêm nhiều dịch vụ đáp ứng yêu cầu về an ninh, bảo mật cao nhất cho khách hàng và đối tác.

Đ.Huyền

Bí quyết nhận diện lan đột biến tiền tỷ đang 'khuynh đảo' thị trường

Lan đột biến giá "khủng" do đâu, nhận diện thế nào đang là câu hỏi khiến nhiều người quan tâm khi các giao dịch mua - bán tiền tỷ diễn ra liên tiếp.

Lan đột biến "gây bão" thị trường

Lan được xem là loại vương giả nhưng bình dị, thanh tao, và khá phổ biến ở Việt Nam với hàng ngàn chủng loại. Người dân từ nông thôn đến thành thị đều yêu mến loại hoa này và dễ dàng sở hữu bởi chơi lan không cần nhiều diện tích, và giá một giò lan cũng rất "bình dân", thường chỉ vài chục, vài trăm ngàn đồng.

Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây, lan đột biến gen bắt đầu "lên cơn sốt", trở thành đối tượng săn lùng của dân chơi lan. Dù giá lan đột biến cao chót vót nhưng thị trường vẫn sôi động.

Đã xuất hiện các thương vụ mua bán, giao dịch lan đột biến được công bố trên các diễn đàn người chơi lan với giá hàng trăm triệu đồng, thậm chí vài chục tỉ đồng. Nhiều người nghi ngờ những thương vụ mua bán lan bạc tỉ chỉ là chiêu thổi giá của giới buôn lan. Song, những người am hiểu về lan khẳng định những thương vụ này không phải là ảo mà là "người thật, việc thật".

{keywords}
Một giao dịch lan đột biến tại Đà Nẵng.

Không chỉ là tin đồn, các thương vụ lan đột biến diễn ra công khai, liên tục, với giá trị lên đến vài tỉ, vài chục tỉ đồng. Điển hình là giao dịch mua - bán Hoa Lan Giã Hạc năm cánh trắng giá gần 7 tỉ đồng ở Đà Nẵng. Mê vẻ đẹp vượt trội, độc đáo, hiếm có của lan đột biến, CLB Hoa Lan đột biến Sông Hàn đã quyết định mua và sở hữu độc quyền bông Lan Giã Hạc 5 cánh trắng có giá trị 6,8 tỷ đồng từ anh Tuyên Võ ở La Gi (Bình Thuận).

{keywords}
Đây là bông Lan Giã Hạc độc đáo và được giới chơi lan trong cả nước đánh giá rất cao.

Sau khi giao dịch CLB Hoa Lan đột biến sông Hàn đã quyết định đổi tên hoa mới sưu tầm thành Giã Hạc 5 cánh trắng Tiên Sa.

Trước đó, một "đại gia" ở tỉnh Bình Phước đã xác nhận mình là chủ nhân mới của 3 cây lan đột biến có giá "khủng" gần 32 tỉ đồng. Chủ của những cây lan này thông tin, đó là cây Bảo Duy 5 cánh trắng giá 12 tỉ, cây Bảo Duy 5 cánh trắng khác giá 9,9 tỉ, và cây Da Vàng 10 tỉ đồng.

Mới đây nhất, tại xã Đông La (huyện Hoài Đức, Hà Nội) - nơi được đánh giá là "vựa" hoa lan lớn nhất nhì miền Bắc, đã diễn ra giao dịch mua - bán lan đột biến với trị giá lên tới 20 tỷ đồng. Đó là giò lan Bạch Tuyết Á Hậu trổ hoa tuyệt đẹp ngay tại một nhà vườn ở Đông La.

{keywords}
Một cánh hoa lan đột biến cần đạt các yếu tố như: càng bầu, căng, bóng thì càng đẹp. Phân thùy rõ nét. Mắt xước, gọn, sạch, cách xa thùy và không lem. Mũi hoa có mầu càng trắng, càng quý.

Điều thú vị là bên cạnh thú vui chơi lan tao nhã là câu chuyện làm kinh tế từ lan đột biến gen.

"Vừa chơi lan vừa làm kinh tế chứ không phải chỉ là thú vui đơn thuần", anh Trịnh Đắc Toàn - chủ một nhà vườn lớn ở thôn Đồng Nhân, xã Đông La (Hoài Đức, Hà Nội) chia sẻ.

Theo anh Toàn, giới chơi lan mua - bán lan theo giò hoặc theo kie (mầm cây con được tách ra từ cây mẹ). Kie lan đột biến được đo bằng centimet để tính tiền, và giá trị của nó cao hay thấp phụ thuộc vào vẻ đẹp, độ cực hiếm của nó.

{keywords}
Có những gốc lan đột biến trị giá cả gia tài. (Ảnh: Gốc lan phi điệp đột biến tại nhà vườn Trịnh Toàn ở Đông La, Hoài Đức, Hà Nội)

Một giò lan đột biến khi mua về sau một đêm có thể khiến chủ nhân của nó có lãi ngay. Những giò lan đột biến cũng có khả năng tạo ra giá trị kinh tế cao trong tương lai nhờ nhân giống.

Nhận diện lan đột biến bằng cách nào?

Lan đột biến có giá "khủng" là do trong giới chơi lan ai cũng ao ước có được nó. Việc nhân giống là khá hạn chế bởi giống của nó không thể nuôi cấy mô hay làm trái để gieo hạt được. Hàng tấn lan rừng may ra mới có một cây đột biến gen, vì thế nó vô cùng quý hiếm và giới chơi lan rất chuộng.

{keywords}
Lan phi điệp thường trông rất đẹp mắt nhưng giá trị kinh tế lại không cao.
{keywords}
Trong khi đó, lan đột biến, cây nhỏ xíu, hoa chỉ vài bông nhưng giá lại cao ngất.

Chia sẻ với Hội sinh vật cảnh, PGS.TS Đặng Văn Đông - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả (FAVRI), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, cây hoa lan là một loại thực vật, mà đặc tính của thực vật có thể xảy ra quá trình biến dị sinh học. Biến dị sinh học chính là những biến đổi mới, mà cơ thể thực vật thu được do tác động của các yếu tố môi trường và do quá trình tái tổ hợp di truyền.

{keywords}
Lan phi điệp đột biến (bên trái) và hoa lan phi điệp thường

Biến dị sinh học bao gồm 2 loại: Biến dị không di truyền và Biến dị di truyền (trong loại biến dị di truyền lại bao gồm 2 dạng: Biến dị tái tổ hợp và Biến dị đột biến).

"Những cây lan đột biến mà chúng ta thấy chưa chắc đã phải là lan đột biến từ sự "biến dị đột biến" mà còn có thể là do "biến dị tái tổ hợp", tức là do quá trình thụ phấn (do con người hoặc do côn trùng, gió...) đã tạo ra những cây lan mới, khác với đặc tính của cây bố mẹ, khác màu hoa của cây bố, mẹ.

Trong một số cây mà mọi người gọi "đột biến", có thể có cả những cây thường biến (biến dị không di truyền) tức là cây chỉ khác biệt với cây gốc (hoặc cây mẹ) ở một số thời gian và môi trường nhất định, sau đó nó sẽ trở về trạng thái, với những tính trạng ban đầu. Chính điều này lý giải tại sao, một số cây ban đầu có màu hoa này, sau lại chuyển sang màu hoa khác", PGS.TS Đặng Văn Đông phân tích.

{keywords}
PGS.TS Đặng Văn Đông – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau Quả (Ảnh: favri.org.vn)

Từ những khái niệm trên, PGS.TS Đặng Văn Đông - một trong những chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực hoa, cây cảnh ở Việt Nam cho rằng, cây lan có thể nhân giống bằng hạt (hữu tính) và bằng giâm cành (vô tính). Nếu lan nhân giống bằng hữu tính thì hạt phấn sẽ bị phân ly, tức là cây con sẽ không còn giữ được đặc tính của cây mẹ nữa, do vậy phải nhân giống bằng vô tính mới giữ được đặc tính của cây mẹ.

Nhân bằng vô tính cũng có 2 cách, đó là giâm cành bằng kie (các đốt thân) và nhân giống bằng Invitro (nuôi cấy mô). Nếu nhân bằng kie ngoài vườn ươm hệ số nhân giống thấp, cây thường bị sâu bệnh hại, còn nhân bằng Invitro cây khỏe, hệ số nhân giống cao, sức sống cây con và cây sau này sẽ rất tốt nhưng đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, trang thiết bị nhiều, hiện đại.

Song, trên thực tế, có thể là do những người có cây, cứ nghĩ cây con nhân ra sẽ bị thay đổi đặc tính, nên không muốn dùng phương pháp Invitro, cũng có thể họ suy nghĩ cái gì hiếm thì sẽ đắt, nếu nhân bằng phương pháp Invitro, thì khi nhân nhiều rồi, sẽ mất đi giá trị quý và hiếm, nên họ không áp dụng phương pháp này, PGS.TS Đặng Văn Đông cho hay.

Nói về hoa lan đột biến, chủ nhà vườn Thực Hà ở Đông La chia sẻ: Lan đột biến - hàng vạn giò, triệu giò mới có được một. Vì thế mà lan đột biến luôn có giá vô cùng đắt đỏ, chỉ giới sành chơi, các chủ nhà vườn lớn và các khách hàng lắm tiền nhiều của mới có cơ hội sở hữu.

{keywords}
Lan đột biến 5 cánh trắng muốt, phân thùy rõ nét, họng trắng trong, mũi cũng trắng tinh, vai ngang mới là chuẩn.

TS. Nguyễn Văn Tỉnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hoa, cây cảnh cho biết, để lai tạo ra các giống hoa lan có đặc điểm khác lạ thì không khó. Tuy vậy, để tạo ra được giống hoa có màu sắc đẹp nhiều người thích thì không phải dễ, đó là xác suất may mắn, có khi hàng nghìn con lai, hàng triệu con lai mới ra được giống đẹp.

"Để lai tạo giống mới thì không khó nhưng để tạo ra được cây đặc biệt, màu sắc hài hoà, đẹp thì hiếm. Lan đột biến gen đắt ở chỗ hiếm", ông Tỉnh cho hay.

(Theo VOV)

Mỹ hạn chế xuất khẩu công nghệ nhạy cảm sang Trung Quốc

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành các quy định mới hạn chế xuất khẩu công nghệ nhạy cảm, có thể được sử dụng trong lĩnh vực quốc phòng, sang Trung Quốc.

Theo South China Morning Post, các quy định mới có hiệu lực từ ngày 29/6. Theo đó, các công ty Mỹ phải xin giấy phép để xuất khẩu các hàng hóa có thể được sử dụng trong lĩnh vực quốc phòng - bao gồm công nghệ vũ khí, máy bay chiến đấu và giám sát - sang Trung Quốc. Chính phủ Mỹ cũng cấm xuất khẩu các công nghệ nhạy cảm cho bất cứ tổ chức nào có quan hệ với quân đội Trung Quốc.

Trên thực tế, trong những năm gần đây, chính phủ Mỹ đã áp dụng nhiều quy định để ngăn chặn chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc. Các thỏa thuận chuyển giao công nghệ từ Mỹ sang Trung Quốc luôn bị chính quyền Washington giám sát chặt chẽ. Hàng loạt công ty và cá nhân Trung Quốc cũng bị đưa vào "danh sách đen" của Nhà Trắng.

{keywords}
Huawei bị đưa vào danh sách đen của Mỹ. Ảnh: Reuters.

Sau khi Trung Quốc thông qua luật an ninh quốc gia ở Hong Kong một tháng trước, Mỹ nhanh chóng tước bỏ các đặc quyền xuất nhập khẩu của Hong Kong. Như vậy, thành phố này bị hạn chế tiếp cận công nghệ nhạy cảm của Mỹ. Bắc Kinh cũng không thể nhập khẩu hàng hóa công nghệ cao phục vụ hoạt động của quân đội nước này.

"Đây chỉ là một trong số các quy tắc ảnh hưởng trực tiếp đến Trung Quốc. Và sẽ còn nhiều quy định mới sẽ được đưa ra", SCMP dẫn lời luật sư George Grammas thuộc hãng luật Squire Patton Bogss (Washington) nhận định. Ông cũng dự đoán chính phủ mới của Mỹ (sau cuộc bầu cử tổng thống tháng 11 tới) sẽ tiếp tục chính sách này.

Đến nay, chính phủ Mỹ đã đưa hơn 80 công ty Trung Quốc, bao gồm Huawei Technologies, và các tổ chức liên quan vào danh sách đen. Nhóm doanh nghiệp này bị chặn làm ăn với các nhà cung cấp Mỹ.

Tháng trước, Bộ Quốc phòng Mỹ cũng công bố danh sách 20 công ty Trung Quốc bị hạn chế. Ngoài Huawei, danh sách này còn có Hangzhou Hikvision Digital Technology, China Mobile Communications và China Telecommunications.

(Theo Zing)

Khổ vì vay vàng lúc giá cao

Nhiều năm liền giá vàng gần như không nhúc nhích khiến người vay vàng chủ quan, đến khi giá vàng tăng chóng mặt đã khiến họ rơi vào cảnh ngồi trên chảo lửa.

Chưa bao giờ giá vàng tăng như vũ bão trong suốt vài tuần trở lại đây, có ngày vàng tăng giá tới 2 triệu đồng/lượng. Những người vay vàng vào thời điểm giá vàng chỉ 36-37 triệu đồng/lượng giờ đang phải mất ăn mất ngủ vì hiện nay giá vàng đã tăng vọt lên gần mức 58 triệu đồng/lượng.

Méo mặt vì giá vàng lên đỉnh

Mấy ngày giá vàng biến động tăng liên tục là những ngày không ngủ được của chị Nguyễn Thị Hoa (quận 3, TP.HCM) vì trót lỡ vay vàng lúc giá thấp. Chị Hoa cho biết chị vay 1,5 lượng vàng SJC, theo hợp đồng mỗi tháng phải trả gốc là 1 chỉ vàng SJC cộng thêm tiền lãi khoảng 500.000 đồng nhưng nếu trả chậm sẽ phải chịu lãi phạt lên tới 10.000 đồng/chỉ/ngày tính trên tổng số vàng còn lại. Đáng nói là lúc chị Hoa vay vàng vào cuối năm ngoái, giá vàng chỉ ở mức khoảng 43 triệu đồng/lượng thì giờ đây lên tới gần 58 triệu đồng/lượng.

“Tính đến nay tôi mới trả góp 6 chỉ, mà tháng nào tiền mua vàng để trả nợ cũng chênh lệch so với giá gốc từ 800.000 đến 1 triệu đồng/chỉ. Hiện kỳ hạn trả nợ tháng 7 đã tới, cứ tính theo giá vàng ở mức 58 triệu đồng/lượng thì tôi phải chịu chênh lệch tới 1,5 triệu đồng/chỉ, chưa kể tiền lãi hằng tháng” - chị Hoa buồn rầu chia sẻ.

{keywords}
Giá vàng miếng đã sát ngưỡng 58 triệu đồng/lượng.

Nếu giá vàng cứ tiếp diễn đà tăng như thế này, chị Hoa lo lắng đến lúc trả hết số vàng vay, tổng số tiền gốc và lãi phải trả cao ngang ngửa, không khác gì đi vay tín dụng đen.

Méo mặt vì vay vàng để mua nhà lúc giá chỉ 36 triệu đồng/lượng, vợ chồng chị Tú Trân (quận 2, TP.HCM) đã phải nhanh chóng gom tiền mặt để mua vàng trả nợ sớm. Chị Trân cho biết vào thời điểm tháng 4 năm ngoái, vợ chồng chị mua một căn hộ chung cư với giá 3,3 tỉ đồng nhưng còn thiếu 300 triệu đồng. Tính vay ngân hàng nhưng biết người thân có vàng để dành nên vợ chồng chị quyết định vay 8 lượng vàng SJC để khỏi phải chịu áp lực trả lãi hằng tháng cũng như không cần trả nợ gấp rút.

Theo chị Trân, nếu chị vay ngân hàng khoản tiền trên ở thời điểm đó để mua nhà thì lãi suất năm đầu tiên sẽ rơi vào khoảng 9%/năm, lãi suất các năm tiếp được thả nổi nhưng dự đoán khoảng 12%-13%/năm. Với mức lãi suất như vậy, trung bình mỗi tháng chị chỉ phải trả khoảng 5 triệu đồng gồm cả gốc và lãi. Tính đến nay, nếu vay ngân hàng thì chị chỉ phải trả khoảng 30 triệu đồng tiền lãi.

Thế nhưng lúc đó thấy giá vàng chỉ có hơn 36 triệu đồng/lượng và giá vàng trong suốt nhiều năm khá ổn định nên vợ chồng chị Trân chủ quan tích góp tiền mặt chứ không tích lũy vàng để trả nợ.

Một năm sau, giá vàng liên tục tăng phi mã từ 47 lên 48, rồi vượt mốc 50 triệu đồng/lượng trong thời gian quá ngắn. Lo vàng tăng giá nữa, vợ chồng chị Trân quyết định nhanh chóng rút toàn bộ số tiền tích góp vừa đủ 400 triệu đồng để mua 8 lượng vàng trả nợ vì sợ giá vàng sẽ còn tiếp tục tăng cao hơn nữa.

“Tính ra với cách thức vay vàng thì sau một năm tôi đã bị lỗ gần 120 triệu đồng. Cũng may là vợ chồng đã trả sớm, chứ chậm một chút đến thời điểm này vàng lên tới 58 triệu đồng/lượng thì không biết tính sao” - chị Trân nói.

Chết vì non kinh nghiệm

Chứng kiến những biến động của thị trường vàng nhiều năm qua, ông Nguyễn Hiếu, chủ tiệm vàng lớn tại chợ An Đông (quận 5, TP.HCM), cho biết khi vàng chạm đỉnh 50 triệu đồng/lượng vào tháng 9-2011 đã khiến tất cả những ai vay vàng của người thân, bạn bè… để làm ăn, đầu tư đều “dính chưởng” hết.

Vì vậy, sau cơn chấn động của giá vàng vào năm 2009, theo ông Hiếu, tư duy của những người kinh doanh, nhất là trong lĩnh vực bất động sản đã thay đổi. Thay vì tính căn nhà này hay lô đất kia… bao nhiêu lượng vàng thì nay họ tính cụ thể là bao nhiêu tiền. “Giờ đây, khi giá vàng liên tiếp tăng cao, xô đổ mọi kỷ lục về giá chỉ trong thời gian ngắn thì bài học về việc vay vàng để làm ăn, đầu tư… vẫn còn nguyên giá trị về rủi ro” - ông Hiếu chia sẻ.

Theo phân tích của ông Hiếu, khi giá vàng bình lặng thì chuyện vay vàng không có gì đáng nói. Nhưng vào những thời điểm nền kinh tế thế giới đối diện nhiều bất ổn như hiện tại thì những người vay vàng non kinh nghiệm lại lao đầu đi vay vàng chẳng khác nào đẩy mình vào cảnh ôm bom.

“Bút sa gà chết, một khi người đi vay chọn lựa hình thức vay vàng để lấy vốn đầu tư, làm ăn thì đến kỳ hạn trả nợ họ buộc phải trả gốc và lãi bằng vàng, đó là luật bất thành văn. Do đó, nếu đang có khả năng để trả nợ vàng thì nên trả ngay, đừng ngồi ngóng giá vàng mà chần chừ đáo hạn thì thiệt hại sẽ còn nặng nề hơn nữa” - ông Hiếu nói.

TS Huỳnh Trung Minh, chuyên gia tài chính ngân hàng, cho biết Ngân hàng Nhà nước đã có chính sách kiểm soát tiền tệ, lãi suất cho vay, vì thế người dân đủ điều kiện vay được ngân hàng thì đây là lựa chọn tốt nhất. Người dân không nên đi vay vàng vì rủi ro rất cao nếu giá vàng tăng.

“Kênh đầu tư, kênh dẫn vốn nào mà có sự điều tiết của các cơ quan quản lý, hoạt động cho vay minh bạch thì nên đi theo. Còn cái gì mà hoạt động theo cơ chế thị trường, chìm nổi bất thường thì người dân nên tránh xa” - TS Minh cảnh báo.

Giá vàng miếng đã tăng 8 triệu đồng/lượng

Kể từ đầu tháng 7 tới nay, giá vàng thế giới đã tăng 200 USD/ounce, tăng khoảng 5,6 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng miếng SJC tại thị trường trong nước tăng tới 8 triệu đồng/lượng, xô đổ mọi kỷ lục về giá.

Trong phiên giao dịch cuối cùng của tháng 7, giá vàng thế giới giao dịch quanh ngưỡng 1.972 USD/ounce, tương đương tăng hơn 400.000 đồng/lượng. Quy đổi theo tỉ giá của các ngân hàng thương mại, hiện giá vàng thế giới tương đương khoảng 55,3 triệu đồng/lượng.

Còn tại thị trường trong nước, giá vàng miếng mấp mé mức 58 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra và 56,6 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào.

Dòng tiền đổ vào vàng của các quỹ đầu tư ETF trên toàn cầu vẫn tiếp tục tăng mạnh, tính đến hết tháng 6, lượng vàng do các quỹ này nắm giữ là 734 tấn. Lần đầu tiên dòng vốn đầu tư vàng của quỹ ETF đã vượt qua kỷ lục 646 tấn của năm 2009 và nâng tỉ lệ nắm giữ vàng của các quỹ ETF trên toàn cầu hiện lên 3.621 tấn. 

(Theo Pháp Luật TP.HCM)

Người Hàn Quốc bỏ tiền vào lò vi sóng, máy giặt

Số tiền giấy bị hỏng tại Hàn Quốc tăng đột biến vì tình trạng người dân lo sợ virus corona nên bỏ tiền vào lò vi sóng, máy giặt để "khử trùng".

Theo Reuters, ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BOK) ngày 31/7 cho biết người dân đổi tiền bị cháy xém trong 6 tháng qua nhiều gấp 3 lần bình thường. Việc này có thể là hệ quả từ các "mẹo vặt" khử trùng tiền giấy để chống lây nhiễm Covid-19.

Lượng tiền mặt được trả về ngân hàng vì cháy hỏng trong 6 tháng đầu năm 2020 có tổng giá trị lên đến 1,32 tỷ won (khoảng 1,1 triệu USD). Cùng kỳ năm trước, con số này chỉ là 480 triệu won (khoảng 400.000 USD).

{keywords}
Ngân hàng Hàn Quốc phải đổi nhiều tờ tiền giấy bị cháy xém do người dân lo sợ virus corona đã bỏ tiền vào lò vi sóng. Ảnh: AP.

"Rất nhiều tiền giấy bị cháy hỏng trong lò vi sóng trong nửa đầu năm nay", một quan chức cho biết.

Thông báo của BOK xác nhận tổng số tiền giấy và tiền xu hư hại được tiêu hủy trong nửa đầu năm nay là 2.690 tỷ won. Ngoài việc dùng lò vi sóng hoặc bếp để hơ tiền giấy, một vài người còn dùng máy giặt để "rửa" tiền.

Trong một trường hợp, một người đàn ông họ Um đã đến ngân hàng xin đổi gần 35,5 triệu won tiền hư hại sau khi khử trùng bằng máy giặt. Ông chỉ được đổi lại 22,9 triệu won và chịu thiệt hại gần 35%.

Trong một ví dụ khác, một người đàn ông họ Kim đã dùng lò vi sóng để khử trùng gần 5,2 triệu won vì lo sợ virus corona. Ông Kim may mắn hơn khi tiền không hỏng quá nhiều và đổi được toàn bộ số tiền.

Vào tháng 3, BOK thông báo phải "cách ly" tiền giấy trong 2 tuần nhằm ngăn chặn virus corona lây lan. Đây cũng là thời điểm dịch Covid-19 bùng phát nghiêm trọng tại Hàn Quốc. BOK còn đốt một lượng tiền giấy để phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm.

(Theo Zing)

Đại gia Việt chi tiền 'khủng' rước 'quái thú' về nuôi

Có loài thú chỉ dài 1,5cm nhưng có giá lên tới hàng trăm triệu đồng.

Để chứng minh đẳng cấp, rất nhiều đại gia Việt đã bỏ ra hàng chục đến hàng trăm triệu đồng để mua những thú cưng có hình thù kì dị về nuôi.

Cá hải tượng là một trong những loài cá nước ngọt có trọng lượng lớn nhất hành tinh. Chúngcó nguồn gốc tại lưu vực sông Amazon, Nam Mỹ. Loài cá này còn mang tên Arapaima - “quái vật” nước ngọt.

Khi trưởng thành, trọng lượng trung bình của chúng vào khoảng 100-200kg, dài tầm 2m. Thế giới từng ghi nhận một chú cá hải tượng long dài tới 4m, nặng 300kg. Đây là loài cá quý hiếm,được đưa vào sách đỏ thế giới.

Một gia đình ở Tây Ninh bắt đầu nuôi cá hải tượng từ năm 2008 với con cá giống bé như ngón tay cái, dài khoảng 15cm có giá tiền là 1,5 triệu đồng/con. Thức ăn chính của con vật này là cá nhỏ ở sông, sản lượng 5kg/ngày.

Để thỏa mãn thú vui nuôi cá cảnh và thể hiện đẳng cấp của mình, nhiều đại gia đã mạnh tay bỏ ra cả trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng để “chơi” loài cá khổng lồ này. Họ cho rằng khi nuôi cá đúng cách, cá sẽ tạo màu đẹp, mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ.

Loài rùa khủng long cổ đại này nằm trong nhóm 2 loài rùa cá sấu được du nhập về Việt Nam gần 2 năm nay, hiện đang rất “hot” và được rao bán với giá từ vài trăm nghìn đồng đến hàng triệu đồng/con.

Loài rùa này sống ở vùng nước ngọt và được mệnh danh là loài rùa lớn nhất thế giới. Nhưng khi được nhân giống đưa vào Việt Nam, rùa chỉ có size nhỏ đến rất nhỏ, khoảng trên dưới 20cm/con. Giá bán loài rùa này rơi vào khoảng trên dưới 1 triệu đồng đến hàng chục triệu đồng/con, tùy loại và kích cỡ.

Loài rùa này khá dễ nuôi, thức ăn của chúng là các loài cá nhỏ, dế...

Qua quan sát bề ngoài loài rùa này thì thấy rõ các tấm vảy sừng trên mai nhô cao như vảy cá sấu, mõm như hình mỏ chim, thân có nhiều gai nhọn. Chính vì có hình thù kỳ dị nên chúng được ưa chuộng và nuôi làm cảnh. Nhìn chung, loài rùa này không chứa độc và rất hiền lành.

Tép ong đỏ (Red Bee Shrimp) sở hữu những sọc trắng và sọc đỏ đậm xen kẻ chạy dọc khắp cơ thể của chúng. Loại tép này luôn được coi là ông hoàng của dòng tép cảnh.

Có kích thước nhỏ, chiều dài chỉ từ 1,5cm nhưng giá của loài tép này lên tới hàng chục triệuđồng/con. Có nhiều đại gia Việt sẵn sàng bỏ ra số tiền 9.000 euro (khoảng 241 triệu đồng) để sở hữu 1 chú tép dễ thương này.

Không chỉ được ví như “đế vương” trong các loài cá mà cá rồng còn được xem như một bảo bối, vật tượng trưng mang đến may mắn, tài lộc trong gia đình. Chính vì ý nghĩa này mà không ít người sẵn sàng chi hàng chục triệu, thậm chí vài trăm triệu để sở hữu một con cá rồng.

Một số loại cá rồng thuộc dòng Huyết Long, kim long như cá rồng Fafu, platium  đặc biệt là cá rồng Bạch Long quý hiếm "vạn con có một" có thể được định giá lên tới cả tỷ bạc. Đây được xem là dòng cá rồng cao cấp, dân chơi cá thế giới cũng chỉ có vài người may mắn được sở hữu.

Cá koi (cá chép Nishikigoi) là 1 loại cá chép thường (Cyprinus carpio) đã được thuần hóa, lai tạo để nuôi làm cảnh trong những hồ nhỏ, được nuôi phổ biến tại Nhật Bản. Ở Việt Nam, tùy vào chủng loại mà loại cá này được rao bán với mức giá khác nhau. Trung bình, mỗi con cágiống được rao bán với giá từ 800.000-3.000.000 đồng/con. Tuy giá cả đắt đỏ và khá khó nuôi, nhưng điều này vẫn không hề làm nản lòng các đại gia Việt.

Đây là loại chim vành khuyên đột biến gen rất hiếm. Chủ của nó đã mua cách đây 2 năm với giá hơn 9.000 USD (208 triệu đồng). Hiện tại, có người trả tới 15.000 USD (347 triệu đồng) nhưng chủ chim nhất quyết không bán. Con hoàng khuyên này có bộ đẹp (bao gồm: màu lông, chân, mỏ, mắt), tất cả đều chuẩn, không chê vào đâu được. Đặc biệt, nó còn đấu (hót) rất giỏi, không cần người dạy.

(Theo Dân Việt)

Giá vàng tăng mạnh nhất sau 8 năm

Giá vàng quốc tế trải qua tháng tăng mạnh nhất trong vòng 8 năm do đồng USD suy yếu và chính phủ Mỹ duy trì lãi suất siêu thấp.

Theo Bloomberg, giá vàng thỏi giao ngay tăng 11% kể từ đầu tháng 7, hiện chỉ cách mức cao nhất mọi thời đại vỏn vẹn 10 USD. Chiều 31/7, vàng được giao dịch tại sàn Singapore với giá 1.973 USD/ounce.

Trước đó, giá vàng có lúc chạm mốc kỷ lục 1.974,3 USD/ounce trong phiên giao dịch ngày 28/7. Giá đã tăng liên tục trong suốt 8 tuần qua. Tính từ đầu năm, giá vàng tăng tới 30%.

UBS Group dự báo giá vàng có thể chạm ngưỡng 2.000 USD/ounce vào cuối tháng 9. Trong khi đó, Bank of America Corp. cho rằng giá vàng có thể tăng lên đến 3.000 USD/ounce.

{keywords}
Giá vàng đang tiến sát ngưỡng 2.000 USD/ounce. Ảnh: Getty Images.

"Giá vàng sẽ còn tiếp tục tăng", nhóm chuyên gia của Australia & New Zealand Banking Group Ltd khẳng định. "Các ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ, khiến đồng USD suy yếu và nguy cơ lạm phát tăng cao".

Ngoài vàng, thị trường kim loại quý cũng chứng kiến giá bạc tăng phi mã. Trong phiên giao dịch 31/7, giá bạc giao ngay tăng 1,5% lên 23,8473/ounce. Đây là tuần thứ 8 tăng liên tiếp của bạc. Tính từ đầu tháng 7, giá bạc tăng tới 31%, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1979.

(Theo Zing)

Hết thời gian nộp gia hạn thuế, tổng thuế được hoãn là hơn 53 nghìn tỷ đồng

Tính đến 30/7, tổng số tiền thuế và tiền thuê đất được gia hạn là 53.645 tỷ đồng, thấp hơn con số ước tính ban đầu là 180 nghìn tỷ đồng.

Thông tin được Tổng cục Thuế cung cấp ngày 31/7 cho thấy, tính đến ngày 30/7, Tổng cục Thuế đã tiếp nhận 179.247 giấy đề nghị gia hạn tiền thuế và tiền thuê đất với số tiền thuế và tiền thuê đất được gia hạn là 53.645 tỷ đồng. Trong đó, khu vực doanh nghiệp nộp 125.152 giấy đề nghị, còn hộ, cá nhân kinh doanh nộp 54.095 giấy đề nghị.

Số thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp được gia hạn là hơn 28.900 tỷ đồng; số thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp được gia hạn là hơn 20.500 tỷ đồng; tiền thuê đất được gia hạn là trên 3.300 tỷ đồng; Thuế giá trị gia tăng và Thu nhập cá nhân của hộ và cá nhân kinh doanh được gia hạn là gần 600 tỷ đồng.

{keywords}
Số tiền thuế được gia hạn thấp hơn con số đã ước tính trước đó nhiều lần.

Theo quy định của Nghị định 41, hạn nộp giấy đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất là 30/7. Như vậy, thời gian nộp giấy đề nghị gia hạn đã kết thúc.

Tổng cục Thuế cho biết: Thu ngân sách nhà nước lũy kế 7 tháng do cơ quan thuế quản lý ước đạt 666.080 tỷ đồng, bằng 53,1% so với dự toán pháp lệnh, bằng 91,5% so với cùng kỳ năm 2019.

Kết quả thu ngân sách do ngành thuế quản lý 7 tháng năm 2020 đạt thấp nhất so với thu của một số năm gần đây cả về tiến độ và tốc độ (thu 7 tháng năm 2019 đạt 57% số thu cả năm, tăng 11,8% so với cùng kỳ, năm 2018 tỷ lệ tương ứng là 56,7%, tăng 16,2%, năm 2017 đạt 54,8%, tăng 16,1%).

"Diễn biến thu qua các tháng giảm dần và giảm mạnh từ tháng 4 trở đi. Trong đó, tiến độ thu khá tập trung tại một số khoản có nguồn phát sinh kinh tế của năm 2019 nhưng theo quy định các DN kê khai, nộp thuế trong những tháng đầu năm 2020", Tổng cục Thuế cho hay.

L.Bằng

Chưa kịp hồi phục đã lo đóng thuế: Đầu tư lớn cần hỗ trợ dài hơn

Chưa kịp hồi phục đã lo đóng thuế: Đầu tư lớn cần hỗ trợ dài hơn

Nhiều chuyên gia cho rằng việc kéo dài thời gian giãn thuế với doanh nghiệp là cần thiết. Tuy nhiên không nên cào bằng mà phải sàng lọc kỹ để giãn thuế đúng đối tượng.

Giá vàng hôm nay 1/8: Bước sang tháng nhiều sóng mới

Thị trường vàng kết thúc tháng tăng giá mạnh nhất trong lịch sử khi chinh phục đỉnh cao ở mức 58 triệu đồng/lượng. Nhiều dự báo, giá vàng sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Giá vàng đã tăng phi mã trong 8 phiên liền từ ngưỡng 1.800 USD/ounce lên ngưỡng 1.900 USD/ounce và tới phiên 28/7 "đỉnh" mới 1.980,57 USD/ounce đã được xác lập.

Sau vài phiên hạ nhiệt tới chiều 31/7 giá vàng giao ngay tăng 0,8% lên 1.975,44 USD/ounce và ngưỡng 2.000 USD/ounce không còn xa.

Được coi là "nơi trú ẩn an toàn" trong thời kỳ bất ổn, vàng đã trở thành lựa chọn ưu tiên của giới đầu tư trên khắp thế giới.

Cách đây vài tháng, các dự báo về vàng thường chỉ xoay quanh mốc 2.000 USD/ounce, 2.500 USD/ounce; nhưng đến hiện tại, giới phân tích đã phải sửa lại dự báo với kỳ vọng giá vàng cao hơn thế.

{keywords}
Giá vàng hôm nay 

Song Frank Holmes, CEO của US Global Investors cho rằng, nếu lịch sử lặp lại nhưng cuộc suy thoái năm 2008 thì đà tăng của vàng có thể sẽ không dừng lại cho đến khi đạt 4.000 USD/ounce.

Chuyên gia Mark Mobius, nhà đồng sáng lập Mobius Capital Partners, nói thêm: "Trong bối cảnh môi trường lãi suất được duy trì ở ngưỡng gần bằng 0, vàng sẽ trở nên hấp dẫn hơn, bởi khi sở hữu vàng bạn sẽ không phải lo lắng về việc không nhận được lãi đầu tư".

Nhà đầu tư lo ngại chính phủ các nước tiếp tục thực hiện biện pháp phong toả nhằm ngăn ngừa sự lây lan mạnh của COVID-19, các nước sẽ đưa ra nhiều gói kích thích kinh tế lớn chưa từng có và các ngân hàng trung ương sẽ quyết định in tiền nhanh hơn để tài trợ cho những khoản chi tiêu này.

Theo số liệu mới nhất của Hội đồng Vàng Thế giới, trong số 10 nước có dự trữ vàng nhiều nhất thế giới, Mỹ đứng đầu bảng với 8.133,5 tấn, chiếm 78,9% tổng dự trữ ngoại hối quốc gia.

Tại thị trường vàng trong nước ngày 31/7, mở cửa đã tăng thêm 50.000 đồng/lượng chiều mua vào và 100.000 đồng/lượng chiều bán ra, niêm yết tại mức 56,60 – 57,92 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Chốt phiên giao dịch ngày hôm qua, giá vàng miếng trong nước được Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 56,500 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,500 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 56,680 triệu đồng/lượng (mua vào) và 58,000 triệu đồng/lượng (bán ra).

Đông Sơn

Tỷ giá ngoại tệ ngày 1/8: USD tiếp tục giảm

Chỉ số đồng USD rơi xuống mức thấp nhất hai năm và vừa trải qua tháng giao dịch tồi tệ nhất trong một thập kỷ.

Tỷ giá trung tâm 31/7 được Ngân hàng Nhà nước công bố là 23.213 đồng, tăng 1 đồng so với ngày hôm qua. Biên độ dao động của tỷ giá USD ở mức 22.516 - 23.909 đồng/USD.

Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước sáng nay niêm yết ở mức 23.175 - 23.859 đồng/USD.

Tỷ giá USD tại một số ngân hàng thương mại lớn như VCB, BIDV, VietinBank, Techcombank, ACB… giao dịch quanh mức 23.090 - 23.270 đồng/USD. Vietcombank và BIDV niêm yết tỷ giá ở mức: 23.090 đồng/USD và 23.270 đồng/USD. Vietinbank: 23.083 đồng/USD và 23.263 đồng/USD. ACB: 23.110 đồng/USD và 23.260 đồng/USD.

Tại thị trường Hà Nội, giá USD tự do mua vào khoảng 23.170 đồng/USD và bán ra là 23.200 đồng/USD.

{keywords}
Tỷ giá

Chỉ số Bloomberg Dollar đo lường sức mạnh của USD trong tháng 7 ở mức thấp nhất 1 thập kỷ qua.

Chính phủ Mỹ ngày 30/7 công bố số liệu cho thấy, nền kinh tế lớn nhất thế giới này trong quý II/2020 đã giảm 33%, ghi dấu số liệu kém nhất kể từ năm 1947, chủ yếu do chi tiêu tiêu dùng - chiếm tới 70% nền kinh tế Mỹ - giảm 34%.

Trong khi đó, theo Bộ Lao động Mỹ, số lao động nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp ở nước này trong tuần qua đã lên tới 1,43 triệu người, tuần thứ 19 liên tiếp ghi nhận số liệu này ở trên mức 1 triệu, cho thấy ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19 đối với nền kinh tế Mỹ.

Theo Bank of America, khi GDP giảm mạnh, chi tiêu tài khóa tăng và bảng cân đối kế toán của các ngân hàng trung ương phình ra gấp đôi, tiền tệ các nước sẽ chịu sức ép.

Carsten Fritsch, nhà phân tích của Commerzbank cho rằng, động thái của FED vào hôm thứ Tư khi quyết định giữ nguyên lãi suất sẽ dẫn đường cho vàng lên cao hơn.

Theo phát biểu của ông Powell chủ tịch FED, FED thậm chí không nghĩ đến việc sẽ tăng lãi suất. Điều này cho thấy FED vẫn muốn chống khủng hoảng, và chính sách tiền tệ siêu nới lỏng cũng sẽ không thay đổi trong tương lai gần.

Goldman Sachs Group Inc đã bất ngờ lên tiếng thể hiện mối lo ngại về sức mạnh của USD, khi nhận định đồng bạc xanh đang ở “tình trạng nguy hiểm” có thể đánh mất vị thế đồng tiền dự trữ trên thế giới.

Hiện tại, USD đang là đồng tiền được sử dụng trong 88% các giao dịch tiền tệ, theo báo cáo gần nhất của Bank of International Settlements, đồng thời chiếm khoảng 62% các quỹ dự trữ ngoại tệ trên toàn cầu, giảm so với mức đỉnh khoảng hơn 85% vào những năm 1970, theo số liệu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).

Một áp lực khác mà USD đang phải đối mặt là sức mạnh gia tăng của euro. Các chiến lược gia tại Credit Agricole và Mizuho International Plc đánh giá, việc các lãnh đạo Liên minh Châu Âu (EU) đồng ý thực thi gói hỗ trợ trị giá 750 tỷ euro (860 tỷ USD) sẽ nâng cao vị thế của đồng tiền này và gia tăng tỷ trọng của các loại tài sản định giá bằng euro.

Đông Sơn

Chây ỳ tiền thuế, Cục thuế đề nghị thu hồi giấy phép nhiều doanh nghiệp

Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn đề nghị UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản đối với 6 doanh nghiệp do không thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.

Báo cáo gửi UBND tỉnh Lạng Sơn mới đây, Cục thuế tỉnh Lạng Sơn cho biết: tính đến ngày 30/6, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn còn 39 doanh nghiệp nợ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Tổng số tiền nợ là hơn 60 tỷ đồng (bao gồm tiền chậm nộp).

{keywords}
Ảnh minh họa.

Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do một số doanh nghiệp nợ tiền khó khăn về tài chính, có doanh nghiệp khi được cấp Giấy phép khai thác không thực hiện đề nghị UBND tỉnh trả mỏ khai thác. Một số doanh nghiệp chưa nhận thức được quy định của Luật Khoáng sản nên đã thăm dò và xin cấp phép khai thác với trữ lượng, công suất khai thác lớn.

Nhưng thực tế khi đi vào sản xuất, công suất khai thác, sản lượng tiêu thụ nhỏ hơn so với giấy phép khai thác. Trong khi đó, số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản phải nộp lớn, khiến doanh nghiệp không đủ khả năng nộp hoặc chây ì trong việc nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản vào ngân sách nhà nước.

Dù Cục thuế đã ban hành nhiều biện pháp đôn đốc thu nợ, nhưng các doanh nghiệp vẫn không thực hiện nộp số tiền này vào ngân sách.

Do đó, Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn đề nghị UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản đối với 6 doanh nghiệp do không thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.

Đó là doanh nghiệp tư nhân Anh Thắng, chi nhánh Công ty TNHH Anh Thắng, Công ty TNHH 1TV dịch vụ Khánh Khê, công ty CP 389, Công ty TNHH Tiến Long, Công ty TNHH Anh Thắng.

Trong đó, Công ty TNHH Anh Thắng nợ hơn 4,8 tỷ đồng. Cơ quan thuế đã áp dụng biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản, đề nghị Cục thuế Bắc Giang phối hợp cưỡng chế hóa đơn nhưng không thu được.

Còn Công ty TNHH Tiến Long nợ hơn 4,1 tỷ đồng. Doanh nghiệp có công văn vào tháng 8/2018 đề nghị UBND tỉnh Lạng Sơn trả mở, cơ quan thuế đã đề nghị Cục Thuế Bắc Giang phối hợp cưỡng chế hóa đơn nhưng không thu được.

H.Duy

Siết chặt, ngăn tình trạng khai giá thấp, xuất lậu quặng sắt

Siết chặt, ngăn tình trạng khai giá thấp, xuất lậu quặng sắt

Hải quan đã ngăn chặn một số vụ việc kê khai giá thấp, xuất lậu quặng sắt. Thủ tướng cũng đã “lệnh” siết chặt việc xuất khẩu quặng sắt để đáp ứng nhu cầu các nhà máy thép trong nước.

Lãi gộp 6 tháng đầu năm của Viettel Global tăng gần 19%

Sự tăng trưởng của mạng Mytel tại Myanmar tiếp tục đóng góp đáng kể vào kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2020 của Viettel Global.

Tổng CTCP Đầu tư Quốc tế Viettel - Viettel Global (VGI) vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý II/2020 với doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh tăng trưởng 6% lên 4.309 tỷ đồng.

Với chi phí được tối ưu, lãi gộp tăng trưởng tới 15%, đạt 1.658 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu tiếp tục cải thiện, đạt 38,5%.

Dù hoạt động kinh doanh cốt lõi tăng trưởng tốt nhưng do biến động tỷ giá không thuận lợi nên lợi nhuận trước thuế quý 2 chỉ đạt 15 tỷ đồng.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, Viettel Global ghi nhận 8.613 tỷ đồng doanh thu, tăng xấp xỉ 10% so với mức 7.854 tỷ đồng của cùng kỳ 2019. Lãi gộp tăng gần 19% lên 3.292 tỷ đồng.

{keywords}

Mặc dù dịch Covid-19 tác động lên mọi khu vực trên thế giới nhưng cả 3 thị trường kinh doanh của Viettel Global là châu Phi, Mỹ Latin và Đông Nam Á đều tăng trưởng dương, trong đó châu Phi tăng trưởng 2 chữ số. Khu vực Đông Nam Á vẫn đóng vai trò chủ đạo với hơn 4.400 tỷ doanh thu và 1.085 tỷ đồng lợi nhuận.

Dù lợi nhuận trước thuế quý II/2020 chưa đạt như kỳ vọng do khó khăn của biến động tỷ giá, nhưng trừ đi các chi phí, Viettel Global ghi nhận 1.172 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tương đương kết quả của nửa đầu năm 2019; lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 763 tỷ đồng.

{keywords}

Các công ty liên kết, đặc biệt là Viettel Myanmar - đơn vị vận hành mạng Mytel - tiếp tục đóng góp đáng kể vào kết quả kinh doanh chung của Viettel Global.

Sau khi tăng trưởng gấp đôi trong quý I/2020, tổng doanh thu các công ty liên kết của Viettel Global (gồm Viettel Myanmar, Star Telecom và Metcom) tiếp tục tăng 50% trong quý 2. Lũy kế 6 tháng, tổng doanh thu của các công ty này tăng 76%, từ 5.300 tỷ lên 9.322 tỷ đồng.

Lợi nhuận thuần qua đó tăng vọt từ 200 tỷ lên 1.708 tỷ đồng, trong đó phần ghi nhận vào kết quả kinh doanh của Viettel Global đạt 837 tỷ đồng.

Tại thời điểm 30/6/2020 tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của Viettel Global đạt lần lượt là 59.300 tỷ và 29.437 tỷ đồng.

Minh Ngọc

Ống thép luồn dây điện EMT của Cát Vạn Lợi nhận chứng nhận Quacert

Ống thép luồn dây điện loại trơn EMT thương hiệu Cát Vạn Lợi (CVL) được sử dụng phổ biến trong các nhà máy, khách sạn, căn hộ, trung tâm thương mại…. đạt chứng nhận hợp chuẩn Quacert, hướng đến dần thay thế các sản phẩm nhập khẩu.

Chứng nhận Quacert - cơ hội hòa nhập thị trường thế giới

Hiện nay, tại thị trường Việt Nam một số công ty cung cấp ống thép luồn dây điện (hay còn được gọi là ống GI luồn dây điện) từ hàng nhập khẩu kém chất lượng trôi nổi cấp kèm chứng nhận kết quả thử nghiệm do Quatest cung cấp. Tuy nhiên, giấy chứng nhận chất lượng này chỉ có giá trị trên mẫu gửi thử nghiệm, không có giá trị trên tất cả lô hàng ống thép luồn dây điện cấp vào công trình.

Ông Lê Mai Hữu Lâm - Đại diện Công ty CP Sản xuất Thiết bị Điện Công nghiệp Cát Vạn Lợi cho biết: “Theo Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam của Bộ Xây dựng- QCVN 16:2017/BXD & 10/2017/TT-BXD, từ 01/01/2018 tất cả các chủng loại vật liệu xây dựng phải có Chứng nhận Hợp Chuẩn & Hợp Quy khi nghiệm thu công trình. Do vậy, khách hàng có thể yên tâm khi mua ống thép luồn dây điện từ Nhà sản xuất CVL uy tín & chất lượng, có đầy đủ chứng nhận hợp chuẩn theo quy định pháp luật để tránh Chủ Đầu Tư & TVGS không nghiệm thu khi lắp đặt tại công trình.”

Cũng theo ông Lâm, Chứng nhận hợp chuẩn của Quacert được tổ chức JAS-ANZ của chính phủ Australia và New Zealand công nhận và có giá trị trong nước và quốc tế.

Sản phẩm/ hàng hóa sau khi được tổ chức Quacert chứng nhận được quyền mang Dấu Chất lượng Việt Nam và Dấu công nhận của JAS-ANZ.

Chứng nhận Quacert là một công cụ đắc lực cho các đơn vị thực hiện hòa nhập với thế giới công nghiệp hóa hiện đại hóa. Một trong những cơ sở để chứng minh và đánh giá năng lực của đơn vị doanh nghiệp “Chứng minh của chính doanh nghiệp về Chất Lượng sản phẩm thương hiệu”.

Tuân thủ theo thông tư Bộ xây dựng, Nhà máy sản xuất Ống thép luồn dây điện Cát Vạn Lợi đã đăng ký và trải qua quy trình kiểm định sản phẩm nghiêm ngặt, dưới sự giám sát nghiệm thu chặt chẽ của Trung Tâm Chứng Nhận Phù hợp (Quacert) thuộc Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo Lường Chất Lượng từ khâu vật tư thép đầu vào - Quy trình sản xuất -  Đóng gói.

Sau một quá trình dài cho việc kiểm định chuyên sâu Nhà máy sản xuất Ống thép luồn dây điện Cát Vạn Lợi đã được Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (Quacert) thuộc Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo Lường Chất Lượng cấp chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn đạt chứng nhận: Tiêu chuẩn An Toàn của Underwriters Laboratory-US(UL 797) đối với sản phẩm Ống thép luồn dây điện EMT.

Lý do ống thép luồn dây điện CVL chinh phục khách hàng

Ống thép luồn dây điện EMT - CVL đạt chứng nhận chất lượng và được tin dùng sử dụng trong các công trình trước tiên bởi khả năng chống cháy - chống nhiễu điện từ.

Bên cạnh đó, do ống thép luồn dây điện được chế tạo từ thép cacbon nên có khả năng chống cháy lan và không sinh ra khói độc khi có hỏa hoạn xảy ra. Loại ống luồn dây điện chống cháy ít chịu ảnh hưởng của môi trường, có thể dễ dàng lắp nổi, đi ngầm bên trong bê tông hoặc chôn dưới đất trong hệ thống cơ điện PCCC. Ngoài ra, ống thép luồn dây điện còn có khả năng chống nhiễu điện từ lên đến 95%, giúp ổn định hiệu suất của các thiết bị và dây dẫn điện.

Ống thép luồn dây điện là giải pháp phù hợp cho các công trình dân dụng, chung cư, trung tâm thương mại do ống có độ bền sử dụng lâu dài, lên đến 50 năm, giúp tiết kiệm chi phí thay thế. Do vậy, đây là sản phẩm quan trọng, không thể thiếu trong hệ thống cơ điện M&E.

{keywords}

Cát Vạn Lợi - Nhà sản xuất và cung cấp trọn gói vật tư cơ điện tại Việt Nam

Với chiến lược cung cấp trọn gọi hệ thống vật tư cơ điện, nhà máy sản xuất ống luồn dây điện Việt Nam - Cát Vạn Lợi luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng với chất lượng sản phẩm tốt, mẫu mã đa dạng, giá cả hợp lý cùng với thời gian giao hàng nhanh.

Việc mua tất cả sản phẩm ống thép và phụ kiện ống luồn dây điện tại cùng một nhà sản xuất sẽ giúp cho công trình đảm bảo tính đồng bộ và chất lượng ổn định theo tiêu chuẩn quốc tế.

{keywords}

Ông Lâm chia sẻ thêm: “Trong suốt gần 20 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp thiết bị điện công nghiệp, Cát Vạn Lợi luôn mong muốn đem đến những sản phẩm có chất lượng tốt nhất cho người tiêu dùng. Sản phẩm của chúng tôi không chỉ có mặt ở trong nước và được lắp đặt cho hơn 1.000 công trình nhà máy công nghiệp, tòa nhà hạng sang tại Việt Nam; được nhiều nhà thầu quốc tế lựa chọn để lắp đặt cho toàn bộ công trình, trở thành nhà cung cấp chính cho hơn 20 nhà thầu Nhật Bản tại Việt Nam. Hơn thế nữa, sản phẩm của chúng tôi đã được xuất khẩu qua nhiều quốc gia như: Lào, Campuchia, Myanmar, New Zealand”.

Cùng với định hướng phát triển bền vững, chiến lược kinh doanh dài hạn, chú trọng nâng cao Chất lượng dịch vụ khách hàng, trong thời gian tới CVL sẽ tiếp tục tạo ra những bước đột phá trong việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ hướng tới mục tiêu dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực cung cấp các thiết bị điện công nghiệp M&E.

Công ty CP Sản xuất Thiết bị Điện Công nghiệp Cát Vạn Lợi

Nhà máy: Lô F1.2 đường số 8, khu công nghiệp Cơ khí ô tô TP HCM, Hòa Phú, Củ Chi, TP HCM.

Văn phòng: số 61, đường số 7, khu dân cư Cityland, phường 7, quận Gò Vấp, TP HCM.

Website: https://ift.tt/2IOB1dl.

Hotline: (028) 2253 3939

Chăm sóc khách hàng: 1900 5555 49.

Email: baogia@catvanloi.com

Lệ Thanh

Tập đoàn lớn xây công trình xanh để phát triển bền vững

Nhà máy sản xuất hộp giấy vô trùng đầu tiên của Việt Nam do Tetra Pak (Thụy Điển) xây dựng đạt Chứng chỉ LEED Vàng - phiên bản 4 với những tiêu chuẩn khắt khe nhất về môi trường. Đây là 1 công trình xanh tiên phong ở Việt Nam.

Thách thức phát triển công trình xanh

Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình phát triển, đặc biệt là vấn đề suy thoái tài nguyên, cạn kiệt nguồn năng lượng hóa thạch, gia tăng phát thải khí nhà kính và ô nhiễm môi trường. Hiện nay, với mức tiêu thụ 40% năng lượng tính trên toàn cầu, các công trình xây dựng trở thành nguyên nhân gây biến đổi khí hậu.

Với việc hạn chế được một phần khí thải nhà kính từ các công trình xây dựng, mô hình công trình xanh là một trong những giải pháp tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường và được dự báo sẽ sớm trở thành một xu hướng phổ biến trong tương lai.

{keywords}
 Nhà máy Tetra Pak Bình Dương rộng 34,6 ha, được phủ xanh với 31 loại cây, giúp tăng lượng oxy trong nhà máy lên 4 lần

Ông Đỗ Thanh Tùng - Viện trưởng Viện kiến trúc Quốc gia đánh giá, khi đáp ứng các tiêu chí của công trình xanh, sẽ được thụ hưởng những lợi ích như tăng 3 - 5% năng suất lao động của người sử dụng công trình; giảm nguy cơ bệnh tật và nâng cao sức khỏe người sử dụng; giảm 30 - 50% tài nguyên nước và năng lượng nhân tạo, qua đó giảm phát thải khí nhà kính; giảm 10 - 15% chi phí vận hành và bảo dưỡng; tăng giá trị, sự bền vững và tuổi thọ công trình.

KTS Trần Huy Ánh - Hội KTS Hà Nội cho rằng, việc phát triển công trình xanh không chỉ có lợi ích về sức khỏe cho con người mà còn mang lại lợi ích lớn về kinh tế.

Theo tính toán, những công trình xanh thường tiết giảm được khoảng 30% phát thải khí nhà kính, khí ô nhiễm của ngành xây dựng, nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu và mưa axit.

Bên cạnh đó, chi phí đầu tư công trình xanh giảm từ 10 - 15% so với công trình xây dựng thông thường và chi phí vận hành cũng giảm từ 20 - 30%. Vì vậy, các dự án xanh càng vận hành lâu dài thì lợi ích kinh tế và tiết kiệm được chi phí vận hành càng lớn.

Điểm nóng công nghiệp

Một trong những điểm nóng hiện nay là phát triển công nghiệp theo hướng xanh, bền vững, đây là con đường đúng đắn và hợp lý, nhất là trong bối cảnh ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu đang diễn ra từng ngày và nguồn tài nguyên thiên nhiên dần bị cạn kiệt.

Tính đến hết năm tháng 4/2020, Việt Nam có 76 dự án đã đạt chứng nhận LEED, trong đó công nghiệp là ngành chiếm tỷ lệ cao nhất (60%), tiếp theo là khối văn phòng 23%, kho bãi chiếm 6%, còn lại là những ngành khác.

Bà Doris Leuthard, Ủy viên Hội đồng LB Thụy Sỹ, Việt Nam cho rằng, đã phải đánh đổi để có được tốc độ tăng trưởng này khi phải đối mặt với những thách thức đáng kể trong việc quản lý kinh tế và môi trường.

"Vì vậy, tăng trưởng xanh cần là một chủ đề được đặc biệt ưu tiên đối với Việt Nam", bà Doris nhấn mạnh.

Chương trình hành động quốc gia về sản xuất sạch hơn và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2020 - 2030 đã trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương cũng đã trình Thủ tướng phê duyệt Dự thảo Chiến lược phát triển thương mại trong nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035.

Những nhân tố tiên phong tích cực đã dần tạo nên hiệu ứng thị trường khi hàng loạt doanh nghiệp đã ghi tên các nhà máy của mình vào danh sách xanh. Theo Hội đồng Công trình xanh Việt Nam (VGBC), năm 2019, Việt Nam có 16 dự án được cấp chứng nhận công trình xanh chuẩn LEED của Hội đồng công trình xanh Hoa Kỳ, trên tổng số 19 dự án đăng ký cấp chứng nhận này. Trong đó phải kể tới nhiều dự án như Nhà máy điện Schneider, nhà máy Coca Cola, nhà máy Pamper Việt Nam, Nokia Bắc Ninh,...

Mới đây, nhà máy sản xuất hộp giấy vô trùng đầu tiên của Việt Nam, do công ty cung cấp giải pháp đóng gói và chế biến thực phẩm của Thụy Điển là Tetra Pak xây dựng tại Bình Dương, vừa được trao Chứng chỉ LEED Vàng – Phiên bản 4, phiên bản mới nhất với những tiêu chuẩn khắt khe nhất về môi trường. Đây cũng là nhà máy đầu tiên đạt chứng chỉ LEED cấp độ Vàng trong ngành công nghiệp sản xuất giấy và bao bì của Việt Nam.

Được biết, bốn công trình gồm, tòa nhà sản xuất, văn phòng, tòa nhà hỗ trợ và nhà kho của nhà máy Tetra Pak Bình Dương đều đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn LEED Vàng. Xây dựng và vận hành theo tiêu chuẩn xanh gần như cao nhất này (chỉ sau cấp độ Bạch kim - Platinum), nhà máy đã tiết kiệm 17.6 triệu lít nước/năm, tái sử dụng và tái chế 65% chất thải, giảm phát thải 4.000 tấn CO2 ra môi trường mỗi năm.

{keywords}
Nhà máy Tetra Pak Bình Dương là nhà máy sản xuất hộp giấy vô trùng đầu tiên của Việt Nam được trao Chứng chỉ LEED Vàng – Phiên bản 4.

Bên cạnh đó, nhà máy này còn tạo ra môi trường làm việc lành mạnh và nâng cao năng suất lao động cho công nhân viên làm việc ở đây, khi hơn 70% sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu về phát thải hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, và đạt được tiêu chuẩn chất lượng không khí đối với 37 hợp chất. Riêng nồng độ formaldehyd thấp hơn tới 66% so với tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới. Bên cạnh đó, nhà máy còn được phủ xanh với 31 loại cây, giúp tăng lượng oxy trong nhà máy lên 4 lần.

Điều này cho thấy các nhà máy tại Việt Nam khi áp dụng các tiêu chuẩn công trình xanh đã mang lại những lợi về ích kinh tế và môi trường rất lớn. Dù có những thách thức nhưng phát triển công trình xanh vẫn sẽ là xu thế tất yếu của Việt Nam.

Thế Định

Chế biến thạch dừa siêu bẩn

Dai dai, giòn giòn, nhiều hương vị và màu sắc bắt mắt, thạch dừa là món ăn vặt yêu thích của nhiều người, đặc biệt là trẻ em.



Nếu được sản xuất đúng quy trình và đảm bảo chất lượng, thì thạch dừa đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như thanh nhiệt, kích thích nhu động ruột làm cho việc điều hòa bài tiết tốt hơn. 

Nhưng nếu như vậy sẽ không có điều gì đáng nói cả. Sự thật là nhiều loại thạch dừa hiện nay trên thị trường trải qua một công đoạn chế biến, sản xuất có thể nói là rất mất vệ sinh. Hơn thế, nó còn đi qua một quãng đường rất dài từ nước ta sang nước khác rồi lại quay về, mà không biết trong hành trình đó, nó có sự biến đổi gì không.

(Theo ANTV)

Vay vàng thời loạn giá lo nợ

Giá vàng biến động mạnh, có ngày tăng đến hàng triệu đồng/lượng khiến không ít người "mất ăn, mất ngủ", đặc biệt là những người vay vàng để mua đất, mua nhà hoặc kinh doanh.

Lo đứng, lo ngồi vì vàng tăng dựng đứng 

Sau khi giá vàng SJC tăng mạnh, lên đỉnh 58 triệu đồng/lượng (chiều bán ra) ngày 28/7, giá vàng đã giảm nhẹ xuống trong các ngày 29-30/7. Đến sáng nay (31/7), giá vàng SJC neo ở mức 57,4 triệu đồng/lượng (bán ra) và 56,4 triệu đồng (mua vào).

{keywords}
Vàng tăng giá điên loạn khiến kẻ khóc, người cười

Cách đây 1 tháng, giá vàng ngày 30/6 ghi nhận mức 49 đến 49,5 triệu đồng/lượng. Và chỉ sau một tháng, giá vàng đã tăng từ 7,6 đến hơn 8 triệu đồng/lượng.

Mức giá tăng cao và tăng sốc chỉ trong một tháng khiến nhiều người lo lắng. Người có tiền để trong ngân hàng tiếc nuối, người mua bán đất gặp khó khăn do giá vàng lên chóng mặt, tiền quy đổi từ vàng mất giá.

Đáng ngại nhất là người mua đất, kinh doanh phải vay mượn vàng của người thân quen để làm vốn. Chị Nguyễn Thị Minh Hòa, Đan Phượng, Hà Nội cho biết: "Tôi vay hơn hai cây vàng của họ hàng từ năm ngoái, khi giá vàng mới ở ngưỡng 39 triệu đồng/lượng. Cứ nghĩ giá vàng sẽ chỉ biến động nhẹ từ vài chục, đến vài trăm nghìn như 2 đến 3 năm trước nhưng đến thời điểm hiện tại thì rất sốc. Giờ chỉ mong giá vàng hạ nhiệt để lo trả nợ".

Theo chị Hòa, khoản nợ vay 2 cây vàng từ năm ngoái đến nay đã tăng thêm 36 triệu đồng, tiền nợ tăng gấp nhiều so với vay ngân hàng hoặc quỹ tín dụng nhân dân.

Theo chị Hòa, nhiều người ở quê rất khó tiếp cận với vốn vay của ngân hàng, bởi người dân chỉ có nhà và đất, không chứng minh được nguồn thu nhập ổn định trả nợ.

{keywords}
Giá vàng dù không tăng sốc so với các ngày 23 đến 28/7, song vẫn neo ở ngưỡng rất cao, rất khó lòng để hạ

Với những trường hợp người dân bỏ vốn kinh doanh, nuôi gia súc, gia cầm hoặc mở rộng canh tác nhưng không có tài sản đảm bảo lớn như ô tô, nhà cửa sẽ không thể vay được ngân hàng, thì kênh "cứu cánh" cho họ vẫn là vay của người thân, bạn bè, hội làng, hội xóm...

Bán tháo hàng, gán nhà trả nợ vì trót vay vàng

Chị Vũ Thị Xuân Tươi, tại Đông Anh, Hà Nội cho biết: "Một số địa phương có quỹ tín dụng nhân dân, vốn vay dao động từ 9-11%/năm, tuy nhiên tài sản thế chấp yêu cầu lớn và khó khăn. Trong khi, vay của người thân quen bằng vàng khá dễ dàng chỉ cần hai bên soạn 1 hợp đồng, có xác nhận của địa phương là vay được".

Theo chị Tươi, vay vàng đều trả bằng vàng hoặc giá trị quy đổi tiền VND tương đương tại thời điểm trả nợ. Chính vì vậy, khi giá vàng tăng mạnh, người vay mượn vàng rất khốn đốn, còn khi giá vàng bình lặng như các năm 2017 - 2018 không ít người vay vàng đã mừng thầm vì giá vàng cả năm dường như rất ít biến động.

"Do mở rộng kinh doanh năm 2018, tôi phải chấp nhận vay tiền từ hội nhóm và vay vàng. Hết năm 2019, số tiền vay hội nhóm đã trả xong, nhưng số vay vàng hơn 15 cây vẫn còn đó. Gánh nợ ngày càng lớn dần trong khi hàng hóa đang rất khó khăn, chật vật. Nếu giá vàng tiếp tục neo mốc cao, có thể phải bán tháo hàng trả nợ".

Theo chị Tươi, giá vàng từ đầu năm 2018 thời điểm chị này vay chỉ khoảng 37 đến 38 triệu đồng/lượng, khi giá vàng tăng lên 44 triệu đồng/lượng dịp đầu năm 2020, chị này đã trả được 5 cây vàng, còn 10 cây vàng đến nay vẫn chưa trả được hết.

{keywords}
Biểu đồ giá vàng đi ngang khiến nhiều người đỡ lo, tuy nhiên giá vàng sẽ tăng do dịch bệnh và việc các nền kinh tế đẩy cung tiền kích thích tăng trưởngg

"10 cây vàng từ năm 2018 có số tiền gốc là 380 triệu đồng, tiền lãi vay vàng qua 2 năm đã lên đến gần 200 triệu đồng, tương ứng gần 3%/tháng, số lãi năm dao động từ 36%/năm, cao gấp gần 3 lần so với lãi vay ngân hàng. Tính đến nay, cả gốc và lãi đến hơn 580 triệu đồng", chị Tươi lo ngại chia sẻ.

Chị Tươi cho biết, không chỉ riêng mình chị vay vàng mà rất nhiều người kinh doanh, buôn bán đã chấp nhận vay vàng để ôm hàng khi thấy có cơ hội. Và cũng vì lý do này mà rất nhiều người khốn đốn vì giá vàng tăng.

Anh Phạm Đức Mạnh, mở cửa hàng chuỗi cửa hàng cafe trên phố cổ Hà Nội cũng gặp tình cảnh tương tự khi vay vàng kinh doanh. Vốn góp của các bạn không đủ, anh này phải thế chấp nhà cửa của bố mẹ để vay vàng. Dịch Covid-19 bùng phát, khách ít và tính đến thời điểm này đã cực kỳ khó khăn, phương án tính đến là sang nhượng cửa hàng, song bất thành.

"Kinh doanh thất bát, đổi từ bán cafe sang bán phở rồi bán đồ ăn giao ngay cũng không đủ trang trải chi phí, lỗ chồng lỗ. Chúng tôi chào sang nhượng cửa hàng từ đầu tháng 7 đến nay vẫn không có khách hỏi. Dịch bệnh đang khiến nợ càng thêm nợ, thậm chí tôi đã nghĩ đến chuyện thế chấp hoặc bán luôn căn hộ của mình để trả nợ", anh Mạnh buồn rầu nói.

(Theo Dân Trí)

Thứ Năm, 30 tháng 7, 2020

Lựa chọn kinh doanh ‘Rủi ro thấp - Lợi nhuận cao’ của Techcombank

Sự thành công của Techcombank có sự đóng góp quan trọng từ chiến lược “Khách hàng là trọng tâm” và lựa chọn kinh doanh mang tên “Rủi ro thấp - Lợi nhuận cao”.

Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's vừa công bố xếp hạng tín nhiệm của Techcombank với đánh giá tín dụng cơ bản (BCA) ở mức ba3 giữa lúc thị trường gặp nhiều thách thức do tác động của COVID-19.

Tổ chức này cũng giữ nguyên mức tiền gửi nội tệ dài hạn và nhà phát hành nội, ngoại tệ dài hạn của Techcombank ở Ba3, mức xếp hạng tín nhiệm cao nhất ngang trần tín nhiệm quốc gia của Việt Nam.

Theo Moody's, mức đánh giá tín dụng cơ bản ba3 phản ánh khả năng sinh lời vững chắc, chất lượng tài sản ổn định và nền tảng vốn mạnh mẽ của Techcombank.

{keywords}
Lựa chọn kinh doanh ‘Rủi ro thấp - Lợi nhuận cao’ của Techcombank

Lợi nhuận cao đến từ đa dạng hóa nguồn thu

Trong báo cáo xếp hạng tín nhiệm, Moody's cho biết tỉ suất sinh lời trên tài sản hữu hình của Techcombank ở mức 2,6% trong quí I/2020, cao nhất trong số các ngân hàng tại Việt Nam mà đơn vị này thực hiện đánh giá.

Tỉ lệ doanh thu trước dự phòng trên tài sản hữu hình tăng từ mức 3,4% của quí I/2019 lên 4,0 % tại quí I/2020, do được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng mạnh của thu nhập lãi thuần (tăng 23% so với cùng kì), và thu nhập từ phí (tăng 73%).

Theo tổ chức xếp hạng này, thu nhập từ phí đóng góp tới 14% tổng doanh thu của Techcombank trong quí I/2020, thông qua hoạt động bán bảo hiểm (bancassurance) và kinh doanh trái phiếu, bao gồm cả tư vấn phát hành trái phiếu cho khách hàng doanh nghiệp lớn và phân phối trái phiếu doanh nghiệp dưới hình thức quản lí tài sản cho khách hàng thu nhập cao.

"Techcombank tăng trưởng ổn định trên thị trường vốn nợ nhờ việc hỗ trợ các doanh nghiệp lớn phát hành trái phiếu, đáp ứng nhu cầu tài chính dài hạn của họ và sau đó phân phối trái phiếu cho các nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư nhỏ lẻ có giá trị tài sản ròng cao", Moody's đánh giá.

Theo lãnh đạo Techcombank, trong 3 tháng đầu năm 2020, tăng trưởng doanh thu lõi của Techcombank đạt 29%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng chung của ngành. Có được thành công này là do ngân hàng thực hiện đa dạng hóa nguồn thu, trọng tâm là những thu nhập ngoài lãi, từ các loại phí chủ chốt như từ thẻ, bảo hiểm, hay là về phát hành trái phiếu cùng những dịch vụ ngân hàng giao dịch nói chung cho các doanh nghiệp.

Giải thích thêm về dịch vụ của Techcombank, ông Phùng Quang Hưng, Giám đốc điều hành Techcombank, cho hay ngân hàng tập trung vào chất lượng dịch vụ, những hoạt động giao dịch cơ bản hàng ngày của khách hàng để tạo sự tiện lợi cho khách hàng.

"Nhờ vậy, chúng tôi tạo ra cơ sở khách hàng mà trong ngân hàng gọi là có tính kết dính và tạo ra CASA cao. Tỉ lệ CASA đó giúp cho NIM và chi phí huy động vốn của Techcombank được tối ưu", ông Hưng chia sẻ.

Tăng trưởng lợi nhuận bền vững trong 5 năm qua dựa trên việc đa dạng hoá nguồn thu là minh chứng tốt nhất cho sự thành công của Techcombank khi luôn kiên định đi theo định hướng "Rủi ro thấp - Lợi nhuận cao".

Nửa đầu năm 2020, lợi nhuận trước thuế Techcombank đạt 6.700 tỉ đồng và doanh thu ở mức 11.800 tỉ đồng, tăng lần lượt 19% và 30% so với cùng kì năm 2019 và tiếp tục duy trì được chuỗi tăng trưởng doanh thu 19 quí liên tiếp.

Với kết quả đạt được, Techcombank có đủ khả năng để hoàn thành kế hoạch lợi nhuận 13.000 tỉ đồng trong năm nay, hướng tới vị trí "quán quân" lợi nhuận trong nhóm ngân hàng thương mại cổ phần.

{keywords}
 Các chỉ tiêu tài chính của Techcombank. (Nguồn: Moody’s)

Rủi ro thấp nhờ cấu trúc vững vàng của nguồn vốn và tài sản

Moody's nhận định Techcombank sở hữu cấu trúc nguồn vốn vững chắc, trong khi các rủi ro liên quan đến hoạt động cho vay được đảm bảo bởi các tài sản có tính thanh khoản cao.

Báo cáo của Moody's cho biết Techcombank có tỉ lệ Vốn chủ sở hữu hữu hình/Tài sản có rủi ro (tỉ lệ TCE) cao nhất trong số các ngân hàng Việt Nam được tổ chức này đánh giá. Ngân hàng cũng không có kế hoạch chi trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2019, qua đó giúp tăng cường nguồn vốn chủ sở hữu.

Tính đến cuối năm 2019, tỉ lệ TCE của Techcombank theo Basel II đạt 13,8%, tăng từ mức 13,4% vào cuối năm trước. Trước đó, trong năm 2018, tăng trưởng vốn nội bộ của Techcombank cũng đạt 17% vượt xa mức tăng trưởng 11% của tài sản có rủi ro.

Tuy nhiên, Moody's dự báo tỉ lệ TCE của Techcombank sẽ ở mức thấp hơn trong hai năm tới do xu hướng tăng trưởng của hoạt động tín dụng và đầu tư của nhà băng này.

{keywords}

Tại thời điểm cuối tháng 3/2020, tiền gửi khách hàng tài trợ cho 60% tài sản Techcombank, trong khi nguồn huy động từ thị trường chiếm 21%. Phần lớn nguồn huy động từ thị trường của Techcombank đến từ tiền gửi và vay trên thị trường liên ngân hàng (chiếm 78%).

Số liệu của Moody's cho thấy đến cuối quí I/2020, tổng tiền gửi của Techcombank tăng 13% so với cùng kì năm trước và chủ yếu đến từ các khách hàng nhỏ lẻ (đóng góp 77%). Đồng thời, phần lớn tiền gửi của ngân hàng là các khoản tiền gửi có kì hạn, mặc dù tỉ trọng tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi chi phí thấp vẫn tăng đều đặn từ mức 15% vào cuối năm 2013 lên 31% vào cuối tháng 3/2020. 

Cuối quí I/2020, tài sản thanh khoản của ngân hàng ở mức 35% tổng tài sản có, tương đương cuối năm 2019. Trong đó, các loại tài sản thanh khoản chất lượng cao như tiền mặt, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và trái phiếu chính phủ chiếm 11%.

Các tài sản thanh khoản khác nằm dưới dạng tiền gửi, cho vay trên thị liên ngân hàng và chứng khoán đầu tư được phát hành bởi các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng trong nước.

Cùng thời điểm, các khoản cho vay có vấn đề của Techcombank chiếm 2,1% tổng dư nợ đã điều chỉnh, thấp hơn mức 2,3% vào cuối năm 2019.  Đồng thời, dư nợ có vấn đề của Techcombank đã giảm 6% trong quí I/2020 do ngân hàng thực hiện xóa 693 tỉ đồng nợ xấu. Theo định nghĩa của Moody's, các khoản vay có vấn đề bao gồm nợ xấu (NPL), nợ cần chú ý và trái phiếu do VAMC phát hành.

Mới đây, Techcombank cũng đã công bố báo cáo tài chính quí II/2020 với tỉ lệ nợ xấu tại thời điểm 30/6/2020 đã giảm về mức 0,9%, thấp hơn mức 1,1% tại 31/03/2020 và 1,8% tại 30/6/2019. Đồng thời, tỉ lệ bao phủ nợ xấu tại thời điểm cuối quí II/2020 đã lên tới 108,6%.

{keywords}

Rủi ro liên quan đến bất động sản được hóa giải như thế nào

Mặc dù đánh giá cao về chất lượng tài sản và sức khỏe nguồn vốn, tuy nhiên Moody's cho rằng Techcombank cũng cần lưu ý đến các rủi ro liên quan đến lĩnh vực bất động sản, do tính chất chu kì của ngành nghề này.

Theo Moody's, sự bùng nổ của Techcombank tại mảng vay bất động sản trong những năm qua được thể hiện qua qui mô dư nợ liên quan đến lĩnh vực này tăng 4 lần trong năm 2019, chiếm 22% danh mục vay từ mức 8% vào cuối năm 2018.

Để giảm thiểu rủi ro này, ngân hàng đã tập trung cung cấp các khoản vay ngắn hạn và tài trợ vốn lưu động cho khách hàng doanh nghiệp. Trong danh mục cho vay bán lẻ của Techcombank, tỉ trọng cho vay mua nhà chiếm tới 81%.

Trước đó, tại đại hội cổ đông thường niên 2020, giải đáp thắc mắc của cổ đông liên quan đến rủi ro trong lĩnh vực bất động sản, ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch HĐQT Techcombank cho biết, bất động sản là lĩnh vực từ 5 năm trước đã được ngân hàng xác định ưu tiên vì lĩnh vực này có những lợi thế và có phát triển nhanh trong những năm vừa qua. Đây cũng là lĩnh vực mà ngân hàng có thể tập trung phát triển, kiểm soát tốt rủi ro. 

"Tôi cho rằng sự lựa chọn của Techcombank là hợp lí. Nhìn vào kết quả kinh doanh những năm qua, có thể thấy hiệu quả chiến lược này", ông Hồ Hùng Anh chia sẻ.

Bên cạnh đó, theo ông Hồ Hùng Anh, tất cả khách hàng mà Techcombank lựa chọn đều là khách hàng lớn có uy tín hàng đầu trên thị trường, có thu nhập và khả năng trả nợ tốt.

Lấy ví dụ về lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng, Chủ tịch Techcombank cho biết Sun Group và Vingroup hiện nay chiếm khoảng 70% thị phần, nên ngân hàng chọn là khách hàng chính.

"Tôi không nghĩ ngân hàng cần phát triển thêm 5-10 khách hàng để có thêm 5-10% thị phần. Thay vào đó, chúng tôi tập trung vào những khách hàng lớn chiếm thị phần chi phối, và tập trung đem lại cho họ giải pháp toàn diện trên nền tảng công nghệ", ông Hồ Hùng Anh nói.

Đối với lo ngại về nguy cơ thị trường bất động sản đóng băng, ông Hùng Anh nhấn mạnh, Techcombank luôn chuẩn bị những kịch bản thị trường khác nhau. Đồng thời, các hệ số an toàn theo Basel II của ngân hàng đều rất cao so với mặt bằng chung. 

"Cổ đông hoàn toàn có thể yên tâm khi hệ số CAR của chúng ta hiện tại lên tới 16%. Techcombank là một trong những ngân hàng có tỉ lệ an toàn vốn cao nhất thị trường", Chủ tịch Techcombank nói.

Theo số liệu mới được Techcombank công bố, tỉ lệ CAR của ngân hàng theo Basel II vào cuối quí II/2020 đạt 16,9%, cao hơn gấp đôi so với yêu cầu tối thiểu của Trụ cột I Basel II (8%) và cao hơn mức 15,5% tại thời điểm cuối năm 2019. 

Doãn Phong